Phát Huy Dân Chủ, Đổi Mới Hệ Thống Chính Trị, Tăng Cường Đại Đoàn Kết Và Đồng Thuận Xã Hội


hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu, học tập những kinh nghiệm của Việt Nam trong lĩnh vực này là hết cần thiết đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

2.6.5. Phát huy dân chủ, đổi mới hệ thống chính trị, tăng cường đại đoàn kết và đồng thuận xã hội

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chú trọng làm rõ về mặt lý luận và triển khai mạnh mẽ nhiều giải pháp trên thực tiễn để xây dựng và phát huy dân chủ, đổi mới hệ thống chính trị, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức dân sự, tăng cường đại đoàn kết và đồng thuận xã hội, gắn với xây dựng nhà Nhà nước pháp quyền XHCN.

Về nhận thức, qua tổng kết lý luận và thực tiễn 30 năm đổi mới, Đảng CSVN đã rút ra những kết luận quan trọng: khẳng định dân chủ XHCN là bản chất của chế độ, của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Dân chủ XHCN phải thể hiện những giá trị dân chủ phổ quát của nhân loại, đồng thời phải thể hiện những giá trị đặc trưng phản ánh bản sắc, đặc điểm văn hóa, truyền thống của Việt Nam, có cốt lõi là tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện đầy đủ, thuận lợi cho việc giải phóng năng lực sáng tạo của con người, gắn liền với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Đẩy mạnh dân chủ là tất yếu khách quan, phải đẩy mạnh phát triển các hình thức và phương thức thực hiện dân chủ, nhất là các hình thức dân chủ trực tiếp. Phát huy dân chủ đồng thời phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tuân thủ pháp luật. Dân chủ trong Đảng có ý nghĩa quyết định đối với phát triển dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, gắn với dân chủ hóa toàn bộ đời sống xã hội; có dân chủ mới có đồng thuận xã hội tạo ra sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

Về mặt thực tiễn, Việt Nam đã tiến hành hàng loạt các giải pháp mạnh mẽ và đồng bộ để hiện thực hóa những tư tưởng, quan điểm, luận điểm nói trên. Về xây dựng thể chế, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 đã thể chế hóa, quy định đầy đủ về “Nhà nước bảo đảm phát huy quyền làm chủ của người dân; tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân” (Điều 3 Hiến pháp 2013); về phương thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước: “Nhân dân thực hiện quản lực nhà


nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan nhà nước khác” (Điều 6 Hiến pháp 2013); quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong trong việc tôn trọng và bảo đảm quyền làm chủ của người dân. Những quy định này được cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật, đặc biệt gần đây Việt Nam đã thông qua Luật trưng cầu ý dân và đang tiến hành soạn tháo Luật tiếp cận thông tin, Luật về Hội… để tạo cơ sở pháp lý và điều kiện cho nhân dân tham gia vào thực hiện các quyền tự do, dân chủ của mình một cách thuận lợi và đầy đủ hơn. Về đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, trên cơ sở khẳng định: “Thực chất và mục tiêu của đổi mới hệ thống chính trị là thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị ở Việt Nam là: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ", Việt Nam đã chú trọng phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của mặt trận trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện dân chủ, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước; thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội. Trên thực tế, hệ thống chính trị ở Việt Nam đã có sự đổi mới rất quan trọng, tạo cơ sở cho việc thực hiện đường lối đổi mới, thực hiện dân chủ, củng cố đại đoàn kết và đồng thuận xã hội.

Những kinh nghiệm phong phú và đã được kiểm chứng thực tiễn nêu trên tuy mới chỉ là một phần trong rất nhiều những kinh nghiệm được rút ra từ 30 năm đổi mới vừa qua ở Việt Nam, nhưng chúng có ý nghĩa rất quan trọng về lý luận và thực tiễn không những đối với Việt Nam, mà còn có giá trị tham khảo quan trọng đối với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân, vì dân. Bởi vì, giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng; quan hệ giữa Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa XHCN Việt Nam là quan hệ đặc biệt; Hai nước đều hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Việc tiếp tục nghiên cứu những kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền nói riêng và trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới nói chung là hết sức cần thiết và có ý nghĩa nhiều mặt.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Chương 3

