Nhận Thức Của Doanh Nghiệp Việt Nam Về Vai Trò Của Văn Hóa Doanh Nghiệp (Năm 2003)

doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho rằng lô gô, triết lý kinh doanh của công ty chỉ là cái mác để quảng bá hình ảnh của công ty mà họ chưa nhận thức được vai trò quan trọng của chúng: lô gô chính là ấn tượng đầu tiên của khách hàng về một doanh nghiệp, là yếu tố để khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó, còn triết lý kinh doanh quyết định đến đường lối và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Thực tế chỉ có 10 trong tổng số doanh nghiệp được hỏi đưa ra ý kiến cho rằng: kinh doanh có văn hóa là biểu hiện rất quan trọng của Văn hóa doanh nghiệp. Đây là vấn đề đáng báo động đối với các doanh nghiệp Việt Nam vì trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì, kinh doanh có văn hóa, giữ chữ tín với khách hàng và bạn bè quốc tế là điều quan trọng nhất, là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.

Cho tới thời điểm này, Việt Nam đã bước vào những năm đầu tiên hội nhập kinh tế quốc tế sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, đất nước hội nhập kinh tế và song song với đó là sự hội nhập về văn hóa, thì thuật ngữ Văn hóa doanh nghiệp không còn thực sự xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Đề tài Văn hóa doanh nghiệp ngày càng được trao đổi sôi nổi trên các diễn đàn và phương tiện thông tin đại chúng. Đã có rất nhiều trang web được thiết lập như www.vhdn.vn hay www.doanhnhan360.com để thảo luận về vấn đề này, thu hút nhiều quan tâm cũng như ý kiến đóng góp của doanh nhân về Văn hóa doanh nghiệp. Việc xác định một cách đúng đắn thế nào là Văn hóa doanh nghiệp, các bộ phận cấu thành, vai trò và cách thức xây dựng Văn hóa doanh nghiệp mang ý nghĩa sống còn nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn khẳng định mình trong môi trường hội nhập toàn cầu.

1.2. Nhận thức về vai trò của Văn hóa doanh nghiệp


Kết quả khảo sát năm 2003 của Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội cho thấy: đa số quan niệm cho rằng Văn hóa doanh nghiệp có vai trò điều phối và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp.

Bảng 2.3: Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của Văn hóa doanh nghiệp (năm 2003)


Vai trò của Văn hóa doanh nghiệp

Tỷ lệ DN trả lời

Điều phối và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp

35,36%

Tạo sự gắn bó giữa các thành viên trong doanh nghiệp

33,33%

Tạo động lực làm việc cho nhân viên

13,33%

Tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

8,89%

Giảm các rủi ro

8,89%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp hoàn thiện - 7

Nguồn: Nguyễn Hoàng Ánh (2003), Giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.

Chỉ có 13,33% ý kiến cho rằng Văn hóa doanh nghiệp tạo nên động lực làm việc cho nhân viên, và chỉ 8,89% cho rằng Văn hóa doanh nghiệp tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các số liệu trên đã chứng minh, dù thời điểm này Văn hóa doanh nghiệp đã được quan tâm tìm hiểu, một số vai trò của Văn hóa doanh nghiệp đã được nhận ra, nhưng đâu là vai trò quan trọng nhất của Văn hóa doanh nghiệp thì không phải doanh nghiệp nào cũng nắm được. Như vậy, tại thời điểm nghiên cứu năm 2003, vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp Việt Nam có một nhận thức sâu sắc và đúng đắn về khái niệm và tầm quan trọng của Văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển lâu dài của tổ chức.

Ba năm sau cuộc khảo sát trên, dựa trên bảng số liệu điều tra của Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2006, có thể thấy nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của Văn hóa doanh nghiệp vẫn là vấn đề đáng lo ngại.

Bảng 2.4: Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của Văn hóa doanh nghiệp (năm 2006)


Vai trò của Văn hóa doanh nghiệp

Số DN lựa chọn

Tỷ lệ %

Gắn kết các thành viên và giảm xung đột

26

34,67

Giảm rủi ro

10

13,33

Tạo động lực làm việc

8

10,67

Nâng cao năng lực cạnh tranh

5

6,66

Điều phối và kiểm soát hoạt động

26

34,67

Nguồn: Lê Tường Lan (2006), Thực trạng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Số liệu này cho thấy, thời điểm năm 2006, nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của Văn hóa doanh nghiệp không có nhiều biến chuyển so với năm 2003. Một tỉ lệ lớn các doanh nghiệp (34,67%) cho rằng vai trò của Văn hóa doanh nghiệp là để gắn kết các thành viên và giảm xung đột, cùng số lượng ấy cho rằng Văn hóa doanh nghiệp có tác dụng điều phối và kiểm soát hoạt động trong doanh nghiệp, còn 10,67% tương đương với 8 doanh nghiệp cho rằng Văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên trong quá trình làm việc. Điều đáng lo ngại là chỉ có 5 doanh nghiệp – tương đương với 6,66% trên tổng số các doanh nghiệp được hỏi cho rằng Văn hóa doanh nghiệp tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trên thực tế có rất ít doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của Văn hóa doanh nghiệp, chỉ khi nào nắm rõ được vấn đề này và chú tâm hơn tới việc xây dựng một nền Văn hóa doanh nghiệp cho bản thân thì doanh nghiệp Việt Nam mới có đủ khả năng đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày càng tăng trên thương trường.

Mặc dù việc xây dựng Văn hóa doanh nghiệp chưa trở thành trào lưu phổ biến trong giới doanh nghiệp Việt Nam nhưng đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và đóng góp một phần không nhỏ vào sự thịnh vượng ở một số doanh nghiệp Việt Nam có đầu tư xây dựng Văn hóa doanh nghiệp. Những năm gần đây, có không ít doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu xây dựng được Văn hóa doanh nghiệp thành công như Trung Nguyên, Mai Linh, Việt Á..., có những đóng góp đáng kể vì lợi ích của toàn xã hội, thể hiện qua sản phẩm phục vụ lợi ích lâu dài cho cộng đồng, các chương trình từ thiện, khuyến học... Trên trang web của mỗi công ty đều có những mục riêng về Văn hóa doanh nghiệp. Nhiều người giải thích điều này là “phú quý sinh lễ nghĩa”, “ăn nên làm ra thì muốn làm gì đó cho khác người”. Nhưng thực chất, tất cả giám đốc của các công ty này đều đã có nhận thức đúng đắn về Văn hóa doanh nghiệp và khẳng định: Văn hóa doanh nghiệp chính là yếu tố cốt lõi quyết định thành công của họ. Những doanh nghiệp này đã phần nào tạo dựng được Văn hóa doanh nghiệp thành công trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

2. Thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam


Áp dụng nghiên cứu về cấu trúc của Văn hóa doanh nghiệp ở Chương 1 vào việc làm rõ thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, khóa luận sẽ tập trung phân tích các khía cạnh sau của Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam theo mức độ quan trọng giảm dần. Đầu tiên là các giá trị thuộc phạm vi bên trong doanh nghiệp, chính là thể hiện của lớp giá trị cốt lõi và lớp giá trị được chấp nhận trong cấu trúc Văn hóa doanh nghiệp (bao gồm mục đích và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ và nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp, tác phong của nhân viên và tình hình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp). Tiếp theo là các giá trị thể hiện ra bên ngoài của Văn hóa doanh nghiệp (bao gồm những biểu hiện bề nổi, ý thức chấp hành pháp luật, và hoạt động giao tiếp xã hội của doanh nghiệp).

2.1. Mục đích và triết lý kinh doanh


a. Mục đích kinh doanh

Mục đích kinh doanh của mỗi doanh nhân Việt Nam hiện nay rất đa dạng về tính chất vì lẽ sống của con người vô cùng phong phú, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Có thể thấy một số khuynh hướng nổi bật như: kinh doanh là để tiếp nối và duy trì truyền thống lâu đời của gia đình, kinh doanh là để kiếm được nhiều tiền, kinh doanh để có danh tiếng và địa vị xã hội, kinh doanh để khẳng định mình, để tự hoàn thiện bản thân và có cơ hội tự do phát triển... Bắt đầu từ công cuộc đổi mới cho đến nay, một mục đích kinh doanh mới đã dần hình thành trong các doanh nghiệp Việt Nam, đó là kinh doanh vì lợi ích của doanh nghiệp nói riêng và vì lợi ích của toàn dân tộc nói chung. Mỗi doanh nghiệp phát triển không chỉ vì lợi ích của bản thân, mà còn vì lợi ích của khách hàng, vì sự phát triển của quê hương và đất nước.

Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế đã phối hợp với tổ chức JICA Nhật Bản tiến hành cuộc điều tra về mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ dự án Ishikawa năm 2000 đối với 481 doanh nghiệp. Kết quả thu được như sau.

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam9


Mục đích kinh doanh

Tỉ lệ trả lời (%)

Muốn làm gì có ích cho xã hội

41,04

Muốn tự quyết định công việc của mình

27,03

Muốn tiếp tục công việc của mình hiện nay

16,04

Muốn phát huy tối đa khả năng của mình

13,05

Muốn kiếm nhiều tiền

9,07

Do công việc trước đây không thích hợp

5,01


9 Lê Đăng Doanh (2003), Doanh nhân mới ở Việt Nam - kết quả và thách thức, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Có thể thấy, mục đích kinh doanh vì lợi ích cộng đồng chiếm tỉ lệ cao nhất 41,04%. Nhóm động cơ kinh doanh nhằm phát huy năng lực cá nhân (27,03% + 13,05% = 37,05%) cũng chiếm tỉ lệ vượt trội so với các động cơ kinh doanh khác.

Điều đáng mừng là những giá trị cao đẹp trong mục đích kinh doanh của doanh nhân Việt Nam ngày càng được phát huy, đặc biệt là ở khối doanh nghiệp tư nhân. Mục đích kinh doanh vì muốn đóng góp cho xã hội từ 41,04% năm 2000 đã tăng lên 52,07% năm 2008. Ngoài ra còn có các mục đích kinh doanh khác như muố n là m việ c phù hợ p vớ i khả năng chuyên môn chiếm 20,81% hay muố n tạ o dự ng mộ t sự nghiệ p riêng chiếm 27,12%10. Điều này đã thể hiện những giá trị nhân văn cao đẹp trong tinh thần của các doanh nhân Việt Nam, tạo nền móng để xây dựng Văn hóa doanh nghiệp thành công.

b. Triết lý kinh doanh


Vai trò của triết lý kinh doanh vẫn chưa được coi trọng đúng mức trong các hoạt động kinh doanh ở nước ta hiện nay.

- Trong các doanh nghiệp Nhà nước: việc nhấn mạnh một chiều vào các chỉ tiêu kế hoạch định lượng (doanh số, lợi nhuận, hiệu quả, thuế...) đã phần nào làm giảm đi giá trị nhân văn và định hướng phát triển bền vững của triết lý kinh doanh. Để có một triết lý kinh doanh giá trị, nhà lãnh đạo cần có nhiều năm kinh nghiệm trên thương trường và trong lĩnh vực quản lý. Tuy nhiên, trong cơ chế quản lý của Việt Nam hiện nay thì chức năng, quyền hạn và thời hạn nắm quyền của lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước chưa được rõ ràng, ổn định... Vì vậy, đại đa số các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay đều không có triết lý kinh doanh được trình bày rõ ràng với đầy đủ chức năng và giá trị của nó.

Có thể kể ra rất nhiều triết lý kinh doanh chung chung, vô thưởng vô phạt được một số nhà quản lý kinh doanh tuyên truyền như: “Vì nhân dân phục vụ”, “Chúng ta phải biết hy sinh vì lợi ích tập thể”, “Kinh tế phải phục tùng chính trị”... Tuy nhiên, chính sách kinh doanh tự túc, lãi hưởng lỗ chịu hiện nay đã buộc các


10 Thư Hoài, Doanh nhân và kinh doanh – một cách tiếp cận khoa học, Thời báo kinh tế Sài Gòn Online, Số ngày 18/06/2009

doanh nghiệp Nhà nước để tâm tới được tầm quan trọng của triết lý kinh doanh đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- Trong các doanh nghiệp tư nhân: Các doanh nghiệp tư nhân không phải chịu sức ép và sự quản lý của nhiều cấp trên nên rất có điều kiện để phát huy dấu ấn cá nhân của mình, tổng kết kinh nghiệm kinh doanh thành triết lý và truyền bá, giáo dục nhân viên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường hiện nay ở Việt Nam, vẫn còn nhiều doanh nghiệp tư nhân mà chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, bị chi phối bởi lối làm ăn chụp giật, không nhận thức được hết vai trò của triết lý kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.

- Trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực kinh tế phát huy được vai trò của triết lý kinh doanh nhiều nhất ở nước ta hiện nay. Các công ty nước ngoài đã mang vào Việt Nam những triết lý kinh doanh hữu ích, thực sự phát huy được tác dụng trong việc quản lý và giáo dục các thành viên, góp phần làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững trên thị trường. Có thể đưa ra một vài ví dụ như “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, “Khách hàng luôn đúng”...

2.2. Trình độ nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp


Đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đa số vừa là chủ sở hữu vừa là người điều hành doanh nghiệp, hầu hết đều thiếu kiến thức quản lý cần thiết. Kết quả khảo năm 2006 đã chỉ ra: chỉ có 30% chủ doanh nghiệp là đã qua lớp quản lý trên dưới ba tháng, 25% chủ doanh nghiệp biết rõ Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân, 44% biết rõ các Luật thuế, 25% biết Luật lao động, 22% biết về Luật phá sản và đặc biệt chỉ có 8% biết về Luật khuyến khích đầu tư trong

nước11. Ba năm sau, một cuộc điều tra tiến hành năm 2009 với hơn 63.000 doanh

nghiệp trên cả nước cho thấy: 43,03% lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông, số lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ thạc sỹ trở lên chỉ


11 Vũ Quốc Tuấn (2006), Để hình thành và phát triển tầng lớp doanh nghiệp Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

có 12,89%12. Có thể nói, đến tận bây giờ đa phần các chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chưa được đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý, kinh tế – xã hội, văn hóa, luật pháp… và kỹ năng quản trị kinh doanh, nhất là kỹ năng kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế. Điều đó được thể hiện rõ trong việc nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành tốt các quy định về thuế, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, chất lượng hàng hóa, sở hữu công nghiệp…

Tại hội thảo “Văn hóa doanh nhân – Hội nhập và phát triển”, nhà văn Lê Lựu đã có lời nhận xét về doanh nhân Việt Nam: “... Chúng ta đang vấp phải những vật cản tự thân, đó là một số tính cách lỗi thời của chính người Việt chúng ta, như thiếu ý chí làm giàu, không có truyền thống kinh doanh. Có kinh doanh thì hay bắt chước nhưng thiếu sáng tạo. Ngoài ra còn có một số bản tính cố hữu, như mạnh về nghĩa nhưng yếu về tín. Thiếu sự hợp tác với nhau. Xã hội bao cấp trước kia còn để lại di căn là thói đạo đức giả và vô trách nhiệm...” Đây chính là những nhược điểm còn sót lại từ thời kinh tế bao cấp mà doanh nhân Việt Nam cần nhìn rõ và có những biện pháp tích cực để khắc phục.

Cũng phải ghi nhận rằng, ngày nay Việt Nam đang hình thành một lớp doanh nhân trẻ trung, năng động và sáng tạo, làm việc cần cù, chịu khó học hỏi và vươn tới cái mới. Tuổi đời trung bình của doanh nhân Việt Nam hiện nay là khá trẻ, khoảng 40 tuổi. Trong đó khoảng 42% doanh nhân ở độ tuổi 40 – 49, độ tuổi 30 – 39 chiếm 20%, độ tuổi 50 – 59 chiếm 32%. Tuy tỉ lệ chưa cao nhưng ngày càng xuất hiện nhiều nhà quản lý trẻ tuổi được đào tạo bài bản về các kỹ năng kinh doanh và quản lý. Ví dụ điển hình có thể kể đến là ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Giám đốc Công ty cà phê Trung Nguyên, với tuổi đời khá trẻ - sinh năm 1971 nhưng đến nay ông đã dẫn dắt cà phê Trung Nguyên trở thành một thương hiệu hàng đầu trong thị trường cà phê trong nước, đồng thời đang tiến tới mở rộng ra thị trường nước ngoài.

Trong những năm gần đây, có hai sự kiện có ý nghĩa quan trọng: Một là, trong cương lĩnh của Đảng và nhận thức xã hội đã xác nhận tầng lớp doanh nhân



12 PGS. TS. Nguyễn Thế Nghĩa, Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Số ngày 31/05/2009

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí