Xây Dựng Nhà Nước Pháp Quyền Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Của Dân, Do Dân Và Vì Dân Trong Thời Kỳ Đổi Mới


Trong thời gian sắp tới, chúng ta phải đưa ra đường lối “xây dựng các tỉnh thành các đơn vị chiến lược, các quận là các đơn vị mạnh toàn diện và làng là các đơn vị phát triển”.

Tất cả các cơ quan và cán bộ cần xây dựng đạo đức công vụ mạnh mẽ, dấn thân vì lợi ích nhà nước và nhân dân và cung cấp dịch vụ một cách trung thực, nhiệt tình và nhanh chóng, tránh lạm dụng vị trí của mình để nhũng nhiễu người khác và tham nhũng.

Tăng cường quản lý nhà nước và quản lý xã hội trong khi vẫn đảm bảo xã hội nghiêm túc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, đẩy mạnh quyền dân chủ và bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân.

Tăng cường vai trò của Quốc hội với tư cách là cơ quan đại diện quyền và lợi ích của nhân dân các bộ tộc Lào và là cơ quan lập pháp, giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp và tư pháp phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.

Cơ quan hành chính phải hoàn thiện để hoạt động có tính tập trung, phù hợp và hiệu quả và có thể chuyển các nghị quyết của Đảng thành các kế hoạch và dự án một cách kịp thời và thực tế, đảm bảo kết quả và hiệu quả. Đồng thời, những cơ quan này phải thực hiện pháp luật đã được Quốc hội thông qua, phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương thực hiện đường lối phát triển ở địa phương. Chính quyền các cấp cần kiên quyết từ bỏ các chính sách, cơ chế, luật pháp và quy tắc không còn phù hợp với quản lý nhà nước theo cơ chế thị trường và mở rộng dịch vụ một cửa tới tất cả các lĩnh vực, làm cho người dân cũng như doanh nghiệp có thể tiếp cận dịch vụ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Chúng ta phải kiên quyết hạn chế nền hành chính quan liêu và những lỗ hổng có thể tạo điều kiện cho cán bộ các cấp tham nhũng hoặc mưu lợi cá nhân.

Các hoạt động cải tiến cần được thực hiện cả với các cơ quan tư pháp, bao gồm Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân để mạnh về thể chế, đội ngũ cán bộ với tính toàn vẹn và có công cụ kỹ thuật tiến bộ đảm bảo hoạt động có hiệu quả, pháp luật được thực hiện có trách nhiệm và công bằng [104, tr.37-38].


3.2.2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân trong thời kỳ đổi mới

Công cuộc đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, do Đảng NDCM Lào khởi xướng và lãnh đạo. Khi đó, đất nước Lào đang trong tình trạng trầm trọng nhất của khủng hoảng kinh tế - xã hội, sản xuất bị đình đốn, lạm phát tăng vọt, đất nước bị bao vây kinh tế, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, lòng tin của nhân dân giảm sút. Đổi mới trở thành một đòi hỏi bức thiết. Những hoàn cảnh lịch sử trên đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới toàn bộ trong hệ thống xã hội cũng như ở CHDCND Lào. Trong bối cảnh quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lại phải trải qua chiến tranh lâu dài, công cuộc đổi mới, tiếp tục xây dựng nhà nước CHDCND Lào được thực hiện theo phương châm cơ bản đổi mới kinh tế là trọng tâm, làm cơ sở cho việc đổi mới từng bước trong hệ thống chính trị, trong đó có nước CHDCND Lào. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những sự đổi mới căn bản trong cơ sở hạ tầng như vậy tất yếu sẽ đưa đến những đổi mới về kiến trúc thượng tầng xã hội. Do đó, về mặt Nhà nước, cũng bắt đầu chuyển từ mô hình tập trung cao độ, hành chính mệnh lệnh sang mô hình Nhà nước pháp quyền. Sự hình thành khái niệm “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” là một đóng góp quan trọng vào quá trình đổi mới tư duy và lý luận về XHCN ở CHDCND Lào, góp phần chỉ đạo thực tiễn xây dựng nhà nước Lào theo hướng chuyển dần sang NNPQ CHDCND Lào.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

3.2.2.1. Những thành tựu đã đạt được

Quán triệt tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN, Đảng NDCM Lào luôn coi vấn đề nhà nước và việc xây dựng nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng làm cho nước CHDCND Lào thực sự là trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong công cuộc xây dựng xã hội theo định hướng XHCN. Trong quá trình lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng NDCM Lào càng đặc biệt quan tâm vấn đề xây dựng nhà nước. Việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân trong thời kỳ đổi mới được tiến hành trên cơ sở củng cố, đổi mới các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp để đảm

Xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân - 15


bảo tính chất giai cấp công nhân và tính dân chủ của Nhà nước. Đối với cơ quan lập pháp là Quốc hội, Hiến pháp nước CHDCND Lào sửa đổi, bổ sung năm 2015 chỉ rõ, Quốc hội có một số quyền hạn sau đây:

- Là cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.

- Là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, cơ quan quyết định những vấn đề đối nội, đối ngoại cơ bản.

- Là cơ quan quyết định các vấn đề tổ chức lớn nhất, cơ quan thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước…

Để nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, trong thời kỳ đổi mới, Đảng NDCM Lào hết sức chú ý việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước. Việc đổi mới này tập trung vào các nhiệm vụ cơ bản sau:

Một là, nâng cao vai trò lập pháp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng phát huy dân chủ, khắc phục dần bệnh hình thức. Chất lượng các kỳ họp của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp cũng ngày càng được nâng cao nhằm vào những mục tiêu hết sức cụ thể, những vấn đề bức xúc của đời sống và nhiều vấn đề khác. Về vai trò, hoạt động và vị trí của Quốc hội, Hiến pháp sửa đổi năm 2015, Điều 52 nêu rõ:

Quốc hội là cơ quan đại diện quyền và lợi ích của nhân dân các bộ tộc Lào, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất cũng là cơ quan lập pháp thực hiện vai trò thông qua Hiến pháp và pháp luật, có quyền quyết định những vấn đề cơ bản của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của các cơ quan nhà nước.

Nhiều nghiên cứu về lý luận cũng như trong cách hiểu của đông đảo các bộ phận dân cư trước đấy vẫn chưa xác định rõ và đúng các đặc điểm lớn đó của Quốc Hội. Có xu hướng chỉ đề cập đến Quốc hội như là cơ quan lập pháp, thực hiện quyền lập pháp, thậm chí đặt vấn đề xếp ngang hàng ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Kể cả một số văn bản pháp luật như Luật Tổ chức quốc hội, Luật bầu cử đại biểu quốc hội… ban hành trước đây cũng chưa có những quy định cụ thể, tỉ mỉ và đầy đủ về từng đặc điểm và chức năng của Quốc hội. Để xây dựng NNPQ CHDCND Lào, Quốc hội đã phát huy vai trò của mình trong việc ban hành và sửa đổi, bổ sung các đạo luật cần thiết để điều hành đất nước như: Luật về Tổ chức


quốc hội, Luật về Hoạt động giám sát của Quốc, Luật về Chính phủ, Luật về Tòa án nhân dân, Luật về Viện kiểm sát nhân dân, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp… Trong hệ thống pháp luật CHDCND Lào, các pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, của các bộ và cơ quan nhà nước ngang bộ cũng có vị trí rất quan trọng. chúng được xây dựng, ban hành, bổ sung, sửa đổi trên cơ sở nghiên cứu công phu hơn, hệ thống và chi tiết, cụ thể hơn, đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh và quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội trong điều kiện và tình hình mới. Mối tương quan tất yếu giữa luật, pháp lệnh và một số loại văn bản khác được điều chỉnh diễn ra theo hướng: tăng số lượng luật, giảm đến mức có thể các pháp lệnh, có sự kiểm tra, phối hợp trong việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật. Trong nội dung điều chỉnh pháp luật, việc kết hợp các yếu tố quốc gia và quốc tế ngày càng được chú ý. Điều này biểu hiện qua các công việc cụ thể như: ban hành, sửa đổi, bổ sung khá nhiều các luật, văn bản pháp quy liên quan đến các vấn đề hoạt động cũng như quan hệ quốc tế, ví dụ như Pháp lệnh về việc công nhận và thi hành các bản án và quyết định của tòa án nước ngoài tại CHDCND Lào... Những điều chỉnh này đã phần nào đáp ứng yêu cầu đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; mở cửa, hội nhập theo đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Đây có thể coi là bước phát triển lớn trong tiến trình hoàn thiện pháp luật của nước CHDCND Lào, khắc phục dần những bất cập trong điều hành đất nước của các cơ quan nhà nước. Những quy định của pháp luật hiện hành đã cơ bản xác định những nét chính trong quan hệ thứ bậc giữa các cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, từ đó làm nảy sinh và định hình rõ các khái niệm như: quyền lập hiến và lập pháp, nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, quan hệ giữa nhà nước và công dân, quyền giám sát tối cao của quốc hội. Hoạt động của Quốc hội đã có chuyển biến lớn từ chỗ hình thức giơ tay là chủ yếu sang hoạt động thực chất - tranh luận, thảo luận và quyết định. Chế độ bầu cử đại biểu quốc hội đã đổi mới theo nhiều yêu cầu dân chủ và pháp quyền, có thêm nhiều quy định mới, cách làm mới như có ứng cử viên tự do, hay từ chỗ không có đại biểu chuyên trách đã đi đến chỗ có đại biểu chuyên trách và ngày càng có nhiều đại biểu chuyên trách. Quy trình lập pháp, lập quy được dân chủ hóa, khoa học hóa. Quốc hội thực hiện chức năng của mình theo luật và đặt mình dưới luật.


Hai là, đổi mới phương pháp hoạt động của cơ quan hành pháp. Tổ chức và điều hành của Chính phủ từng bước được đổi mới, tập trung vào công việc quản lý vĩ mô nhưng chỉ đạo thực hiện rất kịp thời. Chức năng quản lý nhà nước ngày càng được phân biệt rõ ràng với chức năng quản lý sản xuất -kinh doanh. Những cải tiến bước đầu về thể chế, đồng thời với việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đã tạo được những thay đổi tích cực trong hoạt động hành pháp. Đã có những đổi mới rõ rệt trong cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ. Về cơ cấu tổ chức, đã điều chỉnh theo hướng thu gọn bộ máy, tinh giản biên chế, chẳng hạn như sáp nhập nhiều bộ với nhau, làm chức năng quản lý hành chính đa ngành, đa lĩnh vực… Cơ chế hoạt động của Chính phủ cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, chỉ chủ yếu quản lý ở tầm vĩ mô thông quan chính sách, kế hoạch, hệ thống pháp luật, tập trung xây dựng những ngành kinh tế mũi nhọn có sức cạnh tranh cao, tạo được môi trường ổn định cho sản xuất trong nước và đầu tư nước ngoài.

Ba là, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan tư pháp. Hệ thống các cơ quan tư pháp có bước cải tiến mạnh mẽ theo yêu cầu của dân chủ và pháp quyền. Tòa án nhân dân thực hiện đúng hai cấp xét xử, tuân thủ nguyên tắc độc lập xét xử, chỉ tuân theo pháp luật. Tòa án nhân dân tối cao tập trung vào công tác tổng kết, hướng dẫn tòa án các cấp áp dụng pháp luật thống nhất, làm tốt chức năng giám đốc xét xử, quản lý toà án địa phương ở một số lĩnh vực nhất định. Chất lượng làm việc của viện kiểm sát được nâng cao, hướng vào làm tốt chức năng công tố và kiểm soát hoạt động tư pháp. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch vững mạnh, có phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chuyên môn tốt.

Như vậy có thể nói, từ khi tiến hành đổi mới đến nay, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của nhà nước được điều chỉnh một bước cơ bản theo yêu cầu của quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân. Chính phủ và các cơ quan hành chính các cấp đã có những đổi mới về tổ chức và phương thức điều hành, quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội bằng pháp luật, tập trung vào việc đổi mới và sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý vĩ mô, bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương, quyết định đúng đắn và kịp thời một số chính sách để đẩy lùi lạm phát, khắc phục suy thoái, vượt qua khủng hoảng kinh tế. Vấn đề hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển được chú ý nhiều hơn. Thể chế của nền


kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước được từng bước hoàn thiện. Khu vực kinh tế nhà nước, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội được sắp xếp lại. Các nhiệm vụ an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội, cải thiện đời sống nhân dân và các chính sách xã hội ngày càng được thực hiện tốt.

Một bước chuyển biến quan trọng trong quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào là việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan nhà nước. Do xác định rõ nước CHDCND Lào là một nhà nước của dân, do dân và vì dân và bản chất của giai cấp công nhân được thể hiện trươc hết ở sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với Nhà nước nên trong quá trình xây dựng NNPQ CHDCND Lào không thể không củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đó là nguyên tắc quan trọng, bất di bất dịch. Vì vậy, việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân đã được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, bảo đảm vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị. Đảng đặc biệt coi trọng việc đề ra đường lối xây dựng và hoàn thiện nhà nước trong điều kiện mới, đặc biệt là việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân.

Thứ hai, Đảng luôn coi trọng việc phát huy tính chủ động sáng tạo, chế độ trách nhiệm rõ ràng của các cơ quan nhà nước, từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước theo phương châm: Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không làm thay Nhà nước.

Thứ ba, việc đổi mới cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các cơ quan nhà nước một cách rõ ràng, cụ thể trên ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng thể hiện trước hết ở việc Đảng đề ra đường lối chiến lược để xây dựng và hoàn thiện nhà nước trong điều kiện mới. Đường lối đó được xem là kim chỉ nam cho các hoạt động của toàn bộ hệ thống nhà nước. Hơn nữa, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là lãnh đạo cụ thể trên từng lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội:

+ Lãnh đạo việc đề ra chủ trương, đường lối và chỉ đạo định hướng hoạt

động lập pháp.

+ Lãnh đạo việc xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ cho công tác lập pháp.

+ Lãnh đạo việc ban hành từng đạo luật, pháp lệnh cụ thể.


- Sự lãnh đạo của Đảng đối với Chính phủ:

Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối chính sách và bố trí cán bộ chứ không bao biện, làm thay Chính phủ. Sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản, tăng cường sự lãnh đạo tập trung thống nhất của các cấp ủy đảng, thực hiện trên cơ sở các cấp ủy nắm giữ, chỉ đạo các chức vụ chủ chốt của cơ quan hành pháp, nhưng các chức vụ đó khi thực hiện quyền hành pháp phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật và quyết định hành chính của cấp trên, chịu trách nhiệm về những quyết định của mình. Bộ máy tham mưu của cấp ủy đề ra đường lối, chủ trương. Các cơ quan hành chính có thẩm quyền thể chế hóa đường lối, chủ trương đó thành chính sách, các quy định cụ thể và hành động bằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính để thực hiện công vụ theo quy định nhà nước.

- Sự lãnh đạo của đảng đối với các cơ quan tư pháp:

Trước hết, đảng quyết định những chủ trương lớn của ngành tư pháp, lãnh đạo phương hướng đổi mới các cơ quan tư pháp. Cơ chế đảng lãnh đạo phải gắn liền với việc phát huy cao nhất vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tư pháp, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ đúng pháp luật, giữ vững kỷ cương và pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngày càng thực hiện tốt hơn nguyên tắc, tòa án các cấp thực hiện công việc xét xử một cách độc lập chỉ tuân theo pháp luật.

Những đổi mới trên đây đã làm cho NNPQ CHDCND Lào từng bước được hình thành. Một là, Nhà nước về bản chất vẫn là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tính chất giai cấp công nhân của nhà nước vẫn được giữ vững, vì vậy vẫn kiên định con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hai là, Nhà nước đã thể hiện tính dân chủ ngày càng cao. Quá trình đổi mới và hoàn thiện nhà nước của dân, do dân và vì dân ở giai đoạn hiện nay đã gắn liền với quá trình phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy ở nhiều lĩnh vực và từng bước được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, tạo điều kiện để giải phóng sức sản xuất, phát huy tiềm năng của mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Đó là quyền được tự do sản xuất, kinh doanh của tất cả các thành phần, quyền sở hữu hợp pháp của kinh tế tư nhân, quyền sử dụng ruộng đất lâu dài của các hộ nông dân được nhà nước bảo đảm. Điều đó đã tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp xã hội phát huy được tiềm


năng và khả năng trong sản xuất kinh doanh. Dân chủ về chính trị có những bước tiến quan trọng trong việc bầu các cơ quan dân cử, ở chất lượng sinh hoạt và làm việc của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; trong các cuộc thảo luận, góp ý, nhân dân sôi nổi tích cực tham gia ý kiến xây dựng các dự án luật. Điều đó đã tạo được không khí sinh hoạt dân chủ trong các tổ chức xã hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo thực hiện ngày càng tốt hơn cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra những chính sách đúng đắn về tôn giáo, dân tộc… đã góp phần tạo nên bầu không khí dân chủ, cởi mở, đoàn kết.

Những bước tiến đáng kể trong đổi mới nhà nước đã góp phần quan trọng làm cho dân chủ trong xã hội có bước phát triển toàn diện. Quyền sản xuất, kinh doanh, quyền sở hữu và sử dụng (trực tiếp hay gián tiếp) đối với tư liệu sản xuất, trong quản lý sản xuất và trao đổi kết quả lao động, cả phạm vi trong nước và ngoài nước được khẳng định và đảm bảo bằng pháp luật. Quyền ứng cử, quyền được lựa chọn trong bầu cử, giám sát đại biểu sau khi được bầu được thực hiện có hiệu quả hơn. Quyền của công dân được tham gia vào các công việc của nhà nước và xã hội, xây dựng các quyết định chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước được mở rộng và thực chất hơn. Năng lực của nhân dân từng bước được tăng lên để thực hiện có hiệu quả các quyền của mình trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được đổi mới và tiến bộ đáng kể. Vị trí, chức năng, vai trò, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước được xác định, phân công rõ ràng, bước đầu khắc phục được tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. Hiến pháp 2015 và một số bộ luật, pháp lệnh đã tạo khung pháp lý để Nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết định cải cách có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng nhà nước và pháp luật, làm cơ sở đổi mới cho hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.

Những tiến bộ trong công cuộc xây dựng nhà nước CHDCND Lào những năm này cùng với những kết quả của đổi mới hệ thống chính trị, sự đổi mới tư duy, chính sách, pháp luật đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đã tạo nền tảng vững chắc và bước đầu cho phép đổi mới có kết quả trong các lĩnh vực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/01/2023