Các Giải Pháp (Nguồn Lực) Để Thực Hiện Chiến Lược


Khi ngành không còn cơ hội tăng trưởng dài hạn, khi nền kinh tế không ổn định hoặc khi doanh nghiệp tìm thấy những cơ hội khác hấp dẫn hơn sản xuất kinh doanh hiện tại thì cần có chiến lược suy giảm phù hợp.

- Chiến lược cắt giảm chi phí: Thông thường là giảm chi phí cho các hoạt động và tăng năng suất lao động. Các biện pháp cụ thể tùy thuộc vào tình hình thực tế bao gồm việc cắt giảm thuê mướn, cho nhân viên nghỉ việc.

- Chiến lược thu lại vốn đầu tư: Chiến lược này được áp dụng với những cơ sở không triển vọng phù hợp với chiến lược chung của doanh nghiệp. Kết quả của việc thu hồi vốn đầu tư dẫn đến việc phân bố lại các nguồn lực để tập trung vào những bộ phận có tiềm năng hoặc tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.

Chiến lược giải thể: Chiến lược này được thực hiện khi áp dụng tất cả các chiến lược suy giảm khác mà không cứu nguy được doanh nghiệp.

1.3.3 Lựa chọn chiến lược

Các tổ chức sẽ cố gắng tạo dựng lợi thế cạnh tranh thông qua một chuỗi chiến lược. Vậy trong những chiến lược đó, tổ chức sẽ lực chọn những chiến lược nào tốt nhất để làm chiến lược chủ đạo? Việc lựa chọn đúng những chiến lược tối ưu sẽ góp phần quyết định sự thành công đối với tổ chức khi triển khai thực thi các chiến lược phát triển tổ chức.

Trên cơ sở tập hợp các chiến lược đã được chỉ ra bằng việc kết hợp các yếu tố Điểm mạnh - Cơ hội, Điểm mạnh - Nguy cơ, Điểm yếu - Cơ hội, Điểm yếu - Nguy cơ, sử dụng ma trận theo tiêu chí GREAT để phác họa những nét cơ bản cho việc lựa chọn chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp có khả năng theo đuổi.


Bảng 1.1 Ma trận GREAT



Tiêu chí


Trọng số

Các chiến lược

Chiến lược 1

Chiến lược 2

Chiến lược n

Điểm đánh

giá

Điểm qui đổi

Điểm đánh

giá

Điểm qui đổi


Điểm đánh

giá

Điểm qui đổi

1

2

3

4=2x3

5

6=2x5

i

j=2xi

Lợi ích

(Gain)









Độ rủi ro

(Risk)









Chi phí

(Expense)









Tính khả thi

(Achievement)









Thời gian

(Time)









Tổng

1








Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược cho Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch - 6

Nguồn: McGraw Hill Company, 2007

Việc lựa chọn chiến lược phát triển tối ưu khi áp dụng mô hình GREAT (Gain: Lợi ích- Rish: Rủi ro- Expense: Chi phí- Achievable: Khả thi- Time: Thời gian) được thực hiện như sau:

Bước 1: Nhận biết các phạm trù chính cần phân tích hay các tiêu chí ở cột 1. Bước 2: Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố (tiêu chí) tới chiến lược tổng thể; sử dụng hệ số tác động chỉ mức độ quan trọng và sự ảnh hưởng của các yếu tố tới chiến lược (hệ số được tính bằng cách cho điểm từ 0 đến 1 sao cho tổng trọng số bằng 1).


Bước 3: Đánh giá cho điểm từng yếu tố phân tích ở từng chiến lược. Điểm đánh giá được tính từ 1 đến 5 ứng với các mức độ: yếu, trung bình, trung bình khá, khá, tốt.

Bước 4: Qui đổi các hệ số là kết quả của tích 2 cột (cột trọng số và cột điểm đánh giá ở từng chiến lược), sau đó cộng dồn các kết quả thành phần để được tổng điểm ở hàng cuối.

Bước 5: Tô đậm 1 đến 3 con số tổng cao nhất và đó chính là những chiến lược trọng tâm cần tập trung thực hiện.


1.4 Các giải pháp (nguồn lực) để thực hiện chiến lược


Để có thể thực hiện chiến lược thành công, đạt được những mục tiêu đã đề ra, thì doanh nghiệp cần phải có kế hoạch phân bổ nguồn lực và các hoạt động hợp lý, nghĩa là phải có các giải pháp sau:

1.4.1 Giải pháp về nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức

Chiến lược liên quan đến nguồn nhân lực bao gồm: thu hút và giữ nhân tài, đào tạo và đào tạo lại để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tổ chức lao động khoa học, đãi ngộ hợp lý,…

Nhằm xác định quy mô, cơ cấu và yêu cầu chất lượng lao động ứng với chiến lược sản xuất kinh doanh đã xác định. Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu nhân lực yếu kém, không được đào tạo thì hạn chế trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới, hạn chế năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.

Về vấn đề tổ chức nguồn nhân lực giữ vai trò rất quan trọng, nó phụ thuộc vào trình độ nhận thức và quản lý của đội ngũ lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp, quyết định đến việc làm sao để thực hiện được các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Các nhà quản lý cần được luôn luôn bồi dưỡng, nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh trong cơ chế thị trường, nâng cao năng lực điều hành doanh nghiệp đảm bảo sự phát triển bền vững.


1.4.2 Giải pháp về Marketing

Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội giúp cho các cá nhân và tập thể đạt được những gì họ cần và mong muốn, thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác.

Chức năng Marketing của một tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc theo đuổi lợi thế cạnh tranh bền vững. Marketing được định nghĩa là một quá trình đánh giá và đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của các cá nhân hoặc nhóm người bằng cách tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm, dịch vụ có giá trị. Hai yếu tố quan trọng nhất trong Marketing là khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

Giải pháp Marketing của một tổ chức đều nhằm vào việc quản lý có hiệu quả hai nhóm này. Doanh nghiệp nên xem xét tiến hành tổng thể hoặc từng công cụ marketing trong nội dung của marketing hỗn hợp bao gồm: chính sách sản phẩm dịch vụ; chính sách giả cả; chính sách phân phối; chính sách xúc tiến bán hàng.

1.4.3 Giải pháp về công nghệ và kỹ thuật

Công nghệ và kỹ thuật được coi là công cụ then chốt góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng của các công ty và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Tập trung đổi mới, hoàn thiện công nghệ - kỹ thuật hoặc đầu tư sản xuất theo hướng tiếp cận công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường để nâng cấp chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh bền vững là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.

1.4.4 Giải pháp về nguồn lực tài chính

Quản trị hoạt động tài chính doanh nghiệp là tổng hợp các hoạt động xác định và tạo ra các nguồn vốn cần thiết đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành liên tục với hiệu quả kinh tế cao. Nó bao gồm các định hướng về quy mô và nguồn hình thành vốn cho đầu tư, về việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hiện có để thực hiện mục tiêu đề ra. Giải pháp về tài chính bao gồm các nội dung: lựa chọn kênh huy động vốn, lựa chọn phương thức huy động vốn, mục tiêu doanh thu, mục tiêu lợi nhuận.


1.5 Bài học kinh nghiệm về xây dựng chiến lược phát triển


1.5.1 Kinh nghiệm về xác định nhiệm vụ chiến lược của tổ chức

Hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng tại những nước phát triển bắt đầu tiến trình xây dựng chiến lược phát triển của mình bằng việc soạn thảo bản thuyết minh về chức năng, nhiệm vụ. Nó được xây dựng căn cứ vào các lợi ích của các bên hữu quan đó là: Chủ sở hữu, lãnh đạo, nhà nước, chính quyền địa phương, các cổ đông, đối thủ cạnh tranh, học sinh và người dạy.

Một nghiên cứu của tạp chí Fortune (Hoa kỳ) về 500 công ty làm ăn phát đạt và yếu kém đã kết luận rằng: các hãng hoạt động có hiệu quả hơn thường có những bản thuyết minh, báo cáo chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch... toàn diện hơn.

Theo công ty Philips "bản thuyết minh nhiệm vụ của chúng ta nhằm đến việc làm tăng giá trị đầu tư của các cổ đông bằng cách dùng ưu thế về con người và hoạt động hợp nhất của chúng ta nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt hơn với mức giá có khả năng cạnh tranh".

Kinh nghiệm xây dựng một bản thuyết minh, báo cáo về chức năng, nhiệm vụ chiến lược là phải xây dựng trên cơ sở lấy ý kiến từ tất cả mọi nhà quản trị trong tổ chức (cơ quan) theo tiến trình hội thảo đi từ hội thảo đến soạn thảo, có như vậy báo cáo mới đem lại cơ hội lớn cho các chiến lược.

1.5.2 Kinh nghiệm về thu thập thông tin và xử lý thông tin trong xây dựng chiến lược

Thông tin là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược. Thông tin phong phú, được xử lý tốt, kịp thời sẽ đảm bảo tính sát thực, khả thi cho các mục tiêu, các phương án chiến lược.

Theo Gary D.Smith (1980) trong Chiến lược và sách lược kinh doanh thì "Hãng nào bỏ ra nhiều công sức cho việc thu thập thông tin môi trường trên diện rộng thì khả năng sống của hãng đó cũng cao hơn". Trên thế giới tại các nước phát triển đã hình thành thị trường thông tin, các ngân hàng dữ liệu, các tổ chức chuyên thu thập, xử lý, cung cấp thông tin theo yêu cầu của khách hàng.


1.5.3 Kinh nghiệm về các phương pháp, mô hình phân tích chiến lược

Các trường học tại các nước Tây âu và Mỹ đã sử dụng rất rộng rãi kỹ thuật cổ điển như ma trận BCG, Mc.Kensy... Hiện nay, trên thực tế tại Việt nam cũng như các nước trên thế giới, các trường học áp dụng phổ biến mô hình phân tích ma trận SWOT trên cơ sở phân tích các ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận các yếu tố bên trong (IFE) và kết hợp đánh giá các mô hình đó....Kinh nghiệm của các trường học cho thấy rằng: Không nên tin hoàn toàn vào các mô hình hay các phương pháp phân tích, cũng không nên dựa sẵn vào kinh nghiệm trực giác của các chuyên gia. Các nhà quản lý phải biết kết hợp, rút ra những gì đồng nhất, hợp lý từ việc sử dụng tổng hợp các công cụ đó.

1.5.4 Kinh nghiệm về vấn đề con người và nhận thức về chiến lược phát triển.

Giáo sư tiến sỹ Philippe Lassere (1984) đã đúc kết ra bài học kinh nghiệm rằng: Người lãnh đạo tổ chức phải đi đầu trong hoạch định chiến lược, nó đòi hỏi nhà quản trị từ cấp cao nhất đến thấp nhất phải đầu tư thực sự vào việc xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển. Về vấn đề nhận thức và quan điểm về chiến lược phát triển cần phải lưu ý một số điểm đó là:

- Chiến lược không phải thuật toán, một công thức, chiến lược không đặt ra một khuôn mẫu cho tương lai, nó luôn ở trạng thái động và linh hoạt.

- Chiến lược không phải chỉ dành cho những nhà quản lý cấp cao mà chiến lược là của tất cả mọi người trong tổ chức, tất cả mọi người trong tổ chức đều đóng góp vào việc xây dựng và quản lý thực hiện chiến lược.

1.5.5 Một số vấn đề trong xây dựng và quản lý chiến lược GD&ĐT

Ngoài phần lý thuyết xây dựng chiến lược phát triển cho các tổ chức nói chung, đối với việc xây dựng chiến lược giáo dục & đào tạo còn phải căn cứ vào luật giáo dục ở mỗi quốc gia và hệ thống các văn bản quy định của Nhà nước về danh mục giáo dục & đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.

Như trường hợp hệ thống giáo dục của Việt Nam là một điển hình. Chiến lược giáo dục và đào tạo xác định 3 mục tiêu chiến lược:


Mục tiêu đầu tiên đề cập đến quy mô giáo dục được phát triển hợp lý một mặt chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hội nhập quốc tế, mặt khác tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người.

Mục tiêu thứ hai hướng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục để tiếp cận với chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế trong đó nhấn mạnh giáo dục năng lực làm người ở phổ thông; năng lực nghề nghiệp ở giáo dục nghề nghiệp, đại học và giáo dục thường xuyên.

Mục tiêu thứ ba là huy động, phân bố và sử dụng nguồn lực cho giáo dục, nhằm vừa đảm bảo đủ nguồn lực, vừa tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực cho phát triển giáo dục.

Bên cạnh đó, giải pháp chiến lược phát triển giáo dục này cũng có những điểm mới rõ rệt so với trước đây như lấy quản lý chất lượng làm trọng tâm, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục; đổi mới toàn diện công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo các chương trình tiên tiến quốc tế; thu hút các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia giảng dạy ở các trường đại học.

Còn đội ngũ nhà giáo yếu kém, không có động lực dạy học và phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức thì dù có chương trình, SGK hay, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại vẫn không thể đảm bảo được chất lượng giáo dục. Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tốt thì mới phát huy tác dụng tích cực của các điều kiện khác đảm bảo chất lượng giáo dục.

Người học là tâm điểm của Chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020. Điều này được thể hiện trong quản điểm đầu tiên khẳng định mục tiêu đào tạo của giáo dục nước ta là "đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện...". Sự chú trọng vào người học còn được thể hiện ở quan điểm thứ ba khi khẳng định rằng "giáo dục một mặt vừa đáp ứng yêu cầu xã hội nhưng mặt khác vừa thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân người học, mang đến niềm vui học tập cho mỗi người".

Với quan điểm đó, Chiến lược phát triển giáo dục này đề cập tới nhiều giải pháp hướng vào người học, từ việc xây dựng môi trường sư phạm thân thiện đến


các giải pháp đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp dạy học nhằm tạo cơ hội cho mỗi người học, phát triển và hoàn thiện tố chất cá nhân.

Chiến lược cũng đề cập đến các giải pháp hỗ trợ những học sinh được ưu tiên, thông qua việc thực hiện các cơ chế học bổng học phí, tín dụng cho học sinh, sinh viên dân tộc, miền núi, vùng có khó khăn và các em thuộc diện chính sách xã hội với phương châm không để học sinh nào nghèo mà không được học.

Việc phát triển giáo dục đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và phải thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo. Đa dạng hoá các loại hình giáo dục trong đó các trường công lập giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt. Nghị quyết cũng chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ giải pháp phát triển giáo dục đào tạo trong những năm tới gồm các nội dung cơ bản sau:

- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”.

- Điều chỉnh hợp lý cơ cấu bậc học, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng trong hệ thống giáo dục và đào tạo phù hợp với yêu cầu học tập của nhân dân, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và các mục tiêu của chiến lược.

- Thực hiện chủ trương xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, phát triển đa dạng các hình thức đào tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích tài năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ giáo dục. khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức , cá nhân tham gia phát triển giáo dục

- Phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm, cải thiện chế độ đãi ngộ.

- Tăng ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế.

- Cùng với giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ cũng là quốc sách hàng đầu, do vậy sẽ tăng đầu tư từ ngân sách và huy động các nguồn lực khác cho khoa học và công nghệ. Việc phát triển khoa học và công nghệ phải gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững.

Ngày đăng: 13/11/2023