Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2

- Đánh giá thực tiễn thực hiện XXPT của TAND tỉnh Đồng Nai trong thời gian từ năm 2016 đến năm 2020; chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn và nguyên nhân.

- Đề để xuất một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu các quy định về XXPT và thực tiễn XXPT vụ án hình sự của TAND tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 đến năm 2020.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Giai đoạn xét xử phúc thẩm.

- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2020.

- Phạm vi không gian: Địa bàn tỉnh Đồng Nai.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, về cải cách tư pháp.

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong đề tài: Phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích - tổng hợp, thống kê, lịch sử, lôgíc - pháp lý.

Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về xét xử VAHS nói chung và xét xử phúc thẩm VAHS tại Tòa án nhân dân tỉnh hiện nay.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn là tài liệu có thể được sử dụng tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy ở các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý. Bên cạnh đó, Luận văn có ý nghĩa trong việc nâng cao trình độ lý luận, hiểu biết, các quy định của pháp luật tố tụng hình sự của cán bộ tư pháp nói chung và của Thẩm phán nói

riêng về xét xử phúc thẩm VAHS, góp phần nâng cao hiệu quả trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Chương 2: Pháp luật về xét xử phúc thẩm vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng ở tỉnh Đồng Nai.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự.

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ


1.1. Khái niệm, tính chất của xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

1.1.1. Khái niệm

Sự ra đời của Tòa án gắn liền với hoạt động xét xử và xét xử trở thành đặc điểm quan trọng nhất khi nói đến Tòa án. Xét xử luôn được xác định là chức năng có tính đặc hữu, đặc quyền của Tòa án. Xét xử cũng là một thủ tục đặc biệt nhất của tòa án tư pháp mà không có cơ quan nào của nhà nước có được. Hiến pháp năm 2013 ghi nhận“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”[26]. Quy định này khẳng định quyền tư pháp là quyền được giao cho Tòa án. Thông qua hoạt động xét xử, Tòa án xem xét, đánh giá bản chất pháp lý của vụ án hình sự, dân sự, hành chính, nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết phù hợp với tính chất mức độ của hành vi vi phạm pháp luật, tội phạm. Là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, tòa án có những điểm đặc thù so với các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan nhà nước, khác với cơ quan lập pháp và hành pháp ở chỗ không giải quyết các vấn đề ở tầm vĩ mô, không hoạch định chính sách kinh tế - xã hội mà có chức năng giải quyết các vấn đề cụ thể, từng tình huống, từng sự kiện cụ thể trong đời sống xã hội, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Cách thức tổ chức và hoạt động của tòa án cũng rất khác so với cơ quan lập pháp và hành pháp. Thông qua việc thực hiện quyền lực tư pháp mà pháp luật tác động đến những quan hệ xã hội, công lý và trật tự xã hội được bảo đảm. Với đặc thù đó, về nguyên tắc tòa án không tổ chức theo đơn vị hành chính như cơ quan hành pháp hoặc cơ quan dân cử mà tổ chức theo cấp (thẩm quyền) xét xử. Giữa các cấp tòa án không có quan hệ mệnh lệnh, hành chính mà chủ yếu là quan hệ tố

tụng; mỗi cấp tòa án độc lập theo chiều dọc. Để có thể đạt được công lý, việc xét xử cần phải độc lập, không áp đặt mệnh lệnh hành chính. Nếu ở cấp thứ nhất (sơ thẩm) giải quyết vụ án hình sự mà cá nhân, tổ chức không đồng tình thì có quyền kháng cáo, kháng nghị và cấp thứ hai (phúc thẩm) bất luận trong trường hợp nào cũng phải mở phiên tòa xét xử với hội đồng xét xử hoàn toàn khác, mặc dù cả 2 cấp đều xét xử vụ án về nội dung. Đây là nguyên tắc tiến bộ, nhân văn, lần đầu tiên được đề xướng và áp dụng trong tổ chức và hoạt động của hệ thống tòa án sau cách mạng tư sản cuối thế kỷ XVIII [24, tr. 50]. Nguyên tắc xét xử hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm được ghi nhận trong Hiến pháp của nhiều một số quốc gia. Điều 176 Hiến Cộng hòa Ba Lan năm 1997 quy định: các vụ việc tại tòa án phải qua ít nhất 2 cấp xét xử [16]; Điều 166, 168, 169 Hiến pháp Cộng hòa Nam Phi 1996 quy định về thẩm quyền xét xử phúc thẩm (cấp thứ hai) của tòa án cấp phúc thẩm và Tòa án cấp cao [16]. Điều 50 Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 quy định người bị kết án có quyền được xem xét lại bản án bởi Tòa án cấp cao hơn theo trình tự do pháp luật liên bang quy định [16]. Bộ luật Tố tụng hình sự nhiều quốc gia đều quy định thủ tục xét xử này.

Cũng như trong tụng dân sự và tố tụng hành chính, tất cả vụ án hình sự đều phải được xét xử lần đầu tiên tại cấp xét xử sở thẩm. Đó là thủ tục bắt buộc, là cấp xét xử đầu tiên trong hoạt động xét xử của Tòa án khi giải quyết vụ án hình sự. Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử khi có cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát. Trình tự thủ tục xét xử sơ thẩm được thực hiên theo quy định của BLTTHS. Qua đó, Tòa án xem xét đánh giá chứng cứ, đánh giá toàn bộ vụ án, những chứng cứ buộc tội cũng như chứng cứ gỡ tội, toàn bộ các tình tiết liên quan có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, thông qua kết quả tranh tụng tại phiên tòa để đưa ra bản án, quyết định cần thiết. Bản án, quyết định sơ thẩm chỉ có hiệu lực nếu không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định. Khi bản án có hiệu lực sẽ được thi hành và Tòa án sẽ không xét xử

lại vụ án đó nữa (trừ trường hợp nếu có căn cứ có thể xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm). Với đặc trưng của hoạt động tư pháp bản án, quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định và khi đó chưa có hiệu lực thi hành. Theo quy định của pháp luật thì tất cả các bản án, quyết định sơ thẩm đều có thể bị kháng cáo, kháng nghị không loại trừ bất kỳ trường hợp nào, miễn là được thực hiện theo đúng quy định. Lúc này, Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm trên cơ sở của nguyên tắc hiến định là xét xử hai cấp. Tòa án cấp trên sẽ trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị và được tiến hành theo trình tự, thủ tục do BLTTHS, đó chính là thủ tục phúc thẩm.

Trong hoạt động xét xử của tòa án, để bảo đảm tính khách quan, thận trọng, chính xác, việc xét xử lại đối với vụ án được đặt ra ngay từ thời xa xưa cho đến thời hiện đại. Pháp luật các quốc gia trên thế giới và trong các quy chế về các thiết chế tư pháp quốc tế. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 ghi nhận một nguyên tắc rất quan trọng “Bất cứ người nào bị kết án là phạm tội đều có quyền yêu cầu toà án cấp cao hơn xem xét lại bản án và hình phạt đối với mình theo quy định của pháp luật” (Điểm 5, Điều 14). Tuy nhiên, với quan niệm “công lý cũng phải có điểm dừng” nên đối với vụ án xét xử ở cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm mang tính bắt buộc và trở thành nguyên tắc pháp luật, được ghi nhận trong đạo luật cơ bản (Hiến pháp) của nhiều quốc gia. Chức năng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được giao cho những tòa án khác nhau đảm nhiệm, tòa án đã xét xử sơ thẩm không được phúc thẩm bản án sơ thẩm do mình đã xét xử mà phải do Tòa án khác đảm nhận. Có hai cách để phân định thẩm quyền cho các Tòa án thực hiện chức năng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm là: (1) Ở những nước tổ chức hệ thống Tòa án theo tiêu chí lãnh thổ (địa giới hành chính) kết hợp với thẩm quyền như Việt Nam đã hình thành quan niệm Tòa án cấp dưới và Tòa án cấp trên thì

thường là luật quy định Tòa án cấp trên phúc thẩm bản án sơ thẩm của cấp dưới nếu có kháng cáo, kháng nghị; (2) Những nước tổ chức hệ thống Tòa án theo tiêu chí thẩm quyền thì hình thành những Tòa án chỉ có chức năng xét xử sơ thẩm hoặc tòa án chỉ có chức năng xét xử phúc thẩm với tên gọi “tòa sơ thẩm” hoặc tòa “phúc thẩm” nên không tồn tại quan niệm “tòa án cấp trên”, “tòa án cấp dưới”, xóa bỏ được quan hệ hành chính giữa các tòa án do đó tạo điều kiện để bảo đảm nguyên tắc độc lập trong tổ chức và hoạt động của tòa án. Như vậy, nguyên tắc xét xử hai cấp (sơ thẩm và phúc thẩm) thể hiện những chức năng xét xử cụ thể và những chức năng này do những tòa án khác nhau đảm nhiệm.

Để đưa ra khái niệm xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, trước hết cần làm rò làm rò từng khái niệm thành phần. Ở đây có hai khái niệm thành phần cần làm rò là khái niệm xét xử phúc thẩm và khái niệm vụ án hình sự.

Khái niệm phúc thẩm và xét xử phúc thẩm có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo từ điển Hán - Việt thì không có khái niệm phúc thẩm nguyên nghĩa, mà phúc thẩm được ghép lại bởi hai từ “phúc” và “thẩm” với hai nghĩa khác nhau, trong đó từ “phúc” có nghĩa là “lật lại” hoặc “xét kỹ”, còn từ “thẩm” mang nghĩa “xử đoán”. Như vậy theo từ điển Hán - Việt thì muốn hiểu thế nào là phúc thẩm thì phải ghép nghĩa của hai từ “phúc” và từ “thẩm” với nghĩa nêu trên [2]. Khác với từ điển Hán - Việt, từ điển Tiếng Việt đã nêu khái niệm về phúc thẩm, theo đó phúc thẩm có nghĩa là Tòa án cấp trên xét xử lại một vụ án mà có chống án do Tòa án cấp dưới đã xét xử sơ thẩm [46]. Từ điển Luật học giải thích phúc thẩm là “xét lại vụ án, quyết định đã được tòa án cấp dưới xét xử sơ thẩm nhưng chưa có hiệu lực pháp luật mà bị kháng cáo hoặc kháng nghị” [6, tr.626].

Do các vụ việc có tính chất đặc thù khác nhau nên pháp luật quy định các thủ tục tố tụng khác nhau tương ứng, bao gồm thủ tục tố tụng hình sự, thủ tục tố tụng dân sự, thủ tục tố tụng hành chính, trong đó thủ tục tố tụng hình sự

được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ án hình sự như khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Theo Từ điển luật học thì vụ án hình sự là “Vụ việc phạm pháp có dấu hiệu là tội phạm đã được quy định trong Bộ luật hình sự đã được cơ quan điều tra ra lệnh khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở Bộ luật hình sự tố tụng.” [6, tr.570]. Như vậy, khi có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các quy định của Bộ luật TTHS.

Theo quy định tại Điều 330 BLTTHS năm 2015 thì xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được hiểu là việc “Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị”[25].

Quá trình giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau, như khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, các giai đoạn tố tụng này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn đều có tính độc lập tương đối của nó, xét xử phúc thẩm là một giai đoạn tố tụng, nên cũng không ngoại lệ. Giai đoạn xét xử phúc thẩm được tiến hành sau giai đoạn xét xử sơ thẩm, trước xét xử sơ thẩm còn có các giai đoạn điều tra, truy tố. Những giai đoạn này là tiền đề cho giai đoạn xét xử phúc thẩm, còn giai đoạn xét xử phúc thẩm lại kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn của các giai đoạn trước. Thông qua xét xử phúc thẩm, có thể kịp thời phát hiện những sai lầm, thiếu sót của giai đoạn trước, từ đó kịp thời khắc phục, đảm bảo quá trình tố tụng thông suốt, tiến hành theo đúng trình tự luật định, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Với những phân tích nêu trên, theo tác giả tác giả thì Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, trong đó Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại bản án hoặc quyết định sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo đúng trình tự, thủ tục luật định, kiểm tra tính

có căn, hợp pháp và áp dụng pháp luật thống nhất của bản án, quyết định sơ thẩm nêu trên nhằm kịp thời khắc phục sai lầm, thiếu sót của Tòa án cấp dưới, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

1.1.2. Tính chất của xét xử phúc thẩm

Trong khoa học tố tụng hình sự cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau, chủ yếu xoay quanh vấn đề xác định phúc thẩm có phải là một cấp xét xử hay chỉ là một thủ tục tố tụng không phải là cấp xét xử. Ý kiến thứ nhất cho rằng, xét xử phúc thẩm là một cấp xét xử sau xét xử sơ thẩm. Khi xét xử phúc thẩm, Tòa án trên một cấp - cấp phúc thẩm có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động xét xử sơ thẩm. Bên cạnh đó, Tòa án phúc thẩm còn xét xử cả về nội dung vụ án [47, tr.144]. Do đó, có thể nói tính chất của phúc thẩm cần phải được hiểu là “xét xử lại” các vụ án mà bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị chứ không thể hiểu chỉ là “xét lại” vụ án. Ý kiến thứ hai cho rằng, phúc thẩm chỉ là một thủ tục tố tụng, trong đó Tòa án cấp trên (tòa cấp phúc thẩm) trực tiếp xét lại các bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo thủ tục luật định mà không phải là một cấp xét xử. Với cách hiểu này thì tính chất của phúc thẩm không phải là “xét xử lại” mà chỉ là “xét lại” các vụ án [39,tr. 216]. Vấn đề này được thể hiện ngay trong Điều 204 BLTTHS năm 1988 về tính chất của xét xử phúc thẩm, theo đó Điều luật này quy định “Phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị” [23]. Trong hai ý kiến nói trên, ý kiến thứ hai không hợp lý, vì nếu chỉ coi phúc thẩm là “xét lại” bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì phúc thẩm không phải là một cấp xét xử, như vậy thì thực hiện nguyên tắc “thực hiện chế độ hai cấp xét xử” như thế nào? Nếu phúc thẩm chỉ là xét lại mà không phải là cấp xét xử thứ hai sau xét xử sơ thẩm thì rò ràng mâu thuẫn với nguyên tắc “hai cấp

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí