Hiện Trạng Và Diễn Biến Các Thông Số Thuỷ Lý, Thuỷ Hoá

Mô hình này dựa trên cơ sở dữ liệu về đặc tính của TSTV trong xử lý nước ô nhiễm, điều kiện sinh trưởng trong môi trường nước, tính chất của nước ô nhiễm...

Mô hình được xây dựng phải phù hợp các điều kiện về công nghệ, kỹ thuật, kinh phí, thời gian, nhân công thực hiện.

2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp xử lý số liệu là phương pháp sử dụng các công cụ cho việc đo lường, đánh giá, xử lý các thông tin để có được các số liệu thích hợp để xây dựng báo cáo.

Các yếu tố số liệu sử dụng trong đề tài gồm rất nhiều các số liệu liên quan đến hiện trạng của Đầm Và như yếu tố hoá học, môi trường, sinh thái, cảnh quan…các yếu tố liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội của khu vực như quá trình hình thành và phát triển KCN Quang Minh, các ngành nghề trong khu công nghiệp, các nguồn thải liên quan đến các nhà máy hoạt động trong khu công nghiệp, quá trình hoạt động của hệ thống thuỷ lợi, các nguồn ô nhiễm trong hoạt động nông nghiệp tại địa phương.

Công cụ sử dụng:

Đầm Và đoạn chảy qua KCN Quang Minh là 1 khu vực không lớn nhưng có yếu tố quyết định để đánh giá tình trạng ô nhiễm trong khu vực gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đến quá trình phát triển kinh tế trong khu vực.Việc sử dụng các công cụ xử lý số liệu bao gồm các công cụ tính toán, các công cụ xác định vị trí, các công cụ kỹ thuật để xử lý số liệu nhằm mục đích đánh giá tổng hợp các hiện trạng ô nhiễm của Đầm Và, lựa chọn các giải pháp giải quyết ô nhiễm và tìm ra các biện pháp quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững.

Các công cụ sử dụng bao gồm:

- Công cụ thông tin địa lý (GIS):

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS được sử dụng trong đề tài để phân tích

và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào.

- Công cụ bản đồ:

Công cụ bản đồ để xác lập vị trí Đầm Và và các khu vực liên quan. Công cụ chính là Mapinfo trong việc biên tập và số hoá dự liệu.

- Công cụ thiết kế Autocad:

AutoCAD đồ họa kỹ thuật vẽ kỹ thuật ứng dụng để thiết kế và biên tập bản đồ.

AutoCad được sử dụng thiết kế giá thể (Bè nổi), quy hoạch khu vực trồng TSTV.

- Công cụ tính toán excel:

Excel là một phần mềm hay là một chương trình ứng dụng, mà khi chạy chương trình ứng dụng này sẽ tạo ra một bảng tính và bảng tính này giúp ta dễ dàng hơn trong việc thực hiện:

Tính toán đại số, phân tích dữ liệu

Lập bảng biểu báo cáo, tổ chức danh sách

Truy cập các nguồn dữ liệu khác nhau

Vẽ đồ thị và các sơ đồ

Tự động hóa các công việc bằng các macro

Và nhiều ứng dụng khác để giúp chúng ta có thể phân tích nhiều loại hình bài toán khác nhau như so sánh, kết nối số liệu, lọc số liệu, phân tích các hàm...

Trong đề tài này, Excel được sử dụng để xây dựng bảng biểu, vẽ đồ thị, lọc số liệu, phân tích các số liệu liên quan đến các thông số ô nhiễm…

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨ U‌‌

3.1. Hiện trạng ô nhiễm của Đầm Và

3.1.1. Xác định các nguồn ô nhiễm



Xói mòn và rửa trôi từ đất nông nghiệp

Hoạt động thuỷ sản


Hoạt động khai thác nước tưới


Nước thải KCN Quang Minh


Nước thải sinh hoạt



Tải lượng Sông Cà Lồ vào Đầm Và

Tải lượng ra Sông Cà Lồ


Chuyển hoá và lưu giữ N/P trong Đầm Và


Hình 3.1. Các nguồn thải vào Đầm Và

Hình 3 2 Mô hình các nguồn thải vào Đầm Và Có thể thấy có các nguồn ô 1

Hình 3.2. Mô hình các nguồn thải vào Đầm Và Có thể thấy có các nguồn ô nhiễm chính thải vào Đầm Và gồm:

1. Ngun từ nước Sông Cà Lồ: Như trên trình bày, khi dâng nước lên, nước Sông Cà Lồ sẽ tràn vào thuỷ vực Đầm Và. Khi cạn thỡ nước từ Đầm Và chảy ngược ra. Dọc theo hai bờ sông trước khi đến KCN Quang Minh có rất nhiều các KCN khác thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội là KCN Nội Bài, KCN Phúc Yên, CKN Hương Canh, KCN Kim Hoa và nước thải sinh hoạt của dòn cư, từ hoạt động rửa trụi đất nụng nghiệp… Nghĩa là đoạn sông này không chỉ tiếp nhận nước thải từ KCN Quang Minh mà còn tổng hợp nước thải từ nhiều nguồn khác nhau với thành phần và tính chất ô nhiễm rất đa dạng. Ảnh hưởng từ nguồn này cũng không nhiều so với các nguồn khác trình bày dưới đây.

2. Xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp: Thành phần nguồn thải này chủ yếu các các chất cặn lắng lơ lửng, chất hữu cơ (Mùn), các chất K, P, phân bón tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật. Các thành phần ô nhiễm này phân tán trên toàn huyện Mê Linh, được tập chung chủ yếu do nước mưa rửa trôi, chảy về các kênh mương tưới tiêu và chảy vào Đầm Và. Tuy nhiên, nguồn này cũng không nhiều.

3. Từ hoạt động tưới tiêu: Khu vực này là khu vực đồng bằng, phát triển về nông nghiệp với 2 vụ lúa và xen canh 1 vụ mầu. Nhu cầu tưới tiêu, nhất là mùa khô buộc 2 huyện Đông Anh và Mê Linh khai thác nước Đầm Và để tưới tiêu cho 108 mẫu ruộng. Qua trình khai thác nước sẽ thải vào nước Đầm Và 1 lượng dầu mỡ từ máy bơm. Nguồn này cũng không tác động nhiều đến chất lượng của nước Đầm Và.

4. Từ KCN Quang Minh và các cơ sở sản xuất khác (Gồm cả các trại chăn nuôi và các nhà máy không nằm trong KCN):

- Hiện nay KCN Quang Minh có diện tích 850 ha, với 160 doanh nghiệp, chiếm 77,98% diện tích đất khu công nghiệp. Dự kiến khối lượng công nhân khoảng

10.000 người. Lượng nước thải dự kiến khoảng 7.000 m3/ngày đêm. Nước thải bao

gồm nhiều ngành nghề khác nhau như cơ khí, may mặc, thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…

Hiện nay, KCN Quang Minh đã đang xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung

3.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, mới chỉ có 39/160 doanh nghiệp đang hoạt động đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy. KCN Quang Minh đã xây dựng mở rộng giai đoạn II bên kia Mương Đất là con mương tiếp nhận nguồn thải của KCN trướng khi đổ ra Đầm Và.

Do cơ chế quản lý trước đây khi mới hình thành KCN thì Nhà nước không yêu cầu chủ đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Sau này, khi các doanh nghiệp vào KCN đầu tư, cũng có hoặc không có xây dựng trạm xử lý cho riêng mình. Các trạm xử lý này hoạt động không hiệu quả hoặc không hoạt động và thải ra ngoài môi trường (Chủ yếu theo hệ thống thoát nước của KCN ra Đầm Và). Mặt khác, Trạm xử lý nước thải của KCN thậm trí không hoạt động và thải thẳng ra Đầm Và gây ô nhiễm nghiêm trọng Đầm Và và tranh chấp với dân cư khu vực thuộc 2 huyện Mê Linh và Đông Anh. Chủ Đầu tư vận hành Trạm xử lý này đã bị UBND Hà Nội phạt 170 triệu đồng vì vi phạm trong quá trình xử lý ô nhiễm tại KCN.

Nếu các doanh nghiệp không đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, không xử lý nước thải, trạm xử lý không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả

mà xả thải vào nguồn nước Đầm Và thì tình trạng ô nhiễm của Đầm Và sẽ rất trầm trọng, đặc biệt là vào mùa kiệt.

- Các cơ sở sản xuất khác nằm rải rác trong khu vực huyện Mê Linh đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến Đầm Và thông qua các kênh tưới tiêu chảy về Đầm. Tuy không có thải lượng lớn như KCN Quang Minh nhưng các cơ sở này khó kiểm soát do không tập chung, nằm phân tán.

5. Nước thải sinh hoạt: Theo khảo sát, xung quanh Đầm Và có các hộ dân thuộc 2 huyện Mê Linh và Đông Anh sinh sống tập chung chủ yếu tại khu vực xá Tiền Phong, Ấp Tre và Ấp Giữa. Khu vực dân cư sinh sống nằm ở phần cuối nguồn khảo sát, dân số khoảng 5000 người. Lượng nước thải sinh hoạt phân tán, không nhiều và không gây nhiều tác động tới mức độ ô nhiễm của Đầm Và.

