Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Nhà Nước Pháp Quyền Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào


Quan điểm này được khẳng định và thể hiện nhất quán trong tư tưởng của Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN và trong các văn kiện quan trọng của Đảng NDCM Lào.

Nói về tính giai cấp và vai trò lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với Nhà nước và xã hội, Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN đã khẳng định: “Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là cơ quan tham mưu chính trị và là đội tiên phong có tổ chức của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động các bộ tộc Lào yêu nước, là hạt nhân lãnh đạo thống nhất của toàn hệ thống chính trị, của mọi hoạt động của Nhà nước và của xã hội” [109, tr.466]. Nói về tính giai cấp có mối quan hệ mật thiết với tính nhân dân, Theo Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN nhấn mạnh: “Tính nhân dân của Nhà nước thể hiện ở chỗ tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân được từng bước giáo dục, nâng cao trình độ để phát huy quyền làm chủ toàn bộ của đất nước, chủ động tham gia vào quản lý nhà nước” [110, tr.448].

Bản chất Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào còn cần phải thể hiện sâu sắc tính chất dân tộc, thể hiện bản sắc của nhân dân các bộ tộc Lào. Tính dân tộc của NNPQ CHDCND Lào được thể hiện ở chỗ, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải thể hiện, kế thừa và phát huy truyền thống và bản sắc tốt đẹp của dân tộc. Nhà nước có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo cho mọi lợi ích của cộng đồng dân tộc, thực hiện đoàn kết dân tộc, coi đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược, là động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là Nhà nước có bản chất dân chủ.

Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN khẳng định rằng:

Tính chất dân chủ của nhà nước ta là dân chủ của đại đa số nhân dân, là dân chủ có tổ chức, có sự lãnh đạo và trong khuôn khổ pháp luật, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của chế độ mới, mà không phải dân chủ tùy ý kiểu dân chủ tự do. Nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng, dân chủ và quyền lợi chính đáng của công dân, đồng thời công dân cũng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình [110, tr.448].

Như vậy, bản chất dân chủ của NNPQ CHDCND Lào được thể hiện ở quyền làm chủ của nhân dân trên mọi mặt của đời sống xã hội được bảo đảm bằng pháp


luật, cơ chế và chính sách được hoàn thiện và nâng cao trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và mở mang dân trí. Dân chủ trong NNPQ CHDCND Lào luôn gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và pháp chế. Bản chất dân chủ của NNPQ CHDCND Lào còn được thể hiện ở chỗ: NNPQ CHDCND Lào luôn tôn trọng và bảo đảm quyền công dân và quyền con người. NNPQ CHDCND Lào xác định việc giải phóng con người phải gắn với và phụ thuộc vào giải phóng giai cấp, dân tộc và xã hội. Các quyền và lợi ích cá nhân luôn được NNPQ CHDCND Lào tôn trọng và bảo vệ. Lợi ích cá nhân được kết hợp hài hòa với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên ảo tưởng là có thể thiết lập được ngay một nền dân chủ XHCN hoàn toàn và triệt để. Bởi vì việc xây dựng NNPQ và nền dân chủ XHCN là một quá trình lâu dài. Nó đòi hỏi phải có sự tìm tòi, thử nghiệm công phu và hoàn thiện từng bước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Trong các văn kiện của Đảng NDCM Lào, quan điểm về bản chất Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào luôn là một trong những nội dung quan trọng và được thể hiện nhất quán. Trong phần “Phát huy dân chủ nhân dân, từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào” của Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII khẳng định: “Nhà nước dân chủ nhân dân của chúng ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.Phát huy dân chủ phải nâng cao vai trò chủ quyền của nhân dân, quyền và lợi ích của nhân dân” [103, tr.59].

Như vậy, bản chất của nhà nước nói chung và bản chất của Nhà nước CHDCND Lào nói riêng là vấn đề hết sức sâu sắc, phức tạp, tinh tế và nhạy cảm, vì vậy khi tiếp cận vấn đề này cần có quan điểm khoa học, khách quan, toàn diện. Để xây dựng được NNPQ ở CHDCND Lào thì trước hết phải chú trọng tới vấn đề bản chất của nhà nước nói chung, đồng thời phải chú trọng vận dụng sáng tạo lý luận về NNPQ, tiếp thu những yếu tố hợp lý, những kinh nghiệm tốt của các nước trên thế giới và thực hiện những giải pháp để xây dựng mô hình NNPQ CHDCND Lào phù hợp với đặc điểm của đất nước Lào.

Xây dựng nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của dân, do dân và vì dân - 10

Trong những năm vừa qua, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã thực hiện những giải pháp nhằm từng bước xây dựng NNPQ ở Lào theo hướng nói trên. Hiện nay, Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào chủ trương:


Tiếp tục sự nghiệp đổi mới toàn diện, tăng cường khối đoàn kết dân tộc Lào dựa trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng… Phát huy dân chủ trong các lĩnh vực đời sống xã hội, nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng và các tổ chức xã hội, xây dựng bộ máy nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, không ngừng hoàn thiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị, củng cố công tác quốc phòng

- an ninh toàn dân, giữ gìn vững chắc độc lập, dân chủ của dân tộc và chế độ mới, đảm bảo ổn định chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Tiếp tục mở rộng quan hệ và hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế. Tất cả điều đó là xây dựng nước Lào thành nước hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng góp phần vào sự nghiệp hòa bình và tiến bộ về mặt xã hội thế giới [116, tr.79-80].

2.4.3. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Từ sự phân tích về bản chất của Nhà nước CHDCND Lào, đối chiếu với những đặc điểm chung của NNPQ hiện đại, có thể khắc họa những đặc điểm cơ bản của NNPQ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào như sau:

Một là: Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Nhà nước CHDCND Lào là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Đây là một đặc trưng cơ bản, phản ánh bản chất của NNPQ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đồng thời là nguyên tắc, là quan điểm chỉ đạo có tính quyết định đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII khẳng định: “Nhà nước dân chủ nhân dân của chúng ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Phát huy dân chủ nhân dân phải bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân và lợi ích của nhân dân” [103, tr.59]. Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2015 của CHDCND Lào tiếp tục khẳng định, cụ thể là:


Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là một nhà nước dân chủ nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Điều 2); và “Quyền làm chủ đất nước của nhân dân các bộ tộc được thực hiện và bảo đảm thông qua hoạt động của hệ thống chính trị với Đảng nhân dân cách mạng Lào là hạt nhân lãnh đạo (Điều 3).

Theo đó, quyền lực của nhân dân là quyền lực gốc, quyền lực nhà nước phải xuất phát từ quyền lực nhân dân và có mục đích phục vụ nhân dân; nhân dân có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các công việc nhà nước, giám sát hoạt động của nhà nước và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, các công chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, phục vụ nhân dân và có trách nhiệm tạo điều kiện để nhân dân tham gia tích cực vào các công việc của nhà nước; các chủ trương, chính sách, pháp luật mà nhà nước ban hành phải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của nhân dân và phải vì mục đích phục vụ nhân dân. Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu do mình bầu ra và ủy quyền trong bộ máy nhà nước nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm pháp luật.

Hai là: Quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận và bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật

Nhà nước CHDCND Lào là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cuộc đấu tranh hơn năm mươi năm đầy gian khổ hy sinh của dân tộc Lào vì độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào suy cho cùng, chính là vì quyền con người, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của cộng đồng các dân tộc Lào và của từng cá nhân, từng con người. Do vậy, vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, mở rộng quyền dân chủ, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, giữa công dân với Nhà nước.…luôn được Đảng và Nhà nước Lào dành sự quan tâm đặc biệt. Trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng NDCM Lào đã nêu quan điểm chỉ đạo về bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Điều 6, Hiến pháp sửa đổi năm 2015 nước CHDCND Lào quy định:

Nhà nước bảo vệ quyền tự do và quyền dân chủ của nhân dân không bị xâm phạm bởi bất cứ ai. Tất cả các cơ quan nhà nước và các quan chức nhà nước đều phải phổ biến và tạo nên nhận thức về tất cả các chính sách,


quy định và pháp luật cho nhân dân và cùng với nhân dân, tổ chức thực hiện nghiêm tục để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tất cả các hành vi quan liêu, sách nhiễu gây phương hại đến danh dự, sức khỏe, tính mạng, lương tâm và tài sản của nhân dân đều bị cấm.

Trong NNPQ CHDCND Lào, các quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của con người như quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… có cơ hội trở thành hiện thực vì được nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm thực hiện; các quyền và lợi ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của công dân được nhà nước cam kết và bảo vệ bằng pháp luật. NNPQ phải đảm bảo cho mọi cá nhân có quyền bình đẳng và tự do trước pháp luật, có đủ cơ hội về mặt pháp lý để phát triển và có thể phát huy được những khả năng của mình. Quyền tự do và bình đẳng của công dân được thừa nhận trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và được nhà nước tạo điều kiện cần thiết về vật chất, tinh thần để thực hiện được các quyền của mình trong thực tế. Đồng thời, nhà nước còn có trách nhiệm bảo vệ các quyền tự do cá nhân, công dân. Công dân có quyền kiểm tra, giám sát và đòi hỏi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải thực hiện đúng chức trách, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình và của cộng đồng xã hội. Đồng thời NNPQ cũng đòi hỏi mỗi cá nhân, công dân có nghĩa vụ phải tôn trọng và chịu sự quản lý của nhà nước, sự điều hành và thực thi công cụ của cơ quan, người có thẩm quyền, phải tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý của mình đối với nhà nước và đối với các chủ thể khác. Hiến pháp sửa đổi năm 2015 của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dành một chương riêng để quy định chi tiết các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương IV với 18 điều (Điều 34 - Điều51), tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền con người, quyền công dân.

Ba là: Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nhà nước thừa nhận vị trí tối thượng của Hiến pháp và pháp luật, tổ chức và hoạt động của nhà nước thực hiện trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật

Trong NNPQ CHDCND Lào, Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên


tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Sự hiện diện của Hiến pháp là

điều kiện quan trọng nhất bảo đảm sự ổn định xã hội và sự an toàn của người dân.

Những quan điểm lớn, những nội dung cơ bản của Hiến pháp là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự duy trì quyền lực nhà nước, cho sự làm chủ của nhân dân. Và đó chính là nền tảng có tính chất hiến định để xem xét, đánh giá sự hợp hiến hay không hợp hiến của các đạo luật, cũng như các quyết sách khác của nhà nước và của cả tính chất chính trị, tính chất xã hội.

Hiến pháp có một vai trò quan trọng như vậy trong việc duy trì quyền lực của nhân dân, cho nên, việc xây dựng và thực hiện một cơ chế hữu hiệu cho việc phát hiện, đánh giá và phán quyết về những quy định và hoạt động trái với Hiến pháp là rất cần thiết trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở nước CHDCND Lào hiện nay.

Nhà nước pháp quyền CHDCND Lào quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội. Pháp luật trong NNPQ CHDCND Lào là kết quả của sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng NDCM Lào trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Vì vậy, nói đến pháp luật trong NNPQ CHDCND Lào là nói đến tính khách quan, tính dân chủ của các quy định pháp luật, chứ không phải chỉ nói đến nhu cầu đặt ra pháp luật, thực hiện pháp luật một cách chung chung với mục đích tự thân của nó. Pháp luật phải trở thành phương thức quan trọng đối với tính chất và hoạt động của Nhà nước và là thước đo giá trị phổ biến như công bằng, dân chủ, bình đẳng, những tố chất cần thiết cho sự phát triển tiến bộ và bền vững của nhà nước và xã hội.

Nhà nước pháp quyền CHDCND Lào đặt ra nhiệm vụ phải có một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự pháp luật và kỷ luật. Vì vậy, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống có trật tự và lành mạnh nhất của xã hội. Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật.


Bốn là: Nhà nước pháp quyền Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình và bảo đảm cho công dân thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội

Yêu cầu của NNPQ CHDCND Lào đòi hỏi Hiến pháp, pháp luật phải quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước. Nhà nước và các cơ quan của nhà nước chỉ hoạt động trên cơ sở quy định của Hiến pháp, pháp luật. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện đầy đủ, đúng đắn và kịp thời các chức năng, nhiệm vụ của mình, vi phạm pháp luật, vi phạm quyền và tự do của công dân. Ngược lại, công dân phải có nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Công dân không làm tròn nghĩa vụ, vi phạm pháp luật, xâm hại lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân phải bị truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trong tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng về Tuyên truyền, giải thích nội dung Nghị quyết của Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IX đã quy định rõ: “...lấy pháp luật làm công cụ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và ngăn chặn sự lạm quyền của nhà nước đối với công dân, nhà nước chỉ có làm được theo pháp luật quy định, còn công dân thì làm được tất cả những gì mà pháp luật không cấm” [104, tr.54].

Năm là: Quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất trên cơ sở có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

Một trong những quan điểm cơ bản của việc xây dựng NNPQ XHCN là quan điểm về quyền lực nhà nước thống nhất trên cơ sở phân công và phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Có thể hiểu rằng, sự thống nhất là nền tảng, sự phân công và phối hợp là phương thức để đạt được sự thống nhất của quyền lực nhà nước. Đây là một quan điểm chính trị - pháp lý khái quát, thể hiện yêu cầu không có sự tập trung quyền lực cao độ vào một nhánh quyền lực nào theo kiểu phân lập mà các nhánh quyền lực này thống nhất ở mục tiêu chung của NNPQ XHCN.

Bắt đầu từ Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ V (1991) cùng với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, quan điểm về sự tồn


tại của ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và sự phân công, phối hợp giữa ba phạm vi quyền lực đó của nhà nước mới được chính thức khẳng định trên cơ sở tiếp thu, kế thừa, phát triển, vận dụng vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của CHDCND Lào các tri thức của nhân loại và trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Trên cơ sở quan điểm định hướng của Đại hội VI đã nêu trên, các văn kiện

Đảng NDCM Lào VII, VIII, IX tiếp tục bổ sung quan trọng:

Tăng cường vai trò của các cơ quan và đổi mới nhà nước dân chủ nhân dân theo hướng xây dựng NNPQ của dân, do dân và vì dân. Tiếp tục đơn giản hóa bộ máy nhà nước, đổi mới các cơ quan nhà nước sao cho phù hợp với chiến lược quản trị nhà nước của Lào; Thực hiện cơ chế phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan lập pháp, hành chính và tư pháp dựa trên nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung dưới sự lãnh đạo của Đảng [104, tr.37].

Chính vì thế, quan điểm phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm ngăn chặn sự lạm quyền của các cơ quan nhà nước trong quá trình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước trở thành nguyên tắc cơ bản chi phối quá trình cải cách và xây dựng bộ máy nhà nước của việc xây dựng NNPQ CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân. Về thực chất, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, quyền lập pháp được trao cho quốc hội, quyền hành pháp được trao cho chính phủ, quyền tư pháp được trao cho tòa án. Quốc hội là cơ quan đại diện của nhân dân, có chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia và giám sát tối cao các hoạt động của nhà nước. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, tổ chức thực hiện trong thực tế các đạo luật do cơ quan lập pháp ban hành để thực hiện chức năng quản lý. Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp để xét xử các hành vi vi phạm hiến pháp, vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp xảy ra trong xã hội để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, sự phân chia quyền lực cũng chỉ có tính tương đối, các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp luôn có mối quan hệ và tương tác với nhau trong sự thống nhất của quyền lực nhà nước.

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí