điện máy Hải sẽ được nhân rộng ra và xây dựng hạ tầng quy mô lớn nhất khu vực.
- Bên cạnh đó, một mục tiêu dài hạn mà trung tâm điện máy Hải hướng tới là trở thành một tập đoàn vững mạnh, một công ty số 1 cách biệt tại khu vực trong lĩnh vực phân phối hàng điện tử, tiêu dùng và trung tâm thương mại.
+ Sứ mệnh kinh doanh :
– Cùng đưa thị trường bán lẻ và quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam ngang bằng với các nước tiên tiến trên thế giới.
– Tạo môi trường phẳng, mở và gắn kết phát triển sự nghiệp với toàn thể thành viên.
– Kết hợp hài hòa giữa phát triển nhanh và bền vững cho công ty.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức
TRƯỞNG PHÒNG KINH
DOANH
TRƯỞNG PHÒNG NHÂN
SỰ
HÀNH CHÍNH NHÂN
SỰ
KẾ
KHO
TOÁN
KẾ HOẠCH KINH DOANH
BÁN HÀNG
GIAO NHẬN BẢO HÀNH BẢO TRÌ
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Bảng 3.1: Cơ cấu tổ chức
3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh
- Kinh doanh, lắp ráp điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, máy vi tính…
- Mua bán, lắp đặt, bảo hành, bảo trì, sữa chữa sản phẩm điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, vi tính, thiết bị công nghiệp, - dân dụng, thiết bị viễn thông, …
Điện lạnh: bao gồm các sản phẩm tủ lạnh, máy lạnh, máy nước nóng lạnh, tủ mát tủ đông.
Điện tử: bao gồm tivi, cassette, dàn âm thanh, amply, loa, đầu DVD,VCD, karaoke, sub.
Công nghệ, viễn thông: điện thoại di động, điện thoại bàn, máy fax, máy in, scan, photocopy, laptop, máy vi tính, ...
Thiết bị giải trí: máy quay phim, máy chụp hình, máy nghe nhạc, máy ghi âm, tai nghe, ...
Đồ gia dụng: máy giặt, nồi cơm điện, lò vi sóng, máy xay sinh tố, máy hút bụi, bàn ủi, quạt máy, máy sấy tóc, ...
3.1.4 Kết quả hoạt động 3 năm gần đây
2013 | 2013 | 2015 | |
Doanh thu (tỷ) | 32,562 | 33,736 | 35,442 |
Lợi nhuận trước thuế (tỷ) | 6,512 | 6,747 | 7,088 |
Lợi nhuận sau thuế (tỷ) | 4,884 | 5,060 | 5,316 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng thương hiệu trung tâm điện máy Hải - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Thương Hiệu Và Xây Dựng Thương Hiệu
- Những Nội Dung Cần Thực Hiện Xây Dựng Thương Hiệu.
- Thực Trạng Về Chiến Lược Marketing Nhằm Xây Dựng Thương Hiệu Trung Tâm Điện Máy Hải Trong Thời Gian Qua.
- Quan Điểm Định Hướng Phát Triển Và Mục Tiêu Của Trung Tâm Điện Máy Hải.
- Trung Tâm Điện Máy Được Khách Hàng Nhớ Đến Đầu Tiên
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2013 - 2015
LN ST LN TT
Doanh thu
40
35
30
25
20
15
10
5
0
2013
2014
2015
Biểu đồ 3.1: doanh thu, lợi nhuận của công ty từ năm 2013 – 2015 Nguồn: các báo cáo tài chính của công ty từ 2013 - 2015
Qua bảng kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2013 đến năm 2015, cho thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên hằng năm nhưng mức tăng tương đối chậm, do thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
3.1.5 Các mặt thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi:
-TTĐM Hải là trung tâm điện máy đầu tiên của khu vực, được hình thành và phát triển trước tiên trong khu vực.
- Cơ sở tương đối đầy đủ, vị trí thuận lợi.
- Nguồn cung ứng hàng hóa đảm bảo chất lượng, giá cả và số lượng.
- Hàng hóa tương đối phong phú và đa dạng
- Đa số nhân viên TTĐM Hải là người địa phương nên có mối quan hệ rộng rãi.
- Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng làm việc tốt luôn đoàn kết để phát triển.
Khó khăn:
- Tình hình cạnh tranh ngày càng cao, thị phần bị thu hẹp.
- Quy mô còn nhỏ hẹp.
- Thương hiệu chưa được lớn mạnh.
-Một số máy móc thiết bị còn thiếu.
-Việc đổi mới còn chậm so với tốc độ phát triển của thị trường.
3.2 Thực trạng xây dựng thương hiệu TTĐM Hải trong thời gian qua.
3.2.1 Thực trạng về thị trường điện máy kim khí khu vực Đức Hòa và các vùng lân cận
Thị trường bán lẻ khu vực Đức Hòa, đặc biệt là thị trường ngành kinh doanh siêu thị điện máy, hiện nay đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, được đánh giá là ngành hấp dẫn sức đầu tư.
Đức Hòa được nhận định là thị trường lớn về tiêu dùng hàng công nghệ cao trong tương lai. Khát khao sở hữu những phương tiện hiện đại của người dân Đức Hòa được nhìn nhận cao hơn những khác. Một thị trường đông dân cư với phần lớn người dân đang có thu nhập ngày càng tăng, cộng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ điện tử đang ngày càng rút ngắn dòng đời một sản phẩm khiến cho việc mua sắm, thay đổi đồ dùng điện tử diễn ra liên tục và ngày càng sôi động.
Ngoài ra, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng những năm gần đây đang chuyển dần từ các chợ điện tử truyền thống sang kênh siêu thị bán lẻ chuyên ngành với mô hình phân phối hiện đại. Sức mua tại các siêu thị ngày càng tăng cao nhờ không gian mua sắm thoải mái, hàng hóa trưng bày đẹp mắt và người mua nhận được nhiều dịch vụ tiện ích.
Trước một thị trường đầy tiềm năng như khu vực Đức Hòa các doanh nghiệp có thương hiệu lớn không thể bỏ qua cơ hội phát triển thị phần ở khu vực này. Vì vậy thị trường khu vực Đức Hòa một vài năm gần đây có rất nhiều thương hiệu lớn về đây xây dựng và phát triển như: trung tâm điện máy Thiên Hòa, trung tâm điện máy Chợ Lớn, trung tâm điện máy Thanh Vy, điện máy Xanh, ... và các trung tâm, cửa hàng điện máy nhỏ lẻ cũng hình thành rất nhiều, tạo ra một thị trường kim khí điện máy có tính cạnh tranh cao.
3.2.2 Thực trạng về thương hiệu trung tâm diện máy Hải.
Mặc dù trung tâm điện máy Hải được hình thành và phát triển sớm nhất trong khu vực nhưng chưa được nhiều người biết đến vì doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Kinh tế công nghiệp, dịch vụ và thương mại khu vực rất phát triển, nhiều nhà máy, xí nghiệp được xây dựng, thu hút nhiều lao động đến làm việc và sinh sống nhưng đại đa số không biết đến trung tâm điện máy Hải là do trung tâm ít quảng cáo, ít đưa thông tin đến khách hàng, ít làm mới hình ảnh thương hiệu.
Trung tâm điện máy Hải chỉ có tầm nhìn và sứ mệnh kinh doanh chung của công ty. Tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu trung tâm điện máy Hải chưa được xác lập rõ ràng và chưa phổ biến sâu rộng trong nhân viên. Chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm cũng chỉ được lồng ghép vào chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty, chưa được chi tiết hóa và chỉ mang tính chung chung. Vì vậy các bộ phận trong công ty chưa có được sự gắn kết trong việc xây dựng thương hiệu.
3.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu trung tâm điện máy Hải
3.2.3.1 Môi trường vĩ mô
Nhân tố kinh tế:
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng dần qua các năm, thu nhập của dân cư tăng cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm cao,tăng khả năng thanh toán của khách hàng, tăng sức mua của xã hội. Bình quân thu nhập đầu người tăng đều qua các năm từ mức 1.517 USD năm 2011, năm 2012 là 1.749 USD, năm 2013 là 1.900 USD, năm 2014 là 2.028
USD dân số và trình độ dân trí tăng nhanh tạo điều kiện để mở rộng thị trường. Thu nhập bình quân đầu người cao, nhu cầu sử dụng sản phẩm tăng, đa dạng hóa nhu cầu, làm thay đổi cơ cấu thị trường, tăng cầu. Đặc biệt, thị trường quốc tế ngày càng mở rộng , tạo điều kiện cho doanh nghiệp hợp tác phát triển.
Khu vực Đức Hòa và các vùng lân cận có nền công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, thu nhập của người dân trong khu vực cũng tăng cao trong thời gian qua nhu cầu sử dụng hàng hóa kim khí điện máy tăng cao là cơ hội cho doanh nghiệp phát triển.
Hạn chế của nhân tố kinh tế đối với doanh nghiệp là Việt Nam mở của nền kinh tế thị trường ( gia nhập WTO ) tạo nên nhiều đối thủ cạnh tranh -
nhiều tập đoàn bán lẻ hùng mạnh trên thế giới và khu vực gia nhập thị trường Việt Nam.
Nhân tố dân số:
Dân số Việt Nam tăng dần đều qua các năm, riêng khu vực Đức Hòa và các vùng lân cận thời gian gần đây dân số tăng do nhập cư từ nơi khác đến rất nhiều do đó nhu cầu sử dụng hàng hóa trong lĩnh vực kim khí điện máy ngày càng nhiều. Đây là cơ hội để mở rộng thị trường đáp ứng nhu cầu quy mô tăng dân số.
Nhân tố chính trị - pháp luật:
Việt Nam là quốc gia có chế độ chính trị ổn định nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, điều đó thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Ngoài ra, việc chính sách mở rộng thị trường kích thích đầu tư giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn
Mặt khác, việc Quốc hội Việt Nam lựa chọn tư tưởng chính cải cách và thế hệ lãnh đạo mới thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc cải thiện vị thế trong cộng đồng quốc tế qua con đường phát triển kinh tế. Trong những năm vừa qua Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, luật cũng như thông tư, nghị định đã tạo nên một cách cơ bản hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là Luật cạnh tranh và Luật thương mại. Việt Nam đang từng bước nới lỏng chính sách bảo hộ mậu dịch thông qua lịch trình cắt giảm thuế quan tại khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA),và gia nhập tổ chức thương mại thế giơi (WTO). Mặc dù hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập và hạn chế, nhưng nhờ vào những điều khoản luật pháp như luật bảo vệ bản quyền, chống hàng giả hàng nhái, chính sách bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp tạo được niềm tin, giữ vững thương hiệu trong lòng khách hàng.Từ ngày 01/01/2006 thì thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng điện tử chỉ còn 0 – 5% điều này cho thấy trung tâm điện máy Hải sẽ có cơ hội để tiếp cận trực tiếp các hàng hoá từ các nước ASEAN nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Tình hình chính trị tại Việt Nam được thế giới đánh giá là khá ổn định, cũng như trong thời gian qua Việt Nam đã có những cải cách về luật pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho trung
tâm điện máy Hải cũng như các doanh nghiệp khác yên tâm đầu tư vào hoạt động kinh doanh.
Hạn chế của nhân tố này đến doanh nghiệp là Luật thuế chưa ổn định, hàng rào thuế quan lớn, thuế cao làm cho giá cả tăng cao so với các quốc gia khác – làm cho khách hàng phải cân nhắc khi mua sản phẩm.
Nhân tố xã hội – văn hóa:
Đất nông nghiệp giảm chuyển sang đất xây dựng, giao thông và khu dân cư. Đất xây dựng tăng để phát triển các khu công nghiệp tập trung, các khu hành chính, khu văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, an dưỡng, chợ, công viên xanh ….
Tâm lý người Việt Nam rất thích sử dụng những hàng hóa có tính kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, sử dụng lâu, bền, đẹp và có tính mới.
Đây là một thuận lợi đối với trung tâm điện máy Hải trong việc mở rộng quy mô kinh doanh gia tăng chất lượng dịch vụ, và sự an tâm của khách hàng sau khi mua hàng nhằm thu hút một số lượng lớn khách hàng đến tham quan, mua sắm ngày càng tăng trong thời gian tới.
Nhân tố công nghệ:
Trong những năm qua, sự phát triển của công nghệ đối với ngành kim khí điện máy chỉ có ảnh hưởng ở những nhà cung cấp hàng hoá, đối với các Trung tâm điện máy thì ảnh hưởng rất nhiều. Cụ thể, sự phát triển của công nghệ đã tạo ra những sản phẩm mới, làm cho một số sản phẩm củ trở nên lỗi thời. Sự phát triển của công nghệ thậm chí đã làm cho một số nhà sản xuất phải bỏ một số mẫu mã cũ và thay thế bằng mẫu mã khác (chẳng hạn đối với ngành điện máy: tivi LCD thay thế bằng tivi LED …).
Các trung tâm điện máy là những nhà phân phối hàng hoá chỉ ảnh hưởng khi mà các trung tâm này mua một vài mẫu mã với số lượng lớn mà các mẫu mã này không kịp bán hết dẫn tới lượng hàng tồn kho lớn. Còn đối với những sản phẩm khác thì ảnh hưởng không nhiều trừ khi nhà cung cấp muốn bán giảm giá để bán hết lượng hàng tồn kho mà không sản xuất mẫu mã đó nữa.
3.2.3.2 Môi trường vi mô
Khách hàng:
Khi quyết định tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh, không chỉ riêng trung tâm điện máy Hải mà đối với mọi doanh nghiệp đều phải xác định được thị trường cụ thể là xác định nhu cầu của khách hàng mà mình có khả năng cung ứng. Vì vậy hướng vào thị trường là hướng vào khách hàng, đó là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp.
Vấn đề khách hàng là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh. Sự tính nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Sự tín nhiệm đó đạt được do biết thõa mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Việc tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty là rất quan trọng cũng như tìm hiểu các yếu tố tác động đến hành vi mua sắm của khách hàng để từ đó đưa ra các cách thức phản ứng linh hoạt.
Nhà cung cấp:
Để đưa sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ cung cấp cho thị trường, bất kỳ công ty nào cũng cần được cung cấp các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, phụ tùng, máy móc, ...
Hiện nay, trung tâm điện máy Hải cam kết với khách hàng là bán hàng chính hãng. Do đó, việc chọn nhà cung cấp hàng hoá đối với Điện Máy Hải thì luôn có tiêu chí là chọn những nhà cung cấp có uy tín trên thị trường. Một số nhà cung cấp chính cho Điện Máy Hải như: Canon, Electrolux, LG, JVC, Nikon, Nokia, Motorola, Panasonic, Philips, Sanyo, Samsung, Sony, Sony Ericsson, Toshiba …. Trung tâm điện máy Hải đã xây dựng được mối quan hệ chiến lược với 8 nhà sản xuất lớn là 8 tập đoàn điện tử hàng đầu như Sony, JVC, Toshiba, Panasonic, Sanyo, Philips, Samsung và LG. Đây là những nhà cung cấp đã đồng hành với trung tâm điện máy Hải trong những ngày đầu thành lập.
Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong một thị trường cụ thể ở thời điểm hiện tại và tương lai.
Những năm gần đây với sự gia tăng dân số và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng của các trung tâm, siêu thị điện máy ồ ạt xây dựng và phát triển