Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp (Csr) Có Ảnh Hưởng Tích Cực Đến Công Tác Xây Dựng Và Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp


bám sát theo triết lý kinh doanh, nhất quán với những giá trị được định sẵn của doanh nghiệp. Thực tế, ý định nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức và truyền thông nội bộ xuất phát từ tầm quan trọng của sựtruyền đạt nội bộ trong tổ chức, đặc biệt trong thiết lập quan hệ với nhân viên (Gillis, 2011; Miller, 2012).

Giả thuyết H6.a: Sự truyền đạt nội bộ có ảnh hưởng tích cực đến Tính tham gia Giả thuyết H6.b: Sự truyền đạt nội bộ có ảnh hưởng tích cực đến Tính nhất quán Giả thuyết H6.c: Sự truyền đạt nội bộ có ảnh hưởng tích cực đến Tính thích ứng Giả thuyết H6.d: Sự truyền đạt nội bộ có ảnh hưởng tích cực đến Sứ mệnh

2.2.7. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) có ảnh hưởng tích cực đến công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Nghiên cứu của Tracey & Odenwelder (2015) đã xác nhận mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức và các nỗ lực CSR, cả hai đều có tác động lớn và tích cực (+) lẫn nhau. Các nỗ lực CSR đã thay đổi văn hóa tổ chức và các giả định cơ bản. Những thay đổi này đã ảnh hưởng rất nhiều đến VHDN trong cách những thành viên và cộng đồng xung quanh đối xử và giao tiếp với nhau. Nghiên cứu này nói về tác động của CSR với văn hoá tổ chức, nhưng là tại các tổ chức phi lợi nhuận hoặc phi chính phủ, nơi các CSR được thể hiện rõ ràng và là ưu tiên hàng đầu. Tại các công ty kinh doanh, lợi nhuận và quyền lợi của cổ đông thường là mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp, phát triển bền vững hay quyền lợi của các bên liên quan có quan trọng nhưng chiếm mức độ trọng yếu thấp hơn. Tại Việt Nam, việc thúc đẩy CSR đang bắt đầu phát triển mạnh nhờ những lợi ích lâu dài mà nó mang lại. Nghiên cứu CSR tại Việt Nam khá phong phú trong nhiều lĩnh vực như: ngành thức ăn chăn nuôi, ngành dệt may, dịch vụ khách sạn, nhưng còn khá ít nghiên cứu đi sâu vào tác động của CSR tới đặc tính văn hoá của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch lữ hành.

CRS mang tính xã hội nhiều hơn trách nhiệm. Các hoạt động về CRS chủ yếu nhằm mục đích phát triển cộng đồng, mang lại lợi ích chung cho tập thể thay vì từng cá nhân hay nhóm nhỏ. Việc khuyến khích tham gia các hoạt động CSR là hình thức thúc đẩy tính nhân văn, hành vi tập thể của nhân viên trong doanh nghiệp, khuyến khích tính chủ động tham gia của nhân viên. Không những vậy, ngày càng nhiều công ty đưa CSR trở thành hoạt động quan trọng, thậm chí là nền tảng, trong triết lý kinh doanh. Do đó, thúc đẩy CSR chính là thúc đẩy sứ mệnh của doanh


nghiệp. Để tồn tại bền vững trong thời gian dài cần có tính nhất quán trong mọi phương châm, chiến lược của doanh nghiệp. Làm sao để thích nghi tốt với hoàn cảnh thay đổi nhưng vẫn giữ vững lập trường và bản sắc riêng là bài toán mỗi doanh nghiệp cần cân nhắc khi đẩy mạnh hoạt động CSR nhằm củng cố VHDN.

Do đó, tác giả đề xuất nghiên cứu giả thuyết:

Giả thuyết H7.a: CSR có ảnh hưởng tích cực đến Tính tham gia Giả thuyết H7.b: CSR có ảnh hưởng tích cực đến Tính nhất quán Giả thuyết H7.c: CSR có ảnh hưởng tích cực đến Tính thích ứng Giả thuyết H7.d: CSR có ảnh hưởng tích cực đến Sứ mệnh

2.3. Mô hình nghiên cứu


Hình 2 2 Mô hình nghiên cứu Nguồn Tác giả tổng hợp Dựa vào cơ sở những 1


Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Dựa vào cơ sở những phân tích về thực trạng VHDN của các công ty du lịch, những cơ sở lý thuyết về VHDN, dựa vào các mô hình nghiên cứu trước đây như đã trình bày trong mục 1.2.5 của Chương 1 và phỏng vấn chuyên gia là nhà nghiên cứu và lãnh đạo các công ty du lịch Việt Nam, tác giả đề xuất nghiên cứu được 7 yếu tố bao gồm cả khách quan và chủ quan có ảnh hưởng tích cực nhất đến VHDN của 3 công ty này, bao gồm: (1)Văn hóa dân tộc, (2) Văn hóa du nhập, (3) Đặc điểm của ngành du lịch, (4) Nhà sáng lập, (5) Nhà lãnh đạo, (6) Sự truyền đạt nội bộ, (7) Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố đã được nhắc đến nhiều


trong các nghiên cứu của các tác giả về nội dung này và cũng là các yếu tố mà các chuyên gia và doanh nghiệp được phỏng vấn trong nghiên cứu này đồng thuận. Tất cả các biến và mối quan hệ giữa các biến được mô tả cụ thể trong Hình 2.2.

Cùng với mô hình nghiên cứu này, tác giả xin tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu đã nêu ra ở Chương 1 của luận án để làm rõ và giải thích rõ hơn về mô hình.

Bảng 2.1: Các giả thuyết nghiên cứu nhân tố tác động tới xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Giả

thuyết

Nội dung

Chiều

tác động

Nguồn


H1

H1.a: Văn hóa dân tộc có ảnh hưởng tích cực đến Tính tham gia

H1.b: Văn hóa dân tộc có ảnh hưởng tích cực đến Tính nhất quán

H1.c: Văn hóa dân tộc có ảnh hưởng tích cực đến Tính thích ứng

H1.d: Văn hóa dân tộc có ảnh hưởng tích cực đến

Sứ mệnh.


+

Hofstede (1991),

Essounga (2009)


H2

H2.a: Văn hóa du nhập có ảnh hưởng tích cực đến Tính tham gia

H2.b: Văn hóa du nhập có ảnh hưởng tích cực đến Tính nhất quán

H2.c: Văn hóa du nhập có ảnh hưởng tích cực đến Tính thích ứng

H2.d: Văn hóa du nhập có ảnh hưởng tích cực đến

Sứ mệnh.


+

Vadini (2014)


H3

H3.a: Đặc điểm của ngành du lịch có ảnh hưởng tích cực đến Tính tham gia

H3.b: Đặc điểm của ngành du lịch có ảnh hưởng tích cực đến Tính nhất quán

H3.c: Đặc điểm của ngành du lịch có ảnh hưởng tích cực đến Tính thích ứng

H3.d: Đặc điểm của ngành du lịch có ảnh hưởng tích

cực đến Sứ mệnh.


+

Gordon (1991),

Jennifer và Karen (1994)


H4

H4.a: Nhà sáng lập có ảnh hưởng tích cực đến Tính tham gia

H4.b: Nhà sáng lập có ảnh hưởng tích cực đến Tính


+

Boeker (1989),

Schein,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.




nhất quán

H4.c: Nhà sáng lập có ảnh hưởng tích cực đến Tính thích ứng

H4.d: Nhà sáng lập có ảnh hưởng tích cực đến Sứ mệnh.


(1985),

Andish và

cộng sự (2013)


H5

H5.a: Nhà lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến Tính tham gia

H5.b: Nhà lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến Tính nhất quán

H5.c: Nhà lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến Tính thích ứng

H5.d: Nhà lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến Sứ

mệnh.


+

Schein (1985),

Szczepańska và Kosiorek (2017)


H6

H6.a: Sự truyền đạt nội bộ có ảnh hưởng tích cực đến Tính tham gia

H6.b: Sự truyền đạt nội bộ có ảnh hưởng tích cực đến Tính nhất quán

H6.c: Sự truyền đạt nội bộ có ảnh hưởng tích cực đến Tính thích ứng

H6.d: Sự truyền đạt nội bộ có ảnh hưởng tích cực đến

Sứ mệnh.


+

Gillis (2011), Miller (2012)


H7

H7.a: CSR có ảnh hưởng tích cực đến Tính tham gia H7.b: CSR có ảnh hưởng tích cực đến Tính nhất quán H7.c: CSR có ảnh hưởng tích cực đến Tính thích ứng

H7.d: CSR có ảnh hưởng tích cực đến Sứ mệnh.


+

Danner & Odenwelder (2015)


Nguồn: Tác giả tổng hợp


2.4. Phương pháp nghiên cứu


2.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính


Trong luận án này, tác giả sẽ sử dụng phương pháp định tính để nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng và phát triển VHDN tại các công ty du lịch Việt Nam và kết quả về VHDN hiện tại của các công ty này.

2.4.1.1. Mô tả phương pháp nghiên cứu


VHDN bao gồm yếu tố hữu hình và vô hình nên cả phương pháp định tính và định lượng đều có ưu, nhược điểm; do đó, việc sử dụng kết hợp các phương pháp sẽ cho cái nhìn toàn diện hơn về VHDN. Nói về các phương pháp định tính, nhiều nhà


nghiên cứu cho rằng, các phương pháp định tính sẽ giúp nghiên cứu được các yếu tố cấu thành của VHDN tốt hơn. Ví dụ: Cameron và Quinn (2006) cho rằng, sử dụng các phương pháp định tính trong thời gian dài sẽ giúp tìm hiểu rõ các yếu tố của VHDN. Hay Ott (1989) và Schein (1990) khẳng định là chỉ có phỏng vấn sâu và quan sát chi tiết mới giúp nghiên cứu được tầng sâu nhất của VHDN; các phương pháp định lượng lại không làm được điều này. Thêm vào đó, nhiều tác giả O‟Reilly (1993), Denison (1990), Cameron và Freeman (1991) cho rằng, khi sử dụng phương pháp này sẽ thu được các thông tin dễ dàng hơn để phân tích.

Đề tài sử dụng phương pháp quan sát trực quan, thu thập các ấn phẩm nội bộ và báo cáo số liệu để có thông tin về các yếu tố hữu hình của VHDN. Theo Schein (1985, 2001), đây là phương pháp quan trọng để thu thập thông tin và có cái nhìn cơ bản về VHDN và nhất là các yếu tố hữu hình như logo, khẩu hiệu, đồng phục, kiến trúc đặc trưng, các nghi lễ, các ấn phẩm văn hóa và các giá trị được tuyên bố. Mô hình này đã được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực. Trong đó, Zhao (2007) đã áp dụng mô hình để so sánh VHDN của các công ty khác nhau đến từ nhiều quốc gia hoặc có chi nhánh ở nhiều quốc gia bao gồm cả Châu Á và Đông Nam Á, có các công ty trong lĩnh vực dịch vụ và đã cho thấy tính tin cậy của mô hình khi nghiên cứu VHDN của các công ty trong lĩnh vực này. Cùng với đó, đề tài sử dụng phương pháp khảo sát trực tuyến và trực tiếp tại các công ty dựa trên bảng hỏi để thu thập thông tin về công tác xây dựng và phát triển VHDN của các công ty du lịch Việt Nam.

2.4.1.2. Đối tượng khảo sát


Đối tượng khảo sát của đề tài nghiên cứu là các lãnh đạo hiện đang công tác tại các công ty du lịch Việt Nam, cụ thể là những người giữ các vị trí trong ban lãnh đạo cấp cao của các công ty du lịch Việt Nam. Như đã trình bày trong chương trước, các nhà lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong công tác xây dựng và phát triển VHDN của các công ty nói chung và các công ty du lịch Việt Nam nói riêng. Vì vậy, khi khảo sát và thu thập các thông tin từ họ sẽ cho thấy được cái nhìn về thực trạng công tác xây dựng và phát triển VHDN của các công ty du lịch Việt Nam, những gì họ đã, đang trực tiếp trải qua, cùng những thuận lợi, khó khăn trong công tác này.


