Xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân - 2


Về thực tiễn, luận án nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển của Nhà nước CHDCND Lào và quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân, vì dân; nghiên cứu, đánh giá thực trạng, tập trung phân tích những vấn đề còn tồn tại, bất cập để tìm ra những nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân hiện nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Kay-són PHÔM-VI-HÁN, quan điểm của Đảng NDCM Lào về Nhà nước và pháp luật nói chung và về NNPQ CHDCND Lào nói riêng.

- Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án bao gồm: Phương pháp logich - lịch sử được sử dụng cho việc nghiên cứu một số nội dung của Chương 1, 2 và 3; phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh được sử dụng cho quá trình nghiên cứu của tất cả các chương; phương pháp phân tích tài liệu, phân tích thực tiễn và xã hội học được sử dụng để nghiên cứu một số nội dung của Chương 1,2 và 3; phương pháp tiếp cận hệ thống, kết hợp lý luận và thực tiễn được sử dung trong Chương 2, 3 và 4. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu tác giả luận án cũng chú trọng sử dụng kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp của luật học với triết học và chính trị học.

5. Những đóng góp mới của luận án

- Luận án nghiên cứu xác định những giá trị lý luận có tính phổ biến về NNPQ có thể tiếp thu và vận dụng vào quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân.

- Luận án góp phần làm rõ quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng NDCM Lào và Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về xây dựng NNPQ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân

- Phân tích, đánh giá một cách tương đối có hệ thống toàn diện thực trạng và những ưu điểm và hạn chế tồn tại trong việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

- Luận án đề xuất một số quan điểm và các giải pháp chủ yếu xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân - 2

Với kết quả của luận án đạt được, tác giả hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân.

Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về vấn đề liên quan đến việc xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào.

7. Kết luận của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 13 tiết.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về các vấn đề cụ thể trong xây dựng Nhà nước pháp quyền

Xây dựng NNPQ đang trở thành một xu thế khách quan tất yếu đối với các quốc gia dân chủ trong thế giới hiện đại. Ở nhiều nước ở phương Tây và phương Đông đã có những công trình nghiên cứu về NNPQ được tiến hành trên nhiều góc độ khác nhau. Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu sau đây:

- C.Mác, Ph.Ăngghen, Góp phần phê phán triết học pháp quyền [35, tr.20- 21]. Trong quá trình phê phán học thuyết của Hêghen, C.Mác cho rằng không phải nhà nước sinh ra xã hội, mà chính gia đình và xã hội dân sự là những tiền đề của nhà nước, chính chúng mới là yếu tố thực sự tích cực. Cho nên việc nghiên cứu nhà nước phải dựa vào phân tích xã hội công dân. Đó là kết quả của quá trình tiếp thu có phê phán của C.Mác với tư tưởng về Triết học pháp quyền của Hêghen, phủ nhận quan điểm có tính tiêu cực đối với công cuộc đấu tránh giải phóng con người và xã hội loài người. Hệ thống lý luận này đã từng đóng vai trò quan trọng, tạo động lực mạnh mẽ, trang bị nền tảng lý luận cho các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người trên toàn thế giới.

- Albert Ven Diecy (1885), “Introduction to the study of the law of the Constitution” (Giới thiệu về các nghiên cứu về luật hiến pháp) [92, tr.16-17]. Dicey là người Vương quốc Anh đầu tiên sử dụng khái niệm pháp quyền (rule of law) một cách rộng rãi. Học thuyết của ông có ảnh hưởng hết sức sâu rộng trong giới thẩm phán và luật sư theo hệ thống luật án lệ (common law). Nội dung chính của học thuyết pháp quyền do Dicey khởi xướng nhấn mạnh một số khía cạnh sau:

+ Sự ngự trị tuyệt đối của pháp luật như là sự hạn chế ảnh hưởng của việc sử dụng quyền lực một cách tùy tiện. Yêu cầu đầu tiên và chủ yếu đối với chế độ pháp quyền là không có chuyên quyền và tùy tiện trong lĩnh vực Luật Hình sự và tự do cá nhân;


+ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai được đứng trên pháp luật, tất cả mọi người không phụ thuộc vào đẳng cấp và các điều kiện khác đều là đối tượng điều chỉnh của pháp luật. Yêu cầu này cũng đòi hỏi các viên chức chính phủ phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với việc gây ra thiệt hại như bất kỳ cá nhân nào trong xã hội;

+ Các nguyên tắc trong hiến pháp không phải là nguồn gốc mà là kết quả của những quyền của cá nhân.

- Dr. Prof. Richard H. Fallon (1997), “The rule of law” as a concept in Constitutional discourse (Các quy định của pháp quyền là một khái niệm trong ngôn ngữ Hiến pháp) [92, tr.31-32]. Ông cho rằng sự phát triển của học thuyết pháp quyền đã làm cho các yếu tố cơ bản của pháp quyền ngày càng được mở rộng, giúp cho học thuyết pháp quyền thích ứng và đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Dưới ánh sáng pháp quyền, pháp luật chỉ là pháp luật thực sự khi đáp ứng được chức năng cơ bản của nó là hướng dẫn hành vi con người. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các học thuyết pháp quyền hiện đại, ông khẳng định pháp quyền được công nhận khi có đủ các yếu tố như: Khả năng của các quy tắc pháp lý, chuẩn mực, nguyên tắc trong việc hướng dẫn người dân thực hiện công việc của họ. Mọi người phải có thể hiểu pháp luật và tuân thủ chúng; tính hiệu lực của pháp luật, pháp luật phải thực sự hướng dẫn dân chúng; tính ổn định, để giúp các cá nhân triển khai các kế hoạch và phối hợp hành động trong tương lai, pháp luật cần phải có sự ổn định hợp lý; tính tối cao của pháp luật, pháp luật cần phải chi phối mọi công chức, thẩm phán và người dân bình thường; những thiết chế để thực thi một nền công lý không thiên vị với những thủ tục xét xử công bằng.

Để đạt được yêu cầu này, pháp luật phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Pháp luật phải mang tính tổng quát; pháp luật phải được công bố công khai, không được giữ bí mật; pháp luật không được hồi tố; pháp luật phải rõ ràng; pháp luật phải hài hòa, không được mâu thuẫn; pháp luật không được đưa ra những điều khoản không thực hiện được; pháp luật phải mang tính ổn định; pháp luật phải được áp dụng một cách nhất quán.

- Josel Thesing biên tập (2002), Nhà nước pháp quyền, gồm một số tiểu luận của các học giả nước ngoài [24]. Nghiên cứu của các tác giả tập trung giải quyết


nhiều vấn đề liên quan đến các giá trị của Nhà nước pháp quyền và chế độ pháp trị như: nhà nước tồn tại để đem lại lợi ích cho công dân của mình; chế độ pháp trị là một sự bảo vệ dân chủ và quyền con người, ở đó có sự ràng buộc của pháp luật và công lý với quyền lực nhà nước, sự kiểm soát quyền lực nhà nước bằng phân định quyền lực, đề cao dân chủ và quyền tài phán hiến pháp. Đặc biệt các nghiên cứu còn quan tâm làm rõ các điều kiện tiên quyết, cũng như các khó khăn thách thức đề thực thi chế độ pháp trị.

Ngoài ra còn có nhiều bài viết về Nhà nước pháp quyền của tác giả nước ngoài ở phương Tây như: David Kairys (2003), Researching for Rule of Law, Suffolk University Law Review (Nghiên cứu Nhà nước pháp quyền, tạp chí ĐH Suffolk); John K.M Ohnesorge (2007), The Rule of Law, University of Wisconsin law school (viết về Nhà nước pháp quyền với đặc trưng cơ bản); Mathias Koeter: Rechtssaat and Rechsstaatlichkeit in Germany, Research Papers Series: Understandings of the Rule of Law in various Legal Orders of the World, 2010, ISSN 2192 - 6905 (Tìm hiểu về Nhà nước pháp quyền trong các trật tự pháp lý khác nhau của thế giới)…

Cũng như ở Việt Nam, trong những năm gần đây cũng có nhiều cuốn sách, luận án, luận văn và bài báo đăng trên tạp chí nghiên cứu về NNPQ, điển hình như:

Về sách, luận án đã tham khảo nhiều sách chuyên khảo, tham khảo về NNPQ đã được công bố trong đó có một số sách tiêu biểu như:

- Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn (2008), Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân,do dân, vì dân - Lý luận và thực tiễn [63]. Mục tiêu và nhiệm vụ của cuốn sách này là xây dựng cơ sở lý luận về NNPQ XHCN, đưa ra những luận điểm khoa học có tính hệ thống về NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân. Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài, các tác giả đã đề cập đến học thuyết NNPQ, sự vận dụng và những đặc trưng của học thuyết NNPQ trong lịch sử phương Tây và phương Đông, đồng thời đã khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật, về NNPQ của dân, do dân, vì dân là cơ sở tư tưởng rất quan trọng định hướng quá trình xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam. NNPQ không phải là sản phẩm riêng của xã hội tư bản chủ nghĩa mà có thể được xây dựng trong xã hội XHCN; NNPQ XHCN


khác với NNPQ tư sản ở mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ; sự khác nhau đó được quy định bởi cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của chế độ XHCN. Với bản chất của nhà nước XHCN Việt Nam, tác giả khái quát và trình bày rõ khái niệm, đặc trưng cơ bản và chức năng của NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân, đồng thời nghiên cứu các yếu tố quy định, chi phối quá trình xây dựng NNPQ ở Việt Nam. Trên cơ sở lý luận cũng như thực tiễn, các tác giả đã kiến nghị những vấn đề cụ thể về những phương hướng và giải pháp chủ yếu xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam. Để xây dựng NNPQ XHCN, cần tiếp tục nghiên cứu những vấn đề mới về lý luận trong quá trình chuyển đổi của đất nước và của các yếu tố quốc tế. Tiến hành đổi mới tiếp tục hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo và phương thức lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với nhà nước, cải cách mạnh mẽ bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức tốt việc thi hành pháp luật. Xây dựng cơ chế phản biện xã hội và giám sát xã hội, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho xã hội dân sự hoạt động bình thường và lành mạnh.

- Đạo Trí Úc (2007): Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [84]. Tác giả đã tiếp cận dưới góc độ phân tích của khoa học pháp lý, trên cơ sở khái quát về mô hình thiết kế tổ chức bộ máy nhà nước trên thế giới, nêu bật sự khác biệt và tính phổ quát về NNPQ. Trong đó phân tích chỉ rõ NNPQ là yêu cầu, giá trị cơ bản của chế độ dân chủ, tạo nên sự đồng thuận xã hội. Với bản chất nhà nước XHCN Việt Nam, tác giả khái quát và nêu rõ những đặc trưng của NNPQ dân chủ XHCN. Đồng thời, với việc nghiên cứu phân tích thực trạng tổ chức và phương thức hoạt động của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, từ đó đề xuất mô hình tổng thể hoạt động của các thiết chế trong NNPQ XHCN Việt Nam. Mặt khác, tác giả đề xuất mô hình tổng thể các cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước trong NNPQ XHCN, cụ thể trực tiếp đề xuất, xây dựng mô hình kiểm tra, giám sát bên ngoài bộ máy nhà nước bao gồm: Kiểm tra Đảng, giám sát của MTTQ, các đoàn thể nhân dân, thanh tra nhân dân, cá nhân, công dân đối với hoạt động bộ máy nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Tạ Xuân Đại (2004): Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hôi chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, [10]. Tác giả


đã nghiên cứu về tổ chức bộ máy nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tác giả đã đưa ra nhiều luận cứ khoa học về xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam không hề mâu thuẫn với sự lãnh đạo của một Đảng cầm quyền. Sự lãnh đạo của Đảng Công sản Việt Nam là điều kiện để xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam. Đảng lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng nhà nước và thực hiện quyền giám sát đối với mọi tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, kể cả tổ chức Đảng.

Nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là xây dựng, bảo đảm, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cho tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, đó cũng chính là bản chất và yêu cầu của việc xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong công trình nghiên cứu khoa học này, tác giả đã đề cập đến 6 vấn đề có tính tổng thể. Phần thứ nhất, phân tích cơ sở lý luận về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Phần thứ hai, đối mới tổ chức và hoạt động của quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phần thứ ba, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phần thứ tư, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phần thứ năm, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phần thứ sáu, đề xuất, kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đặc biệt trong công trình nghiên cứu khoa học này, tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, sau khi phân tích những thành tựu nổi bật tác giả cũng chỉ ra những bất cập, hạn chế của các cấp ủy trong thời gian qua, đồng thời, đề xuất các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.


- Trần Ngọc Đường, Ngô Đức Mạnh (2008): Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, [19]. Trên cơ sở phân tích các yêu cầu về chủ quyền tối cao của nhân dân, tính tối cao của pháp luật, các tác giả đưa ra mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ để nâng cao chất lượng hoạt động, tính đại diện nhân dân của Quốc hội, tính trách nhiệm cao của Chính phủ làm cơ sở cho một nhà nước phục vụ nhân dân.

- Trần Hậu Thành (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân [69]. Với công trình nghiên cứu này, tác giả đề cập tới lịch sử NNPQ, khai thác một cách triệt để, đầy đủ những giá trị tư tưởng của loài người đã được các nhà tư tưởng ở mọi thời đại viết về NNPQ; nêu ra một số quan điểm về NNPQ; khái quát lại những giá trị phổ biến của tư tưởng NNPQ trong sự phát triển của xã hội; làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đồng thời đã chỉ rõ thực tiễn tổ chức nhà nước theo hướng NNPQ hiện nay trên thế giới về phân quyền hoặc phân công và phối hợp quyền lực như ở Mỹ, ở Cộng hòa Liên bang Nga. Trên phương diện lý luận và thực tiễn, tác giả đã trình bày một số quan điểm và nội dung cơ bản xây dựng NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đồng thời tác giả đề cập đến một số nhiệm vụ cấp bách trước mắt: đổi mới, kiện toàn bộ máy đảng; đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước; đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội; đội ngũ CBCC được xây dựng trong sạch, có năng lực, gần dân và vì dân.

- Lê Văn Quang, Văn Đức Thành (2006), Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và các định chế xã hội ở nước ta hiện nay [62]. Các tác giả làm rõ khái niệm định chế xã hội và các đặc trưng của NNPQ trong vai trò là một định chế xã hội đặc biệt. Vai trò của các định chế xã hội trong xây dựng NNPQ. Từ đó, phân tích vao trò của NNPQ với các định chế xã hội và các vấn đề rút ra từ thực tiễn các mối quan hệ. Trên cơ sở đó các tác giả đưa ra các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện NNPQ và các định chế xã hội ở nước ta hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/01/2023