Kết Quả Xhtn Tại Chi Nhánh A Theo Tình Trạng Cơ Cấu Của Khoản Vay Năm 2014


3.2.3.2. Trường hợp thứ hai

Chị Phạm Tuyết A. 24 tuổi là giáo viên cấp II, trình độ cao đẳng. Đã có gia đình, có 01 con. Hiện chị đang ở tạm trong phòng nghỉ của giáo viên trong trường. Với phần mô tả và chấm điểm tại phụ lục 18 đính kèm. Chị A có tổng điểm ở phần I: 65 điểm; Phần II: 70 điểm. Khách hàng không có tài sản đảm bảo. Kết quả chấm điểm: điểm xếp hạng của chị A: loại B. Xét trong ngưỡng trung bình và từ chối cho vay, chi nhánh Agribank nơi chị cư trú đã nghiêng về xem xét đến đánh giá về nhân thân và quyết định cho chị A vay vốn.

Mặc dù cuộc sống còn rất khó khăn, nhưng chị A đã chắt chiu từng đồng cùng chồng để trả nợ đúng hạn. Đến cuối năm 2014, chị đã hoàn thành nghĩa vụ với ngân hàng.

Trên đây là 02 trường hợp đánh giá xếp hạng khách hàng điển hình tại Agribank. Trên thực tế còn có một số trường hợp tương tự: Được đánh giá xếp hạng không tốt nhưng trên thực tế, hoàn toàn ngược lại… Đây cũng là tình huống không chỉ xuất hiện tại Agribank mà hầu hầu hết các NHTM Việt Nam hiện nay vẫn thường gặp trong quá trình đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng.

3.2.3.3. Kết quả chấm điểm khách hàng tại một số chi nhánh Agribank

Kết quả khảo sát nghiên cứu tại một số chi nhánh của Agribank cho thấy: khách hàng hạng AAA “Là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt” nhưng vẫn phát sinh quá hạn trong 12 tháng (1,23% khách hàng đã từng phát sinh nợ quá hạn). Khách hàng hạng AA và A (khách hàng xếp nhóm nợ 1- nợ đủ tiêu chuẩn): có đến 1.87% khách hàng đã phát sinh nợ quá hạn trong 12 tháng … Số liệu được phản ánh rõ trong bảng dưới đây:

Bảng 3.14: Kết quả XHTN tại chi nhánh A theo tình trạng cơ cấu của khoản vay năm 2014


Hạng khách hàng

Tổng số khách hàng

Đã từng có nợ quá hạn trong 12 tháng

Tỷ lệ KH đang có nợ quá hạn/ Tổng số KH (%)

AAA

324

4

1.23

AA

2.134

40

1.87

A

11.000

1.240

11.27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 303 trang tài liệu này.

Xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 13


Hạng khách hàng

Tổng số khách hàng

Đã từng có nợ quá hạn trong 12 tháng

Tỷ lệ KH đang có nợ quá hạn/ Tổng số KH (%)

BBB

2.215

1.269

57.29

BB

439

272

61.96

B

165

62

37.58

CCC

322

21

6.52

CC

174

0

0.00

C

453

33

7.28

D

132

69

52.27

Cộng

17.358

3010

17.34

Nguồn: số liệu của tác giả thu thập tại chi nhánh A thuộc Agribank

Qua bảng trên cho thấy, hệ thống XHTDNB của Agribank nói riêng và của các NHTM Việt Nam nói chung vẫn còn tồn tại một số những bất cập cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và có giải pháp khác phục trong thời gian tới.

3.3. Đánh giá thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Agribank

Từ tháng 7/2011 triển khai thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống XHTDNB, đến nay hoạt động XHTDNB của Agribank đã thu được nhiều kết quả khả quan. Qua từng giai đoạn, từng bước Agribank đã thực hiện XHTD đối với toàn bộ khách hàng có quan hệ tín dụng trong hệ thống. Thực tế triển khai chấm điểm xếp hạng khách hàng qua hơn 03 năm đã khẳng định rõ hiệu quả của công tác XHTDNB. Bên cạnh đó, hệ thống này cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới.

3.3.1. Kết quả đạt được:

Thứ nhất, mô hình chấm điểm xếp hạng khách hàng của Agribank được xây dựng theo khung hướng dẫn của NHNN nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động kinh doanh và tính đặc thù của khách hàng Agribank.

Thứ hai, Agribank đã dần từng bước thực hiện đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2013-2015 được ban hành kèm theo Quyết định số 53/QĐ-NHNN của NHNN. Theo đó, để nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, Agribank cần triển khai áp dụng hệ thống XHTDNB, xây dựng các tiêu chí để


nhận dạng, đo lường, kiểm soát rủi ro trong tất cả các lĩnh vực hoạt động trong đó đặc biệt quan tâm đến hoạt động tín dụng.

Thứ ba, việc triển khai hệ thống XHTDNB là nền tảng để Agribank từng bước tăng cường quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế mà cụ thể là Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn (Basel II).

Thứ tư, Agribank đã ban hành các văn bản về chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trên cơ sở kết quả triển khai hệ thống XHTDNB; ban hành các qui định nội bộ về cấp tín dụng và quản lý khoản vay trên cơ sở thông tin, số liệu khách hàng và kết quả xếp hạng khách hàng trên hệ thống XHTDNB.

Thứ năm, mô hình chấm điểm đã phân khúc theo 04 đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng hộ, khách hàng doanh nghiệp và khách hàng là các định chế tài chính.

Thứ sáu, hệ thống XHTD đối với khách hàng doanh nghiệp đã được xây dựng trên cơ sở phân khúc khách hàng theo ngành, theo qui mô và hình thức sở hữu của doanh nghiệp. Đây là cơ sở đề ngân hàng có thể đánh giá hiệu quả các doanh nghiệp thông qua việc phân tích yếu tố tác động đến ngành sản xuất, kinh doanh của khách hàng.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất là: Về triển khai một số văn bản liên quan đến thực hiện XHTDNB

Việc phân kỳ báo cáo kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng quy định hàng quý gửi Tổng Giám đốc là chưa phù hợp.

Nguyên nhân: Do đặc thù của Agribank, với số lượng khách hàng rất lớn, mỗi cán bộ tín dụng quản lý nhiều khoản vay nên việc quy định về báo cáo kết quả thu thập thông tin và đánh giá khách hàng hàng quý là vô cùng khó khăn.

Thứ hai là: Về hệ thống chỉ tiêu trong chấm điểm XHTDNB

- Một số chỉ tiêu của mô hình chưa được lượng hóa và quá phụ thuộc vào chủ quan của người đánh giá, như: “Đánh giá về nhân thân của người thân trong gia đình”; “Đánh giá của CBTD về tính khả thi của phương án kinh doanh của khách hàng ”; “ Gia cảnh người vay”; “ Tính năng động, nhạy bén với thị trường”.


- Việc xác định hệ thống chỉ tiêu còn nhiều bất cập. Khi đưa ra hệ thống chỉ tiêu không có sự giải thich rõ ràng về tác động, ảnh hưởng của các chỉ tiêu đó đối với khả năng trả nợ của khách hàng. Các chỉ tiêu chưa được đánh giá thông qua các thông số kiểm định định lượng. Dựa trên kết quả thống kê ở Điểm a, Mục 2.4.2.2, Chương 2, cho thấy trong số 05 NHTM lớn ở Việt Nam, hệ thống XHTD cá nhân chỉ trùng 07 chỉ tiêu.... Như vậy, việc xác định các chỉ tiêu thực sự chưa có cơ sở xác thực. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng chấm điểm của các NHTM nói chung và Agribank nói riêng.

Nguyên nhân:

- Chưa có phương pháp xây dựng hệ thống XHTDNB thống nhất cho hệ thống NHTM Việt Nam.

- Hệ thống công nghệ không được đầu tư đồng bộ trong hệ thống NHTM Việt Nam.

- Trình độ của các chuyên gia còn nhiều hạn chế dẫn đến kết quả việc đánh giá, phân tích sự ảnh hưởng các chỉ tiêu chưa đạt kết quả như mong muốn.

Thứ ba là: Về hệ thống điểm số và thang điểm

Cũng như hệ thống các chỉ tiêu, việc xác định hệ thống thang điểm và điểm số gán cho từng chỉ tiêu cũng không có cơ sở rõ ràng. Điều này thể hiện sự khác nhau về thang điểm, về tỷ trọng điểm của các nhóm chỉ tiêu của các NHTM Việt Nam đã được đề cập ở Mục 2.4.2.2, Chương 2. Hạn chế này cũng được thể hiện rõ trong kết quả chấm điểm XHTD tại Mục 3.2.3, khi có sự mâu thuẫn giữa kết quả chấm điểm XHTD và thực trạng cơ cấu các khoản vay tại Agribank.

Bên cạnh đó việc chấm điểm quy mô doanh nghiệp cũng phát sinh những bất cập khi Agribank cũng như các NHTM đều cho rằng: Doanh nghiệp có vốn kinh doanh, doanh thu thuần... càng lớn thì tỷ lệ rủi ro càng giảm.

Nguyên nhân: Các chỉ tiêu chưa được khảo sát đánh giá theo phương pháp chuyên gia. Do đó, hệ thống điểm, trọng số được hình thành do ước lượng của các chuyên gia thực hiện xây dựng hệ thống XHTDNB.

3.3.2.4. Về phân khúc thị trường trong XHTDNB

Trong 04 nhóm khách hàng lớn của các NHTM trong đó có Agribank, chỉ có nhóm khách hàng doanh nghiệp được phân khúc rõ nét theo ngành sản xuất, kinh doanh của khách hàng; khách hàng thuộc nhóm khách hàng định chế tài chính được


phân chia thành 03 nhóm. Riêng đối với 03 nhóm khách hàng còn lại là: khách hàng cá nhân, khách hàng hộ nông dân và khách hàng hộ kinh doanh, cho đến nay mỗi nhóm chỉ có 01 bộ chỉ tiêu chấm điểm áp dụng chung cho tất cả các khách hàng.

Theo phân tích tại mục 2.1.2 và 2.3.3 chất lượng tín dụng thực sự bị ảnh hưởng bởi các yếu tố địa lý: Vùng, miền; các yếu tố tập quán tiêu dùng, tập quán sản xuất, kinh doanh; ảnh hưởng của môi trường kinh tế - xã hội. Để có cơ sở khẳng định lập luận trên đây và có thể khẳng định: “Ở mỗi vùng khác nhau các chỉ tiêu ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng khách hàng rất khác nhau“, luận án tiếp tục khảo sát trên mô hình phân tích nhân tố ở chương 4 tại 07 vùng (số liệu được khảo sát tại các chi nhánh thuộc hệ thống Agribank). Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc đánh giá, chấm điểm xếp hạng khách hàng vay vốn thiếu chính xác trong thời gian qua tại Agribank.

Từ phân tích trên đây cho thấy, xét trên nhiều góc độ khác nhau, hệ thống XHTDNB của Agribank còn nhiều hạn chế. Là một định chế tài chính lớn của Việt Nam với gần 4 triệu khách hàng, Agribank cần ứng dụng phương pháp xây dựng các chỉ tiêu phù hợp; các khách hàng cần được đánh giá xếp hạng theo hệ thống XHTD theo phân khúc thị trường; các chỉ tiêu cần được xác định, tính toán mức độ ảnh hưởng theo mỗi thị trường; loại bỏ tối đa những đánh giá mang tính chủ quan trong hệ thống chỉ tiêu nhằm đảm bảo tính chính xác trong hoạt động XHTDNB.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của luận án tập trung phân tích thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Agribank.

Trước khi phân tích, luận án đã phản ánh tổng quan về quá trình hình thành, phát triển và kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank đến cuối năm 2014.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phân khúc thị trường tín dụng của Agribank, luận án đi sâu phân tích thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Agribank về quá trình hình thành và phát triển, về nguyên tắc chấm điểm đối với 5 nhóm khách hàng và một số trường hợp chấm điểm cụ thể đối với khách hàng vay vốn tại Agribank.


Từ đó tác giả đánh giá thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Agribank về 6 nội dung đã đạt được và 4 mặt hạn chế.

Những kết quả đạt được là: (1) mô hình chấm điểm xếp hạng khách hàng của Agribank đã được xây dựng theo khung hướng dẫn của NHNN; (2) Agribank đã triển khai áp dụng hệ thống XHTDNB, xây dựng các tiêu chí để nhận dạng, đo lường, kiểm soát rủi ro trong tất cả các lĩnh vực hoạt động; (3) Việc triển khai xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp là nền tảng để Agribank tăng cường quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế (Basel II, Basel III); (4) Agribank đã ban hành chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trên cơ sở kết quả triển khai hệ thống XHTDNB; ban hành các qui định nội bộ về cấp tín dụng và quản lý khoản vay trên cơ sở thông tin, số liệu khách hàng và kết quả xếp hạng khách hàng trên hệ thống XHTDNB; (5) Mô hình chấm điểm đã phân khúc rõ theo từng đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và các định chế tài chính; (6) Hệ thống XHTD đối với khách hàng doanh nghiệp đã được xây dựng trên cơ sở phân khúc khách hàng theo ngành, theo qui mô và hình thức sở hữu của doanh nghiệp.

Những mặt hạn chế trong công tác xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Agribank là: (1) Về nội dung văn bản liên quan đến thực hiện XHTDNB; (2) Về hệ thống chỉ tiêu trong chấm điểm XHTDNB; (3) Về hệ thống điểm số và thang điểm và (4) Về phân khúc thị trường trong XHTDNB.

Từ phân tích đánh giá thực trạng, luận án chỉ rõ: Agribank cần ứng dụng phương pháp xây dựng các chỉ tiêu phù hợp; các khách hàng cần được đánh giá xếp hạng theo hệ thống XHTD được phân khúc thị trường nhằm đảm bảo tính chính xác trong hoạt động XHTDNB. Nội dung này sẽ được tác giả khảo sát đánh giá, phân tích số liệu tại chương 4 và đề xuất mô hình XHTDNB theo phân khúc thị trường tại Agribank ở chương 5.


CHƯƠNG 4

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

4.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu

Chương 4 trình bày quy trình nghiên cứu, trong đó bao gồm:

- Mô tả cách thức xây dựng thang đo;

- Thiết kế bảng câu hỏi;

- Quá trình khảo sát sơ bộ, khảo sát chính thức trong quy trình nghiên cứu;

- Các kết quả phân tích dữ liệu.

Với việc tập trung mục tiêu vào việc xây dựng mô hình đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng, tác giả lựa chọn phương pháp phân tích hồi quy binary logistic với các biến phụ thuộc được mã hóa dưới dạng nhị phân. Các kỹ thuật phân tích được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, đưa ra cách thức xác định xác xuất trả nợ của các khách hàng cá nhân từ các nhân tố trong mô hình.

Thông qua những nhận định, phân tích mà tác giả đã đưa ra đối với thực trạng XHTDNB đối với khách hàng cá nhân tại Agribank, đã góp phần làm rõ lý thuyết về phân khúc thị trường tại chương II là: Ở mỗi vùng khác nhau, các yếu tố thể hiện đặc điểm của khách hàng cá nhân có tác động, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng khác nhau. Vì thế, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu để đánh giá sự khác biệt này cũng như xác định được khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tương ứng với từng vùng. Để thực hiện được việc nghiên cứu, tác giả thực hiện theo trình tự gồm hai phương pháp nghiên cứu chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

4.1.1. Nghiên cứu định tính

Bước nghiên cứu định tính được khởi đầu bằng việc xây dựng thang đo sơ bộ, trong đó tập trung vào việc thu thập các dữ liệu đánh giá của các chuyên gia, các đối tượng khảo sát sơ bộ về tính phù hợp và thiết thực của thang đo khảo sát.

4.1.1.1. Thiết kế thang đo sơ bộ

Thang đo khảo sát sơ bộ được tác giả thiết kế dựa trên việc tổng hợp các thông tin từ phía ngân hàng; các công trình nghiên cứu tổng quan tại Chương I; hệ thống chỉ tiêu được đưa ra trong hệ thống XHTD cá nhân của các NHTM tại chương II. Các câu hỏi nghiên cứu được sử dụng là các câu hỏi cung cấp thông tin


của khách hàng. Do đó, các kiểm định về độ tin cậy và tính hội tụ đối với thang đo sơ bộ là không phù hợp. Việc điều chỉnh thang đo sơ bộ chủ yếu dựa trên ý kiến thu thập từ phía các chuyên gia trong ngành ngân hàng, và lãnh đạo các chi nhánh trong 07 vùng đã được phân chia.

4.1.1.2. Phỏng vấn chuyên gia

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được thực hiện để đánh giá lại tính phù hợp của các chỉ tiêu được đưa ra khảo sát. Các chuyên gia góp ý về sự cần thiết của các chỉ tiêu cũng như có ý kiến về thêm, bớt các chỉ tiêu trong nghiên cứu chính thức.

Các chuyên gia được phỏng vấn trực tiếp bao gồm 15 chuyên gia làm việc trong ngân hàng Agribank, mỗi chuyên gia được phỏng vấn riêng, và tác giả tổng hợp các ý kiến của từng người để hiệu chỉnh thang đo trước khi khảo sát sơ bộ. Kết quả phỏng vấn cho thấy, 100% chuyên gia đồng tình với hệ thống chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu, vì thế các chỉ tiêu được tiếp tục sử dụng cho công việc khảo sát sơ bộ.

4.1.1.3. Phỏng vấn sơ bộ

Phỏng vấn sơ bộ được thực hiện tại các chi nhánh của Agribank trên cả nước, mỗi chi nhánh phỏng vấn 02 lãnh đạo về các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu. Tổng số mẫu khảo sát sơ bộ là 118 mẫu hợp lệ, trong đó có đầy đủ 07 vùng đã được phân chia tại chương II. Tương tự với việc khảo sát chuyên gia, bước khảo sát sơ bộ chủ yếu ghi nhận các ý kiến về sự phù hợp của các chỉ tiêu đánh giá, bao gồm thông tin khách hàng (24 chỉ tiêu), mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng (07 chỉ tiêu).

4.1.1.4. Kết quả phỏng vấn sơ bộ

Kết quả phỏng vấn sơ bộ được tổng hợp theo bảng dưới đây:

Bảng 4.1: Kết quả phỏng vấn sơ bộ


Vùng

Số lượng khảo sát

Các câu hỏi loại bỏ ( Trên 50% ý kiến)

Vùng 1

21

Không

Vùng 2

15

Không

Vùng 3

12

Không

Vùng 4

16

Không

Vùng 5

11

Không

Vùng 6

21

Không

Vùng 7

22

Không

Nguồn: Tác giả thực hiện

Xem tất cả 303 trang.

Ngày đăng: 08/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí