Các Đối Tượng Tham Gia Vào Hoạt Động Du Lịch Sinh Thái


1.1.2 Đặc điểm của du lịch sinh thái

- DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, mục đích chính của du khách là tham quan tìm hiểu thiên nhiên cũng như giá trị văn hóa truyền thống .

- DLST phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải môi trường .

- DLST hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và nhân văn.

- DLST có hỗ trợ cho nổ lực bảo tồn tự nhiên như:

+ Đưa lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương từ việc bảo tồn tài nguyên tự nhiên.

+ Tạo cơ hội giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.

+ Tăng cường nhận thức cho DK và cộng đồng địa phương về sự cần thiết bảo tồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa…

[Phạm Trung Lương (2012). “Du lịch sinh thái – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Nxb Giáo dục].

1.1.3 Các nguyên tắc của du lịch sinh thái

- Nângcaohiểubiếtchodukháchvềmôitrườngtựnhiên;Dukháchcócác hoạtđộnggópphầntích cựcvàoviệcbảovệmôitrường,bảnsắcvănhoá.

- KháchDLST chấpnhậnđiềukiệntựnhiên,hoàncảnhtựnhiênvớinhững hạnchếcủanó.

- Tạothêmviệclàmvàmang lạilợiíchchocộngđồngđịaphương.

- Lượngdukhách luônkiểmsoátđiềuhoà.

- Phảiđảmbảolợiích lâudài,hàihòachotấtcảcácbênliênquan.

- NgườihướngdẫnviênvàcácthànhviênthamgiaDLSTphảicónhậnthức caovề môitrườngsinhthái, amhiểuvềđiềukiệntựnhiên,vănhóa,xãhội

- Cầncó sựđàotạođốivớicác thànhviên,đốitácthamgiavàoDLST.

[Trần Thị Mai (2005). “Du lịch cộng đồng - DLST”- Định nghĩa, đặc trưng và các quan điểm phát triển”. Nxb Thừa Thiên Huế].


1.1.4 Các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái

Các đối tượng tham gia xây dựng hoạt động du lịch sinh thái bao gồm: Các nhà hoạch định chính sách; Các nhà điều hành du lịch; cá nhà quản lý lãnh thổ; Hướng dẫn viên du lịch; Khách du lịch và cộng đồng địa phương. Họ là những người phải quan tâm đến tất cả các thành phần của đa dạng sinh học – cơ sở để xây dựng mô hình DLST bền vững.

Các nhà hoạch định chính sách: Là những người làm công tác quy hoạch, xây dựng chính sách phát triển DLST trong các viện nghiên cứu.

Các nhà quản lý lãnh thổ: Học là những người có vai trò quyết định đối với sự bảo tồn và phát triển của một khu DLST.

Các nhà điều hành DL: Họ là những người tổ chức, điều hành cụ thể hoạt động DLST, họ trực tiếp xác định các phương thức tiến hành hoạt động, lựa chọn địa diểm tổ chức DLST, xây dựng các chương trình DL phù hợp với các dịch vụ có thể cung ứng trong điều kiện địa phương.

Hướng dẫn viên du lịch: Là những người có kiến thức, nắm được đầy đủ về thông tin môi trường tự nhiên, các đặc điểm, các loại hình DLST, tính đa dạng và độ phong phú của loài, tính thích nghi và tính đặc trưng của hệ sinh thái, văn hóa cộng đồng địa phương để giới thiệu một cách sinh động nhất, đầy đủ nhất với du khách về những vấn đề đã thúc giục họ tham gia tuyến DLST của khu vực.

Khách DL: Là đối tượng chính của DLST chính những nét đặc trưng về đa dạng sinh học của khu vực đã thu hút được họ tham gia vào hoạt động DL. Tuy nhiên cần phân biệt khách DL và khách DLST.

Cộng đồng địa phương:

+ Giáo dục Cộng đồng địa phương ý thức bảo vệ TNDL và MTDL qua các hình thức giáo dục khác nhau như phương tiện truyền thông đại chúng; giáo dục thông qua các cuộc họp tổ dân phố, hướng dẫn luật bảo vệ môi trường; luật du lịch.

+ Trách nhiệm và nghĩa vụ của Cộng đồng địa phương đối với việc bảo tốn TNDL và môi trường du lịch.


[Lê Huy Bá – Thái Lê Nguyên (2009). “Du lịch sinh thái”. Nxb Khoa học và Kỹ thuật].

1.1.5 Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái

1.1.5.1 Định nghĩa

Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến hoặc các khu DLST; Bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của nhân loại có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn cho nhu cầu về DLST.

Lấy thiên nhiên và văn hóa bản địa làm cơ sở để phát triển, tài nguyên DLST là một bộ phận cấu thành trong tài nguyên du lịch, bao gồm các giá trị của tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên đó. Tuy vậy, không phải bất cứ mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được xem là tài nguyên DLST, mà chỉ có các thành phần và các tổng thể tự nhiên, các giá trị văn hóa gắn với một hệ sinh thái cụ thể có thể được khai thác, được sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng mới được xem là tài nguyên du lịch sinh thái.

[Lê Huy Bá – Thái Lê Nguyên (2009).“Du lịch sinh thái”. Nxb Khoa học và Kỹ thuật].

1.1.5.2 Các đặc trưng cơ bản của tài nguyên du lịch sinh thái

Tài nguyên DLST phong phú và đa dạng: Được hình thành trên nền tảng các tài nguyên trong tự nhiên, mà bản thân tự nhiên thì rất đa dạng và phong phú. Vì thế tài nguyên DLST có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách.

Tài nguyên DLST thường nhạy cảm với các yếu tố tác động: So với nhiều loại tài nguyên du lịch khác, tài nguyên DLST thường nhạy cảm với những tác động của con người dù trực tiếp hay gián tiếp và nhỏ hay lớn.

Thời gian khai thác tài nguyên DLST là không đồng nhất: có loại tài nguyên DLST khai thác quanh năm cũng có loại tài nguyên DLST khai thác theo thời vụ. Vì vậy, để khai thác tốt tiềm năng tài nguyên DLST các nhà quản lý, các nhà điều


hành DLST cần phải nghiên cứu và phải hiểu rõ tính chất thời vụ của các loại tài nguyên DLST.

Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và thường khai thác tại chỗ để tạo ra các SPDL.

Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài: phần lớn các tài nguyên du lịch trong đó có tài nguyên DLST được xếp vào loại tài nguyên có thể tái tạo và sử dụng lâu dài. Điều này dựa trên khả năng tự phục hồi, tái tạo của tự nhiên. Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều loại tài nguyên DLST có thể hoàn toàn biến mất do những tai biến tự nhiên hoặc do tác động của con người.

[Lê Huy Bá – Thái Lê Nguyên (2009). “Du lịch sinh thái”. Nxb Khoa học và Kỹ thuật].

1.2 KHÁI NIỆM VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH

1.2.1 Định nghĩa

Sảnphẩmdulịch (SPDL)là mộttổngthểbaogồmcác thànhphầnkhôngđồngnhất hữuhìnhvàvô hình,đólàtàinguyêntựnhiên,tàinguyênnhânvăn,cơsởvậtchất kỹthuật,cơ sở hạtầngdịchvụdulịchvàđộingũcánbộnhânviêndulịch.

TheoMichaelM.Coltman,sảnphẩmdulịchcóthểlàmột mónhàngcụthể nhưthứcăn,hoặcmộtmónhàngkhôngcụthểnhưchấtlượngphụcvụ,bầukhông khítạinơi nghỉmát.

Theo khoản 10 điều 4 chương 1 luật Du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thõa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.

1.2.2 Cơ cấu của sản phẩm du lịch

Nhữngthànhphầntạolựchút(lựchấpdẫnđốivớidukhách)gồmnhómtàinguyêntựnh iênvàtàinguyênnhânvăn.

Cơsởdulịch(điềukiệnvậtchấtđểpháttriểnngànhdulịch)gồmcơsở vật chấtkỹthuậtvàcơsởhạtầngphụcvụdulịch.

Dịchvụdulịch:Làkếtquảmanglạinhờcác hoạtđộngtươngtácgiữa nhữngtổchứccungứng dulịchvàkháchthamquanvàthôngquacác


hoạtđộngtươngtácđóđể đápứngnhucầucủa kháchthamquanvà manglạilợiíchchotổchứccungứng dulịch.

1.2.3 Các đặc tính của sản phẩm du lịch

SPDL mang tí nh trừ u tượ ng, vô hì nh.

SPDL đượ c bá n cho du khá ch trướ c khi họ thấ y và hưở ng thụ nó .

SPDL là loại sản phẩm tổng hợp của các ngành kinh doanh khác như : hàng không, khách sạn, nhà hàng, tụ điểm vui chơi giải trí…

Các SPDL thường ở xa nơi khách hàng lưu trú. SPDL không thể tồ n kho.

SPDL mang tí nh thờ i vụ rõ rệ t và có chu kỳ sống ngắn bởi vì nhu cầu của du khách thay đổi nhanh chóng.

Khách mua SPDL ít trung thành và không trung thành với một SPDL , mộ t công ty du lị ch.

=> Nhu cầ u củ a khá ch hà ng dễ bị thay đổ i vì sự dao độ ng củ a tỷ giá tiề n tệ , tình hình kinh tế bất ổn, biế n độ ng chí nh trị …

1.2.4 Khái niệm về chất lượng của sản phẩm du lịch và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch

1.2.4.1 Định nghĩa chung về chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là:

+ Sự thích hợp khi sử dụng.

+ Sự phù hợp các yêu cầu cụ thể.

+ Không bị khiếm khuyết.

+ Mức độ hoàn hảo.

+ Sự thõa mãn khách hàng.

+ Làm vui lòng khách hàng.


1.2.4.2 Chất lượng của sản phẩm du lịch


- Sản phẩm lữ hành: Tour du lịch phải đặc sắc, độc đáo tạo lực hấp dẫn cao đối với du khách.

- Sản phẩm ăn uống: Vừa phải ngon miệng vừa phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Sản phẩm vận chuyển: Hiện đại, tiện nghi, an toàn,…

- Sản phẩm lưu trú: Quan hệ nhân quả với 6 yếu tố bắt đầu bằng chữ M trong tiếng Anh: Men (con người); Methods (phương pháp); Machine (trang thiết bị, máy móc); Minute (yếu tố thời gian); Money (tài chính); Marketing (nghiên cứu thị trường).

1.2.4.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch

1.2.4.3.1 Tính hấp dẫn và độc đáo của tài nguyên

Tính hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên du lịch vì nó quyết định sức thu hút khách du lịch. Độ hấp dẫn có tính chất tổng hợp rất cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.Độ hấp dẫn được thể hiện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch.

Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên: Tính hấp dẫn du lịch là yếu tố tổng hợp và thường được xác định bằng vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của hiện tượng và cảnh quan tự nhiên, quy mô của điểm tham quan.

Bảng 1.1 Đánh giá tính hấp dẫn tài nguyên du lịch tự nhiên


Mức độ

Cảnh quan tự nhiên

Cảnh quan độc đáo

Loại hình du lịch

Rất hấp dẫn

> 5

3

> 5

Khá hấp dẫn

3

1

1 – 5

Trung bình

1 – 2

0

1 – 2

Kém

0

0

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 - 3

Nguồn: Lê Huy Bá - Thái Lê Nguyên. (2009). “DLST”. Nxb Khoa học và Kỹ thuật

1.2.4.3.2 Tính đa dạng của dịch vụ


Đối tượng du khách ngày càng đa dạng và phức tạp về kết cấu, sở thích, chính vì vậy muốn tồn tại và cạnh tranh có hiệu quả các công ty du lịch phải luôn luôn đa dạng hóa loại hình dịch vụ của mình để kinh doanh thành công.

Những đối tượng nhiều khả năng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp du

lịch là:


• Người thân.

• Những cặp vợ chồng mới cưới.

• Những người độc thân.

• Những người đã nghỉ hưu và những người đi tránh nóng/rét.

• Những du học sinh nghỉ hè và nghỉ đông.

• Những người đang muốn tổ chức tour chuyên đề (mạo hiểm, khám phá,

nghiên cứu, lễ bái…).

• Những người đi công vụ.

• Những người chuyển nơi sinh sống vì công việc hay vì lý do nào khác. Ngoài ra, những đối tượng sau có thể nhờ bạn thiết kế chương trình:

• Những người không muốn hoặc không biết cách sử dụng web để đặt chỗ.

• Những người có hành trình phức tạp.

• Những người lần đầu tiên đi du lịch và không biết bắt đầu từ đâu.

• Những người muốn khám phá thiên nhiên.

• Những người muốn lợi dụng mối quan hệ và sự hiểu biết của các đại lý du lịch để tiết kiệm thời gian và chi phí.

Các loại hình dịch vụ du lịch:

Các công ty du lịch thường cung cấp những loại dịch vụ chủ yếu sau:

• Cung cấp trọn gói các dịch vụ cho thuê, đặt chỗ.

• Thiết kế tuyến du lịch và chương trình du lịch đáp ứng nhu cầu của khách

hàng.


• Săn tour và vé giá rẻ nhất.

• Đặt vé máy bay.

• Đặt vé tàu và tour du lịch tàu biển.


• Đặt phòng nghỉ/khách sạn.

• Cho thuê xe và các phương tiện vận chuyển đường bộ.

• Thiết kế các gói tour chuyên đề và điều phối tour.

• Tổ chức các sự kiện theo yêu cầu như hội nghị, cưới hỏi ở điểm đến.

• Cung cấp bảo hiểm du lịch.

• Tư vấn thủ tục làm hộ chiếu, xin Visa, những điều cần lưu ý khi du lịch trong nước và quốc tế.

• Hoạt động như “người đại diện” cho du khách (đấu tranh cho quyền lợi của họ; Hỗ trợ những người có nhu cầu đặc biệt, Can thiệp khi có vấn đề phát sinh từ phía nhà cung cấp).

• Điều phối các công việc khác để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

Dịch vụ du lịch đặc biệt/chuyên đề

Mảng dịch vụ du lịch chuyên đề là kênh đầu tư đặc biệt hấp dẫn trong thời đại ngày nay.Doanh nghiệp du lịch cần lưu ý rằng chuyên biệt hoá là điều kiện bắt buộc để có thể thành công trong ngành du lịch. “Quan trọng là doanh nghiệp phải tìm được đề tài, chủ điểm để làm du lịch… Chỉ có như thế doanh nghiệp mới có thể thu phí dịch vụ cao cho các sản phẩm của mình".

Chỉ riêng loại hình du lịch “nghỉ mát” vào Google, chúng ta thấy hơn 15 triệu kết quả. Qua đó chúng ta thấy mức độ cạnh tranh như thế nếu doanh nghiệp không chuyên biệt hoá thì liệu doanh nghiệp có thể thành công? Do vậy doanh nghiệp phải tìm được thế mạnh của mình và biến nó thành lợi thế cạnh tranh - đó mới là chìa khoá".

Có hai cách chính để thâm nhập vào mảng dịch vụ du lịch chuyên đề:

Cung cấp tour và các gói dịch vụ thiết kế cho các nhóm khách hàng cụ thể với tư cách là nhà điều phối tour hay đại diện của một đại lý du lịch. Các gói tour phổ biến là du lịch trăng mật, tour bằng tàu biển, tour cho gia đình, cho du học sinh. Hoặc bạn có thể biến hoá từ những gói dịch vụ sẵn có để tạo ra tour riêng của mình, từ tour sinh thái cho đến du lịch người cao tuổi, du lịch mạo hiểm,...

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 15/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí