Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển giao của các TNC tại Việt Nam - 2

3.1.2. KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT VIỆC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 80

3.2. KIỂM TRA GIÁM SÁT TÀI CHÍNH ĐẦU RA 81

4. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐIỀU TRA Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÓ NGHI VẤN VỀ CHUYỂN GIÁ 82

4.1. BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ DẤU HIỆU DOANH NGHIỆP TRONG DIỆN NGHI VẤN CÓ HÀNH VI CHUYỂN GIÁ 82

4.2. THU THẬP VÀ KIỂM SOÁT THÔNG TIN ĐỂ CHỨNG MINH NHỮNG HÀNH VI NGHI VẤN VỀ CHUYỂN GIÁ 83

4.2.1. THỰC HIỆN PHỎNG VẤN VÀ THU THẬP THÔNG TIN.. 83

4.2.2. YÊU CẦU LƯU TRỮ TÀI LIỆU CHỨNG MINH 84

4.3. NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THUẾ 86

5. CÁC BIỆN PHÁP KHÁC 86

5.1. TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG, KHUYẾN KHÍCH CÁC DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN KIỂM SOÁT CÁC CHÍNH SÁCH ĐỊNH GIÁ CHUYỂN GIAO VÀ CÁC CHÍNH SÁCH VỀ THUẾ 86

5.2. KẾT HỢP VỚI CƠ QUAN KIỂM TOÁN TƯ VẤN TRONG VIỆC KIỂM TRA GIÁM SÁT TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 87

5.3. KẾT HỢP VỚI NGÂN HÀNG TRONG VIỆC KIỂM TRA GIÁM SÁT TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 88

5.4. TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ 88

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


TNC

: Công ty xuyên quốc gia

OECD

: Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế

UNCTAD

: Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại

và phát triển

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

APA

: Thỏa thuận định giá trước

IRS

: Cơ quan thuế nội địa Mỹ

TSCĐ

: Tài sản cố định

TT-BTC

: Thông tư Bộ tài chính

BOT

: Hợp đồng xây dựng kinh doanh

chuyển giao

BT

: Hợp đồng xây dựng chuyển giao

BTO

: Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh

doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển giao của các TNC tại Việt Nam - 2

Lời mở đầu


1. Tính cấp thiết của đề tài


Định giá chuyển giao mới nghe qua tưởng chừng như là một khái niệm mới mẻ, nhưng thực tế nó là một hoạt động phổ biến ở bất kỳ một công ty xuyên quốc gia nào. Định giá chuyển giao là việc các công ty trong cùng một tập đoàn có thể ấn định mức giá cho các giao dịch nội bộ ở các quốc gia khác nhau, mà không tuân theo nguyên tắc của thị trường. Chính vì việc ấn định giá mang tính chủ quan đó mà định giá chuyển giao có thể làm thay đổi tình hình kinh doanh của bất cứ công ty nào: từ chuyển lãi thành lỗ hoặc ngược lại. Và thông thường, mục đích của chính sách định giá chuyển giao này là làm giảm lợi nhuận chịu thuế ở nước có thuế suất cao và tăng lợi nhuận ở nước có thuế suất thấp.

Chính phủ các nước quan tâm đến hoạt động định giá chuyển giao cũng chính vì lẽ đó. Một khi việc định giá của các TNC đem lại lợi nhuận cho mình, dưới hình thức gian lận thuế, thì đồng thời nó cũng làm giảm đi lợi ích mà các quốc gia thu được . Vì vậy, can thiệp vào hoạt động định giá chuyển giao và tạo một cơ chế định giá chuyển giao hợp lý, công bằng là điều bất cứ quốc gia cũng thực hiện.

Ở Việt Nam, cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển giao xuất hiện lần đầu tiên từ cách đây khoảng 10 năm trong một số nghị định, thông tư của Bộ tài chính. Nhưng nó thực sự trở thành một cơ chế quản lý có chất lượng, có giá trị về mặt pháp lý và được quốc tế thừa nhận vào năm 2006 với sự ra đời của Thông tư 117/2005/TT-BTC quy định về “Xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết”. Sự ra đời của thông tư 117 cùng với các biện pháp vĩ mô trong công tác quản lý tài chính, quản lý thuế,là một tín hiệu tích cực trong nỗ lực nhằm hạn chế những tác động

tiêu cực mà chính sách định giá chuyển giao của các TNC có thể gây ra. Tuy nhiên, đối với một vấn đề mang tính phức tạp về mặt kỹ thuật và đòi hỏi một trình độ chuyên môn nhất định trong quá trình thực hiện thì thực trạng quản lý hoạt động định giá chuyển giao ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Bên cạnh đó, một vấn đề khác cũng đáng quan tâm là Việt Nam đang đứng trước làn sóng đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lịch sử. Các tập đoàn xuyên quốc gia chọn Việt Nam là điểm đến của các cơ hội đầu tư và đồng thời chính phủ cũng đặc biệt nỗ lực để thu hút lượng vốn quan trọng này. Vậy phải chăng thắt chặt công tác quản lý hoạt động định giá chuyển giao của các TNC là đi ngược lại quá trình thúc đẩy đầu tư nước ngoài cho phát triển?! Sự giằng kéo về mặt lợi ích của nhà nước và lợi ích của nhà đầu tư, vì thế, cũng trở thành một trở ngại không dễ dung hòa trong quá trình xây dựng một cơ chế quản lý định giá chuyển giao hiệu quả.

Xuất phát từ những nhận thức như vậy, thiết nghĩ việc Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển giao của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Namlà điều cấp thiết. Đó là lý do em xin chọn nghiên cứu đề tài này trong Khóa luận tốt tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu, trước hết, là để nhận thức đúng đắn và đầy đủ về hoạt động định giá chuyển giao, cũng như các biện pháp quản lý được áp dụng tại một số nước trên thế giới. Sau đó, khóa luận đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động định giá chuyển giao tại Việt Nam trong bối cảnh mới và đề xuất các giải pháp.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài không chỉ là các công ty xuyên quốc gia và công ty con của các công ty này ở Việt Nam được biểu hiện dưới hình thức doanh nghiệp FDI – chủ thể của hoạt động định giá chuyển giao. Quan trọng

hơn, đối tượng nghiên cứu là các chính sách, biện pháp quản lý của nhà nước, các Bộ, ban, ngành liên quan,.. trong cơ chế quản lý này.

Khóa luận được nghiên cứu dựa chủ yếu trên các phương pháp so sánh (giữa kinh nghiệm của các quốc gia và rút ra bài học cho Việt Nam), phân tích và tổng hợp số liệu, trao đổi trực tiếp với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực liên quan: Ban cải cách thuế (Tổng Cục thuế), Nhân viên tư vấn thuế của các công ty kiểm toán,

3. Kết cấu của khóa luận


Nội dung của khóa luận được kết cấu thành 3 chương:


Chương 1:

Một số vấn đề chung về định giá chuyển giao của các TNC và cơ chế quản lý định giá chuyển giao của các nước

Chương 2:

Thực trạng quản lý hoạt động định giá chuyển giao của các TNC tại Việt Nam

Chương 3:

Những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý định giá chuyển giao của các TNC tại Việt Nam


Trong quá trình viết khóa luận, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Cô Phạm Thị Mai Khanh, giảng viên Bộ môn Đầu tư nước ngoài và Chuyển giao công nghệ, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường ĐH Ngoại thương. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo. Đồng thời em cũng xin biết ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Ban cải cách thuế, thuộc Tổng Cục thuế, cũng như các nhân viên thuộc Bộ phận tư vấn thuế của Công ty kiểm toán Ernst&Young, đã giúp em về tư liệu và kiến thức trong khóa luận này.

Tuy nhiên, bản thân đề tài là một mảng khá rộng và phức tạp nên chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong mỏi nhận được

ý kiến đóng góp từ các thầy cô và những chuyên gia có liên quan đến đề tài để hoàn thiện khóa luận nói riêng và kiến thức nói chung.

Sinh viên Ngô Việt Hoài Thương

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH GIÁ CHUYỂN GIAO CỦA CÁC TNC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ ĐỊNH GIÁ CHUYỂN GIAO CỦA CÁC NƯỚC‌

I. Một số lý luận chung về hoạt động định giá chuyển giao của các công ty xuyên quốc gia

1. Các khái niệm


1.1. Công ty xuyên quốc gia


Từ điển Wikipedia có định nghĩa khái quát về công ty xuyên quốc gia (TNC) như sau, đó là công ty kiểm soát hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ tại từ hai quốc gia trở lên. Hoạt động sản xuất kinh doanh quốc tế của các TNC này thể hiện qua khả năng lập kế hoạch và kiểm soát nguồn lực ở nhiều quốc gia khác nhau nhưng tuân thủ các mục tiêu và chiến lược của trụ sở chính.

Trong một phạm vi hẹp hơn, theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 2007 (WIR 2007) của UNCTAD thì công ty xuyên quốc gia được định nghĩa là công ty có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, bao gồm công ty mẹ và công ty con ở nước ngoài, trong đó công ty mẹ kiểm soát tài sản của các công ty tại nước ngoài thông qua việc đóng góp một lượng vốn nhất định.1


1 Ngày nay, khái niệm công ty xuyên quốc gia - TNC và công ty đa quốc gia - MNC được các tổ chức quốc tế xem xét là một.

Dưới những giác độ khác nhau và tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau về TNC. Nhưng tổng kết lại, một TNC thông thường sẽ bao gồm những đặc điểm cơ bản sau:

- Thứ nhất, TNC là những công ty có tầm cỡ quốc tế, có chi nhánh hoặc hệ thống chi nhánh ở nước ngoài với mục đích nâng cao tỷ suất lợi nhuận thông qua việc bành trướng thế lực quốc tế.

- Thứ hai, về quá trình hình thành và phát triển. Các TNC trước hết hình thành từ công ty quốc gia, mang quốc tịch của một nước và vốn sở hữu của công ty mẹ thuộc về các nhà đầu tư của nước đó. Nguồn vốn này, sau đó được xuất khẩu ra nước ngoài để đầu tư thiết lập và mở rộng các cơ sở sản xuất gọi là chi nhánh hoặc công ty con. Số vốn đầu tư vào chi nhánh hoàn toàn có thể của công ty mẹ, nhưng cũng có thể thuộc sở hữu một phần của nước nhận đầu tư (trường hợp công ty liên doanh, góp cổ phần,)

- Thứ ba, một TNC thường có cấu trúc tổ chức gồm hai bộ phận cơ bản là công ty mẹ và công ty con hoặc chi nhánh ở nước ngoài. Với cơ cấu tổ chức này, cho dù những hình thức của công ty con có tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác thì quyền kiểm soát chủ yếu về đầu tư, tình hình sản xuất kinh doanh vẫn phụ thuộc chiến lược kinh doanh và quyền kiểm soát của công ty mẹ.

- Cuối cùng, về mặt hoạt động, các TNC mở rộng quy mô bằng cách tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dưới các hình thức thành lập các công ty con, bao gồm: công ty con (subsidairy), công ty liên kết (associate), chi nhánh (branch). Do đó, trong quá trình toàn cầu hóa, các TNC có ảnh hưởng đáng kể lên nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Chính việc cung cấp vốn FDI đã hình thành nên các hình thức đầu tư và làm phát sinh các giao dịch liên kết nội bộ trong TNC. Sự tồn

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 17/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí