Giới Thiệu Về Trường Cao Đẳng Thương Mại Và Du Lịch


TÓM TẮT CHƯƠNG I


Hoạch định chiến lược là một quá trình bao gồm việc phân tích môi trường bên trong – bên ngoài của tổ chức trên cơ sở sứ mạng và mục tiêu hoạt động vạch sẵn để hoạch định và lựa chọn các chiến lược phát triển phù hợp. Các nghiên cứu khoa học và thực tiễn cho thấy sự thành công của một tổ chức được đánh giá thông qua quá trình xây dựng những chiến lược đúng đắn, rõ ràng. Các chiến lược này cần được mọi thành viên trong tổ chức nỗ lực thực hiện, tập trung mọi nguồn lực dưới sự quản trị của Ban lãnh đạo, được đánh giá và hiệu chỉnh kịp thời nhằm đem lại những hiệu quả cao nhất cho tổ chức.

Chương 1 đã trình bày một cách cơ bản, khái quát nhất các khái niệm liên quan đến chiến lược, quản trị chiến lược, các phương pháp phân tích các yếu tố môi trường hoạt động của tổ chức, các phương pháp phân tích và lựa chọn chiến lược. Đồng thời chương 1 cũng trình bày một số văn bản của các cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp điều chỉnh các hành vi của một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo.

Các cơ sở học thuật cùng với các văn bản quy định của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các bài học kinh nghiệm trong việc xác định mục tiêu, thu thập thông tin, phương pháp xây dựng chiến lược và nhận thức về xây dựng chiến lược ở một số trường học trong nước và thế giới ở chương 1 này sẽ được sử dụng làm công cụ cho việc phân tích, đánh giá và thực hiện xây dựng chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Thương mạiDu lịch.


CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH


2.1 Giới thiệu về Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch


2.1.1. Lịch sử hình thành

Được thành lập ngày 11-06-1962 với tên gọi ban đầu là Trường Trung cấp Thương nghiệp miền núi, Nhà trường có chức năng nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên cho ngành Thương mại - dịch vụ miền núi cả nước và một số cán bộ người Căm-Pu-Chia. Năm 1978, theo chủ trương phân vùng đào tạo của Bộ Nội thương, Trường được đổi tên thành Trường Trung học thương nghiệp Bắc Thái, có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên cho ngành ở khu vực 9 tỉnh (nay là 11 tỉnh) miền núi phía Bắc. Đến năm 1990, để phân biệt giữa trường thuộc các Bộ, ngành Trung ương với các trường thuộc địa phương theo chủ trương của Nhà nước, một lần nữa Trường được đổi tên thành Trường trung học Thương mại TW4 và từ năm 2000 được trở lại tuyển sinh và đào tạo trên phạm vi toàn quốc. Do sự phát triển toàn diện của Trường, được sự đồng ý của Thủ tướng chính phủ, ngày 27/3/2006 Bộ trưởng Bộ giáo dục - Đào tạo đã ra Quyết định số 1534/QĐ-BGDĐT nâng cấp Trường thành Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch.

Với thành tích đào tạo, bồi dưỡng xây dựng và phát triển 50 năm qua, Nhà Trường đã được Nhà Nước tặng thưởng : 01 Huân Chương Độc Lập Hạng ba, 03 Huân Chương Lao Động (nhất, nhì, ba), được Thủ Tướng Chính Phủ, các Bộ ngành tặng nhiều cờ thi đua, bằng khen và nhiều năm liên tục đạt danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Lãnh đạo:

Ban giám hiệu gồm: Hiệu trưởng và 03 Phó hiệu trưởng


- Hiệu trưởng: Thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng theo Điều 14 Điều lệ Trường Cao đẳng và Điều 7 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng TM&DL:

Lãnh đạo, quản lí toàn diện mọi hoạt động và công tác của trường, quyết định các chủ trương lớn trên các mặt công tác của trường; tham gia giải quyết các công việc thuộc trách nhiệm của phó hiệu trưởng khi được đề nghị hoặc khi thấy cần thiết;

Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác sau đây: kế hoạch, tài vụ, tổ chức, cán bộ, tư tưởng chính trị, thi đua – khen thưởng, tuyển sinh, hành chính, quản trị;

Theo dõi và chỉ đạo các đơn vị sau đây: Phòng Kế hoạch – Tài vụ, Phòng Tổ chức – Cán bộ, Phòng Hành chính – Quản trị;

Làm trưởng các ban chỉ đạo, các hội đồng của trường theo lĩnh vực công tác do Hiệu trưởng trực tiếp phụ trách, chỉ đạo.

- Hiệu phó:

Giúp Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác sau đây: đào tạo, nghiên cứu khoa học, thiết bị, thư viện; thanh tra, đảm bảo chất lượng, liên kết đào tạo đại học, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục, văn thể, công tác học sinh - sinh viên, y tế trường học, thực hành sư phạm;

Giúp Hiệu trưởng theo dõi và chỉ đạo các đơn vị sau đây: Phòng Đào tạo, Phòng Khoa học công nghệ và đối ngoại, Phòng Công tác học sinh sinh viên, Phòng Tổ chức – hành chính, Phòng Quản trị - đời sống, các Khoa, tổ bộ môn;

Làm trưởng các ban chỉ đạo, các hội đồng của trường theo lĩnh vực công tác được Hiệu trưởng phân công trực tiếp theo dõi, chỉ đạo; Giữ mối quan hệ làm việc với Công đoàn; Giữ mối quan hệ làm việc với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức hội trong trường

Thực hiện các công việc khác theo sự phân công, uỷ nhiệm của Hiệu trưởng.


Các phòng chức năng:

- Phòng Đào tạo

- Phòng Công tác học sinh sinh viên

- Phòng Tổ chức – Hành chính

- Phòng Khoa học công nghệ và đối ngoại

- Phòng Quản trị đời sống

- Các khoa chuyên môn:

- Khoa Đại cương

- Khoa Kế toán

- Khoa Khách sạn – Du lịch

- Khoa Quản trị kinh doanh thương mại

* Các trung tâm cung ứng dịch vụ đào tạo khác:

- Trung tâm ngoại ngữ tin học

- Trung tâm thực hành tổng hợp

- Thư viện – Học liệu

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Phòng Đào tạo: Là phòng chức năng tham mưu giúp hiệu trưởng về công tác đào tạo. Cụ thể là:

- Xây dựng các kế hoạch đào tạo, kế hoạch giảng dạy từng học kỳ, từng năm học. Tổ chức thực hiện quá tình đào tạo.

- Tổ chức tuyển sinh, thi học kỳ, thi tốt nghiệp, làm các thủ tục nhập học và công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên.

- Điều hành việc thực hiện các giảng dạy, thực hành, thực tập; Quản lý các phòng học lý thuyết; Làm các bảng biểu, sổ sách giáo vụ theo quy định.

Phòng Khoa học công nghệ và đối ngoại: Là phòng chức năng giúp hiệu trưởng tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu và thực nghiệm khoa học – công nghệ, công tác thư viện, tư liệu... nhằm phục vụ công tác giảng dạy lý thuyết và thực hành. Bao gồm:


- Tổ chức và nghiên cứu thực nghiệm khoa học: tổ chức biên soạn chương trình đào tạo các ngành học, giáo trình các môn học, tài liệu.... Tổ chức nghiệm thu các sáng kiến, các đề tài khoa học...

- Tổ chức quản lý và sử dụng thư viện đúng quy định về nghiệp vụ và có hiệu quả.

- Tổ chức công tác lưu trữ theo quy định của Nhà nước.

- Nghiên cứu đề xuất việc hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với các

đối tác nước ngoài khi có điều kiện.

Phòng Công tác học sinh – sinh viên: Là phòng chức