Thang Đo Nhân Tố Tác Động Tới Xây Dựng Và Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp


số học giả khác, trong quá trình xây dựng và phát triển VHDN, sẽ có nhiều yếu tố tác động tới VHDN và việc nghiên cứu các yếu tố này là cần thiết để có những giải pháp, chính sách phù hợp giúp đẩy mạnh công tác trình xây dựng và phát triển VHDN. Cụ thể việc xây dựng mô hình nghiên cứu sẽ được trình bày sau đây.

2.4.2.1. Thiết kế nghiên cứu

ích thước mẫu

Theo Gorsuch (1983), nếu cỡ mẫu lựa chọn dựa theo các quy tắc và yêu cầu của phân tích khám phá nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) thì kích cỡ tối thiểu gấp 5 lần biến quan sát (n = 5*m) (Hair và cộng sự, 2010). Bảng hỏi của nghiên cứu này gồm 28 biến quan sát dùng trong phân tích nhân tố. Do vậy cỡ mẫu tối thiểu cần đạt là: 28*5= 140 đơn vị. Trong khi đó đối với phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức: 50 + 8*m trong đó m là số nhân tố tiềm ẩn (Tabachnick và Fidell, 2006). Với số biến tiềm ẩn là 7 (7 nhân tố độc lập), kích thước mẫu tối thiểu cho phân tích hồi quy đa biến là 50 + 7*8 = 106. Ngoài ra, quy tắc lấy mẫu có thể được dựa theo sai số biến dựa trên tổng thể nghiên cứu (Suanders và Thornhill, 2007). Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả áp dụng cỡ mẫu trên 472 là phù hợp với mô hình và khả năng tiếp cận điều tra, đồng thời đạt mức tốt theo quy tắc Comrey và Lee (1992). Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn cỡ mẫu nghiên cứu là n = 472 mẫu được phân bổ đều theo các phòng ban, các đơn vị với các nhóm chức danh, thâm niên công tác, độ tuổi và giới tính khác nhau.

Phương pháp chọn mẫu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên để người trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu. Đây đều là các thành viên đang làm việc tại các công ty du lịch Việt Nam.

Xây dựng các thang đo và thiết kế bảng khảo sát

Thang đo trong nghiên cứu này theo Ricardo và Jolly (1997) được sử dụng để đo lường các khía cạnh trong các nhân tố (đo lường các biến quan sát) là thang đo Likert 5 điểm. Mặc dù về nguyên tắc sử dụng thang đo càng nhiều điểm càng chính xác, tuy nhiên để tránh nhầm lẫn cho người trả lời khảo sát, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm với điểm 1 là “hoàn toàn không đồng ý” và điểm 5 là “hoàn toàn đồng ý”.


Bảng 2.2: Thang đo nhân tố tác động tới xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Nhân tố

Ký hiệu

Câu hỏi

Nguồn


Văn hóa dân tộc

DT1

Lợi ích nhóm được đặt trên lợi ích mỗi cá nhân, đề cao tính tập thể

Carmen (2014)

DT2

Doanh nghiệp ưu tiên các mối quan hệ gia đình, họ hàng trong việc tuyển dụng, thăng tiến

Carmen (2014)


DT3

Mọi người có xu hướng sử dụng cử chỉ, hành động,

tình huống nhiều hơn trực tiếp truyền đạt hàm ý bằng từ ngữ


Carmen (2014)


DT4

Doanh nghiệp coi trọng thâm niên kinh nghiệm, tuổi tác; những người lớn tuổi có ảnh hưởng lớn đến thế hệ sau.


Carmen (2014)


Văn hoá du nhập

DN1

Nhân viên dễ dàng đón nhận phong cách làm việc

mới, tiến bộ từ các nước và tổ chức khác

Carmen (2014)

DN2

Công ty luôn sẵn sàng chấp nhận và chào đón bản sắc văn hoá khác từ nhân viên mới

Carmen (2014)

DN3

Hội nhập và toàn cầu hoá làm thay đổi định hướng,

tầm nhìn, chiến lược và VHDN

Carmen (2014)


DN4

Giá trị hữu hình (trang phục, kiến trúc, logo, sản

phẩm,…) của công ty bị ảnh hưởng bởi các trào lưu và xu hướng từ nước ngoài


Carmen (2014)


Đặc điểm của ngành du lịch


DL1

Nhân viên ngành du lịch có xu hướng tính cách hướng ngoại, chú trọng giao tiếp

Jennifer & Karen (1994)

DL2

Đặc tính thời vụ, làm việc theo ca, dịch vụ 24/24h

ảnh hưởng đến cách thức làm việc của nhân viên

Jennifer &

Karen (1994)


DL3

Ngành du lịch có tiềm năng và tốc độ tăng trưởng lớn, tỉ lệ đào thải nhân viên cao, do đó nhân viên

phải luôn chú trọng ý thức và thái độ làm việc.

Jennifer & Karen (1994)


DL4

Công việc đòi hỏi tính chuyên môn hoá cao, nhân viên luôn có tinh thần chủ động học hỏi, nâng cao

trình độ kiến thức, góp phần thúc đẩy sự phát triển

Jennifer & Karen (1994)


Nhà sáng lập


SL1

Người sáng lập giúp công ty có định hướng, tầm nhìn, chiến lược và nhiệm vụ rõ ràng

Tracey &

Odenwelder (2015)


SL2

Người sáng lập đóng có vai trò và ảnh hưởng lớn tới văn hoá của một doanh nghiệp mới

Tracey & Odenwelder

(2015)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.





SL3

Tính cách, kinh nghiệm và văn hoá của cá nhân người

sáng lập có thể ảnh hưởng đến quá trình chọn lọc, tuyển dụng nhân viên trong doanh nghiệp

Tracey &

Odenwelder (2015)


SL4

Người sáng lập có ảnh hưởng tích cực đến nhân viên trong doanh nghiệp

Tracey &

Odenwelder (2015)


Nhà lãnh đạo


LD1

Quyết định trong phòng ban/ nhóm của bạn gắn với các giá trị mà nhà lãnh đạo đề cao

Tracey & Odenwelder

(2015)


LD2

Nhà lãnh đạo đóng vai trò giám sát, hỗ trợ thay vì quyết định công việc chi tiết của từng nhóm

Tracey &

Odenwelder (2015)


LD3


Lãnh đạo công ty có định hướng nhất quán trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp

Tracey & Odenwelder

(2015)


LD4

Phong cách làm việc của nhà lãnh đạo ảnh hưởng tích cực đến phong cách làm việc của nhân viên

Tracey &

Odenwelder (2015)


Truyền đạt nội bộ

TD1

Nhân viên được hướng dẫn kỹ lưỡng về cách thức nâng cao hiệu quả hoạt động và năng suất làm việc

Schein, E.H. (2004)

TD2

Giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh của công ty được chú

trọng truyền đạt đến từng phòng ban và nhân viên

Schein, E.H.

(2004)

TD3

Nhân viên có quyền tự do trao đổi ý kiến, đóng góp

xây dựng cho doanh nghiệp

Schein, E.H.

(2004)

TD4

Ứng dụng công nghệ và mạng xã hội được áp dụng linh

hoạt để tăng tính tương tác trong doanh nghiệp

Schein, E.H.

(2004)


Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp


TN1

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) gắn liền với mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp

Tracey & Odenwelder

(2015)


TN2

Nhân viên có ý thức rõ về triết lý đạo đức là nền tảng trong doanh nghiệp

Tracey & Odenwelder

(2015)


TN3

Các hoạt động về CSR giúp tăng nhận thức và tác động tốt đến hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp

Tracey &

Odenwelder (2015)


TN4

Nhân viên cấp cao, quản lý và tình nguyện viên là động lực chính thúc đẩy các hoạt động CSR và văn

hoá doanh nghiệp

Tracey & Odenwelder

(2015)

Nguồn: Tác giả tổng hợp


2.4.2.2. Quy trình xây dựng bảng khảo sát


Để thực hiện nghiên cứu định lượng, tác giả đã xây dựng bảng khảo sát phục vụ điều tra các mẫu. Quy trình xây dựng bảng hỏi điều tra thực hiện theo các bước:

Bước 1: Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan trước đây, xác định nội dung của các khái niệm nghiên cứu và lựa chọn thang đo cho các khái niệm.

Bước 2: Tác giả sàng lọc các nghiên cứu trước đây, chọn lọc và đề xuất câu hỏi dựa theo giả thuyết đã được chứng minh từ các nghiên cứu trước. Ghép các câu hỏi thành bảng hỏi nháp và thực hiện sàng lọc lần 2, loại bỏ các câu hỏi không phù hợp, bổ sung các câu hỏi trực tiếp liên quan đến mô hình nghiên cứu.

Bước 3: Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu với một số chuyên gia là các lãnh đạo nhiều năm tại các công ty du lịch, cụ thể tác giả đã hỏi ý kiến chuyên gia TS. Nguyễn Lệ Hằng và TS. Nguyễn Thị Thu Trang (ĐH Ngoại thương) và của chính các lãnh đạo của một số công ty du lịch Việt Nam gồm Bà Phạm Thị Hằng (Giám đốc Công ty Sun Travel), ông Nguyễn Tiến Đạt (Tổng giám đốc Công ty AZA Travel). Từ việc tham khảo những ý kiến chuyên gia, tác giả đã thử nghiệm việc hiểu rõ câu hỏi, làm rõ câu hỏi, điều chỉnh và bổ sung thang đo cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu thực tiễn của các công ty du lịch Việt Nam, từ đó chỉnh sửa bảng hỏi nháp ở Bước 2.

Bước 4: Tác giả thực hiện khảo sát thử với 5 người từ các công ty du lịch để kiểm tra, đảm bảo không có sự nhầm lẫn về các thuật ngữ trong thang đo, hiệu chỉnh thang đo, loại bỏ các nội dung không phù hợp, chuẩn hóa từ ngữ để có bảng khảo sát chính thức.

Bước 5: Điều chỉnh và hoàn thiện khảo sát cuối cùng.


2.4.2.3. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu


Phương pháp thu thập dữ liệu

Thông tin dữ liệu được tác giả thu thập bằng 2 phương pháp:


Phương pháp 1: Trực tiếp thực hiện khảo sát tại các công ty du lịch ở các tỉnh thành phố. Tác giả liên hệ với Ban lãnh đạo và Phòng Hành chính – Nhân sự của các công ty, gặp gỡ và nhờ hỗ trợ hợp tác làm nghiên cứu. Sau khi được sự đồng ý


của Ban Lãnh đạo về việc tiến hành nghiên cứu, Phòng Hành chính – Nhân sự gửi bảng hỏi cho nhân viên trong công ty, yêu cầu các trưởng phòng ban/bộ phận tại công ty đốc thúc nhắc nhở nhân viên hoàn thành. Các thắc mắc của nhân viên về quá trình thực hiện khảo sát được đại diện các phòng Hành chính - Nhân sự tổng hợp và gửi về cho tác giả giải đáp. Ngoài ra, tác giả thực hiện gặp gỡ trao đổi trực tiếp tại một số công ty để nắm bắt tình hình của VHDN tại đây và có những lý giải nếu có những gì chưa rõ về nội dung hoặc cách thức trả lời bảng hỏi.

Phương pháp 2: Với các công ty không ở Hà Nội, tác giả liên hệ trước với Ban lãnh đạo, Phòng Hành chính – Nhân sự nhờ hỗ trợ và gửi khảo sát gián tiếp thông qua công cụ Google forms. Phòng Hành chính – Nhân sự sẽ gửi đường dẫn khảo sát cho nhân viên và đốc thúc thực hiện, đồng thời cung cấp địa chỉ email của tác giả để hỗ trợ trả lời khi cần thiết. Kết quả khảo sát tự động cập nhật từ Google form được tác giả thu thập để phân tích.

Phương pháp phân tích dữ liệu

Dữ liệu thu thập được qua các bảng câu hỏi sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS, được mã hóa và làm sạch, sau đó tiến hành kiểm định và phân tích theo các bước: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), phân tích tương quan và hồi quy đa biến để kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

Thống kê mô tả

Phân tích thống kê tần số để mô tả các thuộc tính của nhóm mẫu khảo sát như: Giới tính, Nhóm tuổi, Thời gian công tác, Bộ phận/Phòng ban, Chức vụ. Phân tích thống kê mô tả dùng cho các biến quan sát của thang đo theo mô hình nghiên cứu.

iểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach s alpha

Mô tả thang đo: Thang đo về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến các khía cạnh VHDN bao gồm 4 nhóm biến tiềm ẩn, được thể hiện qua các tiêu chí với thang đo Likert 5 điểm – 2 cực: (1) Hoàn toàn không đồng ý và (5) Hoàn toàn đồng ý.

Mục đích của phương pháp: Nhằm tìm ra những mục câu hỏi cần giữ lại và những mục câu hỏi cần bỏ đi trong các mục đưa vào kiểm tra (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), hay có thể hiểu là loại đi những biến rác, những thang đo không đạt yêu cầu.


Đầu tiên, tác giả sử dụng kiểm định độ tin cậy thang đo, được đánh giá thông qua hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng. Hệ số Cronbach Alpha giúp đo lường tính nhất quán nội tại của nhân tố (Suanders và cộng sự, 2007). Trong phạm vi phân tích bài, tác giả sử dụng giá trị 0,6 (Peterson, 1994) để xem xét độ tin cậy của 4 nhân tố trong quá trình điều tra sơ bộ với kích cỡ 200 mẫu nghiên cứu. Tiếp theo, để xem xét sự đóng góp mức đóng góp ý nghĩa giải thích khái niệm nghiên cứu, hệ số tương quan biến tổng của mỗi biến quan sát phải trên 0,3 (Nunally và Bernstein, 1994).

Để giải thích việc chọn giá trị 0,6 để so sánh là: Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach‟s Alpha lớn hơn 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt nhất, từ 0,7 đến gần 0,8 là thang đo sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach‟s alpha lớn hơn 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Hệ số Cronbach‟s alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp trước, sau đó các biến có hệ số tương quan biến – tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0,6 trở lên (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Đối với nghiên cứu này, tác giả đề nghị mức Cronbach‟s alpha từ 0,6 trở lên là có thể chấp nhận được.

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA


Mục đích phương pháp: Sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA- Exploratory Factor Analysis) để rút gọn tập hợp các biến quan sát có mối quan hệ chặt chẽ thành một số nhân tố mà không giảm lượng thông tin các biến ban đầu. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Phân tích nhân tố được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm bằng Độ giá trị hội tụ (convergence validity) đồng thời đo lường độ giá trị phân biệt giúp đảm bảo sự khác biệt, không có mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố sử dụng để đo lường các nhân tố bằng Độ giá trị phân biệt (Discriminant validity). Phân tích nhân tố khám phá cần dựa vào tiêu chuẩn cụ thể và tin cậy.


Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phép trích nhân tố là Principal Components với phép quay vuông góc Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue > 1. Khi tiến hành phân tích, các biến quan sát trong các thang đo không đạt yêu cầu sẽ bị loại. Các biến quan sát sẽ được chọn dựa trên các tiêu chí:

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu. Phương sai trích

≥ 50% và Eigenvalue có giá trị lớn hơn 1 thì thang đo được chấp nhận.


- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại. Trong khảo sát này, hệ số tải nhân tố

> 0,5, nếu biến nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn giá trị này thì sẽ bị loại.


- Mức ý nghĩa của phép thử Bartlett‟s (Bartlett Test of Sphericity) ≤ 0,5 thì mới có ý nghĩa thống kê.

Phương pháp phân tích tương quan và hồi quy


Hệ số tương quan “r” (Pearson correlation coefficient): nhằm lượng hóa mức độ chặt chẽ của mỗi liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Nếu r > 0 thể hiện tương quan đồng biến, ngược lại r < 0 thể hiện tương quan nghịch biến, r = 0 chỉ ra rằng 2 biến không có mối quan hệ tuyến tính. Nếu r tiến đến 1 thì quan hệ giữa hai biến càng chặt, ngược lại r càng gần 0 thì quan hệ giữa hai biến càng yếu. Mặt khác, nếu giữa các biến độc lập có tương quan lớn với nhau thì đó cũng là dấu hiệu cho việc nhận dạng hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy tuyến tính đang xét.

Durbin-Watson (DW) dùng để kiểm định tự tương quan của các sai số kề nhau có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4. Giá tị càng gần về 0 thì các phần sai số có tương quan thuận, ngược lại, giá trị càng gần về 4 nghĩa là các sai số có tương quan nghịch.



Hình 2 3 Quy tắc kiểm định d của Durbin Watson Nguồn Durbin Watson 1971 Giá trị 1


Hình 2.3: Quy tắc kiểm định d của Durbin-Watson


Nguồn: Durbin-Watson (1971)


Giá trị Sig kiểm định t từng biến độc lập, Sig nhỏ hơn hoặc bằng 0.05 thì biến độc lập mới có ý nghĩa trong mô hình. Nếu Sig lớn hơn 0.05, biến độc lập đó cần được loại bỏ. VIF là giá trị dùng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.

Phương pháp hồi quy được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (biến độc lập) đến VHDN (biến phụ thuộc). Phương pháp hồi quy được sử dụng ở đây là phương pháp bình phương bé nhất thông thường OLS. Hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0. Mô hình dự đoán của phương pháp phân tích hồi quy đa biến như sau:

Y = βo + β1*X1 + β2*X2 .........+ βn*Xn + δn

Trong đó:

Y: Biến phụ thuộc

Xn: Biến độc lập

βn: Các hệ số hồi quy

δn: Thành phần ngẫu nhiên hay yếu tố nhiễu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023