99
Bảng 3.5 : Dự báo doanh thu du lịch sinh thái ở Đồng Nai 2008-2015
Đơn vị tính : triệu đồng
Năm | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2020 |
Doanh thu DLST | 125.728 | 147.603 | 173.507 | 203.958 | 239.518 | 281.477 | 330.678 | 388.543 | 777.086 |
- Khách nội địa | 124.188 | 145.755 | 171.351 | 201.450 | 236.526 | 278.001 | 326.586 | 383.703 | 767.406 |
- Khách quốc tế | 1.540 | 1.848 | 2.156 | 2.508 | 2.992 | 3.476 | 4.092 | 4.840 | 9.680 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tập Trung Xây Dựng Và Phát Triển Sản Phẩm Dlst Mang Nét Đặc Trưng, Đặc Sắc Của Đồng Nai, Trọng Tâm Gồm 3 Sản Phẩm Chính
- Hình Thành Các Sản Phẩm Du Lịch Chuyên Đề Bổ Trợ Cho Sản Phẩm Dlst
- Nâng Cao Nhận Thức, Sự Hiểu Biết Của Các Du Khách Về Môi Trường Tự Nhiên, Môi Trường Văn Hóa
- Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 2015, tầm nhìn đến 2020 - 16
- Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Địa Bàn Tỉnh Đồng Nai
- Bản Đồ Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Tỉnh Đồng Nai Đến Năm 2010
Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.
Bảng 3.6 : Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Đồng Nai 2008-2015
Đơn vị tính : triệu đồng
Năm | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2020 |
ICOR (Đồng Nai) | 3,47 | 3,47 | 3,47 | 3,53 | 3,53 | 3,53 | 3,53 | 3,53 | 3,56 |
Doanh thu DLST | 125.728 | 147.603 | 173.507 | 203.958 | 239.518 | 281.477 | 330.678 | 388.543 | 777.086 |
Doanh thu tăng thêm | 21.875 | 25.904 | 30.451 | 35.560 | 41.959 | 49.201 | 57.865 | 115.730 | |
Nhu cầu vốn đầu tư DLST | 75.906,3 | 89.886,9 | 107.492,0 | 125.526,8 | 148.115,3 | 173.679,5 | 204.263,5 | 408.526,9 |
3.3.5. Dự báo nguồn lao động du lịch
Tốc độ tăng lao động bình quân của ngành du lịch Đồng Nai là 24%/năm trong giai đoạn 2001-2005. Sử dụng các số liệu từ 2003 – 2005, có thể tính được tỷ lệ số lượng khách/một lao động. Đây là hệ số chỉ số lượng du khách tương ứng với một lao động phục vụ.
Bảng 3.7 : Tỷ lệ lượt khách du lịch/lao động
Đơn vị tính : người
2003 | 2004 | 2005 | Bình quân | |
Khách du lịch | 370.748 | 502.868 | 552.636 | |
Số lao động | 1.105 | 1.372 | 2.061 | |
Tỷ lệ lượt khách/lao động (làm tròn) | 336 | 367 | 268 | 323 |
(Nguồn : Sở Thương mại Du lịch Đồng Nai)
Sử dụng tỷ lệ này cùng với dự báo về số lượng khách du lịch, dự kiến số lao động phục vụ ngành du lịch từ 2008-2015 như sau :
Bảng 3.8 : Dự báo nhu cầu nhân lực phục vụ du lịch tại Đồng Nai 2008-2015
Đơn vị tính : người
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Số lao động | 2.015 | 2.368 | 2.782 | 3.269 | 3.841 | 4.513 | 5.303 | 6.231 |
DLST chiếm tỷ trọng 81% ngành du lịch Đồng Nai, sử dụng tỷ lệ này ước thô, dự báo lực lượng lao động phục vụ DLST từ 2008-2015 sẽ là :
Bảng 3.9 : Dự báo nhu cầu nhân lực phục vụ du lịch sinh thái tại Đồng Nai 2008-2015
Đơn vị tính : người
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Số lao động | 1.632 | 1.918 | 2.253 | 2.648 | 3.111 | 3.656 | 4.295 | 5.047 |
3.3.6. Tầm nhìn đến 2020
- Giai đoạn 2016-2020, theo dự báo phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai, nền kinh tế của tỉnh đã đạt quy mô khá lớn. Thu nhập bình quân đầu người ước khoảng 3.000USD/người. Tăng trưởng kinh tế ước đạt 13,5%-15,5%.
- Sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động và các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng khác (đường cao tốc Biên Hòa – Bà Rịa Vũng Tàu, đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây...) góp phần mở rộng và nâng cao năng lực vận chuyển của tỉnh trong việc đưa đón khách quốc tế, khách trong nước.
- Đời sống vật chất của nhân dân được nâng cao làm tăng xu hướng hướng về thiên nhiên, chú trọng đời sống văn hóa, tạo ra nhu cầu cao về DLST, tham quan, nghỉ dưỡng.
- Đẩy mạnh phát triển các cụm DLST kết hợp với các loại hình du lịch khác trên địa bàn tỉnh, đồng thời liên kết với SPDL của các tỉnh thành lân cận nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách :
+ Cụm DLST thiên nhiên : VQG Cát Tiên, Rừng Chiến khu Đ, Hồ Trị An, các điểm du lịch Lâm Đồng...
+ Cụm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng : Thác Mai – Hồ nước nóng, miệng núi lửa, Thác Ba Giọt, Hang động, Đá Ba Chồng...
+ Cụm du lịch văn hóa, hành hương : Núi Chúa Chan – Chùa Gia Lào, Mộ Cổ Hàng Gòn, các vườn trái cây Long Thành, Long Khánh, các điểm du lịch Bình Thuận...
+ Cụm du lịch hội nghị, mua sắm : Trung tâm Thương mại Hội nghị Long Thành, sân bay quốc tế Long Thành, các điểm du lịch Nhơn Trạch, Cần Giờ...
+ Cụm du lịch sông kết hợp văn hóa lịch sử : sông Đồng Nai – sông Sài Gòn – Sông Bé, Chùa Long Thiền, Gốm Thái Dương, Cù lao Ba Xê...
- Tăng cường đầu tư SPDL, nâng cao chất lượng dịch vụ, hướng mạnh đến việc khai thác thị trường khách quốc tế.
+ Quảng bá hình ảnh của DLST Đồng Nai ở nước ngoài thông qua các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, đội ngũ tham tán thương mại...
+ Liên kết với các thành phố ở nước ngoài có quan hệ kết nghĩa với tỉnh Đồng Nai đẩy mạnh hợp tác đầu tư phát triển DLST và giáo dục đào tạo nguồn nhân lực.
+ Học tập các kinh nghiệm, công nghệ từ các nước bạn giúp nâng cao công tác quản lý, bảo tồn, khai thác tài nguyên DLST.
+ Hoàn chỉnh hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để chủ động đề nghị được đăng cai tổ chức các sự kiện thể thao, hội nghị, hội thảo, hội chợ triển lãm,... mang tính quốc tế để quảng bá mạnh hơn cho du lịch Đồng Nai.
3.4. Các giải pháp và kiến nghị
3.4.1. Về tổ chức thực hiện chiến lược
- Thành lập Tiểu Ban Chỉ đạo Phát triển DLST với cơ cấu nhân sự như sau : Lãnh đạo UBND tỉnh (Trưởng ban), Sở Văn hóa Thể thao Du lịch (Phó ban), Sở Kế hoạch Đầu tư (Ủy viên), Sở Xây dựng (Ủy viên), Sở Tài nguyên Môi trường (Ủy viên), Sở Tài chính (Ủy viên), Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (Ủy viên). Giúp việc cho Ban Chỉ đạo có Tổ chuyên viên gồm các Phòng thuộc các Sở ngành trên. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo :
+ Chỉ đạo tiến hành việc rà soát, phân loại, đánh giá tài nguyên DLST trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm xác định ranh giới quy hoạch, phân khu, phân vùng tạo điều kiện cho việc mời gọi đầu tư, kinh doanh khai thác hợp lý và bảo tồn, bảo vệ.
+ Xây dựng hệ thống các cơ chế chính sách liên quan giúp thực thi chiến lược phát triển DLST Đồng Nai.
+ Chỉ đạo chính quyền cấp huyện, cấp phường xã tăng cường công tác quản lý quy hoạch đã được xác lập.
+ Tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong suốt quá trình triển khai đầu tư xây dựng các dự án DLST nhằm giảm thiểu thời gian thực hiện các dự án.
- Kiến nghị thành lập Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đồng Nai với các chức năng nhiệm vụ như sau :
+ Cung cấp thông tin về các khu điểm du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí, thông tin tiện ích của Đồng Nai cho du khách thông qua các tổ thông tin du lịch.
+ Tư vấn thông tin về các dự án mời gọi đầu tư DLST, các thông tin về luật pháp, cơ chế chính sách.
+ Triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu cho DLST Đồng Nai
- Tăng cường hợp tác với các tỉnh thành lân cận trong việc xây dựng và phát triển các sản phẩm DLST của Đồng Nai.
3.4.2. Về vốn đầu tư phát triển
- Thành lập Quỹ Xúc tiến Du lịch từ các nguồn ngân sách nhà nước, DN, hiệp hội.. để thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, khảo sát và tìm kiếm thị trường, phát triển du lịch.
- Vận động các nguồn vốn từ các Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế, các cá nhân, tổ chức để lồng ghép đầu tư bảo tồn và phát triển DLST.
- Cổ phần hóa một số DN du lịch nhà nước, hoặc nhà nước góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài nguyên DLST nhằm thu hút thêm các nguồn vốn xã hội
- Mời gọi các công ty lớn, các tập đoàn kinh doanh du lịch nước ngoài đầu tư phát triển DLST Đồng Nai.
3.4.3. Về cơ chế chính sách
- Ban hành chính sách thu hút đầu tư về DLST, hỗ trợ các DN, các nhà đầu tư trong công tác đền bù giải tỏa, cải cách thủ tục hành chính ; cơ chế ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư vào những vùng có tài nguyên du lịch nhưng còn hoang sơ, kém phát triển.
- Ban hành cơ chế chính sách phân phối, điều hòa lợi ích trong quá trình đầu tư khai thác tài nguyên DLST giữa chủ đầu tư, chủ thể quản lý lãnh thổ, chủ thể quản lý sử dụng tài nguyên và cộng đồng dân cư địa phương
- Ban hành cơ chế bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; cơ chế phân bổ lại các nguồn thu từ việc khai thác DLST nhằm mục đích bảo vệ, bảo tồn các tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn.
- Ban hành cơ chế kiểm tra giám sát chất lượng phục vụ du lịch của các tổ chức, đơn vị cung ứng dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư DLST sử dụng lực lượng lao động tại địa phương, khuyến khích trách nhiệm xã hội của DN.
PHẦN KẾT LUẬN
DLST là một trong những công cụ khá hữu hiệu giúp PTBV. Sự phát triển DLST chủ yếu dựa vào việc bảo tồn các thành tố quan trọng như các HST, ĐDSH và bản sắc văn hóa bản địa. Tuy vậy, quá trình này không mang tính một chiều mà có sự tương tác qua lại, nghĩa là việc bảo tồn cũng phải dựa trên thành quả của sự phát triển. Chính điều này giúp tiến trình phát triển DLST đảm bảo được tính bền vững khi nó cùng lúc phải xem xét việc cân bằng một cách hài hòa lợi ích của tất cả các yếu tố về môi trường, văn hóa, xã hội, kinh tế. Tất nhiên, việc lựa chọn phát triển DLST chỉ là một trong những bước đi cần thiết để đảm bảo sự PTBV. Phần còn lại liên quan đến công tác xây dựng chiến lược phát triển DLST, quy hoạch DLST dựa trên các nguyên tắc nền tảng, cũng như quyết tâm triển khai thực hiện tốt các định hướng phát triển.
Đồng Nai là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển DLST. Đó là sự phong phú, đa dạng, đặc sắc về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn, sự thuận lợi về kết cấu hạ tầng và tiềm năng thị trường to lớn. Tuy vậy, ngành du lịch Đồng Nai vẫn chưa được quan tâm khai thác đúng mức nên xuất phát điểm hiện nay vẫn còn thấp và khá mờ nhạt trên bản đồ du lịch Việt Nam. Sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch như hiện nay của tỉnh chủ yếu bắt nguồn từ việc chưa có một chiến lược phát triển DLST đúng nghĩa cùng với những nỗ lực và quyết tâm thực hiện. Thời gian qua, chính quyền tỉnh đã có sự quan tâm nhất định với mong muốn thúc đẩy phát triển DLST nhưng các hoạt động hỗ trợ của nhà nước vẫn còn rời rạc, dàn trải, thiếu tính tập trung và sự đồng bộ.
Bên cạnh việc chưa tận dụng tốt các lợi thế hiện có, du lịch Đồng Nai còn phải đối mặt với nhiều hạn chế và khó khăn mang tính chủ quan lẫn khách quan trong quá trình phát triển du lịch. Đó là cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, số lượng và chất lượng đội ngũ lượng lao động phục vụ du lịch chưa cao, công tác thu hút và giám sát đầu tư hạn chế, hoạt động xúc tiến du lịch trên địa bàn tỉnh chưa hướng vào những phân khúc thị trường mục tiêu cụ thể.
Hệ quả trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình phát triển DLST Đồng Nai. Việc không có chiến lược phát triển DLST thích đáng chính là môi trường tốt cho sự hoạt động thiếu chặt chẽ của các cơ chế thu hút, giám sát đầu tư DLST; cơ chế phân chia lợi ích,... Từ đó, dễ dẫn đến sự sai lệch về mục tiêu, định hướng phát triển DLST và khó đảm bảo quá trình phát triển tuân thủ đúng các nguyên tắc của DLST. Thực tế cho thấy, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước rất quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động quản lý kinh tế xã hội, nhất là trong giai đoạn ban đầu và đối với hoạt động DLST, khi mà các tiến trình phát triển chưa hội đủ các yếu tố để có thể tự thân vận động. Sự tác động, hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía nhà nước sẽ giúp quá trình này diễn ra nhanh chóng hơn và đi đúng quỹ đạo đã định sẵn để đạt được mục tiêu phát triển DLST một cách cân bằng, hài hòa và ổn định.
Từ đó cho thấy vai trò to lớn và tầm quan trọng của việc hình thành các chiến lược phát triển DLST nếu du lịch Đồng Nai muốn tăng tốc trong thời gian tới. Cũng cần lưu ý, trong quá trình hoạch định và triển khai thực hiện các chiến lược phát triển DLST, phải luôn tuân thủ nguyên tắc sức chứa của tài nguyên DLST, kiên quyết không vì lợi ích kinh tế trước mắt, chạy theo số lượng mà vô tình hay cố ý bỏ qua các giới hạn này. Nếu không, tính bền vững của quá trình phát triển khó mà đảm bảo được.
Để xây dựng và phát triển DLST thành công cần nhiều hơn nữa sự quyết tâm, sự quan tâm của các cơ quan nhà nước. Nếu không nhận được sự quan tâm hỗ trợ nhiều hơn từ các ngành khác, từ lãnh đạo cấp trên thì ngành du lịch Đồng Nai rất khó kỳ vọng đến sự phát triển mang tính đột phá. Từ đó cho thấy chính quyền tỉnh cần tác động nhiều hơn đế ngành du lịch Đồng Nai có thể bứt phá để vượt qua các khó khăn thách thức hiện tại để đưa nó về đúng quỹ đạo phát triển của nó./.