3.1.2. Hiện trạng và diễn biến các thông số thuỷ lý, thuỷ hoá

Để tiến hành đánh giá chất lượng nước mặt Đầm Và phục vụ đề tài, việc đầu tiên là phải tiến hành lấy mẫu và phân tích. Việc tiến hành lấy mẫu và phân tích được thực hiện theo các nội dung sau:

Bảng 3.1. Nội dung lấy mẫu


STT

Nội dung

Mô tả

1

Ngày lấy mẫu

Lần (1): 22/4/2012 (10h15)

Lần (2): 22/5/2012 (15h20 Lần (3): 15/9/2012 (14h5)

2

Vị trí lấy mầu

Đầm Và:

Lần (1): Trên tuyền đường xã Tiền Phong (Đoạn giữa khu vực khảo sát)

Lần (2): Khu vực tiếp nhận nguồn nước từ Mương Đất (Đầu của khu vực khảo sát)

Lần (3): Khu vực cầu Vân Trì (Hạ du)

(Tham khảo bản đồ vị trí lấy mẫu tại Phụ lục)

3

Phương pháp lấy mâu

- Lấy bằng chai nhựa kín, dung tích 2l, 2 chai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.




- Bảo quản và phân tích ngày trong vòng 24h

4

Đơn vị đo và phân tích

Tại cơ quan công tác: Trung tâm Tư vấn môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Đơn vị phối hợp: Viện Địa Lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu

Giấy, Hà Nội

5

Điều kiện thời tiết

Lần (1): Trời nắng vừa đến to, nhiệt độ 29,50C,

mây 5/10 bầu trời

Lần (2): Trời nắng to, nhiệt độ 36,50C, mây 5/10 bầu trời

Lần (3): Trời nắng to, nhiệt độ 34,50C, mây 4/10

bầu trời

1. Thuỷ lý

1.1. Nhiệt độ nước

Nhiệt độ nước ảnh hưởng trực tiếp đến TSTV cũng như các loài khác trong Đầm Và. Nhiệt độ nước biến động theo mùa, qua các tháng trong năm phụ thuộc vào thời tiết. Tại các hồ chứa có độ sâu lớn, sự phân tầng về nhiệt độ biểu hiện ở nhiệt độ tầng mặt và tầng đáy. Ở Đầm Và, do bị bồi lắng nhiều, nên chiều sâu của Đầm Và không lớn, trung bình chỉ 1,2m, chỗ sâu nhất cũng chỉ 1,5m. Do vậy nhiệt độ không có sự biến động nhiều giữa các tầng mà chủ yếu biến động theo mùa.

Tại thời điểm ngày 22/4/2012, 22/5/2012 và 15/9/2012 nhiệt độ nước đo được lần lượt là 22,50C, 31,20C và 29,60C (Đo trong điều kiện trời nắng vừa đến nắng to).

1.2. Chế độ dòng chảy

Chế độ dòng chảy của Đầm Và cũng ảnh hưởng tới đời sống của TSTV cũng như quá trình trao đổi chất trong nước. Đặc điểm nước Đầm Và là khu vực nước tĩnh do bị bồi lắng, bị ngăn dòng. Vì vậy, dòng chảy của Đầm Và ít ảnh hưởng đến quá

trình sinh trưởng của các loài sinh vật và quá trình trao đổi chất trong Đầm Và. Chế độ dòng chảy chỉ thể hiện vào mùa lũ tuy không rò ràng.

Cần tiến hành khơi thông dòng chảy, nạo vét Đầm Và. để tăng nồng độ oxy hoà tan (DO), đẩy nhanh quá trình trao đổi dinh dưỡng của hệ sinh vật và hạn chế sự bất hoạt của thàh phần P trong nước Đầm Và.

2. Hoá lý

2.1. pH

Thông số này biểu thị mức độ ô nhiễm cũng như môi trường sống của các loài sinh vật, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của TSTV. Nếu pH quá thấp hoặc quá cao (Axit hoặc bazơ) đều gây kìm hãm quá trình đồng hoá các chất trong nước.

Biến động pH tại các thời điểm đo được thể hiện:

Bảng 3.2. Biến động pH


STT

Ngày đo

pH

QCVN 08:2008/BTNMT

1

22/4/2012

6,9


5,5-9

2

22/5/2012

7,2

3

15/9/2012

7,3

Như vậy, về mùa mưa, pH có xu hướng giảm. Dao động pH của Đầm Và không lớn và trong mức cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt.

2.2. Tổng cặn lơ lửng (TSS)

Nồng độ cặn lơ lửng thể hiện mức độ ô nhiễm. Tuy nhiên, chỉ số này phụ thuộc vào thời gian và vị trí lấy mẫu. Vị trí lấy mẫu gần nguồn thải thì nồng độ này cao và ngược lại.

Theo kết quả khảo sát thì nồng độ này qua 3 lần đo lần lượt là 28-35-22

(mg/l).

2.3. Hàm lượng oxy hoà tan (DO)

Hàm lượng oxi hoà tan là chỉ số quan trọng đánh giá mức độ ô nhiễm. Hàm lượng này càng cao thì nước càng ít ô nhiễm vì oxi cần cho sự sống của các quần xã sinh vật sống trong nước. Giá trị DO thấp khi nước bị ô nhiễm hữu cơ làm tăng hoạt

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí