Quá Trình Xây Dựng Nhà Nước Pháp Quyền Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Của Dân, Do Dân Và Vì Dân


- Thời kỳ từ 1975 đến 1991

Trong những năm đầu sau khi đất nước giành được độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, nước CHDCND Lào đã được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ngày 02 tháng 12 năm 1975 chính thức lựa chọn là hình thức tổ chức nhà nước kiểu mới - Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng củng cố và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân, Đảng và Nhà nước Lào đã lựa chọn con đường xây dựng đất nước dân tộc, dân chủ nhân dân đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Với tính chất, đặc điểm của kinh tế - xã hội trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước Lào chủ trương xây dựng hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương tới địa phương phù hợp với điều kiện thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước cách mạng đầu tiên của chế độ CHDCND Lào được tổ chức hoạt động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đảng NDCM Lào lãnh đạo Nhà nước và xã hội Lào bằng đường lối, chính sách, quan điểm, định hướng và giải pháp lớn; Nhà nước giữ vai trò là chủ thể quản lý đất nước, quản lý xã hội bằng pháp luật; Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào gồm có: Đảng NDCM Lào, Nhà nước CHDCND Lào, Mặt trận Tổ quốc Lào, các tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng.

Theo đó, cơ cấu bộ máy nhà nước đầu tiên của nước CHDCND Lào đã được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu và thông qua ngày 2/12/1975 gồm có: Chủ tịch nước, HĐND tối cao (Quốc hội) và Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ). Về Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là một bộ phận thuộc Bộ Tư pháp tức là do cơ quan hành pháp - Hội đồng Bộ trưởng đảm nhận.

Từ khi ngày 23/11/1989 tại kỳ họp thứ hai của Hội đồng nhân dân tối cao khóa II trong lúc chưa có Hiến pháp, vẫn thông qua các đạo luật như: Luật Tòa án Nhân dân (công bố áp dụng thi hành theo Sắc lệnh số 07 ngày 09/01/1990 của Chủ tịch nước CHDCND Lào), Luật Viện kiểm sát Nhân dân (công bố áp dụng thi hành theo Sắc lệnh số 06 ngày 09/01/1990 của Chủ tịch nước CHDCND Lào), Luật Hình sự (công bố áp dụng thi hành theo Sắc lệnh số 04 ngày 09/01/1990 của Chủ tịch nước CHDCND Lào), Luật Tố tụng hình sự (công bố


áp dụng thi hành theo Sắc lệnh số 05 ngày 09/01/1990 của Chủ tịch nước CHDCND Lào)... Từ đó, cơ quan tư pháp đã bước vào hoạt động thực thi nhiệm vụ của mình tương đối độc lập trên cơ sở tuân thủ pháp luật để thực hiện công bằng trong xã hội. Trên thực tế, trong việc tổ chức hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước như: HĐND tối cao, Hội đồng Bộ trưởng và cơ quan bảo vệ pháp luật (Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân) cũng như chính quyền địa phương được củng cố hoàn thiện theo yêu cầu đòi hỏi thực tiễn khách quan của nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới.

Qua việc tổ chức hoạt động quản lý điều hành kinh tế - xã hội của đất nước, dựa vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, tập quán văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, các cơ quan nhà nước các cấp luôn luôn tỏ ra là chính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tổ chức của các cơ quan ấy cũng được kiện toàn hoạt động có hiệu lực, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan nhà nước cũng được hợp pháp hóa và sát với thực tiễn của đất nước trong việc đảm bảo quyền lực nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân lao động. Bởi vì, Nhà nước dân chủ nhân dân do nhân dân bầu ra là biểu hiện tập trung nhất quyền lực của nhân dân, là công cụ thực hiện có hiệu lực nhất quyền lực của nhân dân. Cho nên, dù trong thời kỳ đầu chưa có Hiến pháp về tổ chức và hoạt động của Nhà nước vẫn được tiến hành theo chức năng vai trò thẩm quyền của mình trong quản lý điều hành xã hội.

- Thời kỳ từ sau có Hiến pháp 1991 đến nay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Tiếp tục phát triển công cuộc đổi mới được xác định trong Văn kiện Đại hội IV, Đại hội V của Đảng NDCM Lào (1991) đã tiếp tục khẳng định sự cần thiết phải đổi mới và kiện toàn về chính trị trong đó đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế đang chuyển từ kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên sang nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Đó là vấn đề rất mới đặt ra đối với công tác quản lý, điều hành của Nhà nước. Phương thức quản lý điều hành mang tính chất mệnh lệnh, hành chính như giai đoạn trước đây là không còn phù hợp. Nhà nước, do đó, đã phải từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng sử dụng hệ thống pháp luật để quản lý kinh tế - xã hội, để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của tình hình mới. Pháp luật ngày càng trở nên cần thiết là công cụ quản lý của Nhà nước. Việc Nhà nước


Xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân - 14

dùng Hiến pháp và pháp luật để quản lý đất nước, quản lý xã hội ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết đối với nước CHDCND Lào.

Từ những yêu cầu đòi hỏi thực tiễn khách quan, theo Nghị quyết của Quốc hội số 01/QH, ngày 14 tháng 08 năm 1991, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp của nước CHDCND Lào gồm có 10 chương và 80 Điều. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên của nước CHDCND Lào. Việc thông qua Hiến pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở để Nhà nước được tổ chức và hoạt động thống nhất, thể hiện rõ bản chất là nhà nước của dân, do dân, vì dân; Hiến pháp là đạo luật gốc, có giá trị pháp lý cao nhất, là cơ sở để xây dựng một hệ thống pháp luật mới thống nhất, đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, việc thông qua Hiến pháp, một mặt, thể hiện sự đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước trong giai đoạn mới, mặt khác, tạo cơ sở pháp lý cho quá trình đổi mới và hoàn thiện nhà nước theo hướng xây dựng nước CHDCND Lào là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Lần đầu tiên chế độ CHDCND Lào đã có đạo luật cơ bản là Hiến pháp, trên cơ sở đó mà ban hành các đạo luật khác, nhằm bảo vệ thành quả cách mạng cũng như bảo đảm các quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân Lào dưới chế độ xã hội mới.

Qua 12 năm thực hiện Hiến pháp 1991 và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng lần thức VI (1996) và lần thứ VII (2001) đến năm 2003, Hiến pháp 1991 được sửa đổi, bổ sung với 11 chương và 98 Điều. Trong đó có các điều được sửa đổi, bổ sung như: chương về chính trị, chương về chế đọ kinh tê - xã hội, chương về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước…

Sau khi Văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII (2006) quy định về việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào và được Đại hội Đảng Lần thứ IX (2011) tiếp tục khẳng định phải từng bước hoàn thiện xây dựng NNPQ CHDCND Lào. Như vậy, để đáp ứng yêu cầu của việc đó; kế thừa và phát triển những quy định của Hiến pháp 2003 về bản chất và mục tiêu của CHDCND Lào, Hiến pháp 2003 được sửa đổi, bổ sung năm 2015 với 14 chương, 119 Điều. Những điểm mới của Hiến pháp 2015 so với Hiến pháp 2003 đó là, trong Hiếp pháp 2015 quy định 3 chương mới như: Hội đồng nhân dân, Kiểm toán Nhà nước và Ban bầu cử đại biểu Quốc hội cấp quốc gia và cấp địa phương. Ngoài ra Hiến pháp 2015 khảng định mạnh mẽ bản chất nhà nước CHDCND Lào là nhà nước thực hiện chủ quyền nhân dân, thực hành


dân chủ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và bảo đảm quyền lực của nhân dân, tại Điều 2 đã khẳng định “Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nhà nước dân chủ nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” và tại Điều 6 xác định:

Nhà nước bảo vệ quyền tự do và quyền dân chủ của nhân dân không bị xâm phạm bởi bất cứ ai. Tất cả các cơ quan nhà nước và các quan chức nhà nước đều phải phổ biến và tạo nên nhận thức về tất cả các chính sách, quy định và pháp luật cho nhân dân và cùng với nhân dân, tổ chức thực hiện nghiêm tục để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tất cả các hành vi quan liêu, sách nhiễu gây phương hại đến danh dự, sức khỏe, tính mạng, lương tâm và tài sản của nhân dân đều bị cấm.

Như vậy, từ tình hình và điều kiện cụ thể của đất nước trong tiến trình thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Hiến pháp sửa đổi 2015 đã đánh dấu bước ngoặt mới trong sự kế thừa và phát triển của lịch sử lập hiến CHDCND Lào về việc xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhân dân trong nhà nước CHDCND Lào là chủ nhân của đất nước, của chính quyền, chủ thể của các quyền con người và quyền công dân. Nói một cách khác, quyền lực nhân dân trong xã hội mang một chất mới, đó là nền dân chủ XHCN với các thiết chế do nhân dân lập nên và phải bảo đảm quyền lực thực sự của nhân dân.

Về mặt thiết chế quyền lực, Hiến pháp sửa đổi 2015 đã xác định được một cơ chế quyền lực nhà nước bảo đảm quyền lực nhân dân. Cụ thể là các chương V, VI, VII, VIII, IX, X của Hiến pháp quy định rõ vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong việc phối hợp chặt chẽ để thực thi quyền lực nhân dân. Hiến pháp sửa đổi 2015 thể hiện đầy đủ vai trò, vị trí quan trọng của bộ máy nhà nước và những phương hướng, biện pháp căn bản của việc cải cách bộ máy nhà nước hiện nay theo hướng quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan để mỗi cơ quan thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác tạo nền sức mạnh tổng hợp của quyền lực nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.


3.2. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

3.2.1. Quá trình nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền của Đảng nhân dân cách mạng Lào qua các thời kỳ

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Lào, xây dựng và củng cố nhà nước kiểu mới, Đảng NDCM Lào và Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN luôn xuất phát từ thực tiễn lịch sử cách mạng Lào, vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đồng thời nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc những giá trị tinh hoa của nhân loại, đặc biệt là của Việt Nam để tham khảo, áp dụng trong hoàn cảnh của nước CHDCND Lào một cách phù hợp. Đây là quá trình tìm tòi, nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo, không máy móc, giáo điều của Đảng NDCM Lào về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước trong quá trình xây dựng và củng cố nhà nước kiểu mới của dân, do dân và vì dân.

Nhận thức lý luận của Đảng về xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân bắt nguồn từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật XHCN và tư tưởng Kay-són PHÔM-VI-HÁN về nhà nước và pháp luật kiểu mới nói chung, về xây dựng NNPQ CHDCND Lào nói riêng. Đó là quá trình phát triển lâu dài, bền bỉ và luôn gắn với lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Lào qua mấy chục năm trường kỳ kháng chiến và công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH ngày nay. Tuy nhiên, giai đoạn từ Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII (2006) đến nay là thời kỳ thể hiện tập trung nhất sự phát triển các quan điểm và đường lối của Đảng NDCM Lào về NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân.

Tuy thuật ngữ NNPQ và nội dung về xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân đến năm 2006 mới chính thức được thừa nhận trong Văn kiện Đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ VIII, nhưng nhiều nội dung quan trọng của NNPQ đã được thể hiện trong các Văn kiện của Đảng, các bài viết và nói của Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN và của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước từ khi thành lập nước CHDCND Lào năm 1975 đến nay. Quan điểm của Đảng NDCM Lào về xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân được thể hiện qua các kỳ Đại hội Đảng như sau:


- Giai đoạn trước Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII (2006)

Kể từ khi Đảng Nhân dân Lào được thành lập ngày 22/03/1955 và được đổi tên thành Đảng Nhân dân cách mạng Lào tại Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ II (1972). Trong hai giai đoạn này Đảng NDCM Lào lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào cũng như các lực lượng kháng chiến Lào yêu nước tập trung thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống các đế quốc Pháp, Mỹ và các lực lượng phản động khác nhằm mục tiêu thành lập một nhà nước Lào hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và thịnh vượng. Để thực hiện thành công mục tiêu đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng NDCM Lào đã đề ra Cương lĩnh chính trị 12 điều, trong đó bao hàm những nội dung xây dựng chính quyền nhà nước “…thực hiện quyền tự do dân chủ, tổ chức tự do phổ thông bầu cử để tập hợp nhà nước thống nhất, xây dựng chính quyền nhà nước rộng rãi trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân và nông dân” [107, tr.5] và vấn đề quyền con người: “Thực hiện quyền tự do dân chủ nhân dân: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tổ chức hội họp, tổ chức biểu tình, tự do đi lại, vv” [107, tr.6].

Sau khí nước CHDCND Là ra đời năm 1975 dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. Tiếp tục thực hiện Cương lĩnh chính trị của Đại hội Đảng NDCM Lào lần I và nội dung của Đại hội Đảng NDCM Lào lần II, đến Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ III tiếp tục xác định: “…chính quyền nhà nước của chúng ta có nguồn gốc từ nhân dân, cho nên chính quyền nhà nước là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, là công cụ thực hiện quyền làm chủ thực sự của nhân dân lao động” [93, tr.33].

Để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới cho phù hợp với sự phát triển kinh tế nhanh chóng của các nước trong khu vực và thế giớ. Đường lối đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ IV (1986) khởi xướng đặt ra chủ trương phải cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng Hiến pháp nước CHDCND Lào, xây dựng pháp luật và quản lý kinh tế xã hội bằng pháp luật ngày càng có hiệu quả. Vì vậy, Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IV xác định:

Để củng cố cơ quan tổ chức bộ máy nhà nước, trước hết cần phải củng cố Hội đồng nhân dân các cấp trở thành cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan nhà nước quan tâm, chăm lo trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tìm hiểu và giải quyết những vấn đề mà nhân dân


chưa đồng tình, những vấn đề mà nhân dân cho rằng chưa phù hợp với ý chí, nguyện vọng và mong muốn của nhân dân [93, tr.34].

Tiếp tục sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ V (1991) tiếp tục khẳng định:

Tiếp tục phát huy dân chủ trong các lĩnh vực đời sống xã hội, nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng và các tổ chúc xã hội, xây dựng bộ máy nhà nước thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, mọi hoạt động của nhà nước đều tuân thủ pháp luật và mang lại sự ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và làm cho đất nước cường mạnh và văn minh [100, tr.24].

Với sự ra đời của Hiếp pháp 1991, được công bố theo Lệnh số 55/CTN, ngày 15/08/1991, Hiến pháp với địa vị là đạo luật cơ bản của Nhà nước đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu lực pháp lý cao nhất để điều chỉnh các quan hệ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Để việc quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội theo Hiến pháp và pháp luật có hiệu lực và hiệu quả, đến Đại hội VI (1996) và Đại hội VII (2001) của Đảng NDCM Lào tiếp tục khẳng định, việc củng cố và xây dựng Nhà nước CHDCND Lào thành Nhà nước của dân, do dân và vì dân, trong đó nhấn mạnh việc quản lý xã hội bằng pháp luật, là một nhiệm vụ quan trọng trong những năm tới.

Vấn đề cơ bản là “Tích cực phát huy chức năng vai trò của các cơ quan nhà nước trong quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ngày càng có hiệu quả làm cho chế độ dân chủ nhân dân ngày càng vững mạnh” [102, tr.46-47].

Qua các thời kỳ của Đại hội Đảng NDCM Lào từ lần thứ I đến lần thứ VII, tuy không nói cụ thể về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhưng mọi chủ trương, chính sách của Đảng về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, về đòi hỏi sự nghiêm chỉnh thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, tăng cường ý thức tôn trọng pháp luật, về khẳng định các quyền tự do, dân chủ của công dân… đã đặt nền móng cho việc xây dựng nhà nước CHDCND Lào thực sự là một nhà nước của dân, do dân, vì dân, bảo đảm xã hội có kỷ cương dân chủ, mọi công dân đều được hưởng các quyền và làm tròn nghĩa vụ


của mình đối với nhà nước. Đó là sự thể hiện những giá trị phổ biến của tư tưởng Nhà nước pháp quyền trong điều kiện đặc thù của nước CHDCND Lào.

- Giai đoạn từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đến IX của Đảng Nhân dân cách mạng Lào

Thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” chính thức được dùng lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (2006) của Đảng NDCM Lào, trong đó nêu rõ: “Phát huy nhà nước dân chủ nhân dân, từng bước xây dựng NNPQ CHDCND Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào” [102, tr.59]. Văn kiện đã đề ra những biện pháp thiết thực nhằm xây dựng và hoàn thiện về mọi mặt bộ máy nhà nước, xây dựng kỷ cương xã hội và thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật, Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất quyền lực và có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, trong các hoạt động thực thi quyền lực để bảo đảm hiệu quả cao và hạn chế, ngăn chặn những sự lạm dụng quyền lực. Nhà nước CHDCND Lào được xây dựng trên cơ sở khối đoàn kết toàn dân, trong đó liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là nền tảng do Đảng NDCM Lào lãnh đạo, đồng thời kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Tiếp tục khẳng định sự cần thiết về xây dựng NNPQ, Văn kiện Đại hội Đảng IX (2011) đã làm sâu sắc thêm sự nhận thức về xây dựng NNPQ và khẳng định:

Tăng cường vai trò của các cơ quan và đổi mới nhà nước dân chủ nhân dân theo hướng xây dựng NNPQ của dân, do dân và vì dân. Tiếp tục đơn giản hóa bộ máy nhà nước, đổi mới các cơ quan nhà nước sao cho phù hợp với chiến lược quản trị nhà nước của Lào; Thực hiện cơ chế phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan lập pháp, hành chính và tư pháp dựa trên nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Sự phát triển hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thi hành pháp luật của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào phải đảm bảo việc thực hiện các trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với công dân theo pháp luật và công dân phải hoàn thành nghĩa vụ pháp lý của họ với Nhà nước và xã hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/01/2023