Sự Cần Thiết Phải Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp

- Thương hiệu, lô gô, khẩu hiệu và các tài liệu quảng cáo khác của doanh nghiệp: Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Một thương hiệu khi đã được chấp nhận, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đích thực, những lợi thế rõ rệt trên thương trường. Đó là khả năng tiếp cận thị trường một cách dễ dàng hơn, sâu rộng hơn, ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa mới. Lô gô có tác dụng làm cho thương hiệu của doanh nghiệp nổi bật và ấn tượng hơn, tạo ra sự nhận biết rất mạnh bằng thị giác, nhờ đó có thể được ghi nhớ lâu hơn trong tâm trí đối tác và khách hàng. Chẳng hạn như hình vẽ quả táo khuyết một góc sẽ được tiếp nhận dễ dàng và nhanh hơn dòng chữ Apple.

- Cơ cấu tổ chức phòng ban của doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức phòng ban là khác nhau ở mỗi công ty. Nó phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, đặc tính của sản phẩm mà doanh nghiệp đó cung cấp, phụ thuộc vào tính chất của khách hàng và rất nhiều yếu tố khác. Việc tổ chức phòng ban một cách hợp lý sẽ có ảnh hưởng tích cực tới tinh thần làm việc và trách nhiệm của tập thể cán bộ công nhân viên đối với công ty.

- Các văn bản ấn định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp: Tập hợp các văn bản này có thể là các giấy tờ xác nhận quyền hoạt động kinh doanh, xác định rõ lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng có thể là văn bản quy định và điều chỉnh hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, quy định chế độ lao động, khen thưởng hoặc kỷ luật đối với mọi thành viên trong công ty.

- Ngôn ngữ, trang phục, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, ứng xử của đội ngũ nhân viên: Đây là những yếu tố thể hiện một cách trực tiếp tới khách hàng về nền văn hóa trong nội bộ doanh nghiệp đó. Phong thái ứng xử, cách biểu lộ cảm xúc của đội ngũ nhân viên đóng vai trò quan trọng trong việc dành cảm tình và sự gắn bó lâu dài của khách hàng. Các yếu tố khác như ngôn ngữ, trang phục giúp xây dựng hình tượng về mặt bằng văn hóa chung của doanh nghiệp đó.

- Những huyền thoại về doanh nghiệp: Những câu chuyện huyền thoại về doanh nghiệp được lưu truyền qua các thế hệ thành viên bằng cách kể lại. Những

huyền thoại đó giúp xây dựng niềm tin trong lòng các thành viên vào sức mạnh của doanh nghiệp.

- Lễ nghi, lễ kỷ niệm và lễ hội hàng năm: Đây là những hoạt động không thể thiếu để bồi đắp niềm tin cho mọi người vào sức mạnh của doanh nghiệp. Các lễ kỷ niệm sẽ làm tôn vinh những giá trị Văn hóa doanh nghiệp. Những sự kiện này thường được tổ chức công khai và đều đặn hàng năm, có tác dụng nhắc nhở cho các thành viên về truyền thống của doanh nghiệp.

b. Các giá trị được chấp nhận


Mục đích, chiến lược kinh doanh và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp sẽ định hướng cho mọi kế hoạch và hoạt động của tập thể nhân viên. Đó cũng chính là những giá trị được tuyên bố rộng rãi ra công chúng và là một bộ phận của những giá trị Văn hóa doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

- Mục đích kinh doanh giải thích nguyên nhân tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp: Hoạt động vì cái gì? Hoạt động vì ai? Hoạt động nhằm mục đích cuối cùng là gì? Việc xác định đúng mục đích kinh doanh có vai trò quyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp, vì dựa vào đó doanh nghiệp có thể định hướng sử dụng tối ưu nhất các nguồn lực, tạo cơ sở cho việc xác lập những mục tiêu ngắn và dài hạn.

- Chiến lược kinh doanh là những kế hoạch hành động được cụ thể hóa. Chiến lược kinh doanh được xây dựng bài bản và hợp lý sẽ giúp tập hợp các nguồn lực thành sức mạnh thống nhất để đạt được mục đích kinh doanh đề ra.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp hoàn thiện - 3

- Triết lý kinh doanh: Tiến sĩ Đỗ Minh Cương đã đưa ra định nghĩa như sau: “Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh”5. Các nhà sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có vai trò quyết định đối với việc tạo lập một triết lý kinh doanh. Nhưng nó chỉ thực sự là triết lý kinh doanh

chung của doanh nghiệp khi được toàn thể cán bộ công nhân viên tự nguyện và tự giác chấp nhận. Muốn vậy thì triết lý kinh doanh trước hết phải được xây dựng và


5 TS. Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

hoàn thiện một cách công khai, dân chủ và mở rộng. Tất cả mọi người có thể tham gia thảo luận để xây dựng nó. Không chỉ có vậy, triết lý kinh doanh phải đảm bảo được lợi ích của tầng lớp người lao động chứ không chỉ lợi ích của chủ doanh nghiệp. Nó phải làm cho mọi người tin rằng lợi ích mà họ thu được sẽ tỷ lệ thuận với sự đóng góp của họ với công ty, và từ đó, công ty sẽ có một tương lai lâu dài và bền vững.

“Những giá trị được tuyên bố” có vai trò định hướng hoạt động cho các thành viên trong doanh nghiệp theo những mục tiêu cụ thể và chính xác. Ví dụ như mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra năm nay là đạt được doanh số gấp đôi năm ngoái, khi đó các thành viên trong doanh nghiệp sẽ đề ra chiến lược kinh doanh cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Rồi trong quá trình hoạt động thực tế, trong từng tình huống cụ thể, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp sẽ có những cách đối phó và ứng xử sao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh đã đề ra.

c. Những quan niệm nền tảng


Những quan niệm nền tảng, hay cũng được gọi là giá trị cốt lõi, là tầng sâu nhất của Văn hóa doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi chính là những nguyên lý chủ chốt và lâu dài, mang tính dẫn đường và bất biến mặc cho điều kiện thị trường có thay đổi thế nào đi nữa. Đó chính là niềm tin, là nhận thức, là suy nghĩ được hình thành và tồn tại trong một thời gian dài, trở thành mặc nhiên và ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thành viên; từ đó góp phần điều chỉnh hành vi của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Chẳng hạn, Bill Hewlett và David Packard (những nhà sáng lập tập đoàn HP) có quan điểm tôn trọng cá nhân nhưng điều đó không xuất phát từ bất cứ sách vở hay học thuyết nào, mà là niềm tin của chính bản thân họ. Hay như William Procter và James Gamble (tập đoàn P&G) không chỉ xem “chất lượng tuyệt hảo” đơn thuần là một chiến lược kinh doanh, mà họ coi đó là một tín điều thiêng liêng, một giá trị cốt lõi trong hơn 150 năm lịch sử công ty.

Giá trị cốt lõi có thể được thể hiện bằng nhiều cách, song chúng luôn đơn giản, rõ ràng, thẳng thắn và đầy sức mạnh. Ở Wal – Mart, Sam Walton đã nói về giá trị cốt lõi của công ty mình như sau: “Chúng tôi đặt khách hàng lên trên hết. Nếu

bạn không phục vụ khách hàng hoặc hỗ trợ cho những ai phục vụ khách hàng, thì bạn không phải là người chúng tôi cần”. Một trường hợp khác, James Gamble thì phát biểu đơn giản và tao nhã về giá trị cốt lõi của công ty P&G là: “Nếu bạn không làm ra được một sản phẩm có chất lượng tốt, hãy làm lại sản phẩm đó dù vất vả đến thế nào đi nữa”. Mỗi doanh nghiệp nhìn chung chỉ có vài giá trị cốt lõi, bởi đây là những giá trị hết sức cơ bản và ít khi thay đổi, giá trị cốt lõi luôn trường tồn qua các giai đoạn thăng trầm của mỗi doanh nghiệp.

Mối quan hệ chặt chẽ giữa ba tầng lớp trên đã tạo nên Văn hóa doanh nghiệp. Để xây dựng được nền văn hóa phong phú và lâu bền thì nhà lãnh đạo là người đặt nền móng và xác định bước đi ban đầu, trên cơ sở đó xây dựng các chính sách và hành động cụ thể. Các giá trị cốt lõi như niềm tin phải luôn đi trước chính sách, thực hành và mục tiêu. Tuy nhiên không phải tất cả, mà chỉ một số ít doanh nghiệp lớn khởi nghiệp với một tư tưởng cốt lõi rõ ràng. Còn đa phần các doanh nghiệp chỉ hình thành tư tưởng của mình sau khi đã trải qua giai đoạn thành lập và phát triển đầu tiên. Toàn thể cán bộ công nhân viên sẽ là những người tham gia đóng góp những viên gạch xây dựng xuyên suốt chặng đường tồn tại của doanh nghiệp đó, trải qua những thử thách, thành công, thất bại, để rồi chắt lọc được những giá trị văn hóa cốt lõi đích thực làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.‌

II. Vai trò của Văn hóa doanh nghiệp


1. Đối với doanh nghiệp


1.1. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên nét đặc trưng riêng cho doanh nghiệp, giúp phân

biệt với các doanh nghiệp khác.


Khi mới thành lập, doanh nghiệp chưa thể có một nền văn hóa ổn định, chưa có bản sắc văn hóa riêng. Qua một quá trình hoạt động lâu dài, trải qua những thành công, thất bại, đấu tranh và xây dựng, các yếu tố của văn hóa sẽ được hình thành, chắt lọc để rồi tồn tại thành một hệ thống, tạo ra đường lối kinh doanh riêng của doanh nghiệp đó, giúp phân biệt nó với các doanh nghiệp và tổ chức xã hội khác.

Phong cách đó đối với doanh nghiệp cũng quan trọng giống như “không khí và nước” đối với con người vậy.

Thật dễ dàng để nhận ra phong cách của một doanh nghiệp thành công, phong cách ấy thường gây ấn tượng rất mạnh cho người ngoài và là niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp. Hãng thức ăn nhanh McDonald’s được biết đến trên toàn thế giới với biểu tượng chữ M màu vàng trên nền túi giấy màu đỏ để đựng đồ ăn. Không những vậy, cách bố trí của quán ăn, đồng phục của nhân viên cùng phong cách phục vụ cũng là nét văn hóa nổi bật của McDonald’s mà người tiêu dùng không thể nhầm được với các hãng khác. Nhờ những đặc điểm đó, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết thương hiệu McDonald’s và yên tâm với chất lượng đồ ăn mua tại hãng.

1.2. Điều phối, kiểm soát và định hướng hành vi của các thành viên


Văn hóa doanh nghiệp tạo ra khuôn mẫu ứng xử, được thành viên chấp nhận và tuân thủ, thể hiện sự hòa đồng bên trong doanh nghiệp nói chung, cũng như việc ra quyết định trong những trường hợp cụ thể. Khuôn mẫu ứng xử ấy chính là những chuẩn mực chung, những giá trị giúp biểu dương những hành vi tốt, lên án những hành vi xấu, từ đó mọi người biết nên làm gì và không làm gì. Hay nói cách khác, Văn hóa doanh nghiệp được coi là một công cụ điều tiết mềm (luật bất thành văn) thông qua hệ thống giá trị, các chuẩn mực, truyền thống, tập tục…đã được gây dựng và thừa nhận trong doanh nghiệp. Trong hoạt động quản lý, văn hóa cũng được coi là công cụ kiểm soát cực kỳ hiệu quả vì nó tạo nên niềm tin và sự tự giác ở các thành viên. Một hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ có hiệu quả thực sự khi hướng con người đến sự tự nguyện và tự giác trong hành động của họ. Chính những giá trị văn hóa phù hợp và được tôn trọng sẽ tạo ra niềm tin và phần nào hạn chế một cách có hiệu quả hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp.

Bên cạnh chức năng kiểm soát hành vi của cá nhân, Văn hóa doanh nghiệp còn có chức năng định hướng hành vi. Một khi những giá trị, quan niệm, mục tiêu của tổ chức được các thành viên chấp nhận, họ sẽ hành động và quyết định trên cơ sở những quan niệm, giá trị của tổ chức đó. Tất cả những quyết định đưa ra đều phải

phù hợp với những giả thuyết, nguyên tắc, giá trị của doanh nghiệp. Đây chính là sự nhất quán trong hành vi mà không cần ban hành các quy định, văn bản hướng dẫn nào. Văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp ban lãnh đạo của tổ chức giảm nhu cầu trong việc xây dựng các quy tắc định hướng hành vi của người lao động vì tất cả những giá trị của doanh nghiệp đã ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức của nhân viên.

1.3. Tạo động lực làm việc và củng cố lòng trung thành của nhân viên


Các điều khoản đãi ngộ, lương bổng và chế độ làm việc có tác dụng thu hút ban đầu đối với nhân viên, nhưng chỉ có vai trò tạo ra sự thỏa mãn ban đầu. Thực tế cho thấy, những nhân viên đến với doanh nghiệp và ở lại lâu dài không chỉ vì mức lương cao, mà quan trọng hơn là vì môi trường nội bộ của doanh nghiệp có thể tạo hứng thú làm việc, tạo nên cảm giác thân thuộc, và tạo cơ hội cho họ được khẳng định mình. Con người là nguồn tài nguyên bên trong quý giá nhất, là nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có sự nhất trí cao giữa các thành viên về mục đích, niềm tin, giá trị thì lòng trung thành và sự cam kết với nơi mà họ đang cống hiến sức lao động càng lớn. Hay nói một cách khác, chính Văn hóa doanh nghiệp đã làm giảm thiểu xu hướng thay đổi tổ chức của người lao động, nó tạo động lực để khích lệ nhân viên cố gắng và gắn bó lâu dài với tổ chức.

1.4. Giải quyết vấn đề xung đột cá nhân – tập thể


Doanh nghiệp là sự tập hợp của nhiều cá nhân với nguồn gốc, lối sống, cá tính, động cơ và mục tiêu… khác nhau. Tính thống nhất, đồng tâm hiệp lực mà Văn hóa doanh nghiệp mang lại chỉ có được khi họ cùng nhau chấp nhận và chia sẻ những giá trị và chuẩn mực chung. Các giá trị ấy phải là những giá trị nhân văn cao đẹp mới có thể tập hợp được mọi người và được nhiều người thừa nhận. Ở cấp độ cá nhân, một trong những chức năng của Văn hóa doanh nghiệp là truyền tải những nhận thức chung đó thông qua quá trình đào tạo và tuyển chọn nhân viên mới. Khi một doanh nghiệp xây dựng được hệ thống những giá trị chung phù hợp thì tự nó sẽ giúp nhân viên hành động và phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng đúng hướng và có hiệu quả mà không cần có quá nhiều quy chế, mệnh lệnh cũng như áp lực truyền tải nhận thức chung từ cấp trên.

1.5. Khích lệ khả năng sáng tạo và đổi mới trong doanh nghiệp


Sáng tạo và đổi mới là yếu tố tiên quyết để duy trì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Một vấn đề được đặt ra là làm thế nào để khích lệ sự sáng tạo của nhân viên, khiến họ luôn luôn có những đóng góp mới mẻ. Tại những doanh nghiệp có môi trường văn hóa mạnh mẽ sẽ nảy sinh sự tự lập đích thực ở mức độ cao nhất, nghĩa là các nhân viên được khuyến khích đưa ra sáng kiến, thậm chí cả nhân viên cấp cơ sở.

Chẳng hạn như những khóa học ngắn hạn, những lớp đào tạo do công ty tổ chức nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên cũng là tiền đề tốt để xây dựng một đội ngũ nhân viên lành nghề. Doanh nghiệp cũng có thể khích lệ tinh thần sáng tạo cho nhân viên bằng cách tạo điều kiện cho họ tiếp cận với máy móc kỹ thuật, phòng thí nghiệm và nguyên vật liệu… Một ví dụ có thể kể đến là niềm tin của công ty Hewlette – Packard đặt vào nhân viên, niềm tin ấy được thể hiện trong chính sách “để ngỏ nguyên vật liệu phòng thí nghiệm” của công ty. Nội dung của chính sách là: chẳng những người kỹ sư được tự do sử dụng thiết bị ở phòng thí nghiệm mà còn được khuyến khích đem nó về nhà dùng vào việc riêng của họ. Quan niệm của công ty khi xây dựng chính sách này là: dù những gì mà các kỹ sư đang làm với thiết bị có hay không có liên hệ trực tiếp với dự án họ đang tiến hành, họ vẫn có cơ hội học hỏi thêm – và qua đó củng cố sự cam kết gắn bó của công ty đối với quá trình đổi mới và sáng chế.

1.6. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp


Văn hóa doanh nghiệp đúng hướng sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp bởi nó tạo được sự thống nhất, giảm thiểu sự rủi ro, tăng cường phối hợp và giám sát, thúc đẩy động cơ làm việc của mọi thành viên, tăng hiệu suất và hiệu quả của doanh nghiệp. Từ đó nó có thể làm tăng sức cạnh tranh và khả năng thành công của doanh nghiệp trên thị trường. Điều đó có thể được chứng minh ngay trong thực tiễn hiện nay, không ít doanh nghiệp cạnh tranh nhau bằng nguồn lực nhân sự, hay nói cách khác, nhân lực liên quan đến vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong cuộc chạy đua trên thương trường, vì nó tạo ra “năng lực khác biệt” cho doanh nghiệp.

Trong khi đó, Văn hóa doanh nghiệp chính là sợi dây gắn kết và thúc đẩy động cơ làm việc của mọi nhân viên trong tổ chức. Có thể nói, một doanh nghiệp thành công trong xây dựng Văn hóa doanh nghiệp thì chắc chắn sẽ đủ sức đối đầu và chiến thắng trong những cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất.

2. Đối với xã hội


Trong những năm gần đây, giới doanh nhân nói riêng và những người quan tâm tới sự tăng trưởng, phát triển kinh tế nói chung của đất nước đều phải thừa nhận vai trò đặc biệt quan trọng của Văn hóa doanh nghiệp trong sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Bản thân Văn hóa luôn ngầm chứa trong nó giá trị nhân văn, do đó, Văn hóa doanh nghiệp luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải gắn bó chặt chẽ hiệu quả trong việc kinh doanh với tính nhân văn trong kinh doanh: không thể đạt hiệu quả bằng bất cứ giá nào mà coi nhẹ những giá trị nhân văn (thể hiện sự tôn trọng con người và môi trường). Văn hóa doanh nghiệp cũng luôn định hướng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp theo hướng nâng cao tinh thần cộng đồng, dân tộc, khuyến khích doanh nghiệp tham gia các hoạt động xã hội như xóa đói giảm nghèo, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, tham gia các hoạt động từ thiện… Nếu kinh doanh thiếu đi yếu tố văn hóa thì xã hội sẽ phải gánh những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường.

III. Sự cần thiết phải xây dựng Văn hóa doanh nghiệp


Cùng với việc phát triển nền kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập thì việc xây dựng Văn hoá doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng không ít khó khăn. Một khi xây dựng được nền Văn hóa doanh nghiệp thành công thì doanh nghiệp sẽ có những giá trị phát triển bền vững mà dựa vào đó, mọi thành viên trong doanh nghiệp đều sẵn sàng đương đầu với những trở ngại, sẵn sàng gắn bó và trung thành với doanh nghiệp cho dù ở bất kỳ tình huống nào. Hơn nữa, doanh nghiệp có văn hoá còn góp phần khẳng định Văn hoá kinh doanh của quốc gia, nâng cao uy tín, thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã đặt các doanh nghiệp trước nhiều thời cơ và thách thức mới, đặc biệt là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí