Phân Biệt Xét Xử Phúc Thẩm Với Giám Đốc Thẩm, Tái Thẩm

xét xử”. Còn ý kiến thứ nhất có căn cứ hơn khi phúc thẩm được coi là cấp xét xử, cần phải được hiểu theo nghĩa phúc thẩm là “xét xử lại”. Cách hiểu như vậy vừa phù hợp với quy định trong các văn bản hiện hành, vừa phù hợp với thực tiễn xét xử. Về vấn đề này, PGS.TS. Trần Văn Độ đã có cách tiếp cận hợp lý khi ông cho rằng “khái niệm cấp xét xử không phải là khái niệm tố tụng đơn thuần. Cấp xét xử là hình thức tổ chức tố tụng thể hiện quan điểm của Nhà nước về xét xử các vụ án nhằm bảo đảm tính chính xác, khách quan trong phán quyết của Toà án, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân. Vì vậy, các quốc gia đều áp dụng nguyên tắc vụ án có thể được tổ chức xét xử nhiều lần và tổ chức hệ thống Toà án để thực hiện nguyên tắc đó trong thực tế. Cấp xét xử không đơn thuần chỉ là thủ tục tố tụng; nó còn liên quan nhiều đến cách tổ chức tố tụng, tổ chức Toà án để thực hiện việc xét xử lại vụ án. Hiện nay, trong pháp luật quốc tế cũng như các quốc gia đều thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử” [10].

Xét về mặt pháp lý thì phúc thẩm là một cấp xét xử, hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm” được ghi nhận trong Điều 103 Hiến pháp 2013 và Điều 27 BLTTHS năm 2015. Khi đã thừa nhận nguyên tắc xét xử ở hai cấp thì chính là cơ sở để thừa nhận chế định phúc thẩm và tính chất “xét xử lại” của nó, tức là thừa nhận phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai. Hơn nữa, thực tiễn cho thấy khi có bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị thì Toà án cấp trên khi xét xử phúc thẩm đã tiến hành đầy đủ các trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự quy định chứ không chỉ xét lại, điều này có nghĩa là Tòa án phúc thẩm là Tòa án cấp cao hơn, với địa vị pháp lý của mình sẽ kịp thời sửa chữa những sai lầm, thiếu sót nếu có của bản án, quyết định sơ thẩm. Như vậy, tính chất của phúc thẩm phải được hiểu là “xét xử lại” theo đúng tinh thần của Điều 330 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 “Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản

án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị” [25].

Về đối tượng của xét xử phúc thẩm, sau khi Tòa án cấp sơ thẩm xét xử và ban hành bản án, quyết định sơ thẩm, thì bản án, quyết định sơ thẩm này chưa có hiệu lực thi hành ngay. Khi bản án, quyết định đó bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định thì sẽ được xem xét xét xử lại ở Tòa án cấp trên theo thủ tục phúc thẩm vụ án hình sự. Khi xác định đối tượng của xét xử phúc thẩm trong khoa học luật TTHS vẫn còn những ý kiến khác nhau.

Ý kiến thứ nhất cho rằng đối tượng của xét xử phúc thẩm chính là bản án, quyết định sơ thẩm. Đây là những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo kháng nghị. Ý kiến này lần đầu tiên được xuất phát từ Điều 204 BLTTHS năm 1988 và một số Bộ luật Tố tụng hình sự của một số nước như Nhật Bản, Australia…Tuy nhiên, hiện nay có nhiều nhà khoa học pháp lý không đồng ý với ý kiến này. Tác giả luận văn cũng không đồng ý với ý kiến này vì khi xét xử bất kỳ một vụ án nào cũng đều nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan và đầy đủ. Không chỉ tòa án phúc thẩm mà tất cả các cấp xét xử đều phải xem xét, đánh giá chứng cứ của toàn bộ vụ án đã được thu thập ở các giai đoạn trước đó cũng như những chứng cứ được đưa ra xem xét trực tiếp tại phiên tòa. Trong các chứng cứ đó, có bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo kháng nghị. Nói cách khác, chứng cứ nêu trong bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị chỉ là một trong những chứng cứ có giá trị cần phải xem xét tại phiên Tòa bên cạnh các chứng cứ khác. Do đó, nếu coi đối tượng của xét xử phúc thẩm chỉ là các bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì là thiếu sót, không đảm bảo được mục đích của xét xử là nhằm làm rò sự thật khách quan của vụ án một cách toàn diện, nhằm xét xử đúng đắn vụ án hình sự.

Ý kiến thứ hai lại cho rằng, những vụ án mà có bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị là đối tượng của xét xử phúc thẩm. Ý kiến này có điểm khác so với ý kiến thứ nhất, là xác định “những vụ án” mà bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là đối tượng xét xử sơ thẩm chứ không chỉ “những bản án, quyết định sơ thẩm’. Quan điểm này phù hợp với tính chất của xét xử phúc thẩm, thực tiễn xét xử cũng như các quy định của pháp luật hiện hành. Các quốc gia trên cũng xác định đối tượng của phúc thẩm là những vụ án hình sự mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

Như đã phân tích ở trên, thì xác định đối tượng của phúc thẩm để đảm bảo tính khách quan, toàn diện và đầy đủ của xét xử nói chung và xét xử phúc thẩm nói riêng thì có thể khẳng định đối tượng của xét xử phúc thẩm không thể chỉ là bản án, quyết định sơ thẩm mà phải là và bắt buộc là những vụ án mà bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định.

1.2. Phân biệt xét xử phúc thẩm với giám đốc thẩm, tái thẩm

Phúc thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm có nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên, để phân biệt giữa phúc thẩm với giám đốc thẩm, tái thẩm chủ yếu xem xét ở các yếu tố cơ bản như tính chất của xét xử, đối tượng, thẩm quyền, phạm vi xét xử phúc thẩm và trình tự, thủ tục tố tụng. Sự khác nhau thể hiện ở một số nội dung sau:

Thứ nhất, về tính chất: tính chất của xét xử phúc thẩm khác tính chất của giám đốc thẩm, tái thẩm. Để phân biệt giữa phúc thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm thì đây là căn cứ quan trọng nhất. Một khi xác định được sự khác nhau về tính chất, là phân biệt được phúc thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm. Như đã phân tích ở trên, tính chất của xét xử phúc thẩm chính là là “việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án….”, điều này được hiểu phúc thẩm chính là một cấp xét xử, hay phúc thẩm là “cấp xét xử thứ hai”, Tòa án phúc thẩm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

có nhiệm vụ xét xử lại vụ án về nội dung, kiêm tra tính có căn cứ và hợp pháp của bản án, quyết định cấp sơ thẩm. Như vậy, bản chất của phúc thẩm chính là “xét xử lại”. Tuy nhiên, giám đốc thẩm và tái thẩm lại chỉ là “xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật…”(Điều 370, 397 BLTTHS năm 2015), đây chỉ được coi là thủ tục đặc biệt, nhằm “xét lại”, kiểm tra lại tính có căn cứ và hợp pháp của các bản án, quyết định đã có hiệu lực bị kháng nghị. Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án Giám đốc thẩm, tái thẩm cũng không phải là một cấp xét xử giống như phúc thẩm. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa phúc thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm.

Thứ hai, xét về đối tượng của xét xử phúc thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm: theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, tại Điều 330 BLTTS năm 2015 thì đối tượng của xét xử phúc thẩm là các vụ án mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực bị kháng cáo (hoặc kháng nghị), còn đối tượng của giám đốc thẩm, tái thẩm là những vụ án mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Cụ thể là giám đốc thẩm xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật do có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, còn tái thẩm xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật do phát hiện tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định mà Tòa án không biết được lúc ra bản án, quyết định.

Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 3

Thứ ba, xét về chủ thể kháng cáo, kháng nghị: đối với xét xử phúc thẩm, chủ thể kháng cáo là những người tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 331 BLTTHS năm 2015 và chủ thể kháng nghị là Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát cùng cấp. Còn đối với giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ có kháng nghị, cụ thể như:

Đối với giám đốc thẩm thì chủ thể có quyền kháng nghị là Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

Đối với Tái thẩm thì chủ thể có quyền kháng nghị là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

Thứ tư, về thẩm quyền của Tòa án phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm:

Đối với Tòa án phúc thẩm có một số quyền hạn sau đây: Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm; Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại; Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án; HĐXX phúc thẩm có quyền đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Đối với giám đốc thẩm có quyền hạn sau đây: Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật; Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại; Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án; Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm. (Điều 388 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) [25].

Đối với thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm: Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp để điều tra lại hoặc xét xử lại; Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án; Đình chỉ xét xử tái thẩm. (Điều 402 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) [25].

Như vậy sự khác nhau về thẩm quyền phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm chủ yếu khác nhau về quyền hạn sửa bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp dưới. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại. Còn hội đồng tái thẩm có thẩm quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền giữ nguyên bản án của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa còn hội đồng tái thẩm thì không có thẩm quyền này.

Thứ năm, về thủ tục xét xử: phúc thẩm là phiên tòa xét xử, được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và các nguyên tắc xét xử như nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói, liên tục; nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm…Như vậy, phúc thẩm có thể được hiểu là phiên tòa xét xử đúng nghĩa. Tuy nhiên, giám đốc thẩm và tái thẩm không được thực hiện như vậy, mà được tiến hành tương tự như phiên họp để xem xét, kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của bản án hoặc quyết định trên cơ sở hồ sơ, tài liệu được cung cấp sẵn. Khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm cũng không bắt buộc triệu tập bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng khác. Do đó, đây là những điểm khác biệt về thủ tục xét xử giữa phúc thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm.

1.3. Xét xử phúc thẩm ở một số quốc gia trên thế giới

Trong số các quốc gia, Luận văn tập trung tìm hiểu về xét xử phúc thẩm trong thủ tục TTHS của CHND Trung Hoa, CHLB Đức và Liên bang Nga. Đây là những nước mà hệ thống tư pháp hình sự có những điểm tương đồng với Việt Nam. Mô hình TTHS của CHND Trung Hoa có nhiều điểm giống Việt Nam. Pháp luật TTHS Liên bang Nga có ảnh hưởng khá rò đến quá trình pháp điển hóa pháp luật TTHS của Việt Nam. Còn CHLB Đức theo mô hình tố tụng thẩm vấn, cũng có những điểm tương đồng với Việt Nam.

1.3.1. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Bộ luật TTHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hiện hành quy định nếu bị cáo, tư tố viên (trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại) hoặc người đại diện theo pháp luật của họ không nhất trí với bản án hoặc quyết định của Toà án xét xử sơ thẩm ở bất kỳ cấp nào thì họ có quyền kháng cáo bằng văn bản hoặc lời nói lên toà án cấp trên trực tiếp. Bị cáo không thể bị tước bỏ quyền kháng cáo vì bất kỳ lý do gì. Nếu Viện kiểm sát nhân dân địa phương ở bất kỳ cấp nào cho rằng có lỗi rò ràng trong bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Toà án cùng cấp thì phải kháng nghị lên Toà án nhân dân cấp trên trực tiếp. Khi có kháng cáo hoặc kháng nghị, Toà án cấp phúc thẩm phải tiến hành xem xét toàn diện các tình tiết và áp dụng pháp luật trong bản án sơ thẩm và không được giới hạn phạm vi kháng cáo, kháng nghị. Sau khi xét xử vụ án có kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm, Toà án cấp phúc thẩm phải, dựa trên những tình huống khác nhau, giải quyết theo một trong những cách sau:

Thứ nhất, nếu phán quyết ban đầu là đúng trong việc quyết định các tình tiết và áp dụng pháp luật và phù hợp với hình phạt, Toà án phải huỷ kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;

Thứ hai, nếu phán quyết ban đầu không có sai sót trong việc quyết định các tình tiết nhưng áp dụng pháp luật có sai lầm hoặc hình phạt không phù hợp, Toà án phải sửa đổi bản án.

Thứ ba, nếu những tình tiết trong phán quyết ban đầu không rò ràng hoặc chứng cứ không đầy đủ, Toà án có thể sửa đổi bản án sau khi điều tra rò sự việc, hoặc có thể huỷ bản án ban đầu và trả vụ án cho Toà án đã xét xử ban đầu xét xử lại.

Thứ tư, nếu Toà án cấp phúc thẩm phát hiện thấy trong khi xét xử vụ án Toà án cấp sơ thẩm vi phạm nguyên tắc xét xử công khai; vi phạm chế định về thay đổi thẩm phán, hội thẩm, tước bỏ của các bên đương sự quyền

hợp pháp của họ được quy định trong luật hoặc hạn chế những quyền này mà có thể ảnh hưởng đến tính khách quan của việc xét xử; những vi phạm tố tụng khác theo luật có thể ảnh hưởng đến tính khách quan của việc xét xử.

Để bảo đảm nguyên tắc không làm xấu đi tình trạng của bị cáo ở giai đoạn xét xử phúc thẩm, khi xét xử những vụ án có kháng cáo của bị cáo hoặc của người đại diện hợp pháp, người bào chữa hoặc họ hàng thân thích, Toà án cấp phúc thẩm không được tăng hình phạt đối với bị cáo.

1.3.2. Cộng hòa Liên bang Đức

Bộ luật TTHS Cộng hòa Liên bang Đức quy định quyền kháng cáo và kháng nghị phúc thẩm tương đối cụ thể trong Chương riêng về phúc thẩm. Theo đó, nếu việc kháng án về tình tiết vụ án và việc áp dụng pháp luật được đưa ra đúng thời hạn, Tòa án thụ lý vụ án sau khi hết thời hiệu đưa ra các căn cứ sẽ chuyển hồ sơ vụ án đó tới Cơ quan công tố không phân biệt căn cứ có được đưa ra hay không. Nếu việc kháng án về tình tiết vụ án và việc áp dụng pháp luật được đưa ra bởi chính Cơ quan công tố thì kháng án đó sẽ được tống đạt tới bị cáo về các tài liệu liên quan tới việc đưa ra kháng nghị và căn cứ kháng nghị. Cơ quan công tố sẽ chuyển hồ sơ vụ án tới Cơ quan công tố tại nơi Tòa án phúc xét xử phúc thẩm kháng cáo kháng nghị. Sau đó sẽ chuyển vụ án tới thẩm phán chủ tọa phiên xét xử trong thời hạn một tuần. Tòa án xét xử phúc thẩm sẽ quyết định về việc có chấp nhận hay không chấp nhận kháng án về tình tiết vụ án và việc áp dụng pháp luật. Quyết định của Tòa án không thể bị khiếu nại. Quyết định chấp nhận kháng án về tình tiết vụ án và việc áp dụng pháp luật không cần phải đưa ra lý do. Bản án sẽ được Tòa án xem xét lại chỉ trong phạm vi có khiếu nại. Khi xét xử theo trình tự phúc thẩm, nếu thấy việc kháng án về tình tiết vụ án và việc áp dụng pháp luật có đầy đủ căn cứ chứng minh thì Tòa án xét xử phúc thẩm kháng án sẽ đưa ra quyết định của mình đối với vụ án và sẽ hủy bỏ bản án trước đó. Nếu Tòa án sơ thẩm xét

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022