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN LÀO VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

Xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân - 13

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

3.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO QUA CÁC THỜI KỲ

Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà nước CHDCND Lào đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, mà trong mỗi giai đoạn đó đều có những đặc điểm, yếu tố xuất hiện và có tác động đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cần phải được nghiên cứu để làm rõ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ giới hạn, để có cơ sở cho việc xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá thực tiễn và đề xuất các biện pháp xây dựng và hoàn thiện NNPQ CHDCND Lào, nhất là xem xét, đánh giá điều kiện, đặc điểm truyền thống và lịch sử cần phải tính đến trong quá trình xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào, luận án tiếp cận quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước CHDCND Lào từ 1893 đến nay.

Qua các tài liệu nghiên cứu lịch sử trong và ngoài nước Lào, quá trình hình thành và phát triển của nước CHDCND Lào từ 1893 đến nay có thể chia thành 3 giai đoạn, đó là:

- Giai đoạn thứ nhất: Từ 1893 đến 1954, là giai đoạn nước CHDCND Lào là thuộc địa của thực dân Pháp;

- Giai đoạn thứ hai: Từ 1954 đến 1975, là giai đoạn nhân dân các bộ tộ Lào tiến hành cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai để giành độc lập, thống nhất đất nước, thành lập Nhà nước một Nhà nước kiểu mới - Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào;

- Giai đoạn thứ ba: Từ 1975 đến nay, là giai đoạn Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào kiểu mới được xây dựng và phát triển với bản chất và đặc trưng mới, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

3.1.1. Giai đoạn từ 1893 đến 1954

Từ những năm cuối thể kỷ XIX, tình trạng cát cứ của các vương triều Lào và sự đô hộ của phong kiến Xiêm đã tạo cơ hội cho thực dân Pháp can thiệp, xâm


chiếm nước Lào, biến nước Lào thành xứ thuộc địa của chúng. Bằng những áp lực quân sự và ngoại giao, thực dân Pháp đã buộc triều đình phong kiến Xiêm phải từ bỏ đặc quyền ở Lào. Hiệp ước Pháp - Xiêm ngày 3/10/1893 đã mở đầu cho sự thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp trên đất nước Lào [90, tr.28] và sự đô hộ đó đã kéo dài cho đến giữa thế kỷ XX.

Ngay từ khi áp đặt sự thống trị lên đất nước Lào, thực dân Pháp đã sử dụng ngay những cơ cấu xã hội sẵn có, đặt cơ cấu đó dưới quyền kiểm soát của mình để tiến hành khai thác tài nguyên thiên nhiên, bóc lột sức lao động nhân dân các bộ tộc Lào [91, tr.238-239].

Cũng giống như đối với các thuộc địa khác, trong đó có Việt Nam, để dễ bề cai trị, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách chia để trị. Theo đó, đất nước Lào đã bị phân chia làm hai phần: Lãnh thổ Luông-pha-bang và lãnh thổ Viêng chăn, Chăm-pa-sắc [117, tr.12-13]. Trong hai vùng lãnh thổ đó, thực dân Pháp sử dụng hai loại quy chế pháp lý khác nhau:

- Quy chế pháp lý vùng lãnh thổ Luông-pha-bang

Quy chế pháp lý vùng lãnh thổ Luông-pha-bang được quy định bởi các Hiệp ước ngày 26/2/1914 và ngày 24/4/1917 về việc quản lý vùng lãnh thổ trong quá trình thực dân Pháp bảo hộ. Theo quy định của Hiệp ước ngày 26/2/1914, mặc dù lãnh thổ Luông-pha-bang nằm duới sự quản lý của người Lào nhưng vẫn phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật Pháp, đó là các sắc lệnh của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương và các quyết định của Thống sứ Pháp tại Lào. Nhà vua Lào có thể ban hành sắc lệnh nhưng các sắc lệnh của Nhà vua Lào muốn có hiệu lực pháp lý thì phải được sự đồng ý và phê chuẩn của thống sứ Pháp tại Lào [117, tr.14].

Theo Hiệp ước ngày 24/4/1917, chính quyền vùng lãnh thổ Luông-pha-bang được tổ chức như: Vua là người có quyền cao nhất trong lãnh thổ của mình, Vua là người lãnh đạo bộ máy hành chính của Nhà nước Lào. Tuy nhiên, Vua luôn phải chịu sự khống chế và kiểm soát của chính quyền Pháp. Để kiểm soát và hướng dẫn nhà vua, chính quyền Pháp đặt ra chức danh Cố vấn tối cao bên cạnh nhà Vua Lào và bổ nhiệm một người Pháp vào địa vị này. Viên cố vấn này có quyền điều hành trực tiếp đối với Hội đồng Hô-xa-nam-luông (Hội đồng Hô-xa-nam-luông gồm có 3 người được lập ra để giúp việc cho Nhà Vua về các mặt hành chính, kinh tế và an


ninh) mà không cần phải thông qua nhà Vua Lào) mà không cần hỏi ý kiến của nhà Vua Lào.

Như vậy, có thể thấy rằng, trong bộ phận lãnh thổ của Lào, nơi mà thực dân Pháp còn thừa nhận quyền lực của quốc vương Lào, thì đó cũng chỉ là về hình thức, còn trên thực tế người Pháp đã nắm toàn quyền. Nhà vua Lào chi là công cụ mà người Pháp sử dụng để hợp thức hoá sự thống trị của mình[91, tr.242].

- Quy chế pháp lý vùng lãnh thổ Viêng-chăn, Chăm-pa-sắc

Lãnh thổ Viêng-chăn, Chăm-pa-sắc là thuộc địa đặt duới sự quản lý trực tiếp của thực dân Pháp. Thống sứ người Pháp là người đứng đầu bộ máy hành chính vùng lãnh thổ Viêng-chăn, Chăm-pa-sắc do Tổng thống Pháp bổ nhiệm và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của toàn quyền Đông Dương. Trong một số trường hợp nhất định. Thống sứ người Pháp có thể được toàn quyền Đông Duơng uỷ thác toàn bộ hoặc một phần quyền lực của toàn quyền trong phạm vi cả nước Lào để có thể chủ động cai trị về mọi mặt trên toàn bộ đất nước Lào nói chung và trên lãnh thổ Viêng- chăn, Chăm-pa-sắc nói riêng. Còn đối với chính quyền quản lý ở địa phương trong lãnh thổ thuộc Pháp đều có người chỉ đạo và hướng dẫn người dân thực hiện các nội quy, quy chế lãnh thổ, thu các loại thuế và trật tự an toàn trong phạm vi mà mình quản lý tuân theo sắc lệnh của thống sứ Pháp tại Lào [117, tr.17].

Tóm lại, tại vùng lãnh thổ Viêng-chăn,Chăm-pha-sắc, Thống sứ thâu tóm các quyền lập pháp, hành pháp và cả tư pháp đồng thời chịu trách nhiệm trước toàn quyền Đông Dương về mọi mặt.

3.1.2. Giai đoạn từ 1954 đến 1975

Đây là giai đoạn đất nước Lào bị chia cắt, nhân dân Lào tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Năm 1954, cuộc kháng chiến của nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương đã giành được thắng lợi to lớn, đặc biệt là sau chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ. Sự kiện này đánh dấu giai đoạn phát triển mới của cách mạng ở các nước trong khu nói chung và nhân dân các bộ tộc Lào nói riêng. Đồng chí Kay-són PHÔM-VI-HÁN đã đánh giá: “Thắng lợi này đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ của thực dân Pháp, khích lệ lòng yêu nước, yêu độc lập, tự do của nhân dân ta. khích lệ tinh thần đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc trong nước” [59, tr.29].


Ngay sau khi giành được độc lập lần đầu tiên vào năm 1954, chính quyền cách mạng còn non trẻ đã vấp phải sự chống đối của thù trong giặc ngoài. Thực dân Pháp vẫn chưa từ bỏ âm mưu thôn tính nước Lào. Trước sự can thiệp của thực dân Pháp và các lực lượng thù địch khác, đất nước Lào tạm thời bị chia cắt thành hai khu vực là: khu vực thuộc quản lý của Chính phủ Vương quốc Lào và khu vực giải phóng Neo-lào-hắc-xạt, thuộc quyền quản lý của Mặt trận dân tộc yêu nước Lào. Trong giai đoạn này, trong mỗi khu vực nói trên cũng có quy chế pháp lý riêng.

- Quy chế pháp lý khu vực thuộc quyền quản lý của Chính phủ Vương quốc Lào

Trong giai đoạn này, tổ chức bộ máy chính quyền tại khu vực quản lý của Chính phủ Vương quốc Lào được thiết lập theo quy định của Hiến pháp năm 1957, bản hiến pháp được coi là lần đầu tiên được ban hành tại Lào. Đây là sự kiện có ý nghĩa lớn trong sự phát triển của nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước Lào. Trong phạm vi vùng lãnh thổ của Chính phủ Vương quốc Lào quản lý, chế độ hiến pháp được thiết lập tạo nền tảng pháp lý cơ bản cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hệ thống hành chính nhà nước ở đây.

Đúng ra, bản hiến pháp đầu tiên ở Lào được ban hành năm 1957 về thực chất là bản Hiến pháp tạm thời năm 1945. Do kết quả thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám, ngày 12 tháng 10 năm 1945 Chính phủ lâm thời Lào Ít-xa-lạ được thành lập trong khu vực thuộc quyền quản lý của Chính phủ Vương quốc Lào do Pha- Nha-Khăm-mao làm Thủ tướng đã trịnh trọng công bố trước quốc dân và thế giới bản Tuyên bố độc lập của quốc gia, ban bố bản Hiến pháp tạm thời năm 1945, quốc ca và quốc kỳ Lào. Trong hoàn cảnh cụ thể của nước Lào lúc bấy giờ, trên một chừng mực nhất định, Chính phủ lâm thời Lào Ít-xa-lạ cũng đã tiêu biểu cho nguyện vọng độc lập dân tộc của nhân dân các bộ tộc Lào [89, tr.332].

Việc Chính phủ lâm thời Lào Ít-xa-lạ tuyên bố độc lập, ban bố bản Hiến pháp tạm thời có ý nghĩa lịch sử to lớn, nó đánh dấu bước ngoặt căn bản trong quá trình phát triển của dân tộc Lào. Nhưng do tình hình chính trị đặc biệt lúc đó, bản Hiến pháp này không được thi hành trên thực tế và đến năm 1949, Chính phủ lâm thời Lào Ít-xa-lạ đã kết thúc vai trò lịch sử của mình [89, tr.350].

Bản Hiến pháp được ban hành ngày 11 tháng 5 năm 1957 được coi là bản Hiến pháp đầu tiên ở Lào. Theo Hiến pháp 1957, bộ máy Chính quyền Vương quốc


Lào gồm có: Nhà vua, Hội đồng tư vấn trực thuộc Nhà vua, Nghị viện nhân dân và Chính phủ Vương quốc Lào. Vua là nguyên thủ quốc gia đồng thời là thủ lĩnh của Vương quốc Lào.

- Trong khu vực Neo-Lào-hắc-xạt (Mặt trận Lào yêu nước)

Dưới sự lãnh đạo thống nhất của một đảng đấu tranh chống cùng một thù địch và nằm trong tình trạng cách mạng thế giới đang phát triển mới. Những điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Lào vừa đấu vừa xây dựng, phát triển toàn diện không ngừng lực lượng vũ trang của mình, càng đấu càng lớn mạnh và thắng lợi. Để tiếp tục phát triển phong trào đấu tranh giải phóng đất nước của nhân dân yêu nước ngày càng mạnh mẽ, đến ngày 20 tháng 01 năm 1949 quân đội Lào Ít-xa-lạ (Quân đội nhân dân Lào hiện nay) được thành lập. Ngày 13 tháng 08 năm 1950, Đại hội Quốc dân kháng chiến đã quyết định thành lập Nèo-lào-ít-xa-lạ cùng với việc thông qua bản Cương lĩnh chính trị 12 điều và thành lập Chính phủ Lào kháng chiến. Sau đó, cuộc kháng chiến của nhân dân yêu nước đã có bước đi mới, các lực lượng vũ trang của nhân dân Lào với sự giúp đỡ của quân đội tình nguyện Việt Nam đã mở nhiều cuộc đấu tranh liên tục chống đế quốc Pháp và chúng ta có thể giải phóng được rộng rãi nhiều khu vực trong miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Vì sự thất bại nặng nề và toàn diện trong mọi chiến trường của 3 nước Đông Dương, đặc biệt là chiến thắng Điện Biên Phủ cửa Việt Nam, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ 1954, khôi phục hòa bình ở Đông Dương, chấp nhận độc lập, dân chủ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.

Nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh trong giai đoạn mới, ngày 22 tháng 03 năm 1955 Đảng nhân dân Lào (Đảng nhân dân Cách mạng Lào hiện nay) đã được thành lập và đến năm 1956 Nèo-lào-ít-xa-lạ được đổi tên thành Nèo-lào-hắc-xạt (Mặt trận Lào yêu nước) để kế thừa sự nghiệp vẻ vang của Đảng Cộng sản Đông Dương, gánh vác trách nhiệm lịch sử trong việc lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào đấu tranh cứu nước chống giặc ngoài mới đó là đế quốc Mỹ và các lực lượng thù địch khác. Nèo-lào-hắc-xạt đóng vai trò của một chính quyền kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào. Nèo-Lào-hắc-xạt thực hiện chức năng tổ chức, quản lý động viên nhân dân các bộ tộc Lào chiến đấu giành độc lập dân tộc vì mục tiêu xây dựng đất nưóc Lào hoà bình, độc lập, dân chủ, thống nhất, thịnh vượng.


Theo tinh thần Hiệp ước Viêng-chăn ngày 21 tháng 2 năm 1973 được ký kết giữa Chính phủ Vương quốc Lào và Mặt trận yêu nước Lào, một cơ cấu chính quyền chung được thành lập. Đó lá Chính phủ liên hiệp dân tộc lâm thời và Hội đồng chính trị liên hiệp quốc gia tại Viêng-chăn. Hội đồng chính trị liên hiệp quốc gia đóng vai trò là cơ quan lập pháp.

Ngày 02/12/1975, Mặt trận yêu nước Lào triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc. Đại hội tuyên bố xoá bỏ chế độ quân chủ, thành lập chế độ cộng hoà dân chủ nhân dân, thông qua quyết định thành lập và xây dựng nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất, thịnh vượng. Đại hội chấp nhận việc xin thoái vị tự nguyện của vua Xỉ-xa-vang Vát-tha-na ngày 29/11/1975; tuyên bố giải thể các cơ quan quyền lực nhà nước cũ gồm: Chính phủ liên hiệp dân tộc lâm thời và Hội đồng quốc gia chính trị liên hiệp. Sự ra đời của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào mở ra thời kỳ mới trong tiến trình lịch sử dân tộc, thời kỳ xây dựng chế độ dân chủ nhân dân theo đường lối độc lập, tự chủ, thống nhất và thịnh vượng; bảo đảm cho nhân dân các bộ tộc có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc [9, tr.37].

Như vậy, giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 là giai đoạn nhân dân các bộ tộc Lào cũng như các lực lượng kháng chiến Lào yêu nước tập trung thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống các đế quốc xâm lược Pháp, Mỹ và các lực lượng phản động khác nhằm mục tiêu thành lập một nước Lào hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và thịnh vượng. Điều có ý nghĩa đặc biệt là trên cơ sở đưòng lối chính trị của Đảng nhân dân cách mạng Lào, vai trò của bộ máy chính quyền kháng chiến Lào đã được thể hiện và kết hợp một cách khéo léo với các mặt tích cực của bộ máy hành chính ở vùng Chính phủ Vương quốc Lào. Nhờ đó, những nhiệm vụ của cách mạng Lào đã được thực hiện và đi đến thắng lợi vẻ vang mà kết quả là đã dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào năm 1975, mở ra kỷ nguyên mới cho quá trình phát triển của đất nước Lào.

3.1.3. Giai đoạn từ 1975 đến nay

Trong giai đoạn này, bộ máy nhà nước Lào phát triển theo hai thời kỳ đó là: Thời kỳ từ 1975 đến 1991, là thời kỳ trước khi có Hiến pháp năm 1991; và, thời kỳ từ khi có Hiến pháp năm 1991 đến nay.

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí