Tập Trung Xây Dựng Và Phát Triển Sản Phẩm Dlst Mang Nét Đặc Trưng, Đặc Sắc Của Đồng Nai, Trọng Tâm Gồm 3 Sản Phẩm Chính


có chiến lược phát triển nhanh và mạnh ngành dịch vụ của tỉnh, trong đó có dịch vụ du lịch. Trong các mục tiêu dài hạn, Tỉnh xác định thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

3.1.1.2. Điểm yếu (W) :

W1. Sản phẩm du lịch chưa mang tính đặc trưng, hấp dẫn, hạn chế về số lượng và chất lượng : việc tổ chức kinh doanh các SPDL chủ yếu tập trung vào khai thác tài nguyên thiên nhiên hiện có, chưa nghiên cứu tạo ra các SPDL độc đáo, đặc thù mang nét riêng của Đồng Nai, chưa đi sâu vào việc đưa yếu tố nâng cao nhận thức và giáo dục môi trường vào các SPDL, cũng như còn xem nhẹ yếu tố văn hóa. Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng các nhu cầu của du khách.

W2. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn hạn chế về số lượng và chất lượng : sự hạn chế này được đề cập vừa đối với cán bộ làm công tác quản lý vừa đối với nhân viên nghiệp vụ. Chẳng hạn, chưa có đội ngũ hướng dẫn được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về DLST. Người giỏi nghiệp vụ hướng dẫn thì khuyết kiến thức về sinh thái tự nhiên, người am hiểu về kiến thức tự nhiên lại chưa được đào tạo qua du lịch.

W3. Thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý, phát triển DLST : còn tập trung nhiều vào việc khai thác ngắn hạn, thiếu chiến lược phát triển nên các SPDL hiện có chưa thu hút mặc dù phong phú về tài nguyên du lịch.

W4. Cơ chế giám sát, thu hút và hỗ trợ đầu tư còn yếu : Chưa kiểm soát tốt các dự án đầu tư du lịch không đúng mục đích, các dự án cố ý kéo dài thời gian triển khai dự án. Một số dự án đầu tư du lịch triển khai rất chậm do vướng cơ chế đền bù giải phóng mặt bằng. Khả năng thu hút đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế.

W5. Chưa nối kết được với các tỉnh thành lân cận để phát triển sản phẩm du lịch mới : SPDL còn mang tính đơn điệu rời rạc, thiếu tính liên kết và chưa mang tính vùng. SPDL của các địa phương có thể bổ khuyết cho nhau, tăng tính đa dạng hấp dẫn nếu quá trình hoạch định, xây dựng và phát triển SPDL có sự tham gia của tất cả các bên.


W6. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn yếu : việc quảng bá, xúc tiến còn mang tính rời rạc, ngắn hạn, thiếu tầm vóc và chiều sâu, vẫn còn chung chung chưa đi vào những phân khúc thị trường cụ thể. Các chương trình xúc tiến chưa đủ sức định hướng, tác động đến nhu cầu thị trường.

3.1.2. Nhóm các yếu tố bên ngoài :

3.1.2.1. Cơ hội (O) :

O1. Điều kiện chính trị của Việt Nam ổn định, kinh tế đang trên đà phát triển, mở rộng hội nhập với thế giới : Việt Nam vẫn là điểm đến an toàn thân thiện và chưa khám phá hết đối với các du khách quốc tế. Uy tín và hình ảnh của Việt Nam ngày càng được nâng lên trong mắt bạn bè quốc tế qua việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, tổ chức sự kiện APEC... Kinh tế tăng trưởng (8,5% năm 2007), thu nhập bình quân tăng, nâng cao đời sống người dân, góp phần thúc đẩy người dân quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động du lịch. Năm 2007, tổng lượng khách quốc tế đạt khoảng 4,2 triệu lượt, tăng 16,0% so với năm 2006. Khách du lịch nội địa ước đạt 19,2 triệu lượt, tăng 9,7% so với năm 2006. Thu nhập xã hội về du lịch ước đạt 56

nghìn tỉ đồng, tăng 9,8% so với năm 2006.

O2. Đồng Nai tiếp tục thu hút các dự án đầu tư du lịch : sự thông thoáng trong cơ chế mời gọi đầu tư cộng với quyết tâm của cải cảch hành chính của chính quyền tỉnh và sự tăng trưởng kinh tế ở mức khá của tỉnh đã tiếp tục thu hút được nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực, trong đó có du lịch.

O3. Thị trường du lịch tiềm năng lớn từ các trường học, khu công nghiệp, thành phố HCM và thị trường quốc tế : Đồng Nai là tỉnh có nền công nghiệp phát triển, có dung lượng thị trường lớn từ các trường học (học sinh), khu công nghiệp (công nhân, chuyên gia nước ngoài) trong tỉnh và từ TP.HCM. Ngoài ra, các sản phẩm DLST của Đồng Nai, đặc biệt tại VQG Cát Tiên đang từng bước thu hút sự quan tâm của khách quốc tế.

O4. Các dự án lớn về đầu tư hạ tầng sẽ triển khai trong tương lai (sân bay Long Thành, đường cao tốc Dầu Giây) : trong tương lai, sự nâng cấp các kết


cấu hạ tầng mang tính chiến lược sẽ tạo cơ hội cho Đồng Nai đón thêm nhiều du khách đến từ trong và ngoài nước.

O5. Sự thuận lợi về cơ sở pháp lý phát triển DLST : Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật hỗ trợ cho việc phát triển kinh doanh, khai thác DLST như quy định của Thủ tướng Chính phủ cho phép chủ rừng được tổ chức khai thác kinh doanh DLST (Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 14/08/2006), quy chế bảo vệ môi trường du lịch của Bộ Tài nguyên Môi trường (Quyết định 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003), Chương trình bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001-2010 (Quyết định 07/2007/QĐ-UBND).

3.1.2.2. Thách thức (T) :

T1. Thiên tai dịch bệnh, lạm phát tại Việt Nam gia tăng : các yếu tố này tác động lớn đến cầu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Nếu không kiểm soát tốt các yếu tố này, chắc chắn lượng du khách từ nước ngoài đến Việt Nam hàng năm sẽ giảm.

T2. Áp lực cạnh tranh từ các trung tâm du lịch ở các tỉnh thành lân cận : do có vị trí gần các địa phương phát triển về du lịch như TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Thuận, và trong điều kiện nội lực còn yếu, hoạt động kinh doanh khai thác du lịch của Đồng Nai chịu sức ép cạnh tranh rất gay gắt.

T3. Khả năng trùng lắp các sản phẩm du lịch trong và ngoài tỉnh : dù có lợi thế về tài nguyên du lịch thiên nhiên với sự đa dạng địa hình, việc định hình các SPDL cụ thể có thể bị trùng lắp không chỉ trong phạm vi nội bộ tỉnh mà còn mở rộng ra ngoài các tỉnh, thành lân cận nếu như tỉnh không có chiến lược phát triển SPDL.

T4. Sự tụt hậu so với các tỉnh thành lân cận về tình trạng phát triển du lịch: mặc dù tình hình phát triển du lịch đã có nhiều chuyển biến tích cực so với những năm trước nhưng vị trí của du lịch Đồng Nai trên bản đồ du lịch Việt Nam vẫn còn khá mờ nhạt. Điều này là hệ quả tất yếu của sự mất cân đối trong phân bổ đầu tư do tỉnh chủ yếu tập trung nguồn lực phát triển công nghiệp.


T5. Tiến độ triển khai các dự án đầu tư DLST diễn ra chậm, công tác giám sát còn yếu : Nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn trong khâu đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng nên thời gian từ lúc hình thành dự án đầu tư du lịch đến lúc đưa vào khai thác rất dài. Mặt khác, các công ty du lịch sử dụng nhãn hiệu sinh thái như là một phương thức đánh bóng thương hiệu (greenwashing) nhằm mục đích có được dự án, thu hút khách để chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt, chứ chưa thật sự quan tâm đến khía cạnh sinh thái du lịch.

3.1.3. Phân tích SWOT :

3.1.3.1. Ma trận SWOT :

Thể hiện tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài vào ma trận SWOT, từ đó phân tích, tổng hợp để định ra các chiến lược phát triển DLST Đồng Nai bao gồm chiến lược về đầu tư, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược nâng cao chất lượng phục vụ, chiến lược giáo dục đào tạo, chiến lược thị trường.

79

Bảng 3.1: Ma trận SWOT

79


MA TRẬN SWOT

Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)

S1. Tài nguyên DLST phong phú, đa dạng, đặc sắc

S2. Kết cấu hạ tầng đến các khu điểm du lịch khá thuận lợi

S3. Đồng Nai nằm ở vị trí trung chuyển khách từ TP.HCM đến Vũng Tàu, Bình Thuận, Đà Lạt

S4. Chính quyền địa phương đang quan tâm nhiều hơn đến phát triển du lịch

W1. SPDL chưa mang tính đặc trưng, hấp dẫn, hạn chế về số lượng và chất lượng

W2. Nguồn nhân lực phục vụ DLST còn hạn chế về số lượng và chất lượng

W3. Thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý, phát triển DLST

W4. Cơ chế giám sát, thu hút và hỗ trợ đầu tư còn yếu

W5. Chưa nối kết được với các tỉnh thành lân cận để phát triển SPDL mới

W6. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn yếu

Cơ hội (O)

Chiến lược SO

Chiến lược WO

O1. Điều kiện chính trị của Việt Nam ổn định, kinh tế đang trên đà phát triển, mở rộng hội nhập với thế giới

O2. Đồng Nai tiếp tục thu hút các dự án đầu tư du lịch

O3. Thị trường du lịch tiềm năng lớn từ các trường học, khu công nghiệp, thành phố HCM và khách quốc tế

O4. Các dự án lớn về đầu tư hạ tầng sẽ triển khai trong tương lai (sân bay Long Thành, đường cao tốc)

O5. Sự thuận lợi về cơ sở pháp lý phát triển DLST

1. Đẩy mạnh khai thác các sản phẩm DLST hiện có (S1S2O1) (chiến lược sản phẩm + chiến lược thị trường)

2. Tăng cường xúc tiến du lịch để tận dụng khai thác thị trường tiềm năng (S1S2S3O3) (chiến lược thị trường)

3. Xúc tiến đầu tư phát triển DLST (S1S2S4O2O5) (chiến lược đầu tư + chiến lược xúc tiến)

4. Đầu tư phát triển DLST, đón đầu thị trường (S1S2O4) (chiến lược đầu tư + chiến lược sản phẩm)

1. Đa dạng hóa sản phẩm bằng cách mở rộng không gian du lịch (W1W5O3) (chiến lược sản phẩm)

2. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phát triển DLST (W2W3O4) (chiến lược giáo dục)

3. Hoàn chỉnh cơ chế thu hút, giám sát đầu tư (W4O1O2O4O5) (chiến lược đầu tư)

4. Xây dựng thương hiệu, tăng cường quảng bá (W6O3O5) (chiến lược thị trường)

Thách thức (T)

Chiến lược ST

Chiến lược WT

T1. Thiên tai, dịch bệnh, lạm phát tại Việt Nam gia tăng

T2. Áp lực cạnh tranh từ các trung tâm du lịch ở các tỉnh thành lân cận

T3. Khả năng trùng lắp các SPDL trong và ngoài tỉnh

T4. Sự tụt hậu so với các tỉnh thành lân cận về tình trạng phát triển du lịch

T5. Tiến độ triển khai các dự án đầu tư DLST chậm

1. Xây dựng sản phẩm DLST đặc trưng của Đồng Nai (S1S2T1T2T3) (chiến lược sản phẩm)

2. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật (S2S4T3T4) (chiến lược đầu tư)

3. Mở rộng thị trường, tiếp cận nguồn khách từ các tỉnh thành lân cận (S3T2) (chiến lược đầu tư + thị trường)

4. Hỗ trợ DN đầu tư DLST (T2T5S4) (chiến lược đầu tư)

1. Tập trung vào các sản phẩm trọng tâm, không đầu tư dàn trải (W1W2W3W4W5T1T2T3) (chiến lược đầu tư + chiến lược sản phẩm)

2. Hướng đến các thị trường khách mục tiêu (W6T2T4) (chiến lược sản phẩm + chiến lược thị trường)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 2015, tầm nhìn đến 2020 - 12


3.1.3.2. Chiến lược SO :

- S1S2O1 : Tận dụng các thế mạnh về tài nguyên DLST và kết cấu hạ tầng tiếp tục đẩy mạnh việc khai thác các sản phẩm DLST hiện có. Tập trung cho các tuyến điểm du lịch lợi thế như VQG Cát Tiên, Thác Mai – Hồ nước nóng, Căn cứ khu ủy miền Đông Nam bộ, khu du lịch Bò Cạp Vàng,...

- S1S2S3O3 : Thị trường khách du lịch tiềm năng tại Đồng Nai có dung lượng rất lớn bao gồm các trường học, khu công nghiệp, thành phố HCM. Hiện nay, các đơn vị lữ hành tại Đồng Nai chưa quan tâm khai thác nhiều đến thị trường nội tỉnh do đó cần tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch để tận dụng khai thác các thị trường này.

- S1S2S4O2O5 : Đồng Nai đang có những điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư phát triển kinh tế, trong đó có các dự án về DLST. Bên cạnh đó, còn rất nhiều tiềm năng du lịch của tỉnh chưa tìm được nhà đầu tư. Cần tận dụng lợi thế để thúc đẩy việc đầu tư phát triển DLST.

- S1S2O4 : Trong tương lai, khi các dự đầu tư phát triển hạ tầng đường hàng không (sân bay Long Thành), đường bộ (đường Cao Tốc Dầu Giây)... được hoàn thành sẽ gia tăng năng lực vận chuyển khách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tạo cho Đồng Nai trở thành một trong những cửa ngõ đón khách quốc tế. Từ đó, hình thành một thị trường tiềm năng về du lịch. Đồng Nai cần chuẩn bị công tác đầu tư phát triển DLST nhằm đón đầu thị trường thị trường này.

3.1.3.3. Chiến lược ST :

- S1S2T1T2T3 : Mặc dù có những thuận lợi nhất định về tài nguyên, về điều kiện phát triển nhưng du lịch Đồng Nai đang chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các trung tâm du lịch lân cận nên Đồng Nai cần nghiên cứu xây dựng sản phẩm DLST mang nét đặc trưng, đặc sắc của riêng mình.

- S2S4T3T4 : Sự phát triển của ngành du lịch Đồng Nai vẫn còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Điều này một phần do mức độ đầu tư phát triển du lịch còn thấp, dẫn đến sự hạn chế về năng lực phục vụ. Để cải thiện điều này, Đồng Nai cần tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm.


- S3T2 : Vị trí của Đồng Nai hiện nay có vai trò như khu trung chuyển giữa các trung tâm du lịch (TP.HCM, Đà Lạt. Phan Thiết, Bà Rịa – Vũng Tàu). Du khách muốn tiếp cận các trung tâm du lịch này đều phải đi qua lãnh thổ của Đồng Nai. Đây là lợi thế to lớn mà Đồng Nai phải tìm cách tận dụng để các khu điểm du lịch của Đồng Nai trở thành một phần trong chương trình du lịch, hoặc ít ra là điểm dừng chân du lịch phục vụ thị trường khách này.

- T2T5S4 : Trước đây, do tận dụng các nguồn lực phát triển công nghiệp nên tỉnh chưa quan tâm nhiều đến lĩnh vực du lịch. Điều này đã góp phần làm cho ngành du lịch Đồng Nai đang trở nên tụt hậu rất xa so với các tỉnh thành khác. Đến nay, Đồng Nai đã xác định chiến lược phát triển du lịch trở thành một ngành chủ lực do đó rất cần sự quan tâm của nhà nước trong việc hỗ trợ đầu tư phát triển về du lịch. Sự hỗ trợ này không chỉ bao gồm nguồn kinh phí tài chính, mà chủ yếu là cơ chế thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi...

3.1.3.4. Chiến lược WO :

- W1W5O3 : SPDL của Đồng Nai còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Du khách đến Đồng Nai có rất ít sự lựa chọn về SPDL. Trong khi đó thị trường khách đến Việt Nam, đến TP.HCM trong điều kiện phát triển và hội nhập của Việt Nam hiện nay là rất lớn. Do đó cần đẩy mạnh việc đa dạng hóa sản phẩm bằng cách tạo thêm các chương trình du lịch chuyên đề, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh thành lân cận.

- W2W3O4 : Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại Đồng Nai còn rất yếu. Số lượng cán bộ, nhân viên được đào tạo qua trường lớp không nhiều. Với yêu cầu về phát triển DLST, điều kiện về con người đối với lĩnh vực này cần sự đào tạo bài bản và chuyên sâu hơn. Vì vậy, Đồng Nai cần một chương trình đào tạo trước mắt và lâu dài để bổ sung vào nguồn nhân lực phát triển DLST.

- W4O1O2O4O5 : Cơ chế thu hút, giám sát đầu tư DLST của Đồng Nai hiện nay còn nhiều hạn chế. Thực tiễn phát triển thời gian qua đã cho thấy nhiều bất cập. Chẳng hạn, chưa thu hút được nhà đầu tư vào các dự án DLST tiềm năng, thu hút được một số dự án thì chậm triển khai (do lỗi cơ chế đền bù giải tỏa), chưa kiểm soát để các dự án được thực hiện đúng mục tiêu...


- W6O3O5 : Thời gian quan, ngành du lịch Đồng Nai chưa đầu tư đúng mức cho việc xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh. Đặc biệt khi đặt mục tiêu phát triển theo hướng DLST (du lịch xanh) thì việc tạo dựng và phát triển thương hiệu có vai trò quan trọng để du khách nhận biết được sự khác biệt giữa sản phẩm DLST Đồng Nai với SPDL của các địa phương khác.

3.1.3.5. Chiến lược WT :

- W1W2W3W4W5T1T2T3 : Nhìn chung, du lịch Đồng Nai còn nhiều khó khăn như mức độ đầu tư thấp, SPDL chưa thu hút, nguồn nhân lực yếu, áp lực cạnh tranh từ các tỉnh... trong khi đó nguồn lực hiện tại của Nhà nước chỉ có hạn. Chính vì vậy, cần tập trung vào các sản phẩm trọng tâm, không đầu tư dàn trải, mời gọi và thu hút thêm các nguồn lực từ xã hội theo hướng nhà nước và nhân dân cùng làm.

- W6T2T4 : Xác định một số thị trường chủ lực và tập trung các hoạt động xúc tiến vào các thị trường. Từ đó, hướng việc đầu tư phát triển các sản phẩm DLST, xây dựng và phát triển thương hiệu nhắm vào các thị trường cụ thể này.

3.2. Các chiến lược phát triển du lịch sinh thái

Các phân tích chiến lược SO, ST, WO, WT từ Ma trận SWOT định hướng cho việc xây dựng các chiến lược phát triển DLST như sau :

3.2.1. Chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái

3.2.1.1. Tập trung xây dựng và phát triển sản phẩm DLST mang nét đặc trưng, đặc sắc của Đồng Nai, trọng tâm gồm 3 sản phẩm chính

- Du lịch rừng :

+ VQG : Cát Tiên, mang tầm vóc quốc tế, đang trong quá trình làm thủ tục để được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới.

+ Khu dự trữ thiên nhiên : VQG Cát Tiên (được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 411), Khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu.

+ Khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường : VQG Cát Tiên với văn hóa cổ Phù Nam, văn hóa dân tộc Châu Mạ và Stiêng bản địa; Rừng Thác Mai – Hồ nước nóng với văn hóa dân tộc Châu Ro bản địa ; Khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu (Rừng chiến khu Đ) với văn hóa dân tộc Châu Ro bản địa.

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí