Các Khó Khăn Của Doanh Nghiệp Khi Xây Dựng Và Phát Triển Thương Hiệu

hiệu, tuy nhiên mới chỉ có 4,02% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là vũ khí cạnh tranh; 5,04% cho rằng thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp; còn 30% cho rằng thương hiệu sẽ giúp bán được hàng với giá cao hơn và đem lại tự hào cho người tiêu dùng. Trong khi đó có đến 90% người tiêu dùng cho rằng thương hiệu là yếu tố có tính quyết định khi họ lựa chọn mua sắm.

Việc đầu tư cho thương hiệu của doanh nghiệp còn quá ít, có 80% doanh nghiệp chưa có bộ phận chức năng lo quản lý nhãn hiệu, 64% doanh nghiệp đầu tư dưới 5% doanh thu cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu, 15% không hề chi cho việc xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn, trong đó chủ yếu là khó khăn về tài chính (chiếm khoảng 23%).

Bảng 2.6: Các khó khăn của doanh nghiệp khi xây dựng và phát triển thương hiệu


Các khó khăn gặp phải

Tỷ lệ (%)

Khó khăn về tài chính

23

Khó khăn về nạn hàng giả, vi phạm bản quyền

19

Khó khăn do cơ chế, chính sách, thủ tục

14

Khó khăn về nguồn nhân lực

11,08

Khó khăn do xây dựng chiến lược và cách thực hiện

8

Khó khăn do thủ tục hành chính

7,02

Khó khăn do giá dịch vụ

3,06

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp hoàn thiện - 9

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Số 327 tháng 8/2009


Nhiều doanh nghiệp xem nhẹ vai trò của thương hiệu sản phẩm hoặc thương hiệu doanh nghiệp nên không đăng ký thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ tại nước

nhập khẩu, do đó đã mất thương hiệu trên thị trường thế giới đối với một số sản phẩm như: nước mắm Phú Quốc, bia Sài Gòn, Vinataba...

Cũng cần phải ghi nhận rằng, trên thị trường Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các thương hiệu mạnh, bước đầu thâm nhập được vào thị trường nước ngoài. Nếu năm 1997 trong lần đầu tiên tổ chức giải thưởng Hàng Việt Nam Chất lượng cao, chỉ có 112 doanh nghiệp được bình chọn thì năm 2005 đã có 548 doanh nghiệp được bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, con số ấy đến năm 2006 là 643 doanh nghiệp, năm 2010 là 776 doanh nghiệp. Điều này cho thấy chất lượng hàng hóa Việt Nam ngày càng được chú trọng cải thiện, từ đó tăng khả năng cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp trong con mắt của đối tác và khách hàng.

2.6. Hoạt động giao tiếp của doanh nghiệp đối với xã hội


a. Ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp


Cơ chế thị trường và môi trường kinh doanh chưa được ổn định làm xuất hiện những hiện tượng kinh doanh không lành mạnh, những ví dụ tiêu cực về trốn thuế, tham ô tài sản Nhà nước, kinh doanh phạm pháp có tổ chức có thể kể tới như Minh Phụng Epco, Lã Thị Kim Oanh, Bùi Tiến Dũng...

Theo Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn thành phố mỗi tháng có khoảng 1000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Trong số đó, có tới 1/4 doanh nghiệp không đủ điều kiện để hoạt động. Số doanh nghiệp mới thành lập này thường chỉ nhằm mục đích thực hiện một phi vụ mua bán bất động sản, nhập khẩu một lô hàng lậu... Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra 220 doanh nghiệp mới thành lập, đã phát hiện 115 doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký, kinh doanh sai nội dung trên doanh nghiệp, không bố cáo thành lập doanh nghiệp. Đối tượng vi phạm chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn. Gần đây còn có hiện tượng “doanh nghiệp ma”, là những doanh nghiệp thành lập không nhằm mục đích sản xuất kinh doanh mà chỉ để mua bán hóa đơn bất hợp pháp, thu lợi bất chính rồi bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh. Phần lớn các giao dịch trong nền kinh tế Việt Nam

đều thực hiện bằng tiền mặt, nên mọi giao dịch kinh doanh hợp pháp đều được ghi nhận bằng chứng từ thanh toán. Phần lớn hóa đơn do Nhà nước phát hành, chỉ có một lượng nhỏ hóa đơn là do các doanh nghiệp tự in trong sự cho phép của Nhà nước. Vì vậy, hóa đơn gần như là công cụ chủ yếu để kiểm soát hoạt động giao dịch kinh doanh trên thị trường. Các doanh nghiệp, cá nhân muốn hợp pháp hóa hàng lậu, muốn tăng chi phí đầu vào, tăng khống thuế giá trị gia tăng đầu vào (được khấu trừ) để gian lận tiền thuế hoặc rút tiền từ ngân sách nhà nước nảy sinh nhu cầu mua hóa đơn giá trị gia tăng trên thị trường để hợp pháp hóa. Có cầu thì lập tức có cung, hàng loạt doanh nghiệp ma được thành lập để đáp ứng nhu cầu đó.

Theo như điều tra thì hiện nay, việc bán một hóa đơn VAT sẽ mang lại lợi nhuận vào khoảng 20% đến 50% số tiền ghi trên hóa đơn. Ví dụ, một tờ hóa đơn giá trị 10 triệu đồng, VAT là 1 triệu đồng, thì doanh nghiệp bán hóa đơn sẽ được hưởng từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Trong khi đó, một tờ hóa đơn mua tại cơ quan thuế chỉ mất 300 đồng. Từ đó mới thấy mức lợi nhuận mang lại cho các doanh nghiệp ma lớn thế nào, dẫn đến tình trạng loại hình tội phạm kinh tế này liên tục ra đời và phát triển.

Một hiện tượng nổi bật khác cũng gây nhiều bức xúc, đó là nạn tay trong ở đấu thầu, mà nguyên nhân cốt lõi là việc đấu thầu hạn chế, đấu thầu khép kín. Hậu quả tất yếu là những hiện tượng tiêu cực trong các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân như nạn ăn hối lộ, chỉ định thầu không công bằng...

b. Trách nhiệm đối với xã hội


Các doanh nghiệp có văn hóa thường có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Trong thời gian gần đây đã có rất nhiều phong trào quyên góp từ thiện cho quỹ người nghèo, quỹ người khuyết tật, quỹ nạn nhân chất độc màu da cam... Và mỗi lần tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đều có những đóng góp đáng kể cho những quỹ nói trên. Ngoài ra, tự bản thân nhiều doanh nghiệp đã tổ chức những chương trình nhân đạo và tài trợ, như chương trình “Khuyến học đom đóm” của sữa Cô gái Hà Lan, chương trình “Omo, áo trắng đến trường” của Unilever Việt Nam...

Hoạt động bảo vệ môi trường cũng là một đề tài gây nhiều sự chú ý. Do được tiếp xúc nhiều hơn với nền văn minh công nghiệp trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam bước đầu đã ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và đã có những đóng góp đáng kể vào hoạt động này. Tuy nhiên, nhìn chung luật pháp Việt Nam về bảo vệ môi trường chưa chặt chẽ nên vẫn xảy ra trường hợp vi phạm pháp luật môi trường, gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe con người. Chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh đã có tới 16 khu công nghiệp và 3 khu chế xuất hoạt động, hàng ngày thải khoảng 25.000m³ nước bẩn không qua xử lý ra môi trường vì chưa có hệ thống xử lý nước thải tại phần lớn các khu công nghiệp. Đặc biệt nghiêm trọng gần đây là vụ việc Vedan xả nước thải công nghiệp trực tiếp ra sông Thị Vải, gây hậu quả vô cùng nặng nề. Theo báo cáo điều tra, Vedan Việt Nam xả ra sông Thị Vải trung bình hơn 100.000m3 nước thải/tháng, các chỉ số ô nhiễm vượt mức cho phép từ hàng trăm đến hàng ngàn lần14. Xét cho cùng, chính sự thiếu ý thức, luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu của doanh nghiệp đã gây ra những hậu quả khó có thể cứu vãn đối với môi trường.

c. Tinh thần đoàn kết giữa các doanh nghiệp


Các doanh nghiệp Việt Nam cũng hiểu rõ yêu cầu phải đoàn kết hợp tác với nhau để bảo vệ lợi ích chung trong cuộc cạnh tranh trên thương trường thế giới. Tuy nhiên, theo kết quả một cuộc khảo sát được đưa ra tại “Hội thảo Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân trong quá trình hội nhập” do báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào ngày 7/11/2006 tại Hà Nội, doanh nhân có tinh thần hợp tác tốt chỉ chiếm 12%, nhưng kém thì có tới 52%. Các doanh nghiệp có uy tín quốc tế chỉ chiếm 4% và khả năng cạnh tranh quốc tế là 8%.

Phần lớn các doanh nghiệp đều tham gia và mong muốn phát triển hơn nữa các Hiệp hội doanh nghiệp, các hội nghề nghiệp vì một trong những cam kết quan trọng của Việt Nam khi gia nhập WTO là Nhà nước sẽ không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, trong khi Nhà nước chỉ đóng vai trò


14 Báo Lao Động, số 279 Ngày 08/12/2009

trọng tài thì chính các Hiệp hội sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng các cơ hội trong thời kỳ hội nhập. Hiện nay, theo tổng kết của Tổ chức Phi chính phủ thuộc Bộ Nội vụ, đã có hơn 70 Hiệp hội doanh nghiệp có phạm vi hoạt động trên toàn quốc và khoảng 100 Hiệp hội doanh nghiệp hoạt động trong các tỉnh, thành phố. Nhiều Hiệp hội đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho hội viên và được hội viên ủy thác trong những quan hệ đối nội và đối ngoại liên quan tới chức năng của Hiệp hội. Chẳng hạn, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) được thành lập nhằm mục đích phối hợp, liên kết các hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong ngành thủy sản, nhằm giúp nhau nâng cao giá trị, chất lượng, khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam. Với 185 hội viên, tổng doanh số của các hội viên VASEP chiếm tới gần 90% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước.

Tuy nhiên, theo điều tra của Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, trong những năm qua các Hiệp hội doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa phát huy hết khả năng trong việc tư vấn kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ tiếp cận thị trường và cung cấp các thông tin về thị trường trong và ngoài nước. Ở thời kỳ đầu gia nhập WTO, Việt Nam đã gặp phải 20 vụ kiện chống bán phá giá, 5 vụ kiện tự vệ và nhiều vụ kiện khác có liên quan đế chất lượng hàng hóa, bản quyền sở hữu trí tuê... Các Hiệp hội liên quan đã phải lúng túng một thời gian để tổ chức lại bộ máy nhân sự trước khi đi hầu kiện. Sự kiện các doanh nghiệp Việt Nam thua trong vụ kiện bán phá giá cá basa cũng một phần nào đó là do chưa phát huy được hết năng lực của Hiệp hội xuất khẩu thủy sản trong việc hỗ trợ thâm nhập thị trường nước ngoài và bảo vệ quyền lợi cho hội viên. Ngoài ra, các hội viên chưa nhận thức hết được tiềm năng của Hiệp hội doanh nghiệp trong việc tạo ra sức mạnh tổng hợp của ngành để cạnh tranh với doanh nghiệp bên ngoài.

Sự liên kết giữa Hiệp hội và hội viên chưa chặt chẽ, doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc cam kết với Hiệp hội, vẫn còn hiện tượng các thành viên cạnh tranh không lành mạnh với nhau làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Hiệp hội. Nói tóm lại, hình thức liên kết doanh nghiệp theo Hiệp hội tại Việt Nam vẫn còn một số điểm yếu cần khắc phục, nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò tích cực

của các tổ chức này đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hội viên.

3. Đánh giá thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam


Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, không ít doanh nghiệp Việt Nam đã trưởng thành, trụ vững và phát triển mạnh mẽ, mà nguyên nhân sâu xa chính là do các doanh nghiệp này đã và đang coi trọng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp bản sắc của mình. Qua phân tích thực trạng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam, có thể thấy được những điểm mạnh và điểm yếu nổi bật sau.

3.1. Điểm mạnh


a. Các doanh nghiệp Việt Nam đa số đã biết coi trọng ý nghĩa cao đẹp của mục tiêu kinh doanh. Điều này được thể hiện rõ trong tầm nhìn, sứ mệnh và những giá trị cốt lõi của Văn hóa doanh nghiệp. Họ kinh doanh không phải chỉ vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà còn vì sự lao động sáng tạo làm việc quên mình để cống hiến cho xã hội. Do đó, các giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi trong phương châm hành động của họ thường là những giá trị cao đẹp như đề cao nguồn lực con người, coi trọng các đức tính trung thực, kinh doanh chính đáng, quan tâm đến chất lượng và việc thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp mình với cộng đồng và xã hội.

b. Văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam thường mang đậm dấu ấn của người chủ doanh nghiệp và được hình thành sau một thời gian dài kinh doanh. Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, các thế hệ lãnh đạo nối tiếp nhau, có một số giá trị văn hóa được xác lập lại, một số giá trị cũ có thể bị lu mờ nhưng những giá trị cốt lõi của Văn hóa doanh nghiệp dù trải qua bao giao đoạn thăng trầm vẫn luôn tồn tại.

c. Các doanh nghiệp Việt Nam thường đưa những giá trị Văn hóa mong muốn vào thực tế bằng cách thiết kế hệ thống quản trị doanh nghiệp phù hợp. Nhận thức được ảnh hưởng trực tiếp của công tác quản lý (phong cách và quan niệm của ban lãnh đạo, mục tiêu, chiến lược kinh doanh, hệ thống quản trị nhân sự, cơ cấu tổ chức, chính sách kiểm soát nội bộ...) đến việc xây dựng Văn hóa doanh nghiệp, các

doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chú trọng xây dựng một hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả, đồng thời quan tâm hơn đến công tác đào tạo cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ lao động trong doanh nghiệp.

3.2. Điểm yếu


Tuy đạt được nhiều bước tiến mới trong xây dựng Văn hóa doanh nghiệp nhưng hiện nay vẫn còn không ít lãnh đạo doanh nghiệp chưa nhận thức được vai trò, động lực của Văn hóa doanh nghiệp nên trong quá trình kinh doanh đã bộc lộ những bất cập, ảnh hưởng tiêu cực và làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là một số hạn chế chính của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xây dựng Văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.

a. Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam chưa cải thiện được tầm nhìn hạn hẹp, tư duy ngắn hạn. Một hạn chế lớn khác đã bộc lộ rõ nét trong Văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp nước ta khi hội nhập là sự hạn chế về tầm nhìn cũng như khát vọng của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Xuất thân từ nền kinh tế tiểu nông, con người Việt Nam thường có tầm nhìn thấp, ngắn hạn, hay thay đổi và muốn đi đường tắt, thay vì kiên nhẫn chờ đợi kết quả lâu dài. Muốn có và đạt được những mục tiêu dài hạn, đòi hỏi doanh nhân phải có tầm nhìn dài hạn. Vì không có tầm nhìn dài hạn nên các doanh nhân Việt Nam thường không xây dựng mục tiêu dài hạn và có kế hoạch đầu tư thích hợp. Đa số doanh nhân khi lập doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc xây dựng một công ty hàng đầu Việt Nam, ít khi nghĩ xa hơn tới việc xây dựng các thương hiệu toàn cầu, tham gia vào giải quyết các bài toán tiêu dùng cho toàn thế giới.

b. Trong hoạt động và quản lý, doanh nghiệp Việt Nam vẫn thiên về quan hệ, chạy chọt, dựa dẫm. Ở nước ta, đặc tính coi trọng quan hệ cá nhân, xu hướng cá nhân hóa các mối quan hệ kinh doanh, ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước vẫn tồn tại khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp tập trung thời gian và tiền bạc cho một hoặc một số nhân vật quan trọng của đối tác, cho các mối quan hệ cá nhân có lợi cho công việc. Xu hướng kinh doanh dựa vào quan hệ rộng như là một chủ bài, mạnh hơn cả năng lực. Lợi ích quá nhiều từ quan hệ cá nhân, dùng quan hệ để thắng thầu bất

chính, thậm chí dùng cả quyền lực để bóp méo lực lượng thị trường... là những hiện tượng đang gây bức xúc trong toàn xã hội. Cuộc đấu tranh quyết liệt chống tham nhũng và làm trong sạch bộ máy công quyền sẽ là một trong những yếu tố có tính quyết định trong việc xóa bỏ tình trạng “chạy cửa sau” và phục hồi luật chơi minh bạch trên thương trường.

c. Cung cách làm ăn của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ lẻ, tùy tiện, thiếu chuyên nghiệp, thiếu sáng tạo. Các doanh nghiệp Việt Nam vốn bị kém thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế do cung cách làm ăn manh mún, chạy theo lợi nhuận trước mắt mà ít nghĩ đến cục diện chung. Nhiều doanh nghiệp không có khả năng tổ chức thực thi sản xuất và kinh doanh ở quy mô lớn cho cùng loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Việt Nam chưa có doanh nghiệp lớn tầm cỡ thế giới, những doanh nghiệp hàng đầu cũng chỉ mới tương đương với những doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước phát triển. Cách kinh doanh cục bộ, cẩu thả trong ký kết và thực hiện hợp đồng… đang tồn tại và hoàn toàn không phù hợp với môi trường kinh doanh văn minh, hiện đại. Người Nhật Bản trước khi làm điều gì, họ nghiên cứu kỹ mục tiêu đến 90%, việc điều chỉnh trong khi thực hiện không quá 10%. Còn ở Việt Nam thì vừa uống cà phê, uống bia vừa bàn bạc, sau đó thống nhất với nhau làm, nên khi làm phải điều chỉnh và cuối cùng mục tiêu mà chúng ta đạt được so với mục tiêu ban đầu thay đổi rất nhiều. Trong văn hóa kinh doanh của người Việt Nam, nhiều thói quen, cung cách làm ăn cũ, lạc hậu, tùy tiện vẫn đang tồn tại; phong cách làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, sẵn sàng hợp tác chưa định hình rõ nét. Sự gian dối trong kinh doanh vẫn còn tồn tại, không ít doanh nhân đã thẳng thắn bộc lộ “Buôn bán thật thà thì chỉ có ăn cám”, vì thế họ tìm mọi cách trốn lậu, phi pháp, lách luật để làm ăn.

d. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn xem nhẹ chữ tín: Buôn bán phải giữ chữ tín, đó chính là Văn hóa kinh doanh được bắt nguồn từ khi hình thành thị trường. Trong tập quán cũ của nền kinh tế tiểu nông, chữ tín không được đề cao. Theo nhiều nhà kinh doanh nước ngoài, các doanh nhân Việt Nam không coi trọng chữ tín, hay viện dẫn các lý do khách quan để khước từ việc thực hiện cam kết, gây

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí