Thực Tiễn Xét Xử Phúc Thẩm Các Vụ Án Hình Sự Ở Đồng Nai

- Miễn hình phạt cho bị cáo, nếu có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự: “phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự” [25];

- Áp dụng điều khoản Bộ luật Hình sự về tội nhẹ hơn hoặc khung hình phạt nhẹ hơn đối với bị cáo. Trong trường hợp áp dụng điều khoản Bộ luật Hình sự về tội nhẹ hơn, Tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm nhẹ hình phạt hoặc không giảm hình phạt cho bị cáo;

- Giảm hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung, hủy một trong các loại hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng đối với bị cáo;

- Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn (từ hình phạt tù sang cải tạo không giam giữ hoặc phạt tiền, cảnh cáo); giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo;

- Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét phần dân sự của bản án sơ thẩm khi có kháng cáo hoặc kháng nghị đối với phần đó. Nếu thấy mức bồi thường thiệt hại mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định cao hơn mức thiệt hại thực tế do tội phạm gây ra, thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm mức bồi thường đối với bị cáo hoặc bị đơn dân sự.

Trong trường hợp vụ án có nhiều bị cáo, qua việc xét xử phúc thẩm vụ án, nếu có căn cứ, thì Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm: áp dụng điều khoản Bộ luật Hình sự về tội nhẹ hơn; giảm mức hình phạt hoặc chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn; giảm mức bồi thường thiệt hại, cho hưởng án treo hoặc giảm thời gian thử thách của án treo... đối với cả những người không có kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị. Trường hợp này được quy định tại khoản 3 điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 “Trường hợp có căn cứ, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều này cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị” [25].

Bên cạnh quyền sửa bản án theo hướng có lợi cho bị cáo, HĐXXPT có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng đối với bị cáo. Trường hợp

này quy định tại khoản 2 Điều 357 BLTTHS. HĐXXPT chỉ có quyền sửa bản án sơ thẩm theo hướng tăng nặng đối với bị cáo trong trường hợp có kháng nghị hoặc kháng cáo theo hướng đó. Nếu VKS kháng nghị hoặc những người có quyền kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt mà không yêu cầu áp dụng điều khoản Bộ luật Hình sự về tội nặng hơn đối với bị cáo, thì HĐXXPT chỉ có quyền tăng mức hình phạt trong khung hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng đối với bị cáo mà không có quyền áp dụng điều khoản Bộ luật Hình sự về tội nặng hơn và chuyển sang khung hình phạt khác nặng hơn. Tuy nhiên, nếu có căn cứ thì HĐXXPT vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật Hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.

Ba là, hủy bỏ bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại: Hủy bỏ bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại là việc Tòa án có thẩm quyền ra quyết định bằng văn bản nhằm chấm dứt hiệu lực thi hành đối với bản án sơ thẩm nhằm mục đích điều tra lại hoặc xét xử lại.

Khoản 1, Điều 358, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về trường hợp HĐXXPT hủy án sơ thẩm để điều tra lại trong trường hợp nếu việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được.

Việc điều tra ở cấp sơ thẩm bao gồm cả việc điều tra ở giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố và tại phiên tòa sơ thẩm. Việc điều tra bị coi là không đầy đủ nếu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm không làm sáng tỏ những tình tiết có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án (như các tình tiết buộc tội, gỡ tội hoặc các tình tiết có thể ảnh hưởng đến việc xác định tội danh, quyết định hình phạt đối với bị cáo...).

Tòa án cấp phúc thẩm chỉ hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong trường hợp nếu Viện kiểm sát cấp phúc thẩm không thể điều tra bổ sung được và ở tại phiên tòa phúc thẩm cũng không thể làm sáng tỏ được. Nếu việc điều

tra ở cấp sơ thẩm tuy là không đầy đủ, nhưng có thể điều tra bổ sung được ở cấp phúc thẩm, thì Tòa án cấp phúc thẩm không hủy bản án sơ thẩm mà yêu cầu Viện kiểm sát cấp phúc thẩm điều tra bổ sung hoặc tự mình yêu cầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân cung cấp thêm những tài liệu cần thiết.

Trong trường hợp cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm, hay có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố thì hội đồng xét xử cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại, vì trong trường hợp này, bản án có thể phản ánh không đầy đủ hoặc sai lệch so với sự việc đã diễn ra trên thực tế.

Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại khi thuộc các trường hợp đã được quy định tại khoản 2 điều 358 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Hội đồng xét xử sơ thẩm phải đúng theo sự quy định của pháp luật. Điều 254 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định “Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm” [25]. Như vậy khi rơi vào trường hợp thành phần của Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm không đúng thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại.

Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định có thể là một những trường hợp sau: Hội đồng xét xử không đủ 05 thành viên khi xét xử bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình; Trong thành phần Hội đồng xét xử không có hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên khi xét xử bị cáo là người chưa thành niên; Thẩm phán hoặc Hội thẩm đã hết nhiệm kỳ nhưng chưa được tái bổ nhiệm;Người không được bầu là Hội

thẩm tham gia Hội đồng xét xử vụ án; Thành viên của Hội đồng xét xử không phải là Thẩm phán hoặc Hội thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm.

HĐXXPT hủy án để xét xử lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng có thể là một trong những trường hợp như: Tòa án cấp sơ thẩm xét xử vụ án không đúng thẩm quyền; Vi phạm nghiêm trọng quyền bào chữa của bị cáo như Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất; bị cáo bị xét xử về tội có khung hình phạt cao nhất quy định đến tử hình…; Xử vắng mặt bị cáo hoặc người bào chữa cho bị cáo trong những trường hợp pháp luật không cho phép…

HĐXXPT hủy án để xét xử lại trong trường hợp có căn cứ cho rằng bị cáo (được Tòa án cẩp sơ thẩm tuyên bố không có tội) đã phạm tội, nếu thuộc một trong các trường hợp như: Bị cáo phạm tội do vựợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm xác định bị cáo phòng vệ chính đáng; Tòa án cấp sơ thẩm đã tính nhầm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, nên đã xác định hành vi của bị cáo đã quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nên bị cáo không có tội; Tòa án cấp sơ thẩm đã tính nhầm thời hạn xóa án tích hoặc thời hạn bị xử phạt hành chính nên cho rằng hành vi của bị cáo không đủ yếu tố cấu thành tội phạm…

Ngoài ra, trong hai trường hợp bao gồm: miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ hoặc bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới.

Bốn là, hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án (Điều 359 BLTTHS)

Việc hủy bỏ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm. Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ bản án sơ thẩm và đình chỉ bản án là chấm dứt hiệu lực của bản án sơ thẩm, chấm dứt mọi hoạt động tố tụng với vụ án.

Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không phạm tội và đình chi vụ án, nếu có một trong những căn cứ quy định tại điểm 1 và điểm 2 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án, nếu có một trong các căn cứ quy định tại các điểm từ 3 đến 7 Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Năm là, đình chỉ xét xử phúc thẩm (Điều 348): Khi người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, VKS rút toàn bộ kháng nghị thì Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ việc xét xử phúc thẩm. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa, Trường hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét quyết định. Kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 thì trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ việc rút yêu cầu khởi tố trái ý muốn của họ, do bị ép buộc, cưỡng bức.

Nếu tại Tòa án cấp phúc thẩm, người có yêu cầu khởi tố (có thể kháng cáo hoặc không kháng cáo, có thể vụ án bị kháng nghị) nhưng do họ rút yêu cầu khởi tố vụ án thì Tòa án cấp phúc thẩm không thể ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vì bản án sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật. Trường hợp này, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn phải hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 359 thì đây lại không phải là căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm hủy án và đình chỉ vụ án. Vậy trong trường hợp này, Tòa án

cấp phúc thẩm phải giải quyết thế nào? Đây là vấn đề cần phải hướng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất và đúng pháp luật.

Như vậy, so với BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã có một số bổ sung, khắc phục một số vướng mắc, nhất là về quyền hạn của HĐXXPT như:

Bổ sung thêm hai trường hợp hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại cho HĐXXPT, đó là: Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm; Có vi nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố (khoản 1 Điều 358).

Bổ sung thêm hai trường hợp hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại cho HĐXXPT, đó là: Miễn TNHS, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật của bản án sơ thẩm nhưng không thuộc trường hợp HĐXXPT sửa bản án (khoản 2 Điều 358).

Bổ sung thêm quy định khi có căn cứ xác định bản án do TA cấp sơ thẩm tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì HĐXXPT có quyền sửa bản án sơ thẩm.

Bổ sung quy định khi có đủ căn cứ thì cho HĐXXPT có quyền không áp dụng hình phạt bổ sung hoặc không áp dụng biện pháp tư pháp hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.

Ngoài ra còn một số bổ sung khác như quy định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm, quy định thêm về người có quyền kháng cáo, quy định về việc áp dụng biện pháp tạm giam trong xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm…BLTTHS năm 2015 đã khắc phục được một số hạn chế, vướng mắc của BLTTHS năm 2003. Tuy nhiên, mặc dù đã có những sửa đổi quan trọng, nhưng vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc nhất định, ảnh hưởng đến hiệu quả của xét xử phúc thẩm. Do đó,

vẫn cần có những hướng dẫn, sửa đổi để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết vụ án nói chung và trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự nói riêng.

2.3. Thực tiễn xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự ở Đồng Nai

2.3.1. Tình hình xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự ở Đồng Nai Bảng 2.1: Thống kê số lượng án hình sự giải quyết toàn ngành TAND tỉnh

Đồng Nai 2015 - 2020



Năm

Thụ lý

Đã giải quyết

Tỷ lệ %

Số vụ

Số bị cáo

Số vụ

Số bị cáo

Số vụ

Số bị cáo

2016

2401

3911

2352

3871

97,95 %

98,97 %

2017

2522

4357

2467

4285

97,81 %

98,34 %

2018

2886

4851

2816

4679

97,57 %

96,45 %

2019

2706

4564

2623

4384

96,93 %

96,05 %

2020

2838

5422

2777

5165

97,85 %

95,26%

Tổng

13353

23105

13188

22384

98,76 %

96,78%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 6

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm và báo cáo thi đua Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai [36,37]

Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy, trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2020, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đồng Nai đã thụ lý tổng cộng 13.353 vụ, 23.105 bị cáo; trong đó giải quyết 13.188 vụ 22.384 bị cáo. Hàng năm toàn tỉnh Đồng Nai phải thụ lý và giải quyết số lượng án hình sự rất lớn. Tính từ năm 2016 đến năm 2020, toàn ngành TAND tỉnh Đồng Nai thụ lý 13.350 vụ án với 23.105 bị cáo. Số lượng án tăng qua các năm, năm 2020 tăng 437 vụ so với so với năm 2016, chỉ có năm 2019 giảm 180 vụ so với năm 2018 [36],[37]. Mặc dù số lượng án phải giải quyết hàng năm cao, nhưng bảng thống kê cho thấy tỷ lệ giải quyết án hàng năm tương đối cao, trung bình 98,76%, do đó số lượng án tồn chuyển qua năm mới không lớn.

Bảng 2.2: Thống kê số liệu thụ lý án phúc thẩm 2016 - 2020



STT


năm

Tổng thụ lý và tổng giải quyết

Cũ còn lại

Mới thụ lý

Tổng số giải quyết

Kháng nghị

Kháng cáo

Kháng nghị

Kháng cáo

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

1

2016

3

7

48

75

39

63

310

399

235

293

2

2017

3

12

48

65

22

39

324

451

246

315

3

2018

6

6

42

55

25

33

340

442

365

436

4

2019

7

8

86

108

30

75

412

547

335

398

5

2020

8

18

79

104

35

79

307

416

329

389

Tổng cộng

27

51

303

407

151

289

1693

2255

1510

1831

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm và báo cáo thi đua Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai [36],[37]

Qua bảng số liệu 3.2 cho thấy, từ năm 2016 đến 2020, số lượng vụ án có kháng cáo, kháng nghị vẫn còn khá cao, thụ lý tổng 2194 vụ, thụ lý giải quyết 1510 vụ có kháng cáo, kháng nghị, chiếm tỉ lệ 11,44% tổng số án sơ thẩm đã giải quyết.

Bảng 2.3: Thống kê số liệu án giải quyết phúc thẩm Tòa án nhân dân Tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020


Năm

Số án có KC/KN

Kết quả phúc thẩm


Vụ

Bị cáo

Đình chỉ

Y án

Sửa án

Hủy án

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

Tỉ lệ (Vụ)

Vụ

Bị cáo

Tỉ lệ (Vụ)

2016

176

239

37

60

92

125

41

47

23.29%

6

7

0.34%

2017

220

319

49

86

117

165

47

59

21,36%

7

9

0.31%

2018

239

327

58

89

129

174

45

56

18.82%

7

8

0.29%

2019

297

384

77

99

158

210

54

64

18.18%

8

11

0.26%

2020

271

342

67

75

145

193

52

66

19.18%

7

8

0.25%

Tổng cộng

1203

1611

288

478

733

867

239

292

19.86

%

35

43

0.29%

Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm và báo cáo thi đua của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 – 2020 [36], [37]

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí