Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 - 1


PHẦN MỞ ĐẦU

----------

1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về vật chất lần tinh thần của con người ngày càng cao. Nếu như trước đây người ta chỉ quan niệm rằng: ăn no mặc ấm thì bây giờ quan niệm đó đã đổi khác thành ăn ngon mặc đẹp hoặc cao hơn nữa là ăn sung mặc sướng. Khi đời sống vật chất đã ổn thỏa, người ta lại bắt đầu nghĩ đến tinh thần như vui chơi, giải trí, tham quan, nghỉ dưỡng... Đó chính là tiền đề cho hoạt động du lịch ra đời và phát triển. Hiện nay du lịch là một trong những ngành dịch vụ đem lại nguồn thu khổng lồ, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng toàn cầu và giải quyết việc làm cho một số lượng lao động lớn. Vì thế mà ngành du lịch được nhiều quốc gia trên thế giới xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để ưu tiên phát triển và đặt cho những tên gọi mỹ miều như: “công nghiệp không khói” hay “con gà đẻ trứng vàng”…

Việt Nam là nước nằm trong vành đai nhiệt đới ẩm gió mùa, có 3/4 diện tích là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3200 km đường bờ biển và hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, nhiều cảnh quan và hệ sinh thái đặc thù, bên cạnh với bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước cùng với nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc dân tộc đã tạo cho nước ta tiềm năng du lịch quý giá bao gồm cả tài nguyên du lịch nhân văn, tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và đa dạng. Đây cũng là điều kiện quan trọng để phát triển nhiều loại hình du lịch, bằng chứng là doanh thu ngành du lịch Việt Nam không ngừng tăng lên góp phần lớn vào việc tạo thu nhập cho xã hội. Cụ thể theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam thì doanh thu từ du lịch 5 năm gần nhất: năm 2010 đạt 96,000 tỷ đồng, năm 2011 đạt 130.000 tỷ đồng, năm 2012

đạt 160.000 tỷ đồng, năm 2013 đạt 200.000 tỷ đồng và năm 2014 đạt 230.000 tỷ đồng tăng gần 234% so với năm 2010.

Trong những loại hình du lịch được khai thác ở Việt Nam thì du lịch sinh thái được đặc biệt chú trọng phát triển bởi các đặc trưng độc đáo như: Giúp con người


gần gũi với thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo tồn môi trường sinh thái, đảm bảo cho việc phát triển bền vững,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng có khá nhiều lợi thế về nhiều mặt để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Chính vì thế để khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch khu vực góp phần phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long một cách toàn diện về kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường cần thiết phải lập đề án phát triển du lịch cho toàn vùng với tầm nhìn xa hơn trong mối liên hệ du lịch cả nước và toàn khu vực. Trong “Đề án phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ký quyết định số 803 ngày 09-03-2010 thông qua đã dự báo và định hướng phát triển đến năm 2020. Cụ thể như: - Đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch, những cơ hội thuận lợi và khó khăn thách thức phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long, - Đề xuất quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long gắn với mục tiêu phát triển bền vững, gắn kết chặt chẽ hoạt động du lịch giữa các địa phương trong vùng và với TP Hồ Chí Minh, - Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, bao gồm: Đề xuất các chỉ tiêu phát triển ngành. Đề xuất tổ chức không gian phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long. Tính toán nhu cầu đầu tư phát triển du lịch. Định hướng phát triển thị trường - sản phẩm, đặc biệt chú trọng định hướng sản phẩm đặc thù cho từng khu vực. Định hướng tiếp thị, quảng bá, xúc tiến du lịch Đồng bằng sông Cửu Long. Đề xuất định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đề xuất chính sách, giải pháp phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long.

Đề án và chiến lược phát triển này đã mở ra cho ngành du lịch tỉnh Bến Tre nhiều hướng đi mới nhằm khai thác tốt tiềm năng vốn có đặc biệt là tiềm năng về du lịch sinh thái. Bến Tre nằm ở vị trí không mấy thuận lợi về giao thông đường bộ do là tỉnh cù lao và không nằm trên trục đường huyết mạch quốc lộ 1A. Mặc dù vậy, với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịch đã tạo cho Bến Tre lợi thế về đường thủy. Đây cũng là đặc thù chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long mà các nơi

Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 - 1


khác không thể có được. Tận dụng lợi thế này tỉnh đã đầu tư phát triển nhiều khu, điểm du lịch sinh trên các cồn với phương tiện di chuyển chủ yếu là tàu và xuồng tạo cảm giác hấp dẫn thu hút du khách. Bên cạnh còn kết hợp với những làng nghề truyền thống cây giống hoa kiểng, thủ công mỹ nghệ từ dừa,… và thưởng thức sản vật của miền quê sông nước miệt vườn như trái cây, tôm, cá, mật ong… dưới tiếng hát ngọt ngào của chàng trai, cô gái trong tổ đờn ca tài tử phục vụ tận tình. Ngoài ra còn khai thác dịch vụ homestay nhằm tăng thêm cảm giác trải nghiệm của du khách đặc biệt là du khách quốc tế khi được hòa mình vào cuộc sống của cộng đồng cư dân địa phương qua việc sinh hoạt và ngủ đêm tại nhà dân.

Tuy nhiên những năm qua, thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Bến Tre đã bắt đầu chững lại vì nhiều lý do khác nhau mà cụ thể dễ nhận thấy nhất là sản phẩm du lịch sinh thái bị trùng lấp với các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Vĩnh Long,…Điều này đòi hỏi phải có những chiến lược và giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm vực dậy và phát triển hoạt động du lịch sinh thái.

Nhận thấy điều này tôi quyết định chọn đề tài: “Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 ”. Với mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp được những giải pháp hữu ích vào sự phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.

2. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan

Một vài nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam có liên quan đến du lịch và du lịch sinh thái. Cụ thể:

- Những nghiên cứu về du lịch và du lịch sinh thái trong vùng ĐBSCL:

Trần Nguyễn Đức Phong (2009), “Hoạch định chiến lược phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015”. Luận văn thạc sĩ - chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu tập trung phân tích ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long trên các mặt chủ yếu: Thực trạng số lượng du khách và doanh thu du lịch từ các năm 1999 - 2008, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch Vĩnh Long. Cách tiếp cận phân tích thực trạng ngành du lịch Vĩnh Long chủ yếu dựa vào số liệu thứ


cấp và sử dụng ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) để đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, những nguy cơ và đe dọa của ngành du lịch Vĩnh Long. Thông qua phân tích ma trận SWOT, ma trận định lượng QSPM để tìm ra chiến lược phát triển du lịch Vĩnh Long trong thời gian tới. Ngoài ra đề tài còn điều tra một số đối tượng du khách đến Vĩnh Long để tìn hiểu thực trạng du lịch Vĩnh Long thông qua sự đánh giá của họ về cảnh quan môi trường, cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch, cơ sở lưu trú – ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí; Đồng thời xác định xem những nhân tố nào là quan trọng nhất trong quyết định đến du lịch tại Vĩnh Long của du khách. Số liệu thứ cấp khác được tổng hợp từ các nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Tổng cục du lịch, Niên giám thống kê. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ngành du lịch Vĩnh Long sẽ mất lợi thế trong tương lai nếu không có những giải pháp nhanh, hiệu quả nhằm khai thác tốt những tiềm năng du lịch sẵn có.

Võ Hồng Phượng (2008), “Đánh giá chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái Cần Thơ và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Cần Thơ”. Luận văn thạc sĩ - chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu đã sử dụng thang đo Likert để đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái Cần Thơ dựa trên 3 thành phần: Tài nguyên du lịch, cơ sở du lịch và chất lượng dịch vụ theo mô hình Parasuraman. Nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái Cần Thơ: Tính kịp thời trong phục vụ, tính liên kết và sự đa dạng của các hoạt động vui chơi, giải trí. Dựa vào những phân tích thực tế, nghiên cứu cũng đã đề xuất được các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hơn sản phẩm du lịch sinh thái Cần Thơ. Kết quả khảo sát cho thấy, chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái Cần Thơ được du khách đánh giá ở mức khá hài lòng, tuy nhiên du khách không hài lòng ở 3 tiêu chí: tính liên kết giữa các điểm du lịch (69,9%), sự đa dạng của các hoạt động vui chơi giải trí (69,4%) và hàng lưu niệm (62%).

Lâm Như Vân (2009) “Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tỉnh Vĩnh Long”.Luận văn thạc sĩ - chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích và đánh giá thực trạng


hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch ở Vĩnh Long trong thời gian qua, đánh giá năng lực hiện tại của ngành du lịch. Khai thác các tiềm năng du lịch theo hướng liên kết vùng. Nghiên cứu các mô hình du lịch và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ở Vĩnh Long. Thông qua đổi tượng nghiên cứu là các du khách đi du lịch tại Vĩnh Lòng và một số địa bàn lân cận, các chuyên gia, chính quyền địa phương, tổ chức có liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch. Đề tài kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích tần số, phân tích nhân tố để phân tích nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, đồng thời sử dụng thang đo Likert 5 mức độ đo lường chất lượng sản phẩm du lịch thông qua việc đánh giá của các đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tỉnh Vĩnh Long nói riêng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long nói chung.

Nguyễn Thanh Sang (2007), “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu”. Luận văn thạc sĩ - chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp xử lý số liệu và phương pháp chuyên gia để đánh giá thực trạng về các điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội cho mục tiêu phát triển du lịch sinh thái. Nghiên cứu đã xác định bốn điểm du lịch sinh thái: Sân chim Bạc Liêu, sân chim Lập Điền, biển – Nhà Mát, vườn nhãn. Nhìn chung tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu khá tốt nhưng cơ sở hạ tầng một số nơi còn hạn chế; Các dịch vụ ăn – nghỉ, vui chơi giải trí chưa được đầu tư đúng mức, nên chưa thu hút được nhiều khách tham quan. Qua đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu kết quả cho thấy môi trường tự nhiên và tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu phong phú về số lượng và đa dang về loại hình du lịch, cho phép tỉnh Bạc Liêu quy hoạch các khu du lịch sinh thái, khai thác các loại hình du lịch biển, rừng, sân chim, vườn nhãn; xây dựng thành các tuyến du lịch sinh động và hấp dẫn. Từ thực trạng đó tác giả đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển tuyến du lịch sinh thái nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch tỉnh Bạc Liêu.


Giang Khánh Thuận (2011), “Phân tích tiềm năng và giải pháp phát triển sinh thái vườn cây ăn trái gắn với văn hóa lễ hội tỉnh Tiền Giang”. Luận văn thạc sĩ

- chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu là tập trung phân tích ngành du lịch sinh thái miệt vườn Tiền Giang nói chung và du lịch sinh thái vườn xoài cát Hòa Lộc tại Cái Bè Tiền Giang nói riêng. Với phương pháp phân tích thống kê mô tả, biểu đồ, sơ đồ, xếp hạng và phân tích bảng chéo dùng để phân tích hiện trạng hoạt động của các điểm sinh thái vườn cây ăn trái tại Tiền Giang. Bên cạnh kết hợp phương pháp phân tích tần số, xây dựng mô hình hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của du khách.Ngoài ra đề tài còn sử dụng thêm công cụ ma trận SWOT để làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái gắn với văn hóa lễ hội tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Cái Bè không chỉ là vựa trái cây lớn mà còn là điểm được lựa chọn tham quan của rất nhiều du khách, vì vậy cần có những giải pháp nhanh chóng và thích hợp nhằm khai thác tốt tiềm năng du lịch sinh thái này.

Nguyễn Quốc Nghi (2013), Giải pháp phát triển du lịch Homestay tại các cù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, số 27, trang 11 – 16. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp phát triển du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thông qua phân tích thực trạng tham gia tổ chức du lịch homestay của cộng đồng, đồng thời nhận định những nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của loại hình du lịch homestay tại các cù lao. Tác giả đề xuất 4 giải pháp phát triển loại hình du lịch homestay tại các cù lao như sau: Thứ nhất, tạo liên kết chặt chẽ “3 nhà” nhà dân, nhà nước và doanh nghiệp du lịch; Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cộng đồng cung ứng dịch vụ du lịch; Thứ ba, sáng tạo các sản phẩn dịch vụ mới lạ đặc thù; Thứ tư, xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh du lịch homestay mang tính chuyên nghiệp.

Phan Văn Phùng (2009), Hoạch định chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ”. Luận văn thạc sĩ - chuyên ngành


Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. Đề tài ứng dụng thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL của Parasuraman hiệu chỉnh cho phù hợp với dịch vụ kinh doanh lưu trú du lịch. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, mô hình phân tích nhân tốảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với cơ sở lưu trú nhằm đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với các cơ sở lưu trú. Xây dựng chiến lược từ việc phân tích môi trường kinh doanh qua ma trận EFE và IFE, ma trận SWOT, ma trận QSPM từ đó lựa chọn chiến lược khả thi nhằm phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh lưu trú ở TP.Cần Thơ. Nghiên cứu đã đưa ra được 4 chiến lược phát triển ngành kinh doanh lưu trú tại TP. Cần Thơ gồm: (1) Chiến lược tăng cường đầu tư cơ sở lưu trú và phát triển các loại hình lưu trú đẳng cấp quốc tế, (2) Chiến lược phát triển các dịch vụ bổ sung trong cơ sở lưu trú và phát triển các điểm vui chơi giải trí, (3) Chiến lược Marketing hỗn hợp, nâng cao hiệu quả công tác quảng cáo và tiếp thị, (4) Chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời đề xuất một số các giải pháp chung và các giải pháp cụ thể thực hiện chiến lược như (1) Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm lưu trú, (2) Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở lưu trú, (3) Marketing trong mùa vắng khách, (4) Marketing trong bối cảnh không ổn định.

- Những nghiên cứu về du lịch và du lịch sinh thái ở tỉnh Bến Tre:

Phan Ngọc Châu (2013), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre”. Luận văn thạc sĩ - chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu đã sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu, đồng thời sử dụng phân tích chỉ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, các nhân tố liên quan đưa vào mô hình hồi quy Binary Logistic để đánh giá sự hài lòng của du khách. Đề tài được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp khách du lịch trong và ngoài nước, thao khảo ý kiến chuyên gia. Đối tượng nghiên cứu là các lý thuyết cơ bản về du lịch, du lịch sinh thái; Ngành du lịch tỉnh Bến Tre; Khách trong và ngoài nước và thăm dó ý kiến chuyên gia. Kết quả phân tích cho thấy sự hài lòng phụ thuộc vào: Điều kiện an ninh, an toàn và sự đáp ứng; Chất lượng sản phẩm du lịch, năng lực phục vụ và sự đồng


cảm; Mức độ hợp lý của chi phí. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của du khách góp phần phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre.

Đỗ Thu Nga (2014), “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Bến Tre”.Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Du lịch, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích các nguồn dữ liệu thu thập được bên cạnh có sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn của Bến Tre so với một số tỉnh lân cận trong vùng. Nghiên cứu đã hệ thống có chọn lọc một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái miệt vườn và giới thiệu một số bài học thực tiễn về du lịch sinh thái miệt vườn tại một số tỉnh lân cận.Bên cạnh đó, góp phần làm rõ vai trò của việc phát triển du lịch sinh thái miệt vườn trong việc nâng cao đời sống cộng đồng.Đồng thời đã chỉ ra được rằng tỉnh Bến Tre có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch này, tuy nhiên cho đến nay, vẫn tồn tại nhiều bất cập, khó khăn. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất được một số giải pháp cụ thể để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre như phát triển cơ sở hạ tầng, tổ chức quản lý, quảng bá, liên kết và hỗ trợ phát triển…

2.2 Những tồn tại và tính mới của luận văn

Trên cơ sở tham khảo các đề tài nghiên cứu, bài báo khoa học và tài liệu có liên quan trong lĩnh vực du lịch, du lịch sinh thái và sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn các tỉnh thành lân cận trong vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Bến Tre nói riêng. Tác giả nhận ra rằng lĩnh vực du lịch luôn là hướng nghiên cứu thu hút và vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Đặc biệt đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái thì vấn đề đặt ra cho mỗi tỉnh trong vùng là làm sao khai thác tốt lợi thế này để vừa không bị trùng lấp với nhau và vừa đảm bảo đủ lực hấp dẫn lôi cuốn du khách. Điều này đồng nghĩa với mỗi tỉnh phải có một chiến lược và giải pháp cho sản phẩm du lịch sinh thái của mình. Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài: “Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020”.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2023