2.4.1.3. Thiết kế bảng khảo sát


Bảng hỏi được thiết kế dựa trên cơ sở lý luận và thông qua quá trình thu thập, tổng hợp tài liệu, các sản phẩm khoa học đã được công bố, các lý thuyết về văn hoá doanh nghiệp cũng như xây dựng và phát triển VHDN. Trong đó, bảng hỏi vận dụng tối đa lý thuyết về 3 cấp độ văn hoá doanh nghiệp của Schein (1990) và quy trình 11 bước xây dựng VHDN do hai tác giả Heifetz và Hagberg (2000) đề xuất như đã nêu trong chương trước. Cùng với đó, tác giả cũng đã hỏi ý kiến chuyên gia TS. Nguyễn Lệ Hằng và TS. Nguyễn Thị Thu Trang (ĐH Ngoại thương) và của chính các lãnh đạo của một số công ty du lịch Việt Nam gồm Bà Phạm Thị Hằng (Giám đốc Công ty Sun Travel), ông Nguyễn Tiến Đạt (Tổng giám đốc Công ty AZA Travel) để thử nghiệm các câu hỏi, tìm kiếm thêm các câu hỏi hoặc lý giải cụ thể, dễ hiểu hơn, gắn với thực tiễn của các công ty du lịch Việt Nam hơn.

Bảng khảo sát gồm 2 phần chính là thông tin về đối tượng cá nhân, doanh nghiệp tham gia khảo sát, và thông tin về công tác xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp. Tổng số câu hỏi trong bảng khảo sát là 25, trong đó 7 câu hỏi liên quan đến người được khảo sát và công ty du lịch họ đang công tác và quản lý bao gồm các thông tin cơ bản như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tên doanh nghiệp hiện đang làm việc, năm thành lập của đơn vị đó, vị trí làm việc hiện tại, thâm niên công tác. 18 câu hỏi còn lại đánh giá nhận định của người tham gia khảo sát về thực trạng xây dựng và phát triển VHDN của công ty. Tác giả có sử dụng các các câu hỏi đóng và câu hỏi mở để có thể khai thác được nhiều thông tin từ phía người trả lời, phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này (Phụ lục số 1).

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng


Trong luận án này, tác giả sử dụng phương pháp định lượng để thu thập các thông tin, đánh giá thực trạng của VHDN của các công ty du lịch Việt Nam và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển VHDN của các công ty du lịch Việt Nam.

Trước tiên, để thu thập các thông tin, đánh giá thực trạng VHDN của các công ty du lịch Việt Nam, tác giả đã sử dụng phương pháp đánh giá VHDN của Denison (1990), mô hình này cũng đã được đề cập đến trong chương trước. Trong phương pháp


này, Denison đã đưa ra các câu hỏi để khảo sát 12 yếu tố của VHDN trong 4 nhóm khía cạnh để đo lường. Để trả lời câu hỏi, sẽ có các mức độ từ 1 đến 5, tương ứng với mức độ từ “rất không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý” (Phụ lục số 2). Điểm số của mỗi yếu tố sẽ cho thấy thấy mức độ mạnh, yếu của VHDN. Cụ thể: - 84-100 điểm (4.2-5.0): điểm mạnh của VHDN; - 74-83 điểm (3.70-4.19): ở mức độ chấp nhận được; - <73 điểm (1-3.69): điểm yếu của VHDN.

Lý do tác giả sử dụng mô hình này vì tính phổ biến của nó trong các nghiên cứu về VHDN ở nhiều nước và nhiều ngành nghề khác nhau cùng với tính tin cậy và tính giá trị của mô hình này, các yếu tố trong mô hình này đã được khẳng định qua các nghiên cứu trước đây (Denison, 1990, 1998, 2003; Fey và Denison, 2003; Coffey, 2010). Trong đó, mô hình đã được sử dụng ở một số nước Châu Á và ở các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, cụ thể là Trung Quốc (Mobley và cộng sự, 2005), Hồng Kông (Coffey, 2010), các nước Châu Á (Denison và cộng sự, 2003), các nước Châu Phi (Davidson và cộng sự, 2007), bản thân tác giả cũng đã áp dụng mô hình này để nghiên cứu một doanh nghiệp Việt Nam trong luận văn thạc sĩ của mình. Do đó, mô hình đã được ứng dụng ở nhiều quốc gia và nghiên cứu thực trạng VHDN của nhiều công ty ở nhiều lĩnh vực khác nhau và có cả doanh nghiệp trong lĩnh vực liên quan đến đề tài này; các nghiên cứu đã khẳng định tính tin cậy của mô hình, đưa ra các kết quả chi tiết với các đặc điểm cụ thể của VHDN và có mức độ thang đo điểm số để đánh giá mức độ mạnh yếu dễ hình dung và theo dõi.

Các yếu tố của VHDN đưa ra trong mô hình này bao gồm bốn nhóm khía cạnh sứ mệnh, sự tham gia, khả năng thích ứng và tính nhất quán. Việc sử dụng các nhóm khía cạnh này của VHDN là vì các nhóm khía cạnh này có tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với các chỉ tiêu như lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu, thị phần, đổi mới và phát triển sản phẩm, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sự thỏa mãn của nhân viên (Denison và Neale, 1996). Đây cùng là các nhóm khía cạnh này cũng mang tính tiêu biểu bởi vì khi tìm hiểu các mô hình khác tương tự về các nhóm khía cạnh của VHDN như Mô hình OCI của Cooke và Lafferty (1987) có các nhóm khía cạnh tương đồng như quyền lực (tương ứng với yếu tố trao quyền trong nhóm khía cạnh sự tham gia của mô hình Denison), tính liên kết (tương ứng với yếu tố hợp tác và hội nhập trong nhóm khía cạnh sự nhất quán của mô hình Denison), thành


tựu/kết quả (tương ứng với yếu tố mục tiêu trong nhóm khía cạnh sứ mệnh của mô hình Denison), phòng thủ/né tránh rủi ro (tương ứng với yếu tố chủ động đổi mới trong nhóm khía cạnh khả năng thích ứng của mô hình Denison). Tuy nhiên, mô hình này của Cooke và Lafferty (1987) lại có nhược điểm là có sự trùng lặp trong các nhóm khía cạnh khi nhắc đến các đặc điểm của VHDN (Cooke và Szumal,1993). Trong một mô hình khác cũng chia ra các nhóm khía cạnh của VHDN để nghiên cứu là Mô hình OCP của O‟Reilly và cộng sự (1991), tác giả cũng tìm thấy sự tương đồng trong các nhóm khía cạnh, cụ thể là tính đổi mới (tương ứng với yếu tố chủ động đổi mới trong nhóm khía cạnh khả năng thích ứng của mô hình Denison), kết quả đầu ra tương ứng với yếu tố mục tiêu trong nhóm khía cạnh sứ mệnh của mô hình Denison), định hướng nhóm (tương ứng với yếu tố định hướng làm việc nhóm trong nhóm khía cạnh sự tham gia của mô hình Denison). Mô hình này cũng có nhược điểm là các câu hỏi và mệnh đề đưa ra cho các nhóm khía cạnh chưa thực sự mang lại thông tin phong phú (Fidock và Talbot, 2008). Vì vậy, dù cách gọi tên khác nhau và có những chi tiết riêng, nhưng các mô hình này đều đưa ra các nhóm khía cạnh có sự tương đồng để phản ánh các đặc điểm của VHDN khi nghiên cứu. Mô hình của Denison lại có nhiều câu hỏi và mệnh đề hơn để thu thập thông tin và không mang những nhược điểm của các mô hình còn lại (Adalsteisson và Gudlaugsson, 2007). Do đó, tác giả lựa chọn sử dụng mô hình Denison với các nhóm khía cạnh trên để mang tính đại diện cho các nhóm yếu tố cũng đã được các mô hình khác đề cập và không có sự trùng lặp các khía cạnh, lượng câu hỏi và mệnh đề có thể mang lại nhiều thông tin cho việc nghiên cứu.

Tác giả cũng đã tiến hành dịch bảng hỏi này từ tiếng Anh sang tiếng Việt và có tham khảo ý kiến của chuyên gia và những đối tượng tham gia để các câu từ dễ hiểu, hợp lý cho người trả lời nêu được thực trạng VHDN tại công ty mình làm việc. Đối tượng tham gia khảo sát của mô hình này là các thành viên của doanh nghiệp, có thể bao gồm cả lãnh đạo và nhân viên, bởi VHDN có ảnh hưởng tới cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đó, chứ không chỉ riêng một đối tượng nhất định.

Tiếp theo, từ việc nghiên cứu thực trạng này, tác giả tiến hành nghiên cứu thêm các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng và phát triển VHDN của các công ty du lịch Việt Nam. Theo Schein (1985, 2002), Denison (1990, 2003) và một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023