Triển Vọng Hoạt Động Fdi Của Các Tnc Và Nguy Cơ Gia Tăng Hiện Tượng Chuyển Giá Tại Việt Nam

CHƯƠNG 3‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ CHUYỂN GIAO CỦA CÁC TNC TẠI VIỆT NAM

I. Triển vọng hoạt động FDI của các TNC và nguy cơ gia tăng hiện tượng chuyển giá tại Việt Nam

FDI là một trong những nguồn vốn quan trọng đối với đầu tư và phát triển không chỉ đối với các nước nghèo mà kể cá các nước công nghiệp phát triển. Hiện nay trên thế giới, nguồn vốn đầu tưu này có khoảng 800 tỷ USD, trong đó hơn 40% đầu tư vào khu vực các nước đang phát triển. Kinh nghiệm phát triển hiện đại của một số nước Đông Á cho thấy, FDI đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển quốc gia. Vấn đề hiệu quả sử dụng FDI tùy thuộc vào cách thức huy động, quản lý và sử dụng tại nước tiếp nhận đầu tư.

Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước làn sóng đầu tư nước ngoài lần thứ 2 (lần thứ nhất là vào giai đoạn 1991-1997). Làn sóng đầu tư này hứa hẹn những bức phá không chỉ về số lượng các dự án, giá trị của các dự án mà còn về chất lượng của chúng. Nhận thức như vậy nên Bộ kế hoạch đầu tư đã vạch ra một viễn cảnh thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2006 - 2010 như sau:

1. Mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2006 - 20108

- Vốn ĐTNN thực hiện: đạt khoảng 24 - 25 tỷ USD (tăng 70-75% so với giai đoạn 2001-2005) chiếm khoảng 17,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.


8 Số liệu được trích trong báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch đầu tư “Đầu tư nước ngoài - 20 năm nhìn lại”

- Vốn đăng ký bao gồm cả vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn đạt khoảng 55 tỷ USD (tăng hơn 2 lần so với giai đoạn 2001-2005), trong đó vốn cấp mới đạt 41 tỷ USD và vốn bổ sung đạt khoảng 14 tỷ USD. Bình quân mỗi năm đạt khoảng 11 tỷ USD. Doanh thu: khoảng 163,4 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

- Xuất - nhập khẩu: xuất khẩu đạt khoảng 93,3 tỷ USD (không kể dầu thô); nhập khẩu đạt 103,tỷ USD.

- Nộp ngân sách nhà nước: đạt khoảng 8,4 tỷ USD.

Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển giao của các TNC tại Việt Nam - 11

- Cơ cấu vốn thực hiện theo ngành: vốn FDI thực hiện trong ngành công nghiệp chiếm khoảng 60%, nông-lâm-ngư nghiệp khoảng 5% và dịch vụ khoảng 35%.

- Chú trọng thu hút đầu tư từ các nước G7 có công nghệ cao, đảm bảo phát triển bền vững.

2. Định hướng thu hút FDI trong một số ngành

Trong lĩnh vực Công nghiệp - xây dựng, chính phủ đặc biệt khuyến khích các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử, vi điện tử,chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, hết sức coi trọng thu hút đầu tư gắn với nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ. Các ngành công nghiệp phụ trợ cũng được khuyến khích để giảm chi phí đầu vào về nguyên phụ liệu cho các ngành công nghiệp.

Trong lĩnh vực dịch vụ, chính phủ cũng cam kết mở cửa theo đúng lộ trình, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia sớm hơn và sâu hơn vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng như xây dựng cảng biển, cảng hàng không, đường cao tốc, cấp thoát nước,hoặc các ngành nhạy cảm như ngân hàng, tài chính, vận tải, viễn thông, bán buôn, bán lẻ và văn hóa.

Lĩnh vực nông - lâm - nghiệp tiếp tục được chính phủ tạo điều kiện với những ưu đãi nhất định trong việc xây dựng các vùng trồng và chế biến nông sản xuất khẩu, dự án sản xuất gia cầm có chất lượng,

Như vậy, với triển vọng thu hút FDI trên thì cơ hội cho các TNC tìm đến Việt Nam luôn rộng mở. Mặc dầu kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới đang có những biến động theo chiều hướng xấu, nhưng qua các dự báo kinh tế của các tập đoàn lớn như Goldman Sachs của Mỹ, AT Kearney, HSBC,.. thì những nền kinh tế chỉ trong giai đoạn khó khăn tạm thời, tín hiệu lạc quan vẫn hiện hữu.

3. Nguy cơ hiện tượng chuyển giá gia tăng

Tuy nhiên, cũng dễ nhận thấy, khi cơ hội cho các TNC càng được mở rộng thì đồng thời chính phủ cũng phải đối mặt trước một hiện tượng đang trở nên phổ biến: thất thu thuế do chính sách định giá chuyển giao của các TNC. Trong bối cảnh mới thì nguy cơ ngày càng gia tăng với những nhân tố tác động:

- Làn sóng đầu tư FDI ồ ạt. Những TNC có tầm vóc lớn, kinh nghiệm lâu năm đang quan sát và tìm thời cơ thích hợp thâm nhập vào Việt Nam.

- Tình hình lạm phát tại Việt Nam đang có xu hướng trầm trọng.

- Những hạn chế về công tác quản lý hoạt động định giá chuyển giao đã nêu trong nghiên cứu thực trạng ở chương 2.

Vì thế, tích cực đưa ra các giải pháp để ngăn chặn hiện tượng chuyển giá và nguy cơ phổ biến hiện tượng này trong bối cảnh hiện nay là điều thực sự cần thiết.‌

II. Giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động định giá chuyển giao của các TNC tại Việt Nam

1. Hoàn thiện các phương pháp xác định giá thị trường

1.1. Điều chỉnh những hạn chế còn tồn tại trong các phương pháp xác định giá thị trường

Như đã nêu trong thực trạng nghiên cứu về các cơ chế quản lý định giá chuyển giao mà Việt Nam áp dụng, thực tế thông tư 117/2005/TT-BTC vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Một khi không điều chỉnh một cách thống nhất và đồng bộ thì các TNC có thể lợi dụng để điều khiển chính sách giá một cách có lợi nhất cho bản thân họ.

1.1.1. Thống nhất trường hợp mức giá cần được điều chỉnh


Theo quy định tại đoạn 1.1, điểm 2, Mục 2, phần B, Thông tư 117/2005/TT-BTC, trường hợp giá sản phẩm trong giao dịch liên kết không thấp hơn giá trị phù hợp nhất thì chủ thể kinh doanh không cần điều chỉnh. Điều này đồng nghĩa với việc cho ra kết quả giá của giao dịch liên kết nằm ở đầu vào hay đầu ra trong quá trình kinh doanh của bên kiên kết có nghĩa vụ thuế nếu đã được định cao hơn giá trị phù hợp là được chấp nhận. Như thế quản lý hoạt động định giá chuyển giao sẽ không còn ý nghĩa nếu xác định giá đầu vào cao hơn so với giá thị trường, bởi thu nhập chịu thuế sẽ bị giảm do chi phí đầu vào định giá tăng lên. Ngược lại nếu giá trị đầu ra được xác định là cao hơn giá thị trường và không cần điều chỉnh, thì như đã phân tích ở trên, nếu xét một cách cục bộ, nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp ở bên liên kết này có thể tăng lên nhưng nghĩa vụ thuế của bên cùng giao dịch sẽ giảm đi đáng kể. Đó là chưa kể đến những ảnh hưởng khác như vấn đề quản lý về chuyển tiền khi thanh toán, chuyển vốn, chia lãi qua chuyển giá.

Vậy nên chăng, một khi chúng ta đã thực hiện biện pháp điều chỉnh chuyển giao thì mọi giao dịch liên kết có giá cao hay thấp hơn giá thị trường đều được đưa về mức chuẩn là giá thị trường phù hợp đã được định ra trong quá trình sử dụng phương pháp so sánh.

1.1.2. Cụ thể hóa các quy định mang tính cưỡng chế


Các biện pháp cưỡng chế được áp dụng nhằm đảm bảo tuân thủ kê khai đúng đắn các giao dịch liên kết. Trước hết, đó là quy định về quyền của cơ quan thuế được ấn định mức giá sử dụng để kê khai tính thuế hoặc ấn định thu nhập chịu thuế hay số thuế thu nhập phải nộp. Việc ấn định dựa trên cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế phù hợp quy định về ấn định thuế hoặc theo giá trị không thấp hơn giá trung bình của biên độ giá thị trường chuẩn được cơ quan thuế ấn định. Cơ chế ấn định giá trong trường hợp này chưa được quy định rõ vì tiêu chuẩn lựa chọn để định giá nào sẽ được xem là phù hợp một khi những thông tin mà đối tượng nộp thuế cung cấp được xem là giả mạo, hoặc không có giao dịch độc lập tương tự để so sánh. Từ đây có thể xảy ra việc cơ quan quản lý có thể tùy nghi vận dụng. Chẳng hạn quy định tại đoạn 2.2 điểm 2, Mục 2, Phần C, TT117/2005/TT-BTC đề cập về sự “nghi ngờ” của cơ quan thuế liên quan đến tính trung thực của đối tượng nộp thuế dẫn đến việc chủ thể này phải có nghĩa vụ chứng minh. Nhưng cơ sở của sự nghi ngờ này là gì thì không rõ. Vì thế đối tượng nộp thuế sẽ rất khó chứng minh nghĩa vụ của mình, nhưng lại rất dễ để cơ quan quản lý làm khó đối tượng nộp thuế vì tự thân sự nghi ngờ hoàn toàn có thể xuất phát từ cảm tính của chủ thể quản lý. Ngoài điều này ra, pháp luật còn cho phép áp dụng các trách nhiệm pháp lý khác để xử lý vi phạm đối với hoạt động xác định giá thị trường.

Những hành vi vi phạm này sẽ phù hợp nhất nếu được xem là vi phạm pháp luật thuế vì mục đích cuối cùng là thay đổi nghĩa vụ thuế, nhưng cũng sẽ không đơn giản để phân tách thời điểm vi phạm để xếp hành vi vi phạm chuyển giá vào nhóm vi phạm nào.

1.1.3. Quy định mức xử phạt đối với các sai phạm trong việc định giá chuyển giao

Hầu hết các quốc gia, trong khi ban hành các quy tắc quản lý giá chuyển giao trong nội bộ giữa các công ty thì đồng thời cũng đưa ra các quy tắc xử phạt đối với trường hợp sai phạm. Đây là biện pháp tăng cường sự răn đe, tính cưỡng chế và buộc các công ty TNC tuân thủ đúng luật pháp. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thông tư 117/2005/TT-BTC thì chưa nêu ra vấn đề này. Các quốc gia như Đài Loan, Singapore, Mỹ, Australia,có những quy định rất nghiêm ngặt về vấn đề này, theo đó đối với quy định của Mỹ thì một mức phạt tương đương 50% khoảng chênh lệch thuế (giữa số thuế phải nộp và số thuế thực tế nộp) sẽ được áp cho các TNC nếu bị điều tra có hành vi chuyển giá. Hay như trường hợp của Đài Loan, thì mức phạt này lên đến 200% khoảng chênh lệch thuế, đối với những hành vi được coi là có ý đồ thôn tính (dominant) hoặc độc quyền.

Bên cạnh đó, các đối tượng bị điều tra có thể được giảm mức phạt nếu cung cấp được những tài liệu chứng minh (có thể không đầy đủ) và đảm bảo rằng các tài liệu này tuân thủ đúng quy định. Ở điểm này thì thông tư 117 của Bộ tài chính cũng có nêu quy định và coi việc cung cấp tài liệu chứng minh là yếu tố để xem xét giảm phạt.

Như vậy, để việc quản lý định giá chuyển giao thực sự hiệu quả thì việc quy định mức phạt là cần thiết. Vẫn biết rằng, mức phạt cho mỗi trường hợp vi phạm khác nhau là khác nhau và không thể đưa ra một chuẩn chung cho các hình phạt nhưng Bộ tài chính và Tổng cục thuế cũng nên xem xét để đề ra một mức phạt trần, thứ nhất làm cơ sở xác định những hình thức phạt khác nhau và thứ hai, có tác dụng về mặt cảnh báo và răn đe cho các TNC.

1.2. Đề xuất áp dụng phương pháp thỏa thuận định giá trước (Advance Pricing Arrangement - APA)

Theo định nghĩa của Cơ quan thuế Úc (Australian Taxation Office) – APA là sự thỏa thuận giữa hai cơ quan - cơ quan thuế và một vài cơ quan chức năng khác nhằm hạn chế hiện tượng đánh thuế hai lần.

Đây là hình thức ngày càng được ưa chuộng trên toàn thế giới và Việt Nam nên phát triển các quy định về APA vì các lợi ích mà APA mang lại cho cả cơ quan thuế lẫn các TNC:

- Đảm bảo sự nhất quán và ổn định về phương pháp định giá chuyển giao đối với các TNC. Việc thương lượng được các cơ quan thuế để đạt được một APA đồng nghĩa với việc tránh được rủi ro bị mất tiền phạt và thời gian hao phí khi phải điều trần về việc định giá chuyển giao khác với nguyên tắc thị tường nếu cơ quan thuế phát hiện ra, hoặc chi phí tổn thất về tiền bạc và thời gian để giải quyết trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

- Làm giảm đáng kể hoặc loại trừ khả năng đánh thuế trùng với APA song phương hoặc đa phương.

- APA làm cho các TNC chủ động trong việc lập kế hoạch trang trải cho những giao dịch với các doanh nghiệp có quan hệ liên kết và số tiền thuế phải nộp.

- APA giúp các TNC biết cần phải lưu giữ những tài liệu gì để chứng minh về phương pháp định giá chuyển giao đã được thỏa thuận.

- Xét trong bối cảnh của Việt Nam, phương pháp này đặc biệt có thể áp dụng trong các giao dịch mà hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ mang tính đặc thù và không có sản phẩm tương đương cùng loại trên thị trường, do APA đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ này có tác dụng hạn chế việc kê khai giá tiêu thụ sản phẩm cho công ty thấp hơn giá thị trường

làm cho việc xác định doanh thu của các công ty con được chính xác hơn.

2. Biện pháp quản lý hoạt động định giá chuyển giao thông qua cơ chế quản lý việc góp vốn và nhập khẩu thiết bị trong hoạt động FDI

Chúng ta không phủ nhận việc nỗ lực tạo những điều kiện thuận lợi nhất nhằm thu hút các nhà đầu tư. Nhưng, thu hút không đồng nghĩa với việc đầu tư dàn trải, ồ ạt và kém hiệu quả, mặc sức cho các nhà đầu tư nước ngoài “khai thác” những lợi ích mà Việt Nam ưu đãi trong khi những dự án lại không khuyến khích phát triển trong nước, gây thất thu thuế và có những tác động tiêu cực. Điều chúng ta cần quan tâm trong giai đoạn tiếp nhận một làn sóng đầu tư mới hiện nay đó là hướng đến thu hút những dự án chất lượng cao, mà ở đó đối tác trong nước và đối tác nước ngoài đều có quyền hưởng lợi ích từ nó. Để làm được điều này, Việt Nam cần nhanh chóng tăng cường công tác giám sát và quản lý hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài.

2.1. Hạn chế cơ chế chỉ góp vốn bằng quyền sử dụng đất và bất động sản của phía Việt Nam

Thông thường, khi các TNC lựa chọn đầu tư xây dựng liên doanh với một đối tác trong nước thì hình thức góp vốn phổ biến của bên Việt Nam là góp bằng bất động sản hoặc quyền sử dụng đất, còn phó mặc cho đối tác nước ngoài trong việc quản lý và kinh doanh. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng phía đối tác nước ngoài kiểm soát hoàn toàn quá trình hoạt động, trong thời gian đầu có thể để liên doanh hoạt động có lãi nhưng dần dần thôn tính bằng cách điều chỉnh các báo cáo tài chính theo hướng lỗ nặng và từ từ loại bỏ đối tác ra khỏi liên doanh. Như vậy, có thể nói góp vốn theo hình thức này không có ý

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2022