Vấ N Đề Sử Dụng Tstv Xử Lý Ô Nhiễm Tại Đầm Và

1.3.2. Mô hình tại Việt Nam

- Mô hình nghiên cứu:

Ở Việt Nam, nhiều nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu, thực nghiệm xử lý nước ô nhiễm bằng công nghệ sinh thái. Bằng thực nghiệm, 1 số tác giả đã chứng minh khả năng xử lý ô nhiễm của TSTV.

1. Khả năng hấp thụ kim loại trong nước thải công nghiệp (Fe, Cd, Pb, Cr, Ni, Zn) của cây bèo Tây (Nguyễn Quốc Thông và cs, 2002-2003).

2. Các công trình khác đã chứng minh sự tích luỹ Pb của bèo Tấm, Lục Bình, bèo Cái. Trong đó, bèo Lục bình có triển vọng nhất trong xử lý ô nhiễm Pb. Lục bình phối hợp với tảo Chlorella để xử lý nước thải nhà máy lọc dầu Tuy Hạ. Các loài như rong Đuôi chó, bèo Lục bình, sen, rau Muống được sử dụng tại công đoạn cuối cùng trong xử lý nước thải chăn nuôi sau khi đã xử lý yếm khí đã đem lại hiệu quả

cao trong xử lý các chất phú dưỡng như COD, TSS, NH4+, BOD, NO3-

Từ những năm 1980, các nhóm tiên phong sử dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải bao gồm các nhóm của Trường ĐHQG Hồ Chí Minh, ĐH Xây dựng Hà Nội, Viện Công nghệ môi trường (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

Trần Hiếu Nhuệ và Trần Đức Hạ nghiên cứu xử lý nước thải bằng phương pháp lắng kết hợp với hồ sinh học.

Lâm Minh Triết (1990) nghiên cứu kết hợp hồ sinh học 3 bậc với thực vật thuỷ sinh để xử lý bổ sung nước thải nhiễm dầu trong điều kiện Việt Nam.

Nguyễn Việt Anh và cộng sự (2005) nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc trồng cây dòng chảy đứng sử dụng vật liệu lọc (Sỏi, gạch vỡ) đem lại hiệu quả xử lý tốt. Đối với bãi lọc trồng cây ngập nước, dưới đáy của bãi lọc là một lớp đất sét tự nhiên hay nhân tạo, hoặc người ta rải một lớp vải nhựa trống thấm. Trên lớp trống thấm là đất hoặc vật liệu lọc phù hợp cho sự phát triển cảu thực vật có thân nhô lên mặt nước. Dòng nước thải chảy ngang trên bề mặt lớp vật liệu lọc. Hình dạng của bãi lọc này thường là kênh dài và hẹp, chiều sâu lớp nước nhỏ, vận tốc dòng chảy chậm và thân cây trồng nhô lên khỏi bãi lọc là những điều kiện cần thiết để tạo nên chế độ thủy lực kiểu dòng chảy đẩy. Bãi lọc ngầm trồng cây mới xuất hiện gần đây. Cấu tạo của Bãi lọc này về cơ bản cũng gồm các

thành phần tương tự như bãi lọc trồng cây ngập nước, nhưng nước thải chảy ngầm trong lớp lọc của bãi lọc. Lớp lọc, nơi thực vật phát triển trên đó thường có đất, cát, sỏi và đá, được xếp thứ tự từ trên xuống dưới, giữ độ xốp của lớp lọc. Dòng chảy có thể có dạng chảy từ dưới lên, từ trên xuống hay chảy theo phương nằm ngang. Kiểu dòng chảy phổ biến nhất ở bãi lọc ngầm là dòng chảy ngang. Hầu hết các hệ thống này được thiết kế với độ dốc 1% hoặc hơn. Khi chảy qua lớp vật liệu lọc, nước thải được lọc sạch nhờ tiếp xúc với bề mặt của các hạt vật liệu lọc va vùng rễ của thực vật trồng trong bãi lọc. Vùng ngập nước thường thiếu ôxy, nhưng thực vật của bãi lọc có thể vận chuyển một lượng ô xy đáng kể tới hệ thống rễ, tạo nên tiểu vùng hiếu khí cạnh rễ và vùng rễ. Cũng có một vùng hiếu khí trong lớp lọc sát bề mặt tiếp giáp giữa đất và không khí. Qua các thí nghiệm và ứng dụng thực tế cho thấy. Bãi lọc trồng cây có thể loại bỏ các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học, chất rắn lơ lửng, Nitơ, Phốtpho, kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ, kể cả vi khuẩn và vi rút. Các chất ô nhiễm trên được loại bỏ nhờ nhiều cơ chế đồng thời trong bãi lọc như lắng, kết tủa, hấp phụ hóa học, trao đổi chất của vi sinh vật và sự hấp thụ của thực vật.

Tại Phòng Thuỷ sinh học, Viện Công nghệ môi trường - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đặng Đình Kim, Trần Văn Tựa và cộng sự đã nghiên cứu một cách có hệ thống các loài TSTV như bèo Tây, bèo Cái, rau Muống, bèo Tấm, ngổ, ngổ dại, sậy, cỏ Vetiver, một số vi tảo… để đánh giá đặc điểm sinh học, tính chống chịu và khả năng loại bỏ các chất phú dưỡng (COD, BOD, TSS, NH4+…) cũng như kim loại (Fe, Ni, Cr, Pb, Pb…) trong xử lý nước thải mạ điện, thực phẩm, nước mặt,

nước thải sinh hoạt… Kết quả cho thấy các loài TSTV này có độ tăng trưởng cao, khả năng chống chịu tương đối tốt và tham gia tích cực trong xử lý ô nhiễm.

1a 1b Hình 1 1 Mô hình thử nghiệm TSTV trong xử lý ô nhiễm của Phòng Thuỷ 11a 1b Hình 1 1 Mô hình thử nghiệm TSTV trong xử lý ô nhiễm của Phòng Thuỷ 2

(1a) (1b)

Hình 1.1. Mô hình thử nghiệm TSTV trong xử lý ô nhiễm của Phòng Thuỷ sinh học - Viện Công nghệ Môi trường (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Trong ảnh là mô hình ngổ Trâu và bèo Tây (Hình 1a) và thử nghiệm vi tảo (Hình 1b)

Tuy nhiên, những nghiên cứu nói trên không đồng bộ, không mang tính thống nhất và có các kết hợp trong việc ứng dụng TSTV trong xử lý nước ô nhiễm. Vì vậy, cần có sự nghiên cứu điển hình áp dụng cho một trường hợp riêng là nước mặt ô nhiễm của Đầm Và là cần thiết.

- Mô hình thử nghiệm (Pilot)

Lê Hiền Thảo (1999) nghiên cứu quá trình sinh học xử lý ô nhiễm nước 1 số song hồ Hà Nội bằng việc sử dụng rong Đuôi chó và bèo Tấm trong xử lý Fe, Cu, Pb, và Zn trong nước hồ Bảy Mẫu.

Dương Đức Tiến và cộng sự (2006) đã xây dựng mô hình hệ thống đất ngập nước nhân tạo với thực vật thuỷ sinh để xử lý nước thải sinh hoạt ngoại ô TP Việt Trì. Từ mô hình cho thấy, chi phí xử lý nước thải sử dụng TSTV là thấp, chất lượng nước thải cải thiện rò rệt.

Trần Văn Tựa và cộng sự tại Viện Công nghệ môi trường (Từ năm 2005 đến nay) đã sử dụng bèo Tây và bèo Cái trong xử lý nước thải thuỷ sản và sử dụng sậy coe Vetiver trong xử lý nước thải xi mạ đem lại hiệu quả. Nước thải sau xử lý đạt loại B (QCVN 40:2011 đối với nước thải công nghiệp).

- Mô hình thực tế

Đại đa số các tác giả Việt Nam mới chỉ làm ở dạng pilot chưa có nhiều các công trình xử lý thực tế. Tuy nhiên, cũng có mô hình thực tế được thực hiện. Trần Đức Hạ và cộng sự (2008) đã sử dụng mô hình 2 ngăn với đập tràn có nuôi trồng TSTV (Thiên điểu trồng ven hồ, bèo Tây phủ 20% diện tích mặt hồ) để xử lý nước thải hồ Yên Sở. Các chỉ số ô nhiễm như chỉ số hữu cơ (COD, BOD, TSS, T-N, T-P…), kim loại nặng (Pb, Hg, Cd,…), VSV (Coliform, Fecal Coliform…) đều giảm rò rệt, cây sinh trưởng tốt. Mô hình này có tính khả thi, tăng cường quá trình tự làm sạch nước.

Hình 1 2 Mô hình bè nổi trồng thuỷ trúc trên Hồ Ngọc Khánh 67 2 Vấ n đề 3

Hình 1.2. Mô hình bè nổi trồng thuỷ trúc trên Hồ Ngọc Khánh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

67.2. Vấ n đề sử dụng TSTV xử lý ô nhiễm tại Đầm Và

Như nhận định ở trên, do đặc tính ô nhiễm nước mặt (Ao-Hồ-Đầm-Sông-Suối) là khác nhau về mặt sinh học, hoá học, vật lý cũng như các điều kiện khác…, nên mỗi khu vực nước mặt cần có sự khảo sát và đánh giá chi tiết, cụ thể để đưa ra phương án xử lý cụ thể. Việc xử lý trên thực tế mang tính kế thừa (Các công trình, mô hình nghiên cứu đã có) nhưng cũng phải vận dụng linh hoạt trong điều kiện thực tế mới đạt hiệu quả mong muốn.

Trong quá trình phát triển kinh tế, với thuận lợi là cửa ngò phía Bắc của Hà Nội, huyện Mê Linh đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế. KCN Quang Minh là KCN nổi bật có thành tích cao trong thu huét đầu tư. Bên cạnh đó, khu vực này là khu vực có nhiều thành tựu trong phát triển nông nghiệp như đa dạng hoá các giống cây trồng (Nguồn cung cấp hoa và rau mầu lớn nhất của Thủ đô), phát triển các khu

chuyên canh chất lượng cao, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Vấn

đề ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề báo động hiện nay trong khu vực bên cạnh việc phát triển kinh tế - xã hội. Sức ép dân số cũng là 1 vấn đề lớn cần giải quyết trong quá trình đô thị hoá trong khu vực. Vấn đề ô nhiễm môi trường Đầm Và đang là vấn đề nóng bỏng cần giải quyết. Nguồn nước thải từ KCN Quang Minh còn chảy vào Đầm Và, nước từ Đầm Và lại được bơm để tưới cho 108 mẫu ruộng của khu vực. Ô nhiễm môi trường đã dẫn tới xung đột môi trường. Theo báo Vietnamnet đưa tin, sáng ngày 24-05-2010, người dân Thị trấn Quang Minh và xã Tiền Phong (huyện Mê Linh) đã dùng xe ô tô chở đất bịt miệng cống xả nước thải của Khu công nghiệp (KCN) Quang Minh. Hành động này chứng tỏ nỗi bức xúc của nhân dân vì tình trạng ô nhiễm nguồn nước do KCN Quang Minh gây ra trong nhiều năm qua.

Đầm Và có giá trị đặc biệt quan trọng của huyện Mê Linh và một phần của huyện Đông Anh. Bên cạnh giá trị về cảnh quan, thuỷ lợi nó còn góp phần cải tạo môi trường, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái đất ngập nước trong khu vực. Việc Đầm Và bị ô nhiễm cần phải có biện pháp xử lý.

Sử dụng TSTV có nhiều ưu điểm được các nước áp dụng. Tuy nhiên, cần lựa chọn đối tượng để áp dụng phù hợp như khu vực có nguồn nước ô nhiễm bởi các yếu tố dinh dưỡng (N-P), khu vực nước tĩnh, có các loại TSTV bản địa sinh sống.

Việc lựa chọn mô hình xử lý nước mặt Đầm Và bằng TSTV là hoàn toàn hợp lý, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về nguồn ô nhiễm, khả năng ứng dụng trong thực tế.

Việc sử dụng TSTV có nhiều ưu điểm khi chi phí xử lý thấp, lâu dài, có hiệu quả, dễ triển khai. Vì vậy, xây dựng mô hình thực tế trong xử lý nước thải Đầm Và là cần thiết.

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌

2.1. Đia

điểm nghiên cứ u

- Lưu vực Đầm Và đoạn qua khu vực KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội. Khu vực này bao gồm các thị trấn Quang Minh và một phần xã Tiền Phong.

- Địa điểm nghiên cứu có toạ độ xác định trong khoảng (Theo hệ VN 2000): X: Từ 576.680 - 577.272 Y: Từ 2,344,622 - 2.341.734

- Bản đồ vị trí:

Hình 2.1. Bản đồ vị trí


2.2. Thời gian nghiên cứ u

Bảng 2.1. Thời gian nghiên cứ u từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2012



STT


Nội dung

Thời gian

Năm 2012

Tháng

4

5

6

7

8

9

10

1

Khảo sát hiện trạng



2‌‌

Thu thập số liệu


3

Viết báo báo




4

Chỉnh sửa và hoàn thiện




2.3. Phương phá p luâṇ

Luận văn sử dụng các phương pháp tiếp cận, xây dựng mô hình phù hợp và gắn với phát triển bền vững.

Trong phương pháp này, việc xác định đối tượng nghiên cứu và định hướng nghiên cứu quyết định sự thành công của quá trình. Trong quá trình thực hiện luận văn, việc tìm hiểu thực trạng ô nhiễm và xác định các nội dung cơ bản của các giải pháp được giải quyết trong 1 khoảng thời gian nhất định, từ khi thiết lập ý tưởng, xây dựng nội dung, thiết lập mô hình cùng các công việc phải làm. Trên cơ sở quan điểm phát triển bền vững, dựa trên các yếu tố về kinh tế - xã hội của khu vực Mê Linh để đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm phù hợp kết hợp với quản lý tổng hợp và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước mặt Đầm Và.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp để đánh giá tài nguyên nước mặt và diễn biến ô nhiễm

- Phương pháp phân tích, tổng hợp hệ thống: Phương pháp này được sử dụng nhằm khai thác tối đa thông tin có được từ các nguồn tài liệu thức cấp.

Phương pháp này có độ tin cậy cao, sát thực, các số liệu thông tin mang tính định lượng cao vì được lấy từ các nguồn như: Niên giám thống kê, báo cáo tình hình phát tiển kinh tế - xã hội, hiện traṇ g môi trư ờng huyện Mê Linh và các công trình nghiên cứu có liên quan, tài liệu công bố quy hoạch dự án KCN Quang Minh.

- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Được sử dụng để xử lý các thông tin từ các thông tin được điều tra thực hiện tại các điểm nghiên cứu cũng như các số liệu thứ cấp về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.

Các số liệu phân tích có thể có những sai số do phương tiện, thiết bị phân tích hoặc do kỹ năng, trình độ của cán bộ phân tích. Song, nhìn chung quá trình phân tích của các mẫu môi trường tại phòng thí nghiệm đều tuân thủ theo phương pháp chuẩn trong lĩnh vực chuyên ngành. Tiêu chuẩn so sánh dựa theo quy chuẩn quốc gia (QCVN). Vì vậy, phương pháp này được đánh giá là cung cấp các số liệu mang tính định tính, cụ thể, có độ chính xác cao và khá tin cậy.

- Phương pháp đánh giá nhanh: Với các hoạt động như quan sát trực tiếp, phỏng vấn bán chính thức, phân tích số liệu có liên quan...

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Việc đo đạc, khảo sát, lấy mẫu môi trường nước mạt tại Đầm Và đều bằng các máy móc, phương tiện thiết bị hiện đại, tiên tiến do các cán bộ chuyên gia trong lĩnh vực môi trường đảm nhiệm. Đây được đánh giá là phương pháp có độ tin cậy cao, sát thực và cụ thể. Tuy nhiên, các số liệu này phụ thuộc vào thời điểm, vị trí đo, lấy mẫu nên cần phải lấy nhiều mẫu (06 mẫu), tại nhiều thời điểm (03 thời điểm), vị trí đo (03 vị trí) để các số liệu thu được thể hiện được đặc trưng của khu vực nghiên cứu.

- Kế thừa tài liệu: Kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong lĩnh vực môi trường.

Đây được coi là phương pháp rất hiệu quả và thực tế, vì thông qua các trao đổi, hội thảo đóng góp ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia sẽ xây dựng được các nội dung của báo cáo và đề xuất các giải pháp một cách hợp lý và phù hợp đối với dự án. Vì vậy, đây là phương pháp có độ tin cậy cao.

- Mô hình hoá

Phương pháp này được sử dụng trong việc xây dựng các mô hình xử lý ô nhiễm nước Đầm Và bằng TSTV.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022