Tuy nhiên, sự ôn hòa trong Văn hóa dân tộc cũng khiến người Việt Nam ít khi dám trực tiếp bảo vệ ý kiến của mình.
j. Ảnh hưởng của tính tôn trọng thứ bậc trong xã hội
Do ảnh hưởng của sự đề cao thứ bậc trong xã hội nên giao tiếp trong doanh nghiệp Việt Nam thường bị chi phối bởi quan hệ tuổi tác, địa vị xã hội. Cùng là đồng nghiệp nhưng có thể xưng hô với nhau là chú – cháu, anh, chị - em… Cách xưng hô kiểu “gia đình hóa” như vậy khiến không khí tổ chức trở nên thân mật hơn nhưng lại làm giảm sự tách bạch giữa công việc và quan hệ riêng tư, gây trở ngại cho quá trình quản lý doanh nghiệp. Chẳng hạn, một người trẻ tuổi ở chức vụ quản lý khi xưng hô với một người công nhân là “cháu – bác” thì anh ta sẽ khó chỉ bảo, đốc thúc người công nhân lớn tuổi đó hoàn thành tiến độ công việc.
k. Ảnh hưởng của sự sùng bái các thế lực tự nhiên
Tư tưởng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” đã bám rễ sâu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, nên ngày nay nhiều người vẫn tin vào các yếu tố thần linh và may rủi. Tâm lý tin vào số phận còn phổ biến trong một bộ phận dân chúng. Một số doanh nhân đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên tuổi tác, vận mệnh, ngày giờ tốt xấu hơn là dựa vào các phân tích về thị trường. Họ đi cúng lễ để mong làm ăn phát đạt, thậm chí có người còn đặt bàn thờ Thần Tài tại cơ quan làm việc. Điều đáng nói là có nhiều công việc kinh doanh bị đình trệ trong những ngày đầu tháng, ví dụ như kiêng bị bạn hàng đòi nợ, kiêng ăn thịt chó…
l. Ảnh hưởng của sự suy giảm ý thức tôn trọng môi trường sống
Ý thức bảo vệ môi trường sống của người Việt Nam hiện nay chưa cao, đặc biệt là khi đứng trước cám dỗ của lợi ích cá nhân. Nạn chặt cây phá rừng, gây ô nhiễm môi trường đang lên đến mức báo động ở Việt Nam. Theo ông Phùng Văn Vui, chánh thanh tra Cục Bảo vệ Môi trường thì: “Cứ bốn đơn vị sản xuất thì có một cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Theo đúng luật thì nhiều nhà máy sẽ phải đóng cửa từ lâu, ví dụ như Nhà máy Gang thép Thái Nguyên. Các làng nghề thủ công vừa phát đạt thì làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống như làng gốm sứ Bát
Tràng, sơn mài Hà Tây, đồ gỗ Đồng Kỵ...”8. Theo thống kê, khoảng 90% cơ sở sản xuất công nghiệp, phần lớn là các khu công nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải. Các ngành công nghiệp đều gây ô nhiễm môi trường, nặng nhất là công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản. Sự phát triển kinh tế không tính đến môi trường là sự phát triển không bền vững, nếu các doanh nghiệp và cá nhân mỗi người Việt Nam không có ý thức tự bảo vệ môi trường thì chỉ trong một thời gian ngắn, chúng ta sẽ phải trả giá đắt.
2.2. Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới sự hình thành và phát triển Văn hóadoanh nghiệp Việt Nam
Áp lực cạnh tranh không những trên thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo được nét đặc trưng riêng biệt cho mình, và Văn hóa doanh nghiệp đã dần được nhận thức như một yếu tố tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy vậy, nhìn chung Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ đầu đổi mới vẫn mang những nét phong cách văn hóa nông nghiệp do một số lượng lớn lao động của khu vực nông nghiệp được chuyển sang khu vực công nghiệp. Tác phong kinh doanh có văn hóa, tuân thủ pháp luật chưa đi vào đời sống kinh doanh. Hiện tượng doanh nghiệp kinh doanh theo lối làm ăn “chụp giật”, không có chiến lược phát triển lâu dài, vi phạm hoặc lách luật để làm giàu; cán bộ các cơ quan nhà nước tham những, quan liêu, sách nhiễu các doanh nghiệp khiến nhiều người có khát khao làm giàu chính đáng trở nên chán nản về môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
Vượt lên những trở ngại về một môi trường kinh doanh chưa hoàn thiện, dần dần nhiều doanh nghiệp đã chứng minh rằng, người ta có thể làm giàu bằng kinh doanh lành mạnh, có văn hóa nhờ biết kết hợp những kinh nghiệm học hỏi được từ phong cách quản lý kinh doanh tiến bộ của phương Tây với việc phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong kinh doanh. Không ít doanh nghiệp đã tạo lập được niềm tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu sản phẩm của mình, liên tục được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao như Vinamilk, Kinh Đô, Việt Tiến,
8 Tâm Hạnh (2006), Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam: chuyện vẫn mới, Báo Công nghiệp Việt Nam, Số 12
Lioa, Kymdan… Các giải thưởng dành cho những nhà doanh nghiệp trẻ và sản phẩm có chất lượng cao do các hiệp hội lành nghề tổ chức như giải Sao đỏ, Sao vàng đất Việt, giải thưởng nhà Doanh nghiệp trẻ xuất sắc… đã thực sự tạo cho doanh nghiệp một động lực mới. Khát khao làm giàu cho bản thân và đất nước đã trở nên phổ biến trong thế hệ trẻ khi đất nước tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Thời kỳ đổi mới đã thổi một luồng sinh khí vào hoạt động kinh doanh Việt Nam, góp phần hình thành một số giá trị Văn hóa doanh nghiệp tích cực ở các doanh nghiệp Việt Nam. Về cơ bản, ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới có thể chia làm hai nhóm sau.
Tác động tích cực
- Vai trò của kinh doanh nói chung và doanh nhân nói riêng đã được cải thiện đáng kể trong con mắt xã hội. Việc nhiều người có bằng cấp cao, thậm chí từng làm cán bộ quản lý trong cơ quan Nhà nước vẫn chọn nghề kinh doanh, chứng tỏ xã hội đã thừa nhận tầm quan trọng của nghề này.
- Tiến trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế đã góp phần làm hoạt động kinh doanh ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, nhiều loại hình kinh doanh mới ra đời như các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, các hình thức kinh doanh quốc tế, lợi nhuận thu được từ kinh doanh cũng tăng lên. Điều này càng góp phần khẳng định và nâng cao vai trò của kinh doanh nói chung và doanh nhân nói riêng trong xã hội Việt Nam.
- Tiến trình hội nhập đã mở cửa cho nền kinh tế Việt Nam hòa nhập cùng nền kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh được mở rộng, tạo điều kiện cho các doanh nhân Việt Nam có cơ hội tiếp xúc với các kỹ năng quản lý kinh doanh hiện đại trên thế giới như marketing, xây dựng thương hiệu... Đồng thời, việc giao lưu với các nền Văn hóa kinh doanh bên ngoài đã bổ sung thêm những giá trị mới cho Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam như ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường…
Tác động tiêu cực
- Tác động tiêu cực lớn nhất của cơ chế thị trường đến Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam chính là sự đảo lộn các hệ thống giá trị trong mỗi con người nói riêng và xã hội nói chung. Trong một thời gian dài trước đây, xã hội Việt Nam có tâm lý không coi trọng, thậm chí nghi kỵ những người giàu có, nhất là các thương nhân. Của cải cá nhân chủ yếu có được nhờ tiết kiệm, tích cóp để chia lại một cách dè sẻn cho con cháu. Những ai mới vào đời thường phải dựa vào gia đình, vào người đi trước để xây dựng vị trí xã hội cho mình. Vì thế tôn ti trật tự trong xã hội được bảo đảm, các giá trị đạo đức ít bị xáo trộn. Khi bước vào cơ chế thị trường, một số thương nhân giàu lên nhanh chóng, chỉ trong vòng vài tháng mà số lợi nhuận bằng cả đời người cán bộ tích cóp trong thời bao cấp. Hơn nữa, người thành công lại thường là những người trẻ tuổi dám khám phá. Thực tế này đã làm đảo lộn hoàn toàn những quan niệm truyền thống, những giá trị đạo đức cũ. Tôn ti trật tự cũng không còn được coi trọng vì kinh nghiệm của lớp người đi trước không còn phù hợp với hoàn cảnh mới. Điều này ảnh hưởng nhiều đến Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Việc nhiều doanh nghiệp thành công không phải bằng con đường làm ăn chân chính đã làm một số doanh nhân mất tinh thần, nảy sinh tư tưởng làm ăn gian dối… Hơn nữa, môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa ổn định, chưa ủng hộ những doanh nhân làm ăn nghiêm chỉnh, nên tư tưởng này càng phát triển.
- Thêm vào đó, nhiều doanh nhân Việt Nam không được đào tạo cơ bản nên có nhiều hạn chế về kiến thức và trình độ. Thực tế này cộng với nền tảng tinh thần không ổn định đã làm nhiều doanh nhân có tham vọng không giới hạn trong việc làm giàu và tích lũy tư bản bằng mọi thủ đoạn. Có những doanh nghiệp vừa mới nổi lên như một tấm gương kinh doanh thành đạt đã bị đưa ra tòa vì trốn thuế hoặc tham ô tài sản nhà nước như: hãng nước hoa Thanh Hương, Tân Trường Sanh… Những vụ án kinh tế như Lã Thị Kim Oanh, Bùi Tiến Dũng PMU18… đã cho thấy khi quyền lực, cơ hội được đặt vào tay những con người hạn chế về trình độ và tư cách đạo đức, thì có thể làm nảy sinh những tham vọng tội lỗi vô hạn đến thế nào.
- Ngoài ra, do môi trường kinh tế thường xuyên có sự thay đổi trong luật lệ và chính sách nên các doanh nghiệp khó đảm bảo được chữ tín, hay viện dẫn các lý do khách quan để khước từ việc thực hiện cam kết. Nghiêm trọng hơn cả là nhiều người không coi đây là khiếm khuyết cần sửa chữa, mà lại coi đó là đường lối khôn ngoan của mình, chê đối tác là thiếu thông cảm, không linh hoạt. Chừng nào các doanh nhân còn chưa nhận ra tầm quan trọng của chữ tín trong các mối quan hệ, thì chúng ta còn khó lấy được niềm tin của đối tác.
- Mở cửa, hội nhập kinh tế cũng có những tác động tiêu cực như tâm lý sùng ngoại quá đáng, phủ nhận tất cả những giá trị cổ truyền của dân tộc. Sự sùng ngoại quá đáng làm giảm sút uy tín của doanh nhân Việt Nam trong con mắt của những đối tác nước ngoài, vì họ đã từ bỏ bản chất thật của mình để trở thành đồ giả trong con mắt của người ngoại quốc.
Tuy nhiên xét cho cùng, trong thời kỳ đổi mới, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, mà quan trọng hơn cả là sự giải phóng năng lực kinh doanh trong mỗi doanh nhân, tạo cơ hội cho họ được thể hiện mình, tiếp thu với các phương pháp quản lý kinh doanh tiến bộ trên thế giới, cọ xát trên thị trường quốc tế để cống hiến cho xã hội theo chí hướng của mình.
II. Thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam
1. Nhận thức về Văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam
Trên thế giới, khái niệm Văn hóa doanh nghiệp đã trở nên quen thuộc từ những năm 80, nhưng nó mới chỉ du nhập vào Việt Nam vào khoảng giữa thập kỷ
90. Đối với phần đông các doanh nghiệp thì khái niệm Văn hóa doanh nghiệp vẫn còn rất mới mẻ nhưng đối với các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách thì Văn hóa doanh nghiệp đã trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm ngay từ khi mới xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, mặc cho những nỗ lực đáng kể của các nhà nghiên cứu trong việc phổ biến kiến thức về Văn hóa doanh nghiệp nhưng không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng nhận thức được sự tồn tại của Văn hóa doanh nghiệp, chưa nói đến việc tận dụng nó để tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài.
1.1. Nhận thức về khái niệm Văn hóa doanh nghiệp
Cuộc khảo sát thuộc Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ B2002 – 40 – 17, Đại học Ngoại thương, tiến hành tháng 8 năm 2002 với 58 doanh nghiệp khác nhau đã đưa ra kết quả: 58,6% số doanh nghiệp được hỏi đồng nhất khái niệm Văn hóa doanh nghiệp với “đạo đức kinh doanh”. Thậm chí có người còn cho rằng không tồn tại Văn hóa doanh nghiệp trên thực tế, vì “đã kinh doanh thì phải gian trá”. 10,03% doanh nghiệp còn đồng nhất khái niệm Văn hóa doanh nghiệp với Văn hóa dân tộc.
Năm 2003, một cuộc điều tra khác thực hiện với 45 doanh nghiệp đã cho thấy sự chuyển biến trong nhận thức của giới doanh nghiệp về khái niệm Văn hóa doanh nghiệp.
Bảng 2.1: Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về khái niệm Văn hóa doanh nghiệp (năm 2003)
Tỉ lệ DN trả lời (%) | |
Là các thực thể hữu hình, hoạt động văn hóa bề nổi của doanh nghiệp | 22,22% |
Là các triết lý kinh doanh của doanh nghiệp | 24,44% |
Là niềm tin, thái độ, giá trị tồn tại trong doanh nghiệp | 28,89% |
Câu trả lời khác | 24,45% |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Cần Thiết Phải Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp
- Một Số Quan Điểm Chủ Đạo Khi Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp
- Thực Trạng Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Tại Việt Nam
- Nhận Thức Của Doanh Nghiệp Việt Nam Về Vai Trò Của Văn Hóa Doanh Nghiệp (Năm 2003)
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp hoàn thiện - 8
- Các Khó Khăn Của Doanh Nghiệp Khi Xây Dựng Và Phát Triển Thương Hiệu
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Nguồn: Nguyễn Hoàng Ánh (2003), Giải pháp xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.
Từ bảng trên chúng ta có thể thấy, nhận thức của các doanh nghiệp về Văn hóa doanh nghiệp năm 2003 đã có những định hình rõ rệt hơn so với cuộc điều tra tháng 8 năm 2002. Nhưng nhìn chung, đại đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có một
khái niệm đầy đủ về Văn hóa doanh nghiệp. Theo bảng này, có đến gần 1/4 số doanh nghiệp được hỏi đã cho rằng Văn hóa doanh nghiệp chỉ gói gọn trong “các hoạt động văn hóa bề nổi của doanh nghiệp” – chiếm 22,22%. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp tuy đã bước đầu nhận thức được Văn hóa doanh nghiệp là gì nhưng lại rất mơ hồ trong việc xác định các giá trị của Văn hóa doanh nghiệp mình. Phần lớn họ hiểu Văn hóa doanh nghiệp ở lớp vỏ bề ngoài, tức là đồng nhất toàn bộ nền văn hóa với những yếu tố bề nổi như: trang phục, biểu tượng, sản phẩm, cách thức xưng hô… Vì vậy khi được hỏi “Doanh nghiệp đã có ý thức định hướng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp chưa?”, những công ty này trả lời quả quyết là “có rồi” hoặc “đang tích cực xây dựng”. Nhưng khi được hỏi “Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng dựa trên những nền tảng căn bản nào?” hay “Nét đặc thù trong Văn hóa doanh nghiệp của công ty là gì?” thì họ không trả lời được. Nếu quan niệm một cách đơn giản như vậy, các doanh nghiệp có nguy cơ xây dựng Văn hóa doanh nghiệp một cách hình thức và không có chiều sâu, từ đó không thể tạo cho mình một nền móng văn hóa vững chắc được. Có 24,44% doanh nghiệp lại quan niệm Văn hóa doanh nghiệp là các triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Cách hiểu này tuy đúng nhưng chưa đủ. Chỉ có 13 doanh nghiệp, tức là chưa được 1/3 tổng số doanh nghiệp bắt đầu có cái nhìn sâu hơn tới các giá trị nền tảng bên trong doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp mặc dù có những đặc trưng văn hóa riêng, được xã hội thừa nhận nhưng bản thân doanh nghiệp chỉ biết đến những đặc trưng đó như là truyền thống doanh nghiệp, mà không ý thức được đó chính là nền tảng Văn hóa của doanh nghiệp mình. Phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước có truyền thống lao động sản xuất giỏi từ thời kinh tế bao cấp như Nhà máy Dệt kim Đông Xuân, Nhà máy Xe đạp Thống Nhất, Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông… Trong cuộc khảo sát Văn hóa doanh nghiệp tiến hành tháng 6 năm 2003 cũng thuộc khuôn khổ đề tài trên, cán bộ công nhân viên các nhà máy này đều tỏ ra rất tự hào về nhà máy của mình nhưng không hề biết tới khái niệm Văn hóa doanh nghiệp.
Theo cuộc khảo sát về Văn hóa doanh nghiệp thuộc khuôn khổ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện với 75 doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội năm 2006, kết quả đem lại như sau.
Bảng 2.2: Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về khái niệm Văn hóa doanh nghiệp (năm 2006)
Số DN lựa chọn | Tỷ lệ % | |
Các thực thể, các hoạt động văn hóa bề nổi của doanh nghiệp | 19 | 25,03 |
Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp | 23 | 30,67 |
Niềm tin và thái độ tồn tại trong doanh nghiệp | 18 | 24 |
Khái niệm khác | 15 | 20,03 |
Nguồn: Lê Tường Lan (2006), Thực trạng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Qua cả 2 bảng số liệu trên ta có thể thấy, khoảng thời gian 3 năm tuy không phải là ngắn nếu xét theo nghĩa đen, nhưng nó lại chỉ là một bước nhỏ trong quá trình thay đổi nhận thức, bởi từ năm 2003 đến 2006, các doanh nghiệp vẫn có nhiều cách hiểu lẫn lộn khác nhau về doanh nghiệp. Như đã nghiên cứu, Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp tất cả các yếu tố bao gồm những quá trình và cấu trúc hữu hình có thể nhìn thấy được (sản phẩm, khẩu hiệu, nghi thức…), các giá trị được chấp nhận và các quan niệm nền tảng (niềm tin, nhận thức, cảm xúc ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thành viên…) Tuy nhiên số liệu điều tra này cho thấy, nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về khái niệm Văn hóa doanh nghiệp năm 2006 vẫn còn khá mơ hồ và chưa đầy đủ. Có 19 trong tổng số 75 doanh nghiệp, chiếm 25,03% cho rằng Văn hóa doanh nghiệp chỉ đơn thuần là các hoạt động bề nổi của doanh nghiệp. Theo quan niệm của phần lớn các giám đốc, Văn hóa doanh nghiệp chỉ đơn thuần dừng lại ở những biểu hiện bên ngoài như: tổ chức mặc đồng phục, tặng quà sinh nhật hay tổ chức các hoạt động thể dục thể thao cho nhân viên… Hơn nữa, chỉ có 23 doanh nghiệp (30,06%) coi triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là Văn hóa