Xây Dựng Bài Tập, Trò Chơi Về Nhận Thức Âm Thanh Hỗ Trợ Trị Liệu Cho Trẻ Lớp 1 Mắc Chứng Khó Đọc.‌


Chương 2: XÂY DỰNG BÀI TẬP, TRÒ CHƠI VỀ NHẬN THỨC ÂM THANH HỖ TRỢ TRỊ LIỆU CHO TRẺ LỚP 1 MẮC CHỨNG KHÓ ĐỌC.‌

2.1. NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BÀI TẬP‌


2.1.1. Nguyên tắc‌

Những bài tập Nhận thức âm thanh được xây dựng dựa trên những nguyên tắc như

sau:

Bài tập được tổ chức dưới hình thức trò chơi với luật chơi và ngữ liệu phù hợp với

tâm sinh lí của trẻ. Xem xét độ tin cậy của bài tập trước khi đưa vào sử dụng thực nghiệm trên đối tượng HS lớp 1 mắc chứng khó đọc.

Chú trọng yếu tố trực quan sinh động trong các bài tập tùy theo giai đoạn học tập của trẻ. Ở giai đoạn đầu, cần sử dụng nhiều hình ảnh trực quan do vốn hiểu biết của trẻ còn hạn chế, hình ảnh trực quan giúp trẻ dễ dàng hình dung sự vật được nói đến. Giai đoạn sau, các hình ảnh được giảm bớt nhằm hỗ trợ quá trình tư duy trừu tượng của trẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Từng bài tập được xây dựng với hình thức cũng như lựa chọn ngữ liệu từ dễ đến khó nhằm giúp trẻ hòa nhập từng bước với phương pháp học tập mới cũng như các kiến thức, đặc biệt là các kiến thức về âm - chữ vốn đã gây nhiều khó khăn đối với các em.

Các ngữ liệu được lựa chọn phải gắn liền với những khó khăn của trẻ khó đọc, đồng thời, phù hợp với chương trình học tập trong nhà trường.

Các bài tập tổ chức dưới hình thức trò chơi với luật chơi rõ ràng, dễ hiểu .

Hình thức tổ chức phù hợp với nội dung hoạt động và linh hoạt chuyển đổi giữa nhóm và cá nhân phù hợp với từng đối tượng HS.

2.1.2. Phương pháp‌

Các bài tập nhận thức âm thanh trong đề tài được xây dựng dựa trên những phương

pháp:


Phương pháp khảo sát chẩn đoán: Như đã nêu, HS khó đọc không thể dùng những chẩn đoán chủ quan được mà cần những căn cứ khoa học. Vì vậy, phương pháp khảo sát chẩn đoán được dùng để xác định mẫu và những biểu hiện khó khăn cụ thể của từng đối tượng để tiến hành xây dựng bài tập theo hướng cá biệt hóa.

Phương pháp lựa chọn ngữ liệu: Vì đối tượng của đề tài là học sinh lớp 1 được chẩn đoán mắc chứng khó đọc, vì vậy, cần những ngữ liệu phù hợp với khó khăn cụ thể của các em, đồng thời, ngữ liệu thể hiện sự vui nhộn, hấp dẫn để thu hút trẻ.

Phương pháp trò chơi: Do đặc điểm tâm sinh lí của trẻ lớp 1 mắc chứng khó đọc như đã nêu ở chương 1, trẻ cần các hình thức học tập nhẹ nhàng mà hiệu quả, giúp trẻ thoải mái khi học nhưng vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu học tập đã đề ra. Đề tài này chọn phương pháp trò chơi trong việc soạn các bài tập nhận thức âm thanh để đảm bảo các mục đích trên.

2.2. CÁC BÀI TẬP NHẬN THỨC ÂM THANH ĐƯỢC XÂY DỰNG‌

2.2.1. Hệ thống bài tập Nhận thức âm thanh ở cấp độ âm vị‌

(1) Trò chơi: Đi tìm âm thanh cho chữ cái

Mục tiêu:

Rèn khả năng nhận diện âm thanh của chữ cái.

Phân biệt đúng 2 chữ cái có ký hiệu gần giống nhau.

Mô tả

Với tiết học âm vần mới, GV giới thiệu mẫu chữ cái kết hợp với việc đọc mẫu (nhằm giúp học sinh nhận diện được âm thanh tương ứng với chữ cái đó). Học sinh đọc chữ cái theo hướng dẫn của GV (có thể thực hiện 2 đến 3 lần để HS ghi nhớ tên của chữ cái đó). GV yêu cầu HS nhắm mắt và lắng nghe những tiếng GV đọc. Nếu tiếng nào GV đọc có chứa chữ cái giống với mẫu chữ ban đầu thì HS giơ cao thẻ chứa mẫu chữ đó. Sau khi thực hiện xong, HS mở mắt ra, nhìn mẫu chữ và đọc lại tên chữ cái đó. Tiếp theo HS nêu những từ có chứa chữ cái đang học.


Với tiết học ôn lại các âm vần đã học, GV giơ 2 mẫu chữ cái và yêu cầu HS đọc tên các chữ cái ấy lên (GV hỏi 2 đến 3 lần để HS ghi nhớ kỹ âm thanh tương ứng với từng chữ cái). GV yêu cầu HS lắng nghe những tiếng GV đọc, nếu tiếng GV đọc có chứa chữ cái nào thì HS giơ cao chữ cái ấy lên. Sau khi thực hiện xong, HS nhìn từng mẫu chữ cái và đọc tên chúng một lần nữa.

Lưu ý: Để tăng dần mức khó của trò chơi, chúng tôi tiến hành theo 4 cấp độ: Đầu tiên, chỉ dùng một mẫu chữ cái/vần mà HS dễ lẫn, sau đó sử dụng 1cặp chữ cái/vần mà HS thường nhầm chúng với nhau mà chúng tôi tạm gọi là cặp tương phản, tiếp theo dùng nhiều cặp tương phản hơn và khi các em đã quen dần, chúng tôi tiến hành với các từ rỗng.

(2) Trò chơi: Ai dẫn đầu? Ai đi cuối?

Mục tiêu: HS xác định đúng âm đầu/phần vần của tiếng được nghe.

Mô tả

GV đặt một bức tranh (quả ớt, ánh nắng, con ngan,…) lên bàn, sau đó lần lượt giơ 2 thẻ từ tương ứng được chuẩn bị sẵn cho bức tranh, nhắm vào các lỗi thường gặp ở trẻ khó đọc, yêu cầu HS đọc thẻ từ ấy lên. Sau khi đọc hai thẻ từ, trẻ sẽ chọn lấy một thẻ phù hợp với nội dung bức tranh và đặt vào cạnh bức tranh.

Sau khi thực hiện hết các bức tranh, GV cất các tranh và thẻ từ đi. Sau đó, xếp các thẻ chữ cái/vần (là âm đầu/vần của các tiếng ban nãy) lên bàn. Tiếp theo, GV đọc một tiếng từ, yêu cầu HS nói tên và chỉ vào thẻ từ trên bàn thể hiện âm đầu/phần vần chứa trong tiếng vừa đọc.

Lưu ý: Bài tập cũng tiến hành với độ khó tăng dần. Ban đầu sử dụng ít thẻ chữ/vần, các tiếng GV đọc cũng đơn giản. Sau khi HS quen dần, số lượng thẻ từ tăng lên cùng với các tiếng GV đọc cũng khó dần lên, kèm theo một số từ rỗng.

Ví dụ minh họa

GV đưa tranh



Sau đó giơ thẻ từ nắng yêu cầu HS đọc từ trên thẻ tiếp theo giơ 1

Sau đó giơ thẻ từ “nắng”, yêu cầu HS đọc từ trên thẻ, tiếp theo giơ thẻ từ “ngắn” và yêu cầu HS đọc từ trên thẻ. Yêu cầu HS chọn từ phù hợp với nội dung bức tranh.

Khi đã chơi xong với các bức tranh như: nắng, con ngan, quả ớt, nàng tiên,… GV xếp các chữ cái và âm vần (tương ứng với các từ đã chuẩn bị sẵn) lên bàn: n/ắng, ng/ắn, ng/an, n/àng, ớt, t/ớ,… GV đọc từ: “nắng” và yêu cầu HS nói tên rồi chỉ ra chữ viết tương ứng với âm đầu và phần vần của từ vừa nêu: âm đầu là /n/ và chỉ ra thẻ chứa âm /n/; vần là /ăng/, có dấu sắc và chỉ ra thẻ từ có chứa /ắng/.

(3) Trò chơi: Âm thanh của vật nuôi

Mục tiêu: Giúp trẻ nhận ra sự phát âm của các tiếng khi kết hợp với dấu thanh.

Mô tả:

GV và HS ngồi thành vòng tròn, GV hỏi HS: Con hãy đoán xem cô đang giả tiếng kêu của con gì? Sau khi đoán ra tên của con vật, GV yêu cầu HS cho biết tên con vật đó bắt đầu bằng âm gì và viết âm đó ra. Có dấu thanh hay không, nếu có thì là dấu gì?

GV hướng dẫn HS giả tiếng kêu của một con vật. Sau đó, hướng dẫn HS thay đổi giọng điệu theo tâm trạng: Khi mèo bình thường, mèo kêu: meo meo meo; khi mèo buồn mèo kêu: mẹo mẹo mẹo; khi mèo bị đau mèo kêu: méo méo méo.

Tương tự có thể dùng tiếng kêu của các con vật khác như ếch, chó, dê, bò,… để chơi trò chơi này với các sự kết hợp với dấu thanh phù hợp.

Ví dụ minh họa

Đố các con cô đang giả tiếng kêu của con vật nào? (ừm…bò, ừm…bò)


Khi HS nêu đúng tên con “bò”, GV yêu cầu HS cho biết tên con vật đó bắt đầu bằng âm gì? (âm /b/), hãy viết âm đó ra (viết chữ “b”). Từ “” có dấu thanh không? (có, thanh huyền).

GV hướng dẫn HS rằng, khi con bò buồn, bò không kêu “ừm bò” nữa, bò kêu “ừm…bọ, ừm…bọ”; còn khi bị đau, bò kêu “ừm…bó, ừm…bó”.

Sau đó GV yêu cầu HS làm lại các tiếng kêu thể hiện các tâm trạng của bò.

2.2.2. Hệ thống bài tập Nhận thức âm thanh ở cấp độ từ‌

(4) Trò chơi: Cửa hàng âm đầu

Mục tiêu: HS xác định đúng âm đầu/vần của tiếng cho trước, tìm đúng tiếng từ có cùng âm đầu/vần với tiếng cho trước.

Mô tả

GV nói với HS: Chúng ta sẽ mở một cửa hàng chỉ bán những thứ bắt đầu bằng âm

/d/. Bây giờ chúng ta sẽ tìm và liệt kê những thứ bắt đầu bằng âm /d/ ra để đưa chúng vào cửa hàng nhé!

HS có thể lần lượt nêu tên các món mà mình nghĩ ra cho đến khi các em không còn nghĩ ra nữa sẽ chuyển sang âm khác. Sau mỗi từ được nêu, HS tiến lên bảng và ghi từ thể hiện tên món hàng đó ra, GV chuẩn bị sẵn một số tranh theo dự đoán HS có thể nêu ra, khi HS nêu tên đồ vật ấy, GV lấy tranh ra và nói: “Đây, đây là món hàng đầu tiên,…của chúng ta!”. Khi HS không còn nêu được từ nào nữa, GV tổng hợp và đưa ra những thứ bắt đầu bằng âm /d/ đã được đưa vào cửa hàng. Tiếp tục chơi với các âm/vần khác.

Ví dụ minh họa

Một số hình ảnh dùng cho trò chơi này.



5 Trò chơi Khắc xuất khắc nhập Mục tiêu Giúp HS rèn khả năng kết hợp 2


(5) Trò chơi: Khắc xuất, khắc nhập.

Mục tiêu: Giúp HS rèn khả năng kết hợp âm tạo thành tiếng và ngược lại, phân tích đúng các âm vần có trong tiếng được nêu.

Mô tả

GV yêu cầu trẻ tập trung lắng nghe từ được đọc ra. Sau khi đọc, GV hỏi HS: Từ “bánh” có âm đầu là gì? Từ “bánh” có vần gì? Từ “bánh” có dấu thanh nào?

Sau khi HS trả lời, GV hỏi tiếp: Từ “bánh” bỏ đi âm /b/ thì còn lại gì? Gv tiếp tục với một số từ mà HS dễ nhầm lẫn khác.

Sau khi chơi như trên, GV tiếp tục cho HS chơi ngược lại: Nếu cô đặt âm /b/ và âm

/a/ lại với nhau thì ta sẽ được gì?


HS viết từ vừa ghép được ra bảng, đọc lại từ đó.

Ví dụ minh họa

GV dùng một số từ: nắng, ngắn, tìm, mít, tấm, mất, mắn, nắm GV đọc từng từ, HS lắng nghe và nêu âm đầu, âm cuối của từ ấy.

GV hỏi HS từ “tấm” nếu bỏ đi âm /t/ thì còn lại gì? (còn lại /ấm/), tương tự hỏi với các từ khác.

Sau khi chơi như trên, GV hỏi HS ngược lại, nếu cô đặt âm /m/ cạnh vần “it”, thêm dấu sắc, ta được gì? (mít)

Nếu cô đặt âm /t/ cạnh vần “im”, thêm thanh huyền, ta được gì? (tím)

HS trả lời, sau đó viết từ vừa ghép được vào bảng và đọc lại.

(6) Trò chơi: Những cái tên ngốc nghếch

Mục tiêu: HS nhận ra sự thay đổi của các từ khi được thay đổi âm/vần.

Mô tả

GV chọn tên của trẻ hoặc ra một câu đố để tìm ra từ bắt đầu (là từ chứa âm mà HS thường nhầm lẫn). GV nói rằng hôm nay chúng ta sẽ gọi tên trẻ/vật trong câu đố theo một cách khác.

GV chuẩn bị sẵn một bộ thẻ gồm các âm đầu để trong một chiếc hộp. Cho mỗi HS chọn lấy một thẻ và thay thế âm đầu trong tên trẻ bằng âm vừa chọn. HS viết tất cả các tên tìm ra được. Sau đó, HS đọc lại các tên ấy.

Ví dụ minh họa

GV chọn tên của trẻ: Phượng

GV yêu cầu trẻ phân tích tiếng “phượng”.

Sau đó GV phát cho trẻ chiếc hộp chứa các âm: m, n, d, đ, ng, p, g, ngh, gh.

Yêu cầu mỗi trẻ chọn một thẻ trong hộp, thay thế âm đang có vào âm đầu của tiếng “phượng” và đọc to lên cho mọi người cùng nghe.


(7) Trò chơi: Cặp đôi hoàn hảo

Mục tiêu: Trẻ nắm vững sự tương đồng giữa những chữ viết thường và chữ in, đồng thời, luyện tập về tính tương hợp giữa hai kiểu chữ trên với âm thanh của chúng.

Mô tả

GV chuẩn bị một số phiếu, mỗi phiếu viết các chữ cái hoặc tiếng từ bằng chữ viết thường, tương ứng là các phiếu viết những chữ hoặc tiếng tương tự nhưng theo kiểu chữ in.

Trộn các phiếu ấy lại với nhau và úp tất cả lên bàn. Yêu cầu trẻ lật một phiếu lên và đọc âm của chữ ghi trên phiếu đó. Rồi bảo bé lật một phiếu khác lên và đọc âm của nó. Nếu hai âm giống nhau, trẻ có thể giữ các phiếu đó. Nếu hai âm khác nhau, trẻ úp phiếu trở lại. Bao giờ trẻ lật và giữ lại được tất cả các phiếu là kết thúc trò chơi.

Trò chơi đòi hỏi trẻ ghi nhớ ngắn hạn nội dung và vị trí của phiếu. Vì vậy, ở những lần chơi đầu số lượng thẻ sử dụng chỉ khoảng 6 đến 8 thẻ. Sau đó, tăng dần số lượng.

Ví dụ minh họa

Sử dụng ngữ liệu như sau cho trò chơi. Các chữ màu đen sẽ được viết tay, các chữ màu trắng được in.

8 Trò chơi Cái chữ là cái chữ chi Mục tiêu Rèn cho trẻ khả năng ghép các 3

(8) Trò chơi: Cái chữ là cái chữ chi?

Mục tiêu: Rèn cho trẻ khả năng ghép các âm thanh tạo thành từ.

Mô tả

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí