3.4 Thu thập, xử lý số liệu
3.4.1 Xác định cỡ mẫu
Ở đây, tác giả dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện (phi xác
suất).
Kích cỡ mẫu và phân bổ mẫu: Dựa vào thị phần của TTĐM Hải
trên khu vực tác giả phân bổ số lượng mẫu khảo sát như bảng sau:
Khu vực | Số lượng | |
1 | Huyện Đức Hòa | 100 |
2 | Huyện Đức Huệ | 60 |
3 | Huyện Bến Lức | 50 |
4 | Huyện Bình Chánh | 40 |
Tổng | 250 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nội Dung Cần Thực Hiện Xây Dựng Thương Hiệu.
- Doanh Thu, Lợi Nhuận Của Công Ty Từ Năm 2013 – 2015 Nguồn: Các Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Từ 2013 - 2015
- Thực Trạng Về Chiến Lược Marketing Nhằm Xây Dựng Thương Hiệu Trung Tâm Điện Máy Hải Trong Thời Gian Qua.
- Trung Tâm Điện Máy Được Khách Hàng Nhớ Đến Đầu Tiên
- Điểm Mạnh Và Điểm Yếu Của Các Trung Tâm Điện Máy
- Xây dựng thương hiệu trung tâm điện máy Hải - 10
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Bảng 3.4: Xác định kích cỡ mẫu và phân bổ mẫu
3.4.2 Khảo sát, điều tra thu thập số liệu
Sau khi đã lập bảng câu hỏi và phân bổ mẫu, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp khách hàng trên khu vực như đã chọn.
3.4.3 Kiểm tra mẫu
Sau khi thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả tiến hành phân tích thống kê mô tả về những vấn đề có liên quan đến những vấn đề cần nghiên cứu đã được nêu ở trên dưới sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Kết quả thu được sẽ giúp tác giả có cái nhìn thực tế và từ đó có thể gợi ý một số giải pháp thực tế để đề xuất xây dựng thương hiệu trung tâm điện máy Hải.
Kết luận chương 3
Chương 3 đã giới thiệu tổng quan về thị trường kim khí điện máy tại khu vực Đức Hòa và các vùng lân cận, đồng thời giới thiệu tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tổng quan về thị trường kim khí điện máy của trung tâm điện máy Hải. Phân tích và đánh giá quá trình xây dựng thương hiệu trung tâm điện máy Hải trong thời gian qua. Từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra một số giải pháp nhằm định hướng xây dựng thương hiệu trung tâm điện máy Hải trong
thời gian tới. Chương 3 cũng đã nêu lên phương pháp nghiên cứu cụ thể, quy trình nghiên cứu và quá trình khảo sát mẫu thu thập số liệu cũng như tiến hành kiểm tra mẫu sau khi khảo sát.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Quan điểm định hướng phát triển và mục tiêu của trung tâm điện máy Hải.
4.1.1 Quan điểm định hướng phát triển
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, trung tâm điện máy Hải quyết định tập trung ổn định, giữ vững thị trường hiện tại, mở rộng thị trường sang các vùng lân cận.
Định vị và phát triển thương hiệu sản phẩm, dịch vụ để tránh tác lại tác động của sự biến động của sự biến đổi của thị trường và cạnh tranh khốc liệt từ những thương hiệu khác.
Cụ thể:
Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng đã xây dựng.
Đa dạng hoá sản phẩm, cải thiện mẫu mã, bao bì để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Nâng cao hiệu quả quản lý để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, từng bước mở rộng thị trường.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu và hoàn thiện kênh phân phối.
Hoàn thiện hệ thống marketing của công ty phục vụ cho các mục tiêu chiến lược.
Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến kết hợp với kỹ thuật truyền thống vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nâng cao sức sáng tạo và cống hiến của lao động trong doanh nghiệp.
4.1.2 Mục tiêu của trung tâm điện máy Hải.
Sứ mệnh của trung tâm điện máy Hải là mang đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất; cân bằng giữa lợi ích kinh tế với trách nhiệm xã hội. Để thực hiện sứ mệnh này, công ty cần đạt được những mục tiêu sau:
nhất.
Mục tiêu doanh thu: Tăng trưởng hàng năm từ 15% đến 20%.
Mục tiêu định vị: Hỗ trợ cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt
Mục tiêu sản phẩm: Đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Mục tiêu phân phối: Chủ động phân phối vào các thị trường trọng điểm của trung tâm điện máy Hải, đồng thời mở rộng thị trường sang các khu vực lân cận.
4.2 Kết quả khảo sát
4.2.1 Nhận thức của công ty về vấn đề thương hiệu và xây dựng thương hiệu.
Nhận thức về thương hiệu trong doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp không chỉ trong marketing mà còn ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp. Nếu không có nhận thức đúng đắn về thương hiệu thì doanh nghiệp dễ bị sai lầm trong việc lựa chọn chiến lược đầu tư cho mình. Cần có một chiến lược đúng đắn trong việc xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp.
Hiện nay công ty vẫn chưa xây dựng cho mình một chiến lược thương hiệu cụ thể và dài hạn. Chính vì thế khi được hỏi liệu trong thời gian tới, công ty có chức danh nào cho quản lý thương hiệu và nhãn hiệu không? Thì công ty trả lời là “Không”. Và khi được hỏi công ty có chiến lược marketing nào cho việc xây dựng và quảng cáo thương hiệu, công ty chỉ mới áp dụng các chương trình khuyến mãi quảng cáo theo mùa vụ hay tham gia các kỳ hội chợ người tiêu dùng khi có tổ chức. Rõ ràng, công ty vẫn chưa sẵn sàng cho một chiến lược thương hiệu dài hạn và vững chắc dù biết ràng hội nhập kinh tế họ buộc phải đứng trên thương hiệu của mình.
Qua cuộc thăm dò ý kiến của ban giám đốc công ty và một số nhân viên công ty về vấn đề thương hiệu (thăm dò 42 người), có 42.9% cho rằng thương hiệu là uy tín của công ty là quan trọng nhất, 30.1% cho rằng thương hiệu tên công ty và chỉ có 9.4% cho rằng thương hiệu là tài sản của công ty và một điều đáng lưu ý là nhận thức về thương hiệu trong công ty không nhất quán từ các
9%
17%
44%
cấp lãnh đạo cho tới nhân viên ở cấp thấp nhất. Chẳng hạn một số nhân viên trong công ty cho rằng thương hiệu chỉ là cái tên công ty, trong khi những người khác lại nghĩ thương hiệu là đặc trưng sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Và đặc biệt khi hỏi hằng năm ngân sách chi cho hoạt động phát triển thương hiệu chiếm bao nhiêu % doanh thu, thì đại đa số các nhân viên cấp dưới đều không biết. Điều này cho thấy công ty chưa đầu tư đúng mức trong khâu tổ chức, huấn luyện cho nhân viên về vấn đề thương hiệu. Qua tìm hiểu, hiện nay công ty chưa có khoá đào tạo, huấn luyện nào cho nhân viên trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu.(bảng 1, phụ lục 2)
Uy tín Tên Tài sản
Khác
30%
Biểu đồ 4.1: Hiểu biết của nhân viên về thương hiệu.
4.2.2 Ý thức phát triển thương hiệu của công ty.
Một điều đáng mừng là khi hỏi trách nhiệm xây dựng và phát triển thương hiệu là trách nhiệm của ai trong công ty? Thì 100% người đều cho rằng nó thuộc trách nhiệm của tất cả các phòng ban trong công ty, mọi người đoàn kết lại để tạo dựng một hình ảnh thương hiệu vững mạnh nhằm đem lại lợi ích cho công ty.
Công ty đã bắt đầu ý thức hơn về phát triển thương hiệu của mình trong tình hình cạnh tranh hiện nay, tuy nhiên chưa đủ mạnh để có những kế hoạch cụ thể cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Nhìn chung, ngân sách chi cho hoạt động này còn thấp, chỉ chiếm từ 1 – 3% doanh thu hàng năm, những
vấn đề chiến lược và kế hoạch thương hiệu do công ty tự thực hiện, ít sử dụng các tổ chức tư vấn và dịch vụ chuyên nghiệp bên ngoài do chi phí cao.
Để xây dựng thành công một thương hiệu mạnh không chỉ xây dựng từ các thành phần chức năng (sản phẩm) mà còn phải xây dựng từ các yếu tố cảm xúcbao gồm các yếu tố giá trị mang tính biểu tượng nhằm tạo cho khách hàng mục tiêu những lợi ích tâm lý. Có như vậy thương hiệu trung tâm điện máy Hải mới trở nên quen thuộc trong tâm trí của khách hàng, trở thành cái tên đẩu tiên khi khách hàng nhờ đến khi muốn mua sản phẩm kim khí điện máy.
4.2.3 Nội bộ công ty
Năng lực lãnh đạo:
-Tính dẫn đầu, tiên phong: tuy ra đời sớm và hoạt động rất lâu trong ngành nhưng cho đến nay ban lãnh đạo của công ty chưa có ý tưởng sáng tạo, tiên phong hay dẫn đầu nào trong lĩnh vực hoạt động.
-Không có chiến lược tổng thể về xây dựng và phát thương hiệu. Hiện tại, trung tâm điện máy Hải chưa xác định tầm nhìn và sứ mạng thương hiệu. Khách hàng mục tiêu cũng không được xác định là đối tượng nào, cũng không có định vị thương hiệu. Theo kết quả khảo sát nội bộ thì 76,2% nhân viên không biết định hướng hoạt động của công ty, 16.7% hiểu sai về định hướng hoạt động và chỉ có 7.1% hiểu rõ về định hướng của công ty.(bảng 2, phụ lục 2)
không biết hiểu sai
hiểu rõ
17%
76%
7%
Biểu đồ 4.2: Hiểu biết về định hướng hoạt động công ty của nhân viên
19%
7%
74%
-Hệ thống nhận diện thương hiệu: Các yếu tố như tên gọi, logo cũng không được chú ý đúng mức như tầm quan trọng của nó. Ngay đến cà nhân viên của trung tâm cũng không hiểu hết ý nghĩa của logo trung tâm điện máy Hải là gì. Theo kết quả khảo sát thì có 73.8% nhân viên trả lời là họ không biết logo có ý nghĩa là gì, 19.1% nhân viên hiểu sai ý nghĩa của logo, chỉ có 7.1% hiểu rõ về ý nghĩa logo của công ty. (bảng 3, phụ lục 2)
Không biết
Hiểu sai Hiểu rõ
Biểu đồ 4.3: Hiểu biết của nhân viên về ý nghĩa logo của công ty
-Sự sẵn sàng đầu tư cho thương hiệu: Sự dầu tư cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu là rất thấp, dường như là không có. Tuy nhiên qua phỏng vấn trực tiếp ban lãnh đạo, họ cho biết sẽ sẵn sàng đầu tư cho thương hiệu nhưng chưa có kế hoạch cụ thễ và nhân lực để thực hiện.
-Kỹ năng và năng lực lãnh đạo: còn nhiều hạn chế và yếu kém, chủ yếu là quản lý theo kinh nghiệm, với quy mô gia đình. Thiếu nhà quản trị thương hiệu có chuyên môn và năng lực.
Nguồn nhân lực:
-Chất lượng nguồn nhân lực: còn thấp thể hiện ở mức lương tương đối thấp so với thị trường vì vậy không thu hút được nhân viên giỏi.
- Số lượng nhân viên hiện nay là 42 người.
- Tính đồng bộ: thấp.
- Tính có thể cải thiện được: rất khó và tốn kém nhiều chi phí cho việc đào tạo.
- Mức độ đào tạo: rất thấp và hầu như không có.
tính).
- Hệ thống đánh giá nỗ lực của nhân viên: không có (đánh giá qua cảm
- Hệ thống công nhận và trao thưởng xứng đáng: không có.
- Sự tự hào về thương hiệu của nhân viên: Qua kết quả khảo sát cho thấy
5%
33%
29%
33%
33.4% nhân viên tự hào về công ty và 66,6% không tự hào về công ty. (bảng 4, phụ lục 2).
Rất tự hào Tự hào
Không tự hào
Rất không tự hào
Biểu đồ 4.4: Mức độ tự hào của nhân viên
-Mức độ gắn bó với công ty: thấp, nhân sự thay đổi thường xuyên theo kết quả điều tra thì 57.1% dự định thay đổi công việc và 42.9% không dự định thay đổi công việc. (bảng 5, phụ lục 2)
Có
Không
43%
57%
Biểu đồ 4.5: Dự định thay đổi công việc của nhân viên