Nâng Cao Nhận Thức, Sự Hiểu Biết Của Các Du Khách Về Môi Trường Tự Nhiên, Môi Trường Văn Hóa


+ Phải thật sự nhìn nhận VQG Cát Tiên như một khu du lịch mang tầm vóc quốc gia để có sự tập trung đầu tư phát triển đúng mức.

- Phát triển các thương hiệu DLST bổ trợ : Thác Mai – Hồ nước nóng, bưởi Tân Triều, Bò Cạp Vàng, sông Đồng Nai, Hồ Trị An...

- Tổ chức các sự kiện lớn kết hợp các hoạt động du lịch :

+ Nghiên cứu tổ chức festival rừng kết hợp nét văn hóa dân tộc đặc sắc (lễ hội văn hóa).

+ Tổ chức các sự kiện về lịch sử, văn hóa của tỉnh lồng ghép các hoạt động vui chơi giải trí, du lịch.

+ Tranh thủ sự tạo điều kiện của Tổng cục Du lịch để được đăng cai các sự kiện mang tính quốc gia, quốc tế nhằm tăng cường quảng bá, giới thiệu cho Đồng Nai nói chung và du lịch Đồng Nai nói riêng.

- Tham gia quảng bá hình ảnh DLST Đồng Nai thông qua các hội chợ triển lãm chuyên ngành du lịch mang tính quốc tế được tổ chức trong và ngoài nước.

- Thành lập trung tâm thông tin hoặc các tổ cung cấp thông tin hướng dẫn cho du khách về các khu điểm du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí.

- Trong tương lai, phối hợp quảng bá DLST tại các sân bay, nhà ga, siêu thị, khách sạn, hệ thống giao thông công cộng...

3.2.6.2. Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của các du khách về môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa

- Giáo dục, hướng dẫn du khách những điều nên làm và những điều không nên về mặt môi trường làm trước khi đến các điểm DLST.

- Phát hành các ẩn phẩm (đĩa CDROM, tập gấp, tờ rơi, phim, ảnh...) tuyên truyền lợi ích của việc bảo vệ môi trường, đồng thời mang tính khuyến cáo về các tác hại.

- Tổ chức lại hệ thống các biển báo, bảng hướng dẫn trong các khu điểm du lịch theo hướng giáo dục môi trường, nâng cao ý thức của du khách.

- Đặc biệt quan tâm đến vai trò của các hướng dẫn viên du lịch trong việc chuyển tải, diễn giải các thông tin về môi trường, tự nhiên, văn hóa, xã hội đến khách DLST.


- Chuẩn hóa cung cách phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên, nâng cao ý thức đạo đức và trách nhiệm với môi trường để làm gương cho du khách.

3.2.6.3. Chọn lựa và sử dụng hiệu quả các kênh thông tin quảng bá

- Hướng đến đối tượng khách quốc tế : chuyển tải đầy đủ các thông tin liên quan trên các phương tiện thông tin nền internet (webite, email, brochure điện tử, internet phone...). Ưu điểm của kênh quảng bá này là khả năng dễ dàng trong việc tiếp cận với cộng đồng thế giới với chi phí thực hiện thấp. Một số thị trường DLST tiềm năng như Nhật bản, Hàn Quốc, Úc...

- Hướng đến đối tượng khách nội địa : quảng bá thông qua các kênh truyền hình lớn (HTV, VTV, các kênh chuyên về du lịch), tạp chí du lịch, báo chí...

3.3 . Các chỉ tiêu dự báo

3.3.1. Cơ sở dự báo :

Dự báo mức độ tăng trưởng về DLST Đồng Nai được thực hiện dựa trên những căn cứ cụ thể như sau ;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Đồng Nai thời kỳ 2006-2020, trong đó xác định phát triển du lịch thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.

- Vị trí của du lịch Đồng Nai trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Nam Trung bộ và Nam bộ, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Trung tâm du lịch TP.HCM và các vùng phụ cận đến năm 2010, định hướng đến 2020.

- Thế mạnh du lịch của các tỉnh thành lân cận mà Đồng Nai giữ vai trò như một khu vực trung chuyển. Các trung tâm du lịch này bao gồm TP.HCM, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây cũng là các tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – một trong những vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước.

- Tiềm năng và hiện trạng tăng trưởng về DLST của tỉnh Đồng Nai trong những năm qua; xu thế đầu tư phát triển của tỉnh, trong đó có ngành du lịch.


Dự báo về mức độ tăng trưởng về DLST của Đồng Nai giai đoạn 2008 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020 được tính theo 3 phương án :

Phương án I (phương án thấp) : được tính toán trên cơ sở tốc độ phát triển như hiện nay của hoạt động DLST. Phương án này phù hợp với thực trạng tăng trưởng DLST Đồng Nai trong những năm qua, cũng như xu thế phát triển của tỉnh. Phương án này sẽ đạt được ngay cả trong điều kiện không có tác động lớn trong lĩnh vực đầu tư du lịch. Phương án này chưa phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đồng Nai. Do đó việc tính toán và đưa ra chỉ mang tính tham khảo.

Phương án II (phương án chọn) : được tính toán với tốc độ phát triển cao hơn hiện nay. Phương án này sẽ là kết quả của việc đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm DLST, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch, đẩy mạnh quảng bá xúc tiến du lịch. Phương án này được tính phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đồng Nai, chiến lược phát triển ngành du lịch Đồng Nai đến năm 2020 nên nó được chọn làm phương án chính để đưa ra số liệu dự báo cho DLST Đồng Nai.

Quy hoạch kinh tế xã hội Đồng Nai giai đoạn 2006-2020 đặt ra mục tiêu chuyển dịch mạnh cơ cấu dịch vụ từ 34% (năm 2010) lên 40% (năm 2015) và 46% (năm 2020), đồng thời xác định : "Với quy mô dân số và vị trí tiếp giáp TP.HCM, tỉnh có tiềm năng và điều kiện hợp tác để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế tổng hợp, ngành du lịch mũi nhọn, nhất là thời kỳ sau 2010. Từng bước xây dựng hạ tầng du lịch kết hợp với tăng cường thu hút đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế về du lịch. Tập trung xây dựng hoàn chỉnh một số khu du lịch và giải trí có

quy mô tầm cỡ trong vùng để đủ sức hấp dẫn khách du lịch và khách quốc tế."9

Phương án III (phương án cao) : được tính toán trong điều kiện ngành du lịch Đồng Nai tăng tốc phát triển. Phương án này có khả năng đạt được trong điều kiện thuận lợi của mối quan hệ quốc tế, trong điều kiện trong nước, TP.HCM tiếp tục tăng trưởng. Đồng thời đầu tư mạnh về kết cấu hạ tầng, cơ cở


9 Trang 97, mục Phát triển Du lịch – Quy hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2006-2020


vật chất kỹ thuật, đặc biệt đầu tư hình thành những khu du lịch tổng hợp lớn, các khu vui chơi giải trí có sức hấp dẫn cao...

3.3.2. Dự báo số lượng du khách DLST :

Theo số liệu về thực trạng và xu thế phát triển du lịch Đồng Nai giai đoạn từ 2003 - 2007, tốc độ phát triển lượt khách bình quân 15,5%/năm (chỉ bao gồm khách đến tham quan, vui chơi các khu điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, không phải tổng lượt khách đến Đồng Nai), đây là điểm xuất phát để dự báo theo phương án I (phương án đạt được trong điều kiện chưa có tác động lớn trong lĩnh vực đầu tư).

Tốc độ phát triển sẽ tăng cao hơn tùy thuộc vào mức độ đẩy mạnh của tỉnh các hoạt động đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực... Hiện tại, có thể tập trung đầu tư mở rộng, củng cố dịch vụ, quảng bá cho các khu điểm du lịch hiện đang hoạt động kinh doanh như Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long, VQG Cát Tiên, Thác Mai – Hồ nước nóng, Cù lao Ba Xê...

Theo quy hoạch dự báo, tốc độ tăng bình quân của ngành du lịch Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 dự kiến là 17,5%/năm (10). Sử dụng chỉ số này để dự báo cho phương án đầu tư II (tăng thêm 2% so với phương án I, tương ứng khoảng 55.000 lượt khách/năm).

Nếu đẩy mạnh đầu tư hơn nữa, mở rộng được năng lực phục vụ của ngành du lịch Đồng Nai, tốc độ tăng trưởng bình quân sẽ tăng vượt phương án II. Việc này đòi hỏi sự gia tăng nhiều hơn về mức độ đầu tư, cũng như cần có thời gian để các khu điểm du lịch được đầu tư hoàn tất quá trình xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động. Dự kiến phương án đầu tư này (phương án III) sẽ đẩy tốc độ tăng bình quân lên 19,5%/năm.

Bảng 3.2 : Dự kiến tốc độ tăng trưởng lượt khách bình quân



Chỉ tiêu


Phương án I

Phương án II (phương án chọn)


Phương án III

Dự kiến tốc độ tăng lượt khách bình quân


15,5%/năm


17,5%/năm


19,5%/năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 2015, tầm nhìn đến 2020 - 14


10 Trang 133, bảng 14 – Quy hoạch tổng thể phát triển các dịch vụ thời kỳ 2006-2020 (Quy hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2006-2020)



Trên cơ sở đó, dự báo lượng du khách đến Đồng Nai từ 2008 – 2015 như số liệu thuộc bảng 24. Theo đó, đến năm 2012 ngành du lịch Đồng Nai dự kiến đón 1,23 triệu lượt khách nội địa và 8.300 lượt khách quốc tế. Đến 2015, con số này tương ứng là 1,99 triệu lượt nội địa và 13.500 lượt quốc tế. Và đến năm 2020, dự ước tổng lượt khách sẽ đạt gấp đôi năm 2015.

Theo phân tích và đánh giá số liệu, lượng khách DLST chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 81% trong tổng số lượt khách đến du lịch Đồng Nai giai đoạn 2003- 2007. Sử dụng tỷ lệ này để ước dự báo tổng khách DLST đến Đồng Nai giai đoạn 2008-2015 và 2020 (bảng 25).

Đến 2015, tỉnh Đồng Nai dự kiến đón 1,63 triệu lượt khách DLST, trong đó khách nội địa là 1,61 triệu lượt và khách quốc tế là 11.000 lượt. Vào năm 2020, dự ước lượt khách DLST đến tham quan du lịch Đồng Nai sẽ tăng gấp đôi năm 2015, đạt 3,26 triệu lượt.


Bảng 3.3 : Dự báo lượt khách du lịch đến Đồng Nai 2008-2015

Đơn vị tính : lượt người



Phương án


Chỉ tiêu

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2020


I

Tổng khách lữ hành

644.087

743.920

859.228

992.408

1.146.232

1.323.898

1.529.102

1.766.112

3.532.225

- Khách nội địa

639.789

738.956

853.495

985.786

1.138.583

1.315.064

1.518.899

1.754.328

3.508.656

- Khách quốc tế

4.298

4.964

5.733

6.622

7.648

8.834

10.203

11.785

23.569


II

Tổng khách lữ hành

650.868

764.770

898.604

1.055.860

1.240.636

1.457.747

1.712.852

2.012.602

4.025.203

- Khách nội địa

646.496

759.632

892.568

1.048.767

1.232.302

1.447.954

1.701.346

1.999.082

3.998.164

- Khách quốc tế

4.372

5.137

6.036

7.093

8.334

9.792

11.506

13.520

27.039


III

Tổng khách lữ hành

661.946

791.026

945.276

1.129.605

1.349.878

1.613.104

1.927.659

2.303.553

4.607.105

- Khách nội địa

657.500

785.712

938.926

1.122.017

1.340.810

1.602.268

1.914.710

2.288.079

4.576.157

- Khách quốc tế

4.447

5.314

6.350

7.588

9.068

10.836

12.949

15.474

30.948


Bảng 3.4 : Dự báo lượt khách du lịch sinh thái đến Đồng Nai 2008-2015

Đơn vị tính : lượt người



Phương án


Chỉ tiêu

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2020


I

Tổng khách DLST

521.500

603.000

695.600

803.400

928.200

1.072.200

1.238.300

1.430.500

2.861.000


- Khách nội địa


518.000


599.000


691.000


798.000


922.000


1.065.000


1.230.000


1.421.000


2.842.000

- Khách quốc tế

3.500

4.000

4.600

5.400

6.200

7.200

8.300

9.500

19.000


II

Tổng khách DLST

527.500

619.200

727.900

855.700

1.004.800

1.180.900

1.387.300

1.630.000

3.260.000

- Khách nội địa

524.000

615.000

723.000

850.000

998.000

1.173.000

1.378.000

1.619.000

3.238.000

- Khách quốc tế

3.500

4.200

4.900

5.700

6.800

7.900

9.300

11.000

22.000


III

Tổng khách DLST

536.600

640.300

766.100

915.100

1.093.300

1.306.800

1.561.500

1.865.500

3.731.000

- Khách nội địa

533.000

636.000

761.000

909.000

1.086.000

1.298.000

1.551.000

1.853.000

3.706.000

- Khách quốc tế

3.600

4.300

5.100

6.100

7.300

8.800

10.500

12.500

25.000

98


3.3.3. Dự báo doanh thu DLST

Giai đoạn 2003-2007, chi biêu bình quân của du khách nội địa là 237.000 đồng, chi tiêu bình quân của du khách quốc tế là 440.000 đồng. Dự kiến, mức chi tiêu này sẽ tăng thêm khi Đồng Nai đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ vui chơi giải trí. Hiện tại mức chi tiêu này còn thấp, chủ yếu là do các dịch vụ vui chơi tại Đồng Nai chưa đa dạng phong phú, SPDL chưa đủ sức thu hút. Dự kiến trong thời gian tới, mức chi tiêu bình quân của du khách như sau :

- Giai đoạn 2008 – 2015 :

+ Khách nội địa : 237.000 đồng/khách

+ Khách quốc tế : 440.000 đồng/khách

Phấn đấu đưa mức chi tiêu bình quân tăng gấp đôi vào giai đoạn 2015 –

2020 :


+ Khách nội địa : 470.000 đồng/khách

+ Khách quốc tế : 880.000 đồng/khách

Từ các chỉ tiêu này, dự báo doanh thu DLST trên địa bàn Đồng Nai giai

đoạn 2008-2015 sẽ đạt được như số liệu bảng 26. Theo dự báo, đến năm 2015, tổng doanh thu DLST Đồng Nai đạt 388,5 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ khách quốc tế khoảng 4,8 tỷ đồng. Ước dự báo doanh thu sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020.

3.3.4. Dự báo nguồn vốn đầu tư

Theo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Đồng Nai đến năm 2020, chỉ số ICOR về kinh tế nói chung được dự báo theo từng giai đoạn như sau :

- Giai đoạn 2006-2010 : ICOR = 3,47

- Giai đoạn 2010-2015 : ICOR = 3,53

Do hiệu quả hoạt động của ngành du lịch Đồng Nai còn thấp nên có thể áp dụng các chỉ số ICOR nói trên cho du lịch Đồng Nai. (Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, ICOR của ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2005-2010 là 3,0).

Sử dụng các chỉ số này có thể dự báo cho nhu cầu vốn đầu tư phát triển DLST Đồng Nai giai đoạn 2008-2015 (bảng 27). Đến năm 2015, Đồng Nai cần 216,8 tỷ đồng đầu tư cho DLST. Đây là con số lớn so với khả năng ngân sách của tỉnh. Do đó, phần lớn sẽ huy động nguồn đầu tư từ xã hội (nhân dân, DN trong nước, DN nước ngoài). Con số này ước sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020.

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí