Tổng Hợp Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài Của Trường Cao Đẳng Tm & Du Lịch


Trường là 105 người, trong đó trình độ thạc sỹ chiếm 17,3%, trình độ tiến sỹ chiếm 2%.

Bên cạnh lực lượng Giảng viên, điều kiện về cơ sở vật chất cũng là yếu tố quan trọng. Cơ sở vật chất của nhà trường đến hiện tại đủ đảm bảo cho nhu cầu đào tạo của Nhà trường với số lượng sinh viên dao động từ 4.000 đến 6.000 học sinh, sinh viên.

2.2.2.4 Sản phẩm thay thế

. Hiện nay với việc phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, ngoài việc đào tạo trực tiếp, người học có thể sử dụng các phương tiện học tập nghiên cứu từ xa thông qua: băng đĩa tự học, thư viện điện tử, tài liệu điện tử, tư vấn qua mạng, giáo dục qua mạng.. với nhiều tính năng tiện ích. Điều này làm ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ đào tạo tư vấn của Nhà trường do đó cần lưu ý trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh.

2.2.2.5 Đối thủ cạnh tranh

Như đã đề cập ở trên, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của trường trên địa bàn tỉnh bao gồm: Trường Cao đẳng Kinh tế Thái Nguyên, Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật, Trường Cao đẳng Công Nghiệp Thái Nguyên, Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức, Trường Cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp. Trong đó Trường Cao đẳng Kinh tế Thái Nguyên và trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật là đối thủ có sức cạnh tranh mạnh với trường.

- Về vị trí địa lý: Hai trường trên đều nằm gần với địa bàn của Trường Cao đẳng TM&DL, thuận tiện trong việc đi lại và ăn ở sinh hoạt của sinh viên. Trường Cao đẳng kinh tế Thái Nguyên trực thuộc tỉnh quản lý, được sự quan tâm sâu sát, kịp thời từ phía tỉnh. Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật trực thuộc Đại Học Thái Nguyên với đàn anh có bề dày kinh nghiệm là Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên.

- Về vùng tuyển sinh: do cùng nằm trên địa bàn tỉnh, đối tượng tuyển sinh của cả 3 trường đều là các tỉnh phía bắc


- Về nghành nghề đào tạo: Các trường đều đào tạo các ngành kinh tế, kế toán, quản trị hệ Trung cấp, cao đẳng. Riêng trường Cao đẳng TM&DL có ngành đặc thù là Du lịch – khách sạn.

- Về các loại hình đào tạo: Học sinh sau khi tốt nghiệp Trung cấp đều được đào tạo liên thông lên Đại học nếu có nhu cầu.

Chính vì những đặc điểm trên mà các trường này cùng tạo nên sức cạnh tranh lớn trong quá trình tuyển sinh và đào tạo

2.2.3 Nhận diện các cơ hội và thách thức

2.2.3.1 Các cơ hội

- Tác động tích cực từ các chủ trương, chính sách đối với sự phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước giai đoạn 2010 đến 2020 và những năm tiếp theo tạo điều kiện cho phát triển giáo dục đào tạo Nhà trường (O1)

- Nhà nước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kế hoạch xây dựng và phát triển Nhà trường (O2)

- Đất nước đang trong ‘độ tuổi vàng ‘ về cơ cấu dân số, với 2/3 dân số đang trong độ tuổi lao động, trong đó lực lượng lao động chưa được đào tạo nghề tương đối lớn nên nhu cầu đào tạo nhân lực đang là cơ hội lớn để nhà trường phát triển (O3)

- Yêu cầu của xã hội về chất lượng đào tạo, giải pháp kiểm định chất lượng và công khai chất lượng đào tạo các trường là cơ hội để Nhà trường khẳng định và phát triển (O4)

- Phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế tạo cơ hội để Nhà trường có thêm điều kiện đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, mở rộng liên kết hợp tác quốc tế về đào tạo, tạo điều kiện thu hút cán bộ có trình độ tham gia (O5)

2.2.3.2 Các thách thức

Đồng hành với những cơ hội luôn là thách thức đối với sự phát triển của Nhà trường.

Các thách thức được nhận diện bao gồm :

- Chủ trương, chính sách phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước tạo nên thách thức về thế và lực mới của nhà trường trong hệ thống đa dạng các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học trong Vùng và cả nước. Hội nhập kinh tế quốc tế là thách


thức lớn đối với các trường trong nước, nhiều đối thủ nước ngoài cùng gia nhập nền giáo dục dẫn đến thị phần của Nhà trường bị phân tán (T1)

- Yêu cầu về chất lượng của học sinh đầu ra ngày càng cao đối với các đơn vị sử dụng lao động (T2)

- Tác động của mặt trái cơ chế thị trường vào lĩnh vực đào tạo nói chung, nhà trường và đội ngũ cán bộ, giảng viên nói riêng ngày càng mạnh và diễn biến phức tạp đòi hỏi Nhà trường cần có biện pháp hữu hiệu giáo dục và quản lý đảm bảo kỷ cương, nề nếp trong mọi hoạt động (T3)

- Chất lượng đầu vào của học sinh không đồng đều (T4)

2.2.3.3Ma trận yếu tố bên ngoài

Để đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia. Các chuyên gia được khảo sát bao gồm: Ban giám hiệu, trưởng (phó) các phòng, khoa đào tạo. Việc khảo sát được sử dụng thông qua bảng câu hỏi (Phụ lục 1 – Tham khảo ý kiến chuyên gia trong việc xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Trường Cao đẳng TM&DL)

Sau khi phân tích các yếu tố bên ngoài cho thấy có các yếu tố ảnh hưởng đến Trường Cao đẳng TM và Du lịch Thái Nguyên.

Tầm quan trọng của các yếu tố được được xác định dựa trên tỉ lệ % tầm quan trọng của các yếu tố tác động tới trường từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0(rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Tổng mức phân loại = 1

Điểm đánh giá về mức độ phản ứng của trường đối với mỗi yếu tố được phân loại từ 1 đến 4, trong đó: 4 = phản ứng tốt, 3 = phản ứng trên TB, 2 = phản ứng trung bình, 1 = ít phản ứng.

Điểm phân loại được dựa trên điểm trung bình của các chuyên gia đánh giá.

Từ kết quả khảo sát được tổng hợp, xử lý thành kết quả phân loại. Sau đó thực hiện việc đánh giá các yếu tố của Trường theo bảng:


Bảng 2.3 Tổng hợp ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của Trường Cao đẳng TM & Du lịch


STT


Các yếu tố bên ngoài

Mức độ quan trọng


Phân loại

Số điểm quan trọng


1

Tác động tích cực từ các chủ trương, chính sách đối với sự phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước


0.12


3


0.36


2

Được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kế hoạch xây dựng và phát triển Nhà trường


0.1


3


0.3

3

Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực lớn

0.14

4

0.56


4

Yêu cầu của xã hội về chất lượng đào tạo, giải pháp kiểm định chất lượng và công khai chất lượng đào tạo


0.1


2


0.2

5

Phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế

0.12

3

0.36


6

Hội nhập kinh tế quốc tế là thách thức lớn đối với các trường trong nước, nhiều đối thủ nước ngoài cùng gia nhập nền giáo dục dẫn đến thị phần của

Nhà trường bị phân tán


0.12


3


0.36

7

Yêu cầu về chất lượng của học sinh đầu ra ngày

càng cao đối với các đơn vị sử dụng lao động


0.12


3


0.36


8

Tác động của mặt trái cơ chế thị trường vào lĩnh vực đào tạo nói chung, nhà trường và đội ngũ cán bộ, giảng viên nói


0.08


1


0.08

9

Chất lượng đầu vào của học sinh không đồng đều

0.1

2

0.2


Tổng

1


2.78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược cho Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch - 9


Như vậy, tổng điểm quan trọng 2.78 (so với điểm trung bình là 2.5) cho thấy Trường Cao đẳng TM&DL ở trên mức trung bình trong việc nỗ lực theo đuổi các chiến lược nhằm tận dụng cơ hội và tránh các mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.


2.3 Phân tích môi trường bên trong


2.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong

2.3.1.1 Cơ sở vật chất

Thành phố Thái Nguyên được thành lập vào năm 1962 nằm bên bờ sông Cầu thơ mộng. Là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên (trước kia thuộc tỉnh Bắc Thái), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ. Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, là cửa ngõ đi các tỉnh Đông Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn. Đây là một đầu mút giao thông với 3 đường quốc lộ đi qua gồm: Quốc lộ 3 (đi Hà Nội về phía Nam, đi Bắc Kạn về phía Bắc), Quốc lộ 37 (đi Tuyên Quang về phía Tây, đi Bắc Giang về phía Đông), Quốc lộ 1B (đi Lạng Sơn). Thành phố Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Trường Cao đẳng Thương mại và Du Lịch đặt tại số 478, đường Thống nhất, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên với:

- Tổng diện tích 3,96 ha với 300m mặt tiền gần quốc lộ 3

- Tổng diện tích xây dựng: 20.277m2 bao gồm:1 nhà hiệu bộ cao tầng có 22 phòng làm việc, hội họp; khu giảng đường 37 phòng học lý thuyết đủ tiêu chuẩn, 7 phòng máy vi tính với 304 máy nối mạng Internet; 8 phòng thực hành, thí nghiệm; 1 thư viện; 1 hội trường lớn; 3 nhà ký túc xá cao 5 tầng có các phòng ở tiện nghi, vệ sinh khép kín đủ chỗ ở cho HSSV, cùng vườn hoa cây cảnh tạo ra môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp và môi trường giáo dục lành mạnh.

Cơ sở vật chất của trường được thể hiện qua bảng sau:


Bảng 2.4: Cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch

STT

Nội dung

ĐVT

Tổng số

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Diện tích đất đai Nhà trường quản lý sử dụng

ha

3,96


II

Số cơ sở đào tạo

Cơ sở

01


III

Diện tích xây dựng

m2

20.277


IV

Giảng đường/Phòng học




1

Số phòng học

Phòng

37


2

Diện tích

m2

3.720


V

Diện tích hội trường

m2

475


VI

Phòng học máy tính




1

Số phòng

Phòng

07


2

Diện tích

m2

933


3

Số máy tính sử dụng được

Bộ

304


4

Số máy tính nối mạng ADSL

Bộ

304


VII

Phòng học ngoại ngữ




1

Số phòng

Phòng

02


2

Diện tích

m2

144


VIII

Thư viện




1

Số phòng

Phòng

04


2

Diện tích

m2

500


3

Số đầu sách

Đầu sách

2000


IX

Phòng thực hành, thực tập




1

Số phòng

Phòng

8


2

Diện tích

m2

428


3

Số thiết bị thí nghiệm chuyên dùng

Thiết bị

302


X

Nhà ở học sinh (Ký túc xá)




1

Diện tích

m2

6.888


2

Số phòng

Phòng

112


3

Diện tích bình quân/học sinh

m2

6,7


XI

Nhà ăn sinh viên

m2

300


XII

Nhà văn hoá




XIII

Nhà thi đấu đa năng




XIV

Diện tích bể bơi




XV

Sân vân động




1

Diện tích

m2

800


XVI

Nhà làm việc




1

Diện tích

m2

1.400


2

Số phòng

Phòng

12




XVII

Hội trường




1

Số phòng

Phòng

02


2

Diện tích

m2

240


XVIII

Nhà để xe




1

Diện tích

m2

400


Nguồn: Phòng quản trị đời sống

Ở các khoa, phòng ban Nhà trường đều trang bị máy vi tính để bàn và máy tính xách tay phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu. Hiện nay Trường có 18 máy tính xách tay, 6 máy chiếu đa năng và phông chiếu giúp giáo viên có thể áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực.

Thực hiện phương châm: “Học đi đôi với hành”, Nhà trường đã và đang bổ sung thêm trang thiết bị dụng cụ cho các phòng thực hành. Phòng học vi tính được trang bị 40 máy/ một phòng. Phòng thực hành chế biến, bar, bàn, buồng được trang bị đầy đủ trang thiết bị dụng cụ hiện đại, mang tính thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của chuyên ngành. Cụ thể Trường mới trang bị thêm 2 máy điều hoà cho phòng bàn, 01 lò vi sóng và 01 tủ nướng cho bếp, 03 bộ ga gối chăn đệm Hàn Quốc cho phòng buồng.

Công tác đổi mới nội dung chương trình, biên soạn chương trình, giáo trình của trường đã được Ban giám hiệu Nhà trường quan tâm và coi đây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo. Nhất là trong hai năm lại đây, khi Trường tuyển sinh hệ cao đẳng thì công tác này càng được chú trọng. Để có chương trình hoàn thiện và giáo trình cho các học phần cho các chuyên ngành hệ cao đẳng, Ban giám hiệu Nhà trường quan tâm, đầu tư kinh phí cho hoạt động này. Năm học 2007- 2008 số lượng chương trình, giáo trình được biên soạn mới là 28, số lượng được chỉnh lý, bổ sung là 22. Năm học 2008-2009 có 09 giáo trình mới được tổ chức nghiệm thu, 12 giáo trình được bổ sung chỉnh lý, 19 chương trình học phần được biên soạn mới, 06 chương trình đào tạo được bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp hơn với thực tế nghề nghiệp và mục tiêu đào tạo.

Đến hết năm học 2011-2012 Nhà trường đã có 23 giáo trình nội bộ; Cơ bản

đã hoàn thành các đề cương học phần của các ngành nghề hệ cao đẳng. Ngoài ra


còn có nhiều tài liệu phục vụ cho giảng dạy của giáo viên và học sinh như: bộ bài thực hành, hệ thống bài tập, tài liệu tham khảo...

Các yếu tố tồn tại và đạt được của cơ sở vật chất:

Các điểm đạt đươc:

- Cơ sở vật chất trong những năm gần đây được đầu tư đáng kể, cơ bản đã kiên cố hóa , đặc biệt là hệ thống giảng đường và nhà làm việc.

- Khu ký túc xá đã được xây mới rộng thêm, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của học sinh sinh viên, tạo điều kiện yên tâm học tập nghiên cứu

- Đã được trang bị thêm nhiều thiết bị dụng cụ mới cho giờ học thực hành, nâng cao kỹ năng của người học

Các tồn tại:

- Thư viện trường mặc dù đã được đầu tư xây dựng mới, nhưng số đầu sách còn chưa đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên

- Cơ sở vật chất chỉ đáp ứng được yêu cầu với quy mô đào tạo hiện tại, trong tương lai nếu mở rộng quy mô sẽ thiếu lớp học thực hành và thiết bị dụng cụ thực hành.

2.3.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân lực

Tổng số cán bộ nhân viên của trường bao gồm:

- Ban giám hiệu: 04 người (1 hiệu trưởng, 3 hiệu phó)

- Cán bộ các Phòng ban chức năng: 41 người

- Giáo viên: 105 người

Cơ cấu tổ chức của Trường theo quan hệ trực tuyến chức năng, phân thành 3 cấp: Trường – Khoa – Bộ môn

Giúp việc cho cấp Trường là các đơn vị tham mưu: Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Quản trị đời sống, Phòng Công tác học sinh – sinh viên, Phòng Khoa học công nghệ và đối ngoại, Phòng Khảo Thí. Quan hệ công tác theo cơ chế chỉ huy từ Trường, đến Khoa, đến các Bộ môn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2023