VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------
ĐỖ THỊ NHUNG
XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04
Có thể bạn quan tâm!
- Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2
- Phân Biệt Xét Xử Phúc Thẩm Với Giám Đốc Thẩm, Tái Thẩm
- Các Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Xét Xử Phúc Thẩm Vụ Án Hình Sự Trước Khi Ban Hành Bộ Luật Tths Năm 2015
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN TẤT VIỄN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác, trung thực và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ
ĐỖ THỊ NHUNG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ 6
1.1. Khái niệm, tính chất của xét xử phúc thẩm vụ án hình sự 6
1.2. Phân biệt xét xử phúc thẩm với giám đốc thẩm, tái thẩm 14
1.3. Xét xử phúc thẩm ở một số quốc gia trên thế giới 17
Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ XÉT XỬ PHÚC THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở TỈNH ĐỒNG NAI 24
2.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam về xét xử phúc thẩm vụ án hình
sự trước khi ban hành Bộ luật TTHS năm 2015 24
2.2. Quy định pháp luật TTHS về xét xử phúc thẩm VAHS trong Bộ luật TTHS năm 2015 31
2.3. Thực tiễn xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự ở Đồng Nai 42
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ PHÚC THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ 52
3.1. Yêu cầu đặt ra cho việc xét xử phúc thẩm trong cải cách tư pháp 52
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự 58
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
CQĐT: Cơ quan điều tra
HĐXX: Hội đồng xét xử
HĐXXPT: Hội đồng xét xử phúc thẩm
KSV: Kiểm sát viên
TAND: Tòa án nhân dân
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
TNHS: Trách nhiệm hình sự
TTHS: Tố tụng hình sự
VAHS: Vụ án hình sự
VKS: Viện kiểm sát
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
VKSNTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
HỆ THỐNG BẢNG SỐ LIỆU TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.1: Thống kê số lượng án hình sự giải quyết toàn ngành TAND tỉnh Đồng Nai 2015 - 2020 42
Bảng 2.2: Thống kê số liệu thụ lý án phúc thẩm 2016 - 2020 43
Bảng 2.3: Thống kê số liệu án giải quyết phúc thẩm Tòa án nhân dân Tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020 43
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đổi mới bộ máy nhà nước nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Các định hướng và nhiệm vụ về cải cách tư pháp được nêu rò trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020: “Khi xét xử phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định” [5].
Các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp đã từng bước được thể chế hóa trong Hiến pháp và các luật về tổ chức và hoạt động của các quan tư pháp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng ta tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và các TAND nói riêng.
Trong tiến trình đổi mới tổ chức và hoạt động tư pháp, việc khẳng định nguyên tắc 2 cấp xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm) là bắt nguồn từ bản chất, chức năng của quyền tư pháp và việc tổ chức thực hiện quyền tư pháp. Trong tư pháp hình sự, việc áp dụng các quy định của Bộ luật TTHS về phúc thẩm còn vướng mắc cả ở nhận thức lẫn thực tiễn về phạm vi xét xử phúc thẩm VAHS, về bổ sung, thay đổi và rút kháng cáo, kháng nghị; giải quyết vấn đề kháng cáo quá hạn; áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam,... Việc quy định một thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án áp dụng chung đối với tất cả các vụ án đã làm cho hoạt động xét xử phúc thẩm trở nên quá tải, quá thời
hạn luật định dẫn đến sự tồn đọng án trong những năm gần đây, phần nào ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Vì vậy, việc nghiên cứu về xét xử phúc thẩm hình sự từ thực tiễn một tỉnh có số lượng án hình sự lớn như Đồng Nai sẽ góp thêm tiếng nói vào việc tiếp tục hoàn thiện chế định phúc thẩm trong tiến trình đẩy mạnh cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng. Vì vậy học viên đã chọn đề tài Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xét xử phúc thẩm trong TTHS là một vấn đề có nội dung rộng và phức tạp của khoa học luật TTHS, được một số nhà khoa học pháp lý ở nước ta và trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Trong sách báo pháp lý của nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Cụ thể như:
Luận án tiến sĩ luật học "Thẩm quyền của Tòa án các cấp trong tố tụng hình sự" của tác giả Nguyễn Văn Huyên năm 2002, Trường Đại học Luật Hà Nội [13].
Luận văn thạc sĩ luật học năm 2012 của tác giả Nguyễn Thị Hồng Phương “Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự”, Đại học Quốc gia Hà Nội [16].
Luận văn thạc sĩ luật học năm 2016 của tác giả Vũ Thị Uyên “Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Học viện Khoa học xã hội [38].
Luận văn thạc sĩ luật học năm 2018 của tác giả Nguyễn Thành An “Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng”, Học viện khoa học xã hội. [1]
Luận văn thạc sĩ luật học năm 2018 của tác giả Trương Phạm Huyền Châu “Thủ tục phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh”, Học viện Khoa học xã hội năm 2018 [7].
Bài báo: "Những vấn đề cần trao đổi từ thực tế xét xử phúc thẩm về hình sự" của TS. Từ Văn Nhũ đăng trên Tạp chí TAND, số 3/2001.
Bài báo: "Những vấn đề tồn tại trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự và những kiến nghị nhằm hoàn thiện" của TS. Dương Ngọc Ngưu đăng trên Tạp chí TAND, số 11/2000 và số 01/2001.
Công trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến phúc thẩm trong TTHS: Bài báo: "Vai trò của Tòa án trong hệ thống các cơ quan tư pháp" của PGS.TS Phạm Hồng Hải đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1/2001. Bài viết: Thủ tục xét xử phúc thẩm trong Tố tụng hình sự Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện, của PGS. TS. Nguyễn Tất Viễn – Bộ Tư pháp. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp - kinh nghiệm CHLB Đức”, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Quỹ Hợp tác quốc tế về pháp luật CHLB Đức, ngày 09-10/6/2011 tại Hà Nội [44].
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về xét xử phúc thẩm trong TTHS từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai như là một nghiên cứu chuyên biệt.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rò cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về xét xử phúc thẩm trong TTHS, đánh giá thực tiễn việc áp dụng các quy định pháp luật về phúc thẩm hình sự tại Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về XXPT và bảo đảm áp dụng đúng các quy định về xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn
- Làm rò khái niệm, tính chất của xét xử phúc thẩm trong TTHS.
- Khái quát quá trình phát triển của pháp luật TTHS Việt Nam về xét xử phúc thẩm và những thay đổi qua các lần pháp điển hóa.