Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp hoàn thiện - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

-------***-------



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM: THỰC T RẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆ N


Sinh viên thực hiện : Hoàng Ngọc Anh

Lớp : Anh 1

Khóa 45

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung


Hà Nội, tháng 05/ 2010

MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 3

I. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp 3

1. Khái niệm Văn hóa3

2. Văn hóa, Văn hóa kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp5

3. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp 7

3.1. Văn hóa doanh nghiệp 7

3.2. Nguồn gốc của Văn hóa doanh nghiệp 8

3.3. Cấu trúc Văn hóa doanh nghiệp 10

II. Vai trò của Văn hóa doanh nghiệp 15

1. Đối với doanh nghiệp 15

1.1. Tạo nên nét đặc trưng riêng cho doanh nghiệp 15

1.2. Điều phối, kiểm soát và định hướng hành vi của các thành viên 16

1.3. Tạo động lực làm việc và củng cố lòng trung thành của nhân viên 17

1.4. Giải quyết vấn đề xung đột cá nhân – tập thể 17

1.5. Khích lệ khả năng sáng tạo và đổi mới trong doanh nghiệp 18

1.6. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp 18

2. Đối với xã hội 19

III. Sự cần thiết phải xây dựng Văn hóa doanh nghiệp 19

IV. Nội dung xây dựng Văn hóa doanh nghiệp 20

1. Một số quan điểm chủ đạo khi xây dựng Văn hóa doanh nghiệp 20

2. Các bước xây dựng Văn hóa doanh nghiệp 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 29

I. Khái quát về Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam 29

1. Sự ra đời và phát triển của Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam 29

2. Các yếu tố ảnh hưởng tới Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam 31

2.1. Văn hóa dân tộc 31

2.2. Môi trường kinh doanh 37

II. Thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam 40

1. Nhận thức về Văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam 40

1.1. Nhận thức về khái niệm Văn hóa doanh nghiệp 41

1.2. Nhận thức về vai trò của Văn hóa doanh nghiệp 44

2. Thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam 47

2.1. Mục đích và triết lý kinh doanh 47

2.2. Trình độ nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp 50

2.3. Tác phong văn hóa của đội ngũ nhân viên 52

2.4. Tình hình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp 53

2.5. Các giá trị bề nổi của Văn hóa doanh nghiệp 58

2.6. Hoạt động giao tiếp của doanh nghiệp đối với xã hội 61

3. Đánh giá thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam 65

3.1. Điểm mạnh 65

3.2. Điểm yếu 66

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 69

I. Bài học kinh nghiệm từ một số mô hình Văn hóa doanh nghiệp thành công trên thế giới và tại Việt Nam 69

1. Một số doanh nghiệp thành công trong xây dựng Văn hóa doanh nghiệp 69

1.1. Walt Disney 69

1.2. IBM (International Business Machines Corporation) 72

1.3. Tập đoàn Việt Á 74

1.4. Công ty cổ phần tập đoàn Vina (Vinagame) 76

2. Bài học kinh nghiệm từ các mô hình Văn hóa doanh nghiệp thành công trên thế giới và Việt Nam 78

II. Định hướng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam 80

III. Giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam 81

1. Giải pháp từ phía Nhà nước 82

1.1. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và công bằng cho các doanh nghiệp ... 82

1.2. Cải tiến cơ cấu quản lý nhân sự trong cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước. 83 1.3. Nâng cao nhận thức về Văn hóa doanh nghiệp 84

1.4. Xây dựng các trung tâm tư vấn quản lý 85

2. Giải pháp từ phía Doanh nghiệp 85

2.1. Chú trọng xây dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp 85

2.2. Xây dựng mô hình Văn hóa doanh nghiệp tích cực, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp 86

2.3. Bản thân nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần là một tấm gương về Văn hóa trong doanh nghiệp 88

2.4. Nâng cao ý thức về Văn hóa doanh nghiệp cho các thành viên trong doanh nghiệp 88

2.5. Kết hợp các giá trị truyền thống và hiện đại trong xây dựng Văn hóa doanh nghiệp 89

2.6. Tăng cường đầu tư vật chất cho xây dựng Văn hóa doanh nghiệp 90

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU



Tên

Trang

Hình 1.1:

Các bộ phận cấu thành Văn hóa doanh nghiệp

11

Hình 1.2:

Mô hình 11 bước xây dựng Văn hóa doanh nghiệp

23

Bảng 2.1:

Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về khái niệm



Văn hóa doanh nghiệp (năm 2003)

41

Bảng 2.2:

Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về khái niệm



Văn hóa doanh nghiệp (năm 2006)

43

Bảng 2.3:

Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của



Văn hóa doanh nghiệp (năm 2003)

45

Bảng 2.4:

Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của



Văn hóa doanh nghiệp (năm 2006)

46

Bảng 2.5:

Kết quả khảo sát về mục đích kinh doanh của các



doanh nghiệp Việt Nam

48

Bảng 2.6:

Các khó khăn của doanh nghiệp khi xây dựng



và phát triển thương hiệu

60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp hoàn thiện - 1

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Đã hơn ba năm kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, điều này đã mở ra cho Việt Nam cơ hội lớn trong việc tiếp cận các thị trường mới, song cũng đem lại những thách thức không nhỏ bởi lúc này mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vô cùng gay gắt. Đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có quy mô vừa và nhỏ, số doanh nghiệp được gọi là lớn có lẽ chỉ đếm được trên đầu ngón tay, trong đó những doanh nghiệp có tầm cỡ quốc tế thì càng hiếm hoi. Vậy điều gì có thể đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Việt Nam khi bước ra sân chơi lớn của thế giới? Hơn bao giờ hết các doanh nghiệp hiểu rằng, muốn phát triển không chỉ cần quan tâm đến lợi nhuận thể hiện qua kết quả kinh doanh, mà quan trọng hơn là làm thế nào để các sản phẩm luôn mang đậm dấu ấn bản sắc của doanh nghiệp, làm thế nào để đội ngũ nhân viên phát triển một cách toàn diện, để tinh thần và giá trị doanh nghiệp được ghi nhận và đánh giá cao... Muốn làm được những điều này, nhất thiết các doanh nghiệp ngay từ bây giờ phải thấu hiểu tầm quan trọng mang ý nghĩa sống còn và có những biện pháp xây dựng cho mình nền Văn hóa doanh nghiệp đặc trưng, trên nền tảng bản sắc Văn hóa dân tộc Việt Nam.

Hiện nay, Văn hóa doanh nghiệp đang được trao đổi sôi nổi trên các diễn đàn của các doanh nghiệp, các nhà quản lý cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đã có rất nhiều đề tài, luận án nghiên cứu về Văn hóa doanh nghiệp, nhìn chung đều khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên cho đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới vẫn chưa có khái niệm chính thức về Văn hóa doanh nghiệp, tại sao Văn hóa ấy lại quan trọng và làm thế nào để xây dựng nó vẫn là những vấn đề tranh luận đối với các học giả cũng như các doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp, một khái niệm tưởng mới mà cũng không hoàn toàn mới, là một thách thức đối với bất cứ nhà quản trị doanh nghiệp nào. Trên cơ sở

niềm yêu thích đối với một vấn đề liên quan mật thiết đến ngành học của mình, đồng thời mong muốn nghiên cứu nhằm tìm hiểu về thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp trong nước, tác giả đã lựa chọn đề tài khóa luận: “Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài


Mục đích cơ bản của đề tài nhằm nghiên cứu một cách tương đối hệ thống về Văn hóa doanh nghiệp để làm rõ và khẳng định tầm quan trọng của vấn đề này, đồng thời nắm bắt thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam. Từ đó đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước trong vai trò hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng Văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Việt Nam.

3. Phương pháp nghiên cứu


Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên, khóa luận được thực hiện dựa trên phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu; quan sát, nhận định và khái quát bản chất của vấn đề. Dựa trên những thông tin thu thập được, khóa luận nghiên cứu, nhận xét và xử lý thông tin, từ đó đánh giá vấn đề được nghiên cứu.

4. Phạm vi nghiên cứu


Khóa luận nghiên cứu tổng quát về tình hình xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập, đồng thời tìm hiểu một số tấm gương thành công trong xây dựng Văn hóa doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam.

5. Kết cấu khóa luận


Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được chia thành 3 chương, bao gồm:

Chương 1: Tổng quan về Văn hóa doanh nghiệp.


Chương 2: Thực trạng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam.


Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP‌‌

I. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp


1. Khái niệm Văn hóa


Có thể nói những khái niệm như văn hóa gia đình, văn hóa ứng xử, văn hóa tâm linh hay văn hóa làng... được nhắc đến không ít trong cuộc sống hiện nay. Nhắc đến nhiều nhưng không có nghĩa là người ta hiểu nhiều về Văn hóa, bởi những khái niệm có phần trừu tượng từ trước đến giờ vẫn luôn là vấn đề tranh luận nóng hổi trong xã hội. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, phải tìm hiểu về Văn hóa trước thì chúng ta mới có thể hiểu thế nào là Văn hóa doanh nghiệp. Lịch sử phát triển đã chứng minh Văn hoá là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, cá thể này với cá thể khác, nhóm người này với nhóm người khác... Văn hoá khẳng định sự phát triển, thể hiện sức mạnh của xã hội và dân tộc mà nó đại diện. Vai trò to lớn của Văn hóa đã được ghi nhận khắp nơi trên thế giới. Chẳng hạn, tại bảo tàng Kabul, Afganistan - một đất nước bị chiến tranh tàn phá liên miên, hàng chục năm nay vẫn luôn khắc dòng chữ “Một dân tộc sống, nếu văn hoá của dân tộc đó sống”. Còn theo Rabin Dranath Tagore, nhà văn Ấn Độ (1861-1941): “trách nhiệm của mỗi dân tộc là thể hiện rõ bản sắc của mình trước thế giới”, ông cho rằng nếu một dân tộc không mang lại cho thế giới điều gì, điều đó thật tệ hại, nó còn xấu hơn sự diệt vong và sẽ không được lịch sử tha thứ. Bản thân vấn đề Văn hóa rất đa dạng và phức tạp, do đó khi nghiên cứu tiếp cận dưới những góc độ khác nhau sẽ dẫn đến nhiều khái niệm khác nhau xung quanh nội dung của Văn hóa.

Theo nghĩa gốc của từ, thuật ngữ “Văn hoá” xuất phát từ tiếng La Tinh: “Cultus” có nghĩa là trồng trọt, chăm bón cây cối. Sau đó, từ “Cultus” được mở rộng nghĩa sang lĩnh vực xã hội, hàm ý vun xới tinh thần, giáo dục đào tạo con người theo hướng tốt đẹp hơn.

Theo phạm vi nghiên cứu rộng nhất, Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển. Các giá trị vật chất có thể kể đến như đền chùa, cảnh quan, di tích lịch sử cũng

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí