Quy Mô Tài Sản, Nguồn Vốn, Dư Nợ Của Agribank Từ Năm 2010 -31/7/2015


3.1.2. Khái quát chung về hoạt động của Agribank

3.1.2.1. Qui mô hoạt động

Tốc độ tăng trưởng của Agribank từ năm 2010 đến 2015 luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao. So với 2010, đến 31/7/2015 nguồn vốn, dư nợ, tài sản tăng tương ứng: 71%, 72%, 70%. Do gặp một số khăn về biến động nhân sự cấp cao, tình hình kinh tế trong nước và thế giới, khó khăn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, từ cuối năm 2014 đến 31/7/2015 tốc độ tăng trưởng về dư nợ của Agribank đạt thấp nhất kể từ khi thành lập đến nay là 3,1%

Tính đến 31/7/2015, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện:

Tổng tài sản: 797.959 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn: 742.473 tỷ đồng. Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng.

Tổng dư nợ: 607.242 tỷ đồng. Nhân sự: 40.000 cán bộ, nhân viên.

1000000

800000

600000

400000

200000

0

Nguồn vốn Dư nợ

Tài sản

Linear (Tài sản)


Biểu đồ 3.1: Quy mô tài sản, nguồn vốn, dư nợ của Agribank từ năm 2010 -31/7/2015

Nguồn: Báo cáo của Agribank

3.1.2.2. Định hướng phát triển

Năm 2015 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất


nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 75,2%/tổng dư nợ. Tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước: Nguồn vốn từ 11%-13%; dư nợ tăng 9%- 11%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 70%/tổng dư nợ; nợ xấu dưới 3%; tỷ lệ thu ngoài tín dụng tăng 10%; hệ số an toàn vốn (CAR) theo chuẩn quốc tế.

Để đạt được các mục tiêu trên, Agribank tập trung toàn hệ thống thực hiện đồng bộ các giải pháp, đó là: Thực hiện các biện pháp huy động vốn thích hợp đối với từng loại khách hàng, vùng, miền; tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, tập đoàn kinh tế, tổng công ty; triển khai quyết liệt đề án cơ cấu lại hoạt động theo Quyết định số 450/NQ-HĐTV ngày 24/12/2013 về việc thông qua phương án triển khai đề án tái cơ cấu của Agribank giai đoạn 2013-2015;

3.1.2.3. Mạng lưới và khách hàng

Agribank là NHTM lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực tuyến. Trụ sở chính của Agribank đặt tại Hà Nội, 03 văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện miền Trung (đóng tại Đà Nẵng), văn phòng đại diện miền Nam (đóng tại TP. Hồ Chí Minh); văn phòng đại diện miền Tây đóng tại Cần Thơ; 9 công ty con. Năm 2010, Agribank bắt đầu mở rộng mạng lưới ra nước ngoài khi chính thức khai trương chi nhánh đầu tiên tại Vương quốc Campuchia.

Mạng lưới hoạt động của Agribank được phủ rộng khắp cả nước góp phần tạo nên thế mạnh vượt trội của Agribank trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập nhưng nhiều thách thức.

Agribank luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý trong khu vực và quốc tế. Hiện nay, Agribank có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Agribank đã tiến hành ký kết thỏa thuận với nhiều ngân hàng trên thế giới nhằm mục đích triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, đem lại nhiều ích lợi cho đông đảo khách hàng cũng như các bên tham gia.


Tính đến 31/12/2014, Agribank có số lượng khách hàng lớn, xấp xỉ 4 triệu. Trong đó: Khách hàng cá nhân tại Agribank xấp xỉ 3,4 triệu, chiếm 85%; khách hàng hộ và doanh nghiệp xấp xỉ: 600 ngàn, chiếm 15%.

3.1.2.4. Công nghệ thông tin

Agribank hiện là một trong những ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin quy mô, tốc độ xử lý và tổng lượng xử lý giao dịch bình quân lớn nhất với mức độ hiện đại cao về công nghệ ngân hàng trong cả nước.

Với việc triển khai chương trình Ipcas II trên toàn hệ thống 2300 chi nhánh và phòng giao dịch từ thành phố đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, hải đảo của Agribank được nối mạng. Với hệ thống công nghệ hiện đại đã tạo cơ sở cho Agribank mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

3.1.2.5. Nguồn nhân lực

Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam với số lượng cán bộ công nhân viên lớn nhất trong cả nước. Tính đến 31/12/2014, Agribank có 4 vạn cán bộ viên chức trong đó: Trên 70% cán bộ có trình độ từ đại học trở lên. Trong đó: Thạc sĩ: 1.636 người, chiếm 4,1%; Tiến sĩ: 50 người chiếm 0,125%.

Lực lượng lao động dồi dào với chất lượng ngày càng được nâng cao, trình độ nghiệp vụ ngày càng chuyên sâu, phong cách làm việc không ngừng được đổi mới đây được coi là lợi thế và cũng là thách thức của Agribank trong thời kỳ hội nhập.

3.1.2.6. Các sản phẩm dịch vụ

Agribank hoạt động kinh doanh đa năng, cung ứng từ các sản phẩm truyền thống đến các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện lợi phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, Agribank cung ứng 253 sản phẩm dịch vụ, chia thành 08 nhóm sản phẩm chính: (1) Nhóm huy động vốn gồm 36 sản phẩm; (2) Nhóm tín dụng gồm 50 sản phẩm; (3) Nhóm thanh toán trong nước gồm 14 sản phẩm; (4) Nhóm thanh toán ngoài nước gồm 30 sản phẩm; (5) Nhóm dịch vụ tài chính gồm 22 sản phẩm; (6) Nhóm đầu tư gồm 5 sản phẩm; (7) Nhóm dịch vụ thẻ gồm 18 sản phẩm; (8) Nhóm E Banking gồm 15 sản phẩm phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.


3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank

3.1.3.1. Kết quả chung

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng vẫn tiếp tục phải đối mặt với những diễn biến thất thường, phức tạp và nhiều khó khăn thử thách, nhưng Agribank vẫn duy trì và đạt được sự tăng trưởng vượt bậc về cả nguồn vốn, tín dụng, tổng tài sản, mạng lưới hoạt động cũng như cơ sở khách hàng và đội ngũ cán bộ nhân viên. Nhờ vậy, Agribank vẫn giữ vững vị trí chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và ổn định nền kinh tế vĩ mô.

Tính đến 31/12/2014, hoạt động kinh doanh của Agribank đã đạt được kết quả ở một số chỉ tiêu hoạt động với số liệu ở bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank và một số NHTM Việt Nam từ 2012 đến 31/12/2014

Đơn vi tính: Ngàn tỷ đồng



Danh mục

Agribank

BIDV

VCB

Vietinbank

2012

2013

2014

2012

2013

2014

2012

2013

2014

2012

2013

2014

Tổng tài sản

6107

6907

7603

4805

5408

6500

4105

4609

5707

5005

5706

6601

Tổng vốn huy

động


5507


6305


6900


3600


4167


5019


3003


3304


4202


4600


5102


5905

Tổng dư nợ

4801

5301

6005

3400

3901

4406

2400

2704

3233

3301

3706

5403

Lợi nhuận thuần

25

29.5

32.4

33

40.5

49.9

44

43.6

46

82

77

73

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 303 trang tài liệu này.

Xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 10

Nguồn: Báo cáo của các ngân hàng:Agribank, BIDV, VCB, Vietinbank

Qua các năm, Agribank luôn giữ được nhịp độ tăng trưởng về tài sản, tín dụng và nguồn vốn tăng trưởng tương đối ổn định. Chất lượng tài sản được cải thiện với nợ xấu được cải thiện. Kết quả vốn huy động thị trường đến 31/12/2014 đạt 690.191 tỷ đồng, tăng 56.801 tỷ (+8,7%) so với cuối năm 2013, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2014 (tăng từ 6%-8%). Đến cuối năm 2014, Agribank vẫn dẫn đầu trong hệ thống các NHTM Việt Nam về thị phần trên các lĩnh vực như: Huy động vốn, tín dụng, thẻ phát hành lần lượt là: 16.6%; 17%; và 20% .



16.6%


43.8

39.6%

Agribank

Các NHTM quốc doanh khác Các NHTM cổ phần


Biểu đồ 3.2: Thị phần huy động vốn của một số NHTM Việt Nam đến 31/12/2014

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Agribank năm 2014



17%


51%

32%

Agribank

NHTM quốc doanh NHTM cổ phần


Biểu đồ 3.3: Thị phần tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam đến 31/12/ 2014

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Agribank năm 2014

Theo báo cáo của Agribank, dư nợ cho vay ở các khu vực đều tăng trưởng, cao nhất là các khu vực nông nghiệp, nông thôn: Vùng miền núi phía Bắc tăng 14,5%, vùng khu 4 cũ tăng 13,9%, vùng đồng bằng sông Hồng tăng 10,2%, vùng trung du Bắc bộ tăng 9,1%; vùng Tây Nguyên tăng 8,9%, vùng Tây Nam bộ tăng 7%, vùng duyên hải miền Trung tăng 6,6%, vùng Đông Nam bộ tăng 6,4%. Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng tốt, tăng 32.310 tỷ (+8,5%), chiếm tỷ lệ 74,3% tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tăng 39.827 tỷ (+13,3%), dư nợ cho vay các chương trình tăng trưởng tốt.

Tính đến 31/12/2014, tổng thu dịch vụ của Agribank đạt 2.877 tỷ đồng, tăng 19,6% so với cuối năm 2013, đạt 104% kế hoạch 2014. Trong đó: Nhóm dịch vụ thanh toán trong nước tăng 10%, nhóm dịch vụ thanh toán quốc tế tăng 11,2%, nhóm dịch vụ thẻ tăng 47%, các dịch vụ khác tăng 8,2%. Các tỷ lệ an toàn hoạt


động cơ bản đều đáp ứng quy định của NHNN: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt xấp xỉ 9% (quy định tối thiểu 9%); tỷ lệ khả năng chi trả ngay 20,26% (quy định tối thiểu 15%); tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn 28,12% (quy định tối đa 30%); tỷ lệ khả năng chi trả 7 ngày đạt 0,79 (quy định tối thiểu 1)

Thông qua công tác đầu tư tín dụng, Agribank đã góp phần thực hiện nhiều chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển các vùng kinh tế khó khăn, các chương trình chính sách của Chính phủ như: Phát triển các vùng cây công nghiệp, chương trình đánh bắt xa bờ… Phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng: Về loại hình tín dụng; về phương thức cho vay; về đối tượng đầu tư.

Năm 2014, nhằm chuẩn hoá quy trình nghiệp vụ và để phù hợp với tình hình thực tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, Agribank đã ban hành quyết định số 66/QĐ- HĐTV-KHKD ngày 22/01/2014 thay thế Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo quy định về cho vay đối với khách hàng.

Agribank mở rộng tăng trưởng tín dụng đi đôi với việc đảm bảo an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng, tiếp tục kiểm soát chất lượng tín dụng, thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt được mục tiêu, kế hoạch xử lý nợ xấu hàng năm. Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn ra đời đã tạo điều kiện cho hệ thống Agribank tập trung hơn nữa trong việc đẩy mạnh chính sách tín dụng phục vụ TAM NÔNG, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân, cư dân sống ở nông thôn.

3.1.3.2. Về việc ban hành hệ thống văn bản phục vụ hoạt động kinh doanh

Agribank đã ban hành một hệ thống văn bản quy định về chính sách tín dụng phù hợp với quy định của Pháp luật và NHNN Việt Nam ở mỗi giai đoạn cụ thể.

Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 của Chủ tịch Hội đồng quản trị về việc ban hành qui định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank; quyết định số 1434/QĐ-HĐQT-TD ngày 22/10/2010 về việc ban hành quy định cho vay đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong hệ thống Agribank; quyết định về bảo lãnh, quyết định cho vay bằng ngoại tệ, quy định về bao thanh toán; quyết định số 1300/QĐ-HĐQT-TD về quy chế bảo đảm tiền vay; quyết định


số 1476/NHNo-TD ngày 29/05/2007 về việc hướng dẫn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, mua nhà ở và kinh doanh bất động sản; quyết định số 2473/NHNo-TDHo ngày 09/08/2007 về hướng dẫn cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán; văn bản số 8394/NHNo-TDHo ngày 17/11/2011 về việc “Hướng dẫn cho vay người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài”

Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 của Hội đồng Thành viên Agribank về việc ban hành quy định cho vay với khách hàng trong hệ thống Agribank được ra đời thay thế cho Quyết định 666 trước đây đã không còn phù hợp. Đồng thời với việc ban hành Quyết định 66, Ngân hàng đã đưa ra một hệ thống văn bản đồng bộ như: Quy trình cho vay hộ sản xuất, doanh nghiệp kèm theo quyết định 863/QĐ-NHNo-HSX, quyết định 766/NHNo-DN ngày 7/8/2014; quyết định số 31/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014, ban hành Sổ tay tín dụng... nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn triển khai cho vay các đối tượng khách hàng trong hệ thống.

Có thể nói, các quy trình tín dụng, quy trình nội bộ khác liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng được Agribank ban hành kịp thời, đầy đủ, phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngân hàng và dựa trên các quy định của Thống đốc NHNN, các quy định khác của pháp luật.

3.2. Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Agribank.

Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM Việt Nam trong đó có Agribank đã thúc đẩy phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng một cách đa dạng. Mặc dù thu nhập của Agribank từ hoạt động cung ứng dịch vụ ngoài tín dụng đã ngày càng gia tăng trong những năm qua, tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn là lĩnh vực mang lại lợi nhuận chủ yếu. Chính vì vậy, để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, Agribank đã không ngừng nghiên cứu thị trường đề đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của khách hàng. Với mục tiêu “Mang phồn thịnh đến khách hàng”, trên cơ sở nắm bắt nhu cầu của các đối tượng khách hàng, Agribank đã quan tâm đến việc phân khúc khách hàng trong việc thiết kế và cung ứng các sản phẩm dịch vụ nói chung và tín dụng nói riêng. Xây dựng và ngày càng hoàn thiện hệ thống XHTDNB là một trong những giải pháp lớn giúp Agribank có


thể đánh giá chính xác khả năng sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. Một mặt, tạo cơ sở cho Agribank có thể cung ứng tối đa nhu cầu về vốn cho khách hàng. Mặt khác, XHTDNB hỗ trợ phòng ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả trong hệ thống.

3.2.1. Thực trạng phân khúc thị trường tín dụng tại Agribank

3.2.1.1. Phương pháp phân khúc thị trường tín dụng tại Agribank

Hiện nay, trong hệ thống Agribank chưa có văn bản nào qui định riêng về việc phân khúc thị trường tín dụng. Tuy nhiên, phân tích nội dung ban hành của hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng trong hệ thống cho thấy, việc phân khúc khách hàng tín dụng tại Agribank được phân định rất rõ trong từng văn bản chỉ đạo hoạt động tín dụng của hệ thống như: Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank được ban hành kèm theo quyết định số 66/QĐ-HĐTV- KHDN; quyết định 32/QĐ-HĐTV-KHDN về một số chính sách tín dụng; quy chế cho vay đối với khách hàng cá nhân; quy chế cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp… Tại Điều 2, đối tượng áp dụng của Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank đã phân định rõ từng nhóm khách hàng lớn của Agribank đó là: Các tổ chức, Hộ gia đình, Cá nhân, tổ hợp tác Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài. Cụ thể:

- Khách hàng là tổ chức, gồm các đối tượng khách hàng sau: (1) Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; (2) Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã; (3) Doanh nghiệp nước ngoài thành lập và hoạt động theo luật nước ngoài thực hiện các dự án, phương án tại Việt Nam; (4) Các đơn vị sự nghiệp có thu, các tổ chức khác là pháp nhận theo quy định của Bộ Luật Dân sự.

- Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, gồm các đối tượng khách hàng sau: (1) Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác Việt Nam; (2) Khách hàng là cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

Đối với mỗi nhóm khách hàng khác nhau, Agribank đều ban hành các qui

định củ thể nhằm phù hợp với đặc điểm của từng nhóm khách hàng.

Qua nghiên cứu hệ thống văn bản, có thể hệ thống hóa phân khúc thị trường tín dụng tại Agribank theo trình tự các bước như sau:

Xem tất cả 303 trang.

Ngày đăng: 08/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí