Bắt giọng cho các em hát bài: Kìa con bướm vàng.
GV hướng dẫn HS thay câu “xòe đôi cánh” bằng 3 âm vị tạo nên một từ. Ví dụ và làm mẫu cho trẻ, GV hát: “ Những âm của từ (2 lần), “p-i-n” (2 lần). Em bé nghe ra âm gì? (2 lần). Đó là chữ chi? (2 lần)”. Khi hát xong câu cuối, HS cùng hô to: Đó là chữ “pin”.
Sau đó GV chuẩn bị sẵn các thẻ từ để khi HS hát, thay thế cụm từ “xòe đôi cánh” bằng tên các chữ cái mà GV đưa lên, khi hát xong câu cuối, HS cùng hô to từ được tìm thấy lên. GV yêu cầu HS viết tiếng đó ra bảng và đọc lại.
Do đặc điểm của bài hát này, chúng tôi chỉ sử dụng các tiếng từ được tạo thành từ 3 âm vị như: ban, đen, đôi, cân, năm,…
(9) Trò chơi: Người đưa thư bừa bộn
Mục tiêu: Rèn cho trẻ kỹ năng phối hợp âm vị để tạo thành từ.
Mô tả:
Gv viết một số từ quen thuộc vào giấy bằng các màu khác nhau tương ứng với các âm vị của từ, cắt rời chúng ra theo nhiều cách rồi cho mảnh cắt rời của mỗi từ vào một túi nhựa.
GV đóng vai là người đưa thư vừa đi cừa hát, mang thư đến cho các em. Nhưng bảo với các em rằng người đưa thư còn để nội dung bức thư lung tung, các em hãy tự lấy từng mảnh ra rồi ghép lại để tạo thành bức thư hoàn chỉnh và đọc lên cho mọi người nghe.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Khảo Sát Nhận Diện Hs Lớp 1 Mắc Chứng Khó Đọc
- Ý Kiến Của Giáo Viên, Phụ Huynh Về Việc Cần Thực Hiện Giúp Học Sinh Mắc
- Xây Dựng Bài Tập, Trò Chơi Về Nhận Thức Âm Thanh Hỗ Trợ Trị Liệu Cho Trẻ Lớp 1 Mắc Chứng Khó Đọc.
- Thực Nghiệm Hệ Thống Bài Tập Nhận Thức Âm Thanh Cho Học Sinh Lớp 1 Mắc Chứng Khó Đọc
- So Sánh Độ Chú Ý Và Tính Tự Giác Của Nhóm Thực Nghiệm
- Kết Quả Khảo Sát Nhóm Thực Nghiệm Và Nhóm Đối Chứng Sau Thực
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Ban đầu, các từ được chọn đơn giản, khi HS đã biết cách chơi, các từ được chọn phức tạp hơn, có thể thêm vào 1 hay 2 mảnh không nằm trong từ dự định nhằm tăng kỹ năng cho trẻ. Một số từ nếu ghép theo thứ tự khác vẫn có thể tạo thành từ có nghĩa, khi đó, GV hướng dẫn cho trẻ tìm ra cách ghép khác.
Ví dụ minh họa
GV dùng các từ: nấm, mấn, dầu, dấu, bài, dài, bông, dông, nắng, ngắn,….
để thiết kế bài tập này.
(10) Trò chơi: Bingo
Mục tiêu: Trẻ nhận biết đúng từ GV đọc trong bảng Bingo.
Mô tả
Như những trò chơi Bingo quen thuộc, Trẻ nhận được một phiếu gồm 6 tiếng/từ chứa các âm vần trẻ dễ lẫn hoặc các từ trẻ hay đảo đổi khi đọc. GV đọc từ, nếu trên phiếu của trẻ có từ GV đọc thì trẻ đánh dấu lại. Khi nào trẻ đánh dấu hết 3 từ hàng ngang của phiếu thì hô to: “Bingo”
Gv và các bạn kiểm tra xem trẻ đã đánh đúng các từ đã đọc chưa.
Minh họa
Một số phiếu Bingo GV dùng trong đề tài này như:
2.2.3. Hệ thống bài tập Nhận thức âm thanh ở cấp độ câu
(11) Trò chơi: Gia đình từ
Mục tiêu: HS phối hợp đúng các âm để tạo thành từ phù hợp với nghĩa của câu.
Mô tả
GV chuẩn bị một loạt các câu với một số âm/vần điệp nhau. Trong đó, chọn một số từ hoặc chỉ lấy phần vần, bỏ đi âm đầu hoặc chỉ lấy âm đầu bỏ đi phần vần. Phát cho mỗi trẻ một dải câu, yêu cầu trẻ đọc câu để tìm một chữ cái điền vào từ bị thiếu phần đầu/vần. Sau đó đọc câu lên.
Ví dụ minh họa
GV dùng một số câu (bỏ đi phần gạch dưới) như sau:
Bà ba bán bánh bò bông.
Đêm đêm đom đóm đốtđèn đi đâu?
(12) Trò chơi: Truyền tin
Mục tiêu: Giúp trẻ ghi nhớ và viết đúng các câu ngắn có sự xuất hiện nhiều lần âm
b/d/q
Mô tả
GV chuẩn bị các câu ngắn, đơn giản chứa các từ HS dễ nhầm lẫn. Chia HS làm 2
nhóm (nên tìm thêm HS để mỗi nhóm được 3 HS). Phát cho HS đầu tiên của mỗi nhóm một phiếu, trong đó có một câu được in.
HS đầu tiên đọc và ghi nhớ câu, GV cất phiếu đi và yêu cầu HS ấy nói lại câu vừa đọc với người bạn sau lưng mình. HS cuối cùng nhận được “tin” sẽ viết câu nghe được lên bảng.
Để mỗi HS đều được viết, GV cần cho HS chơi 2 đến 3 lượt với các câu khác
nhau.
Minh họa
GV sử dụng các câu ngắn sau khi tổ chức trò chơi này:
“Dế đi đò; Bé đi bơi; Quả ớt đỏ; Bé vẽ dê và bò; Đom đóm bật đèn,…”
2.2.4. Hệ thống bài tập Nhận thức âm thanh ở cấp độ văn bản
(13) Trò chơi: Có bao nhiêu chữ b? (hoặc chữ cái/vần khác)
Mục tiêu: Học sinh nhận ra những từ trong câu bắt đầu với cùng một âm hoặc chứa cùng một vần sau khi nghe đọc câu ấy.
Mô tả
GV cho HS đọc một bài thơ hoặc đồng dao ngắn có nhiều tiếng bắt đầu bằng chữ b (hoặc chữ khác hoặc có nhiều từ chứa âm vần mà trẻ thường nhầm lẫn) .
Sau đó, GV yêu cầu HS lắng nghe bạn mình đọc và đếm xem có bao nhiêu từ bắt đầu với âm /b/. HS nêu những tiếng bắt đầu bằng âm /b/ đã nghe. GV ghi lại, sau đó, HS đọc lại bài và GV giải thích nghĩa một số từ HS chưa hiểu.
Minh họa
Trò chơi: Có bao nhiêu âm “b” trong bài thơ sau
ve ve ve hè về, vui vui hè về
hè về, bévẽ ve ve
bévẽ dê và bò bêno cỏ
Hoặc ngữ liệu:
tò he đi đò
tò tò tí te, tò tò tí te
bàcó đủ thứ tò he
tò he dê, bòđi đò lá cỏ tò he thỏ, hổ đi đò lá đa tò tò tí te, tò tò tí te.
(14) Trò chơi: Tìm tiếng đi lạc
Mục tiêu: HS nhận ra và viết đúng tiếng bị mất trong câu được nghe đọc dựa vào cách điệp vần của các câu trước đó và nghĩa của câu.
Mô tả
GV đọc cho HS nghe một đoạn văn bản. GV đọc lần thứ 2 và chừa lại từ điệp vần của một câu. GV yêu cầu HS đoán tiếng bị mất và viết tiếng đó ra bảng con. Sau đó HS nhìn chữ viết trên bảng và đọc to tiếng đó lên.
Lưu ý: Các vần hoặc âm được điệp tập trung vào các lỗi thường gặp ở trẻ khó đọc. Bài tập cũng được thay đổi theo thời gian. Ban đầu, các chữ cái “biến mất” đơn giản, dễ dàng nhận ra. Khi HS đã quen dần, GV thay đổi ngữ liệu thành những câu khó hơn.
Ví dụ minh họa:
DẾ ĐI ĐÒ
dế ở bờcỏ
dế mẹ, dế bố, dế bé
đi đòlá cỏ, là lá la la.
Đang chang chang nắng[để phân biệt với ngắn]
Bỗngào mưa rơi [bỗng/dỗng]
Hàng phượng trên phố Trở xanh ngời ngời2
2 Các ngữ liệu trên được trích từ tư liệu của Nguyễn Thị Ly Kha và Phạm Hải Lê.
2.3. ĐỘ KHÓ, ĐỘ TIN CẬY VÀ ĐỘ GIÁ TRỊ CỦA BÀI TẬP
2.3.1. Độ khó
Xác định được độ khó của bài tập là việc làm hết sức cần thiết. Vì các câu hỏi với độ khó phù hợp sẽ đảm bảo kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm phản ánh đúng khả năng của trẻ. Đồng thời, câu hỏi không quá khó hoặc không quá dễ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hứng thú của trẻ trong quá trình học tập.
Khi nói đến độ khó, ta phải xem xét câu hỏi là khó đối với đối tượng nào. Nhờ việc thử nghiệm trên các đối tượng HS phù hợp, người ta có thể xác định độ khó như sau:
Chia loại HS làm 3 nhóm:
- Nhóm giỏi: gồm 27% số HS có điểm cao nhất của kỳ KT.
- Nhóm kém: Gồm 27% số HS có điểm thấp của kỳ KT.
- Nhóm trung bình: Gồm 46% số HS còn lại, không phụ thuộc hai nhóm trên. Khi đó hệ số về độ khó của câu hỏi (K ) được tính như sau:
K = NG + NK 2n . 100%
NG: Số HS thuộc nhóm giỏi trả lời đúng câu hỏi NK: Số HS thuộc nhóm kém trả lời đúng câu hỏi n: Tổng số HS nhóm giỏi (hoặc nhóm kém).
Thang phân loại độ khó được qui ước như sau:
- Câu dễ: 80% - 100% HS trả lời đúng.
- Câu trung bình: 60% - 79% HS trả lời đúng.
- Câu tương đối khó: 40% - 59% HS trả lời đúng.
- Câu khó: 20% - 39% HS trả lời đúng.
- Câu rất khó: dưới 20% HS trả lời đúng.
Nếu: K từ 25% - 75%: dùng bình thường; K từ 10% - 25% và 75% - 89%: cẩn trọng khi dùng; K = 90% không dùng.
Trong đề tài này, các câu hỏi của hệ thống bài tập cũng như các phiếu khảo sát đều được thử nghiệm và tính toán theo công thức trên và cho giá trị K nằm trong khoảng 25%
- 75%, vì vậy có thể đảm bảo độ khó phù hợp với HS.
2.3.2. Độ tin cậy
Độ tin cậy chính là đại lượng biểu thị mức độ chính xác của phép đo nhờ hệ thống câu hỏi được đưa ra [10].
Có thể nói độ tin cậy được coi là một trong những tiêu chí thiết yếu nhất của một bài kiểm tra tốt. Harrison (1983) coi độ tin cậy là tính nhất quán mà một bài kiểm tra luôn đánh giá chính xác một đối tượng tại các thời điểm khác nhau. Toán học thống kê cho nhiều phương pháp để tính độ tin cậy của một bài trắc nghiệm: hoặc dựa vào sự ổn định của kết quả giữa hai lần đo cùng một nhóm đối tượng hoặc dựa vào sự tương quan giữa kết quả của các bộ phận tương đương nhau trong một bài tập.
Rtt = 1 –
x – (K – x)
K (SD)2
Công thức tính độ tin cậy dựa vào sự tương quan giữa kết quả của các bộ phận tương đương nhau trong một bài trắc nghiệm
Trong đó:
x là độ trung bình chung
SD2 là bình phương độ lệch chuẩn K là số câu hỏi trong bài kiểm tra.
Bài trắc nghiệm tin cậy là bài trắc nghịêm có độ tin cậy 0,6 < Rtt < 1,0.
Các câu hỏi trong hệ thống bài tập đã xây dựng qua thử nghiệm và tính toán đã cho thấy có Rtt nằm trong giới hạn được chấp nhận.
2.3.3. Độ giá trị
Yêu cầu quan trọng nhất của bài trắc nghiệm với tư cách là một phép đo lường trong giáo dục là nó đo được cái cần đo. Phép đo bởi bài trắc nghiệm đạt được mục tiêu đó là phép đo có giá trị. Độ giá trị của bài tập là đại lượng biểu thị mức độ đạt được mục tiêu đề ra cho phép đo nhờ bài trắc nghiệm (TN).
Để bài TN có độ giá trị cao, cần xác định tỉ mỉ mục tiêu cần đưa ra qua bài TN và phải bám sát mục tiêu đó trong quá trình xây dựng các bài TN, ngân hàng câu hỏi TN cũng tổ chức kỳ thi. Nếu thực hiện không đúng qui trình trên thì có khả năng kết quả của phép đo sẽ phản ánh một cái gì khác chứ không phải cái mà chúng ta muốn đo nhờ bài TN. Một trong những phương pháp xác định độ giá trị của kỳ thi là tính xem kết quả của kỳ thi đó trên một nhóm HS có tương quan chặt chẽ tới kết quả học tập ở bậc cao hơn của nhóm HS đó hay không.
Các bài tập xây dựng trong đề tài này được xây dựng dựa trên những mục tiêu cụ thể, rõ ràng đồng thời, được sự kiểm tra đối chứng với một nhóm HS trong khoảng thời gian 1 tháng và cho thấy có sự tương quan tới kết quả học tập của các em.