2008 đến 2019, tổng thu từ khách du lịch ở nước ta đã tăng gấp 12 lần. Tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 28,4%/năm, trong đó năm 2013 tăng đột biến với tỉ lệ 80,6%, cao nhất trong giai đoạn. Đến năm 2019, tổng thu từ khách du lịch đạt mức khoảng 726 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong giai đoạn 2008-2019. Những con số đã phản ánh đúng thực tế ở Việt Nam, khi mà ngành du lịch và các doanh nghiệp du lịch từng bước cố gắng cải thiện chất lượng dịch vụ, không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.
Bảng 3.3: Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2008-2019
Tổng thu từ khách du lịch (nghìn tỷ đồng) | Tốc độ tăng trưởng (%) | |
2008 | 60.00 | - |
2009 | 68.00 | 13,3 |
2010 | 96.00 | 41,2 |
2011 | 130.00 | 35,4 |
2012 | 160.00 | 23,1 |
2013 | 289.84 | 80,6 |
2014 | 322.86 | 11,4 |
2015 | 355.55 | *1 |
2016 | 417.27 | 17,5 |
2017 | 541.00 | 29,7 |
2018 | 637.00 | 17,7 |
2019 | 755.00 | 18,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp (Csr) Có Ảnh Hưởng Tích Cực Đến Công Tác Xây Dựng Và Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp
- Thang Đo Nhân Tố Tác Động Tới Xây Dựng Và Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp
- Kết Quả Nghiên Cứu Về Công Tác Xây Dựng Và Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp Của Các Công Ty Du Lịch Việt Nam
- Ngân Sách Đầu Tư Cho Xây Dựng Và Phát Triển Văn Hoá Doanh Nghiệp
- Nhận Xét Về Công Tác Xây Dựng Và Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp Của Các Công Ty Du Lịch Việt Nam
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Xây Dựng Và Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp Của Các Công Ty Du Lịch Việt Nam
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng cục Du lịch 2008-2019
Nếu xét theo góc độ của từng doanh nghiệp, những năm gần đây, doanh thu của các công ty du lịch uy tín ở Việt Nam thường dao động từ khoảng 1.000 đến trên
10.000 tỷ mỗi năm. Chẳng hạn, Vietravel, doanh nghiệp du lịch uy tín nhất Việt Nam
1 Bắt đầu áp dụng phương pháp thống kê mới từ năm 2015
năm 2019 theo xếp hạng của Vietnam Report, đã đạt tổng doanh thu là 7.438 tỷ đồng trong năm 2019. Tuy nhiên, con số này chỉ bằng 1/3 so với Saigontourist Group với doanh thu 20.850 tỷ đồng. Một số tên tuổi lớn khác như Benthanh Tourist và Hanoitourist lần lượt đứng vị trí thứ 3 và thứ 6 ở mức độ uy tín, với tổng doanh thu lần lượt là 968,6 và 7.000 tỷ đồng. Những con số này không chỉ là mức doanh thu lớn, mà còn khẳng định nỗ lực của các doanh nghiệp du lịch trong quá trình nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới kinh doanh, đẩy mạnh truyền thông và thu hút khách du lịch. Đó chính là điểm sáng của toàn ngành du lịch Việt Nam nói chung và các công ty nói riêng sau nhiều năm đổi mới và hội nhập.
Như vậy, có thể thấy rằng sau 60 năm kể từ khi thành lập và phát triển, toàn ngành du lịch Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng đã và đang đạt được những thành tựu tích cực. Từ một ngành hoạt động với cơ chế tập trung, bao cấp và chủ yếu phục vụ cho công tác đối ngoại, giờ đây du lịch Việt Nam được xem như một ngành kinh tế mũi nhọn với mạng lưới hàng nghìn doanh nghiệp đa dạng về quy mô, số lượng; đồng thời cũng đảm bảo chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng và trình độ chuyên môn nhất định. Đó là những thành quả xứng đáng từ những đổi mới trong chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và những nỗ lực của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, đến năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, doanh thu của ngành du lịch cũng chịu tác dộng đáng kể. Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2020), doanh thu ước tính của du lịch lữ hành trong quý I/2020 đạt khoảng 7.800 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng mức và giảm 27,8% so với cùng kỳ năm 2019 do các hoạt động du lịch bị tạm ngừng. Doanh thu tại các điểm du lịch nổi tiếng đều sụt giảm với tỷ lệ cao. Cụ thể, Thanh Hóa ghi nhận giảm gần 50%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 48,3%; Quảng Ninh giảm 47,1%; Khánh Hòa giảm 43,9%; TP. Hồ Chí Minh giảm 39,9%.
Do chiếm lĩnh một thị phần lớn trong tổng thị trường du lịch và là chìa khóa then chốt đối với thị trường khách du lịch quốc tế và trong nước, có thể nói các công ty du lịch có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của ngành du lịch và có những đóng góp quan trọng trong nền kinh tế, đây vốn được coi là ngành công nghiệp không khói của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, các công ty du lịch cũng thể hiện vai trò như các đại sứ du lịch của mỗi quốc gia, mỗi
địa phương. Họ chính là những người kết nối, quảng bá, giới thiệu các thông tin, các điểm hấp dẫn, nổi bật về địa lý, văn hóa,… và trực tiếp hướng dẫn, trải nghiệm cùng các du khách tại các địa điểm. Nếu các công ty du lịch và cán bộ nhân viên của mình làm tốt, để lại ấn tượng đẹp đối với du khách thì chắc chắn đây sẽ là một điểm cộng để du khách, đặc biệt là người nước ngoài ấn tượng và mong muốn đến với Việt Nam cũng như các địa danh của nước ta ngày một nhiều hơn.
3.1.1.3. Các công ty du lịch Việt Nam tham gia khảo sát
Tổng cộng có 50 công ty du lịch Việt Nam đã tham gia khảo sát. Trong đó có nhiều công ty xếp hạng cao trong danh sách các công ty du lịch – lữ hành uy tín năm 2019, theo công bố của Vietnam Report phối hợp với Báo Vietnamnet, như Vietravel, SaigonTourist, HanoiTourist,…
Về hoạt động của các công ty du lịch Việt Nam tham gia khảo sát
Các công ty hoạt động dựa vào 3 hình thức quan hệ lữ hành với khách hàng:
Công ty lữ hành nhận khách kinh doanh nhận khách quốc tế và nội địa, được thành lập ở các vùng giàu tài nguyên du lịch, hoạt động chủ yếu là cung cấp các sản phẩm dịch vụ một cách trực tiếp cho khách du lịch do các công ty lữ hành gửi khách chuyển tới.
Các công ty lữ hành gửi khách kinh doanh phục vụ khách quốc tế và nội địa, thường tập trung ở các nước phát triển có quan hệ trực tiếp gắn bó với khách du lịch.
Công ty lữ hành tổng hợp đảm nhận cả hai khâu nhận khách và gửi khách, họ thường là những tập đoàn lớn có nguồn lực tài chính tốt, trực tiếp khai thác các nguồn khách và đảm nhận thực hiện tổ chức các chương trình du lịch.
Các công ty tham gia khảo sát hoạt động cả ở phạm vi nội địa và quốc tế:
Công ty lữ hành nội địa có phạm vi khai thác, tổ chức những chương trình du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Công ty lữ hành quốc tế có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, tổ chức chương trình du lịch không giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế.
Về quy mô của các công ty du lịch Việt Nam tham gia khảo sát
Nhìn vào bảng 3.4 về quy mô của các công ty du lịch Việt Nam tham gia khảo sát, ta có thể thấy được tỷ trọng về quy mô công ty du lịch Việt Nam được khảo sát tập trung ở doanh nghiệp nhỏ với 88% (44/50 doanh nghiệp được khảo sát). Ngoài ra, có phần nhỏ doanh nghiệp có quy mô vừa 12% (6/50 Doanh nghiệp được khảo sát và không có doanh nghiệp được khảo sát nào có quy mô là doanh nghiệp lớn cả. Điều này cũng thể hiện thực trạng quy mô các công ty du lịch Việt Nam hiện nay đều tồn tại với quy mô nhỏ và vừa.
Bảng 3.4: Quy mô của các công ty du lịch Việt Nam được khảo sát
Số lượng (công ty) | Tỷ lệ (%) | |
Doanh nghiệp nhỏ | 44 | 88 |
Doanh nghiệp vừa | 6 | 12 |
Doanh nghiệp lớn | 0 | 0 |
TỔNG | 50 | 100 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020
Về số năm hoạt động của các công ty du lịch tham gia khảo sát
Bảng 3.5: Số năm hoạt động của công ty khảo sát
Số lượng | Tỷ lệ | |
Dưới 3 năm | 1 | 2 |
3 năm – 5 năm | 3 | 6 |
Trên 5 năm | 46 | 92 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020
Với 50 kết quả khảo sát, có đến 46 kết quả cho biết công ty du lịch của họ đã hoạt động trên 5 năm (chiếm 92%), công ty có tuổi đời cao nhất lên đến 57 năm, rất nhiều doanh nghiệp đã vận hành trong khoảng 10 đến 30 năm.. Chỉ có 3 doanh nghiệp hoạt động được 3 đến 5 năm (6%), và 1 doanh nghiệp mới hoạt động dưới 3 năm (2%). Nhìn chung, các doanh nghiệp tham gia khảo sát có thời gian hoạt động đa dạng, rải đều trong khoảng dưới 60 năm.
3.1.1.4. Mô tả đối tượng trả lời khảo sát
- Về giới tính, độ tuổi và trình độ của lãnh đạo công ty tham gia khảo sát
Bảng 3.6 cho biết các biến cơ bản về đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng khảo sát là giới tính và độ tuổi. Cả nam và nữ đều tham gia khảo sát, trong đó số lượng người thực hiện khảo sát là nam chiếm phần đông, cụ thể là 31, tương đương
với 62% tổng số, trong khi đó số nữ chỉ chiếm 38%. Về độ tuổi, người thực hiện khảo sát khá đa dạng. Chiếm phần lớn trong số đó là trong độ tuổi từ 18 đến 25, cụ thể là 46%. Sau đó là những người trong độ tuổi trung niên từ 35 đến 50, với tỷ lệ 30%. Ngoài ra, còn có 7 người trong độ tuổi từ 25 đến 35 (tương đương 14%) và 5 người từ 50 tuổi trở lên (10%).
Bảng 3.6: Đặc điểm nhân khẩu học của lãnh đạo công ty tham gia khảo sát
Phân loại | Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) | |
Giới tính | Nam | 31 | 62 |
Nữ | 19 | 38 | |
Độ tuổi | Từ 18 đến 25 tuổi | 23 | 46 |
Từ 25 đến 35 tuổi | 7 | 14 | |
Từ 35 đến 50 tuổi | 15 | 30 | |
Từ 50 tuổi trở lên | 5 | 10 | |
Trình độ học vấn | Trung học phổ thông | 2 | 4 |
Cao đẳng | 0 | 0 | |
Đại học | 38 | 76 | |
Sau đại học | 10 | 20 | |
TỔNG | 50 | 100 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020
Xét về trình độ học vấn, có thể thấy được nhìn chung những người tham gia phỏng vấn đều có trình độ học vấn tốt, nâng cao giá trị của kết quả khảo sát. Trình độ đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất với số lượng 38 người, tương đương 76%. Ngoài ra, 20% người tham gia khảo sát còn có bằng cấp cao hơn. Không có ai trong số người tham gia khảo sát tốt nghiệp các trường cao đẳng, và chỉ có 2 người đạt trình độ phổ thông trung học (4%). Những người tham gia khảo sát thuộc cấp quản lý cũng làm tăng tính tin cậy của kết quả khảo sát vì họ thường nắm rõ hơn về thực trạng quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại công ty mình đang làm việc và là những người có thể hiểu, quan tâm và có thể tác động đến quá trình đó.
- Về thâm niên công tác tại doanh nghiệp
Thâm niên công tác cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả khảo sát. Thường những người làm việc lâu năm sẽ hiểu sâu hơn về
văn hoá doanh nghiệp của đơn vị theo từng cấp độ, trong khi những người mới vào làm việc thường sẽ nhận thấy những yếu tố hữu hình hay nằm ở bề nổi. Bảng 3.7 cho biết đặc điểm thâm niên công tác của các đối tượng thực hiện khảo sát.
Bảng 3.7: Thâm niên công tác của lãnh đạo công ty tham gia khảo sát
Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) | |
6 tháng – 1 năm | 3 | 6 |
1 năm – 3 năm | 4 | 8 |
3 năm – 5 năm | 13 | 26 |
Trên 5 năm | 30 | 60 |
TỔNG | 50 | 100 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020
Bảng 3.7 cho thấy số người có thâm niên trên 5 năm chiếm tỷ trọng lớn nhất – 60% với số lượng 30 người. Điều này khá phù hợp với số lượng người làm ở cấp quản lý đã được phân tích ở trên, cũng làm tăng thêm tính tin cậy của kết quả khảo sát. Bên cạnh đó, số người đã làm việc tại công ty được 3 đến 5 năm là 13 người, tương đương 26%, số người làm việc từ 1 đến 3 năm là 4, tương đương 8%. Có 13 người làm việc tại đơn vị trong khoảng 6 tháng đến 1 năm, chiếm 6%. Nhóm này thường là những người mới về doanh nghiệp, họ cũng đã trải qua quá trình làm quen và hội nhập với doanh nghiệp.
3.1.2. Phân tích kết quả khảo sát về thực trạng xây dựng văn hoá doanh nghiệp của các công ty du lịch Việt Nam
3.1.2.1. Mức độ hiểu biết về xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp và tầm quan trọng của công tác này
Quan điểm về tầm quan trọng của công tác xây dựng và phát triển VHDN và hiểu biết của mỗi lãnh đạo đại diện cho các công ty cũng phản ánh một phần thực trạng xây dựng và phát triển VHDN của công ty đó. Điều này được phản ánh ở bảng 3.8. Kết quả khảo sát trên đã cho thấy đến 96% người tham gia khảo sát nhận định việc xây dựng và phát triển VHDN tại các công ty du lịch là cần thiết (34%) và thậm chí rất cần thiết (62%). Điều này cho thấy các doanh nghiệp cũng ngày càng chú trọng hơn vào yếu tố VHDN trong hoạt động của mình. Chỉ có 4% câu trả lời cho rằng công tác này là không cần thiết.
Bảng 3.8: Đánh giá tầm quan trọng và vai trò của xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp
Số lượng (công ty) | Tỷ lệ (%) | |
Không cần thiết | 2 | 4 |
Chưa cần thiết | 0 | 0 |
Cần thiết | 17 | 34 |
Rất cần thiết | 31 | 62 |
TỔNG | 50 | 100 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020
Bảng 3.9: Đánh giá mức độ hiểu biết về xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp
Số lượng (công ty) | Tỷ lệ (%) | |
Hoàn toàn không biết | 2 | 4 |
Biết một chút | 13 | 26 |
Biết | 21 | 42 |
Biết rõ | 14 | 28 |
TỔNG | 50 | 100 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020
Nhận định về tầm quan trọng của xây dựng và phát triển VHDN trong các công ty du lịch có mối liên hệ vô cùng mật thiết với mức độ hiểu biết về vấn đề này bởi họ sẽ có xu hướng tìm hiểu khi cảm thấy điều đó là cần thiết và hỗ trợ nhiều cho hoạt động doanh nghiệp. Với 96% người cảm thấy xây dựng và phát triển VHDN là cần thiết thì 96% người này ít nhất có hiểu biết nhất định về công tác này, đây là một kết quả rất hợp lý. Trong đó, có đến 42% người nhận định bản thân hiểu khá đầy đủ về vấn đề này, 28% người nhận định mình hiểu rất rõ, và 26% người đánh giá mình biết một chút. Trên thực tế, đây là một con số khá ấn tượng, cho thấy các doanh nghiệp đang
dần trang bị cho mình những kiến thức nhất định để đảm bảo thành công cho quá trình xây dựng và phát triển VHDN. 4% còn lại không biết gì về công tác này.
Đánh giá cao mức độ cần thiết của quá trình xây dựng và phát triển VHDN cũng như trang bị cho mình kiến thức về công tác này với mỗi cá nhân, tổ chức sẽ có những lý do khác nhau. Dựa trên kết quả trả lời các câu hỏi mở, các lý do phổ biến được các doanh nghiệp nhắc đến là: Tạo bản sắc riêng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu trên thị trường, trong và ngoài nước; Nâng cao hiệu quả hoạt động dựa trên sự đồng nhất trong quy trình và phong cách làm việc; Củng cố doanh nghiệp, hướng tới phát triển bền vững; Nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển ngành du lịch Việt Nam, tạo dựng hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè quốc tế; Tăng cường sự đoàn kết trong tổ chức và mức độ gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp; Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên.
3.1.2.2. Thời điểm và ngân sách cho xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp
Kết quả khảo sát cho thấy hầu như VHDN đều được xây dựng từ những ngày đầu thành lập, tuy nhiên chỉ được chú trọng trong khoảng những năm 2000 trở lại đây. Đây cũng là khoảng thời gian phát triển VHDN trở thành xu hướng, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, cho thấy tính cập nhật của các công ty cũng như tầm nhìn của ban quản trị. 100% số người tham gia khảo sát đưa ra câu trả lời người chịu trách nhiệm chính của công tác xây dựng và phát triển VHDN là những thành viên trong ban lãnh đạo hay các cấp quản lý. Họ có thể là trưởng phòng, giám đốc điều hành hay cả ban giám đốc. Có một vài công ty xây dựng bộ phận riêng phụ trách công tác này gọi là bộ phận Văn hoá, cũng có công ty giao công tác này cho bộ phận Hành chính, Nhân sự quản lý.
Ngân sách đầu tư cho công tác xây dựng và phát triển VHDN phụ thuộc vào từng ngành nghề, quy mô doanh nghiệp, cũng như tư tưởng của ban quản lý nên mức độ đầu tư ngân sách giữa các doanh nghiệp cũng tương đối khác nhau, Từ bảng và hình trên, có thể thấy được rằng mức ngân sách dành cho công tác xây dựng và phát triển VHDN khá đa dạng. Chiếm tỷ trọng lớn nhất – 56% là các công ty dành ngân sách tương đương từ 1 đến 5% doanh thu cho VHDN. 14% doanh nghiệp đặt ra ngân sách hơn 5% doanh thu và 10% doanh nghiệp đầu tư ít hơn 1% doanh thu cho công tác này. 20% công ty còn lại không đặt ra một mức ngân sách cố định cho việc xây dựng và phát