Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 - 2


Đề tài có sự khác biệt với các nghiên cứu trước là không dừng lại ở đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch, du lịch sinh thái hay đơn thuần cảm nhận của du khách hoặc hoạch định chiến lược theo hướng chung chung để đưa ra giải pháp mà xoáy sâu vào trọng tâm là sản phẩm du lịch sinh thái thông qua việc kết hợp tất cả các yếu tố trên cùng với việc dựa vào những đề án phát triển du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù của vùng ĐBSCL, định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch tại Bến Tre nhằm tạo cơ sở vững chắc, nâng cao tính khả thi cho những giải pháp chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái đề xuất.

Ngoài ra, luận văn có tính mới so với các nghiên cứu trước đây về du lịch sinh thái ở tỉnh Bến Tre.Cụ thể, đối tượng nghiên cứu của đề tài là sản phẩm du lịch sinh thái, mục tiêu nghiên cứu là để xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

3.1.1 Mục tiêu chung

Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020.

3.1.2Mục tiêu cụ thể

(1) Phân tích thực trạng hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian qua.

(2) Đánh giá thực trạng về các nguồn lực phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Bến Tre.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

(3) Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

(4) Đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020.

Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 - 2


3.2 Câu hỏi nghiên cứu

(1) Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian qua như thế nào?

(2) Chiến lược chung về du lịch tỉnh Bến Tre đã và đang được thực hiện như thế nào?

(3) Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 như thế nào là phù hợp?

(4) Giải pháp khả thi nào để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020?

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Phạm vi về không gian

Đề tài được thực hiện tại các khu, điểm du lịch sinh thái nổi bật của tỉnh Bến Tre và có so sánh với một số tỉnh phụ cận.

4.2.2 Phạm vi về thời gian

Thời gian thu thập số liệu, cụ thể:

- Số liệu sơ cấp: Thu thập qua phỏng vấn trực tiếp du khách và phỏng vấn sâu chuyên gia dự kiến từ tháng 05 năm 2015 đến tháng 09 năm 2015.

- Số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập tập trung vào thời gian 5 năm gần đây là 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.

4.2.3 Phạm vi về nội dung

Đề tài chỉ tập trung vào đánh giá hoạt động du lịch sinh thái của các các khu, điểm du lịch sinh thái nổi bật có lượng du khách lui tới hàng năm đông trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu chỉ thực hiện đối với du khách nội địa và du khách quốc tế giao tiếp bằng tiếng Anh.


5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp qua phỏng vấn du khách nội địa và quốc tế đang tham gia du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Phương pháp chọn mẫu: Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, để thông tin thu thập được xử lý có độ chính xác cao thì số quan sát phù hợp để thu thập phải gấp 5 lần số biến quan sát. Đề tài có 30 biến quan sát nên phải thu thập 150 quan sát. Từ đó xác định cở mẫu của đề tài là 150.

+ Vùng chọn mẫu: Các khu điểm du lịch sinh thái nổi bật trên địa bàn tỉnh Bến Tre có lượng khách lui tới đông như Cồn Phụng, Phú Túc, An Khánh, Quới An, Cồn Quy.

+ Đặc điểm mẫu: Du khách nội địa và quốc tế.

+ Phương pháp tiếp cận:Tiến hành phỏng vấn trực tiếpbằng bảng câu hỏi đã soạn sẵn bất cứ du khách nàotại các khu điểm du lịch sinh thái nổi bật trên địa bàn tỉnh Bến Tre.Nếu du khách không đồng ý trả lời phỏng vấn thì chuyển sang du khách khác.

+ Phương pháp lấy mẫu: Để tránh trường hợp du khách từ chối phỏng vấn nên đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.Lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của du khách.

- Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ Niên giám thống kê, Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bến Tre, Tổng cục du lịch Việt Nam, các bài báo và tạp chí chuyên ngành, Hội thảo khoa học và các nghiên cứu có liên quan…

5.2 Phương pháp phân tích

- Đối với mục tiêu 1:

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được từ Niên giám thống kê, báo cáo tổng kết qua các năm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre. Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bao gồm: giá


trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và phân tích tần số xuất hiện của các đối tượng nghiên cứu.

- Đối với mục tiêu 2, mục tiêu 3:

+ Sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn để lấy ý kiến đánh giá về tiềm năng, thực trạng DLST tỉnh Bến Tre và tình hình thực hiện chiến lược chung về du lịch của tỉnh Bến Tre trong thời gian qua. Sau đó tính trung bình điểm trọng số từng tiêu chí và sử dụng biểu đồ Rada (mạng nhện) để biểu thị số liệu xử lý được.

+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp du khách (nội địa và quốc tế) tại các khu điểm du lịch sinh thái nổi bật trên địa bàn tỉnh Bến Tre thông qua bảng câu hỏi để đánh giá sự cảm nhận của du khách về sản phẩm du lịch sinh thái Bến Tre. Sau đó sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xử lý dữ liệu thu thập được.

+ Sử dụng ma trận Ansoff để định hướng mục tiêu và xây dựng chiến lược. Ma trận Ansoff là ma trận được hình thành dựa trên 2 yếu tố là sản phẩm và thị trường.Tùy vào mục tiêu trên thị trường, các nhà quản trị sẽ đưa ra các định hướng chiến lược phù hợp.

- Đối với mục tiêu 4:

Trên cơ sở tổng hợp đánh giá từ các mục tiêu 1, 2, 3 từ đó đề xuất các giải pháp khả thi nhằm xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre.

5.3 Khung nghiên cứu

Hình 1.1: Khung nghiên cứu


Nhu cầu của du khách nội địa và quốc tế

Chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái

Tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái


Quy hoạch, định hướng phát triển du lịch

Nguồn: Tác giả tổng hợp


5.4 Tiến trình nghiên cứu

Hình 1.2: Tiến trình nghiên cứu



Số liệu sơ cấp

Số liệu thứ cấp


Phương pháp phân tích số liệu



Phương pháp chuyên gia

Thống kê mô tả



Xây dựng chiến lược


Giải pháp thực hiện chiến lược


Kết luận và kiến nghị


Nguồn: Tác giả tổng hợp

6. KếT CấU CủA Đề TÀI

Đề tài nghiên cứu chia thành 3 phần như sau:

- Phần mở đầu

- Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, chiến lược sản phẩm du lịch.

Chương này tổng quan cơ sở lý thuyết về du lịch sinh thái, sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch sinh thái, chiến lược sản phẩm du lịch nói chung và chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái nói riêng.

Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre.

Chương này trình bày thực trạng hoạt động du lịch sinh thái ở tỉnh Bến Tre như tình hình thị trường du khách, doanh thu từ ngành du lịch nói chung và hoạt


động du lịch sinh thái nói riêng. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái, hiện trạng sản phẩm du lịch sinh thái đang khai thác và tình hình thực hiện chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre trong thời gian qua.

Chương 3: Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Chương này trình bày việc xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên cơ sở của “Đề án phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020”; “Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL đến năm 2020” và 3 trụ cột chính: Đánh giá tiềm năng DLST tỉnh Bến Tre; Quy hoạch và định hướng, chiến lược phát triển ngành du lịch của tỉnh Bến Tre; Tham khảo ý kiến chuyên gia, ý kiến du khách. Sử dụng công cụ ma trân Ansoff để định hướng và lựa chọn chiến lược.Từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái đã đề ra. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần phát triển du lịch sinh thái nói chung và sản phẩm du lịch sinh thái nói riêng.

- Phần kết luận.


PHẦN NỘI DUNG

---------

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI VÀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI


1.1 KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH SINH THÁI

1.1.1 Định nghĩa du lịch sinh thái

DLST (Ecotourism)làmộtkháiniệmtươngđốimớivàđãnhanhchóngthuhút sựquantâmcủanhiềungườihoạtđộngtrongnhiềulĩnhvựckhácnhau.

ỞViệtNam,tronglầnhộithảovề“XâydựngchiếnlượcpháttriểnDLSTở

ViệtNam”từ7/9/1999đến9/9/1999đãđưarađịnhnghĩavềDLST là:“DLSTlà loạihìnhdulịchdựavàothiênnhiênvàvănhóabảnđịa,gắnvớigiáo dụcmôi trường,cóđónggópchonỗlựcbảotồnvàpháttriểnbềnvững,vớisựthamgia tíchcựccủacộngđồngđịaphương”.

Ngoài racòncómộtsốđịnhnghĩamởrộng hơnvề nộidungcủaDLST:

“DLST làmộtloạihìnhdulịchlấycáchệsinhtháiđặc thù,tự nhiênlàmđối tượngđểphụcvụchonhững kháchdulịchyêuthiênnhiên,dungoạn,thưởngthức nhữngcảnhquanhaynghiêncứuvề cáchệ sinhthái.Đócũnglàhìnhthứckếthợp chặtchẽ,hàihòagiữa pháttriển kinhtếdulịchvớigiớithiệuvềnhữngcảnhđẹp củaquốcgiacũngnhưgiáodụctuyêntruyền vàbảovệ,pháttriểnmôitrườngvà tàinguyênthiênnhiênmộtcáchbềnvững”(LêHuyBá, 2000).

Định nghĩa của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN): “ DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện diện, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ra ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực”. (Ceballos– Lascurain, 1996).

“DLST làdulịchtạicácvùngcònchưabịconngườilàmbiếnđổi.Nóphải đónggópvàobảo tồn thiên nhiênvà phúclợicủadânđịaphương”. (L.Hens,1998).


“DLST làdulịchcó mụcđíchvớikhutựnhiên,hiểubiếtvề lịchsửvănhóa và lịchsửtựnhiêncủamôitrường,khônglàmbiếnđổitìnhtrạngcủahệ sinhthái, đồngthờicócơhộiđểpháttriểnkinhtế,bảovệnguồntàinguyênthiênnhiên và lợi íchtàichínhcộngđồngđịaphương”.(HiệphộiDLST Hoakỳ,1998).

“DLST làmộthìnhthứcdulịchdựavàothiênnhiênvàđịnhhướngvềmôi trườngtựnhiênvànhânvăn,đượcquảnlímộtcáchbềnvữngvàcólợichosinh thái”(HiệphộiDLST Australia).

“DLST làmộtloạihìnhdulịchdựavàothiênnhiênvà vănhóabảnđịagắnvới giáodụcmôitrường,cóđónggópchonổilựcbảotồnvàpháttriểnbềnvữngvới sựthamgiatíchcựccủacộngđồngđịaphương”(ĐịnhnghĩavềDLSTởViệt Nam).

Lịchsửnhânloạiđãchỉra“quátrìnhđôthịhóa,côngnghiệphóa,một mặtgópphầnvàoviệcthúcđẩysựpháttriểnkinhtế,nângcaođờisốngnhândân; mặtkhác,nócũnggâyranhững“vấnđề”chomôitrườngsinhthái:Tàinguyên

sinhvậtvàđadạngsinhhọcđãvàđangbịđe dọađếnmứcbáođộng,cácdạngtài nguyênmôitrườngđất, nước,khôngkhícũngđangtrênđà suythoáivà ônhiễm”.

Chođếnnay, kháiniệmDLST vẫncònđượchiểudướinhiềugócđộkhácnhau, vớinhững têngọikhácnhau.Mặcdù,những tranhluậnvẫncònđangdiễntiến nhằmtìmramộtđịnhnghĩachungnhấtvềDLST,nhưngđasốýkiếncủacác chuyêngiahàngđầuvềDLSTđềuchorằngDLST làloạihìnhdulịchdựavào thiênnhiên,hỗtrợchocáchoạtđộngbảotồnvàđượcnuôidưỡng,quảnlýtheo hướngbềnvữngvềmặtsinhthái.Dukháchsẽđượchướngdẫnthamquanvới những diễngiảicầnthiếtvềmôitrườngđểnângcaohiểubiết,cảmnhậnđượcgiá

trịthiênnhiênvàvănhóamàkhônggâyranhữngtácđộngkhôngthểchấpnhận đốivớicáchệsinhtháivàvănhóabảnđịa. DLST nóitheomộtđịnhnghĩanào chăngnữathìnóphảihộiđủcácyếutố cần:(1)Sựquantâmthiênnhiênvà môi trường;(2)Tráchnhiệmvớixã hội,cộngđồng.

[Lê Huy Bá – Thái Lê Nguyên (2009). “Du lịch sinh thái”. Nxb Khoa học và Kỹ thuật].

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 15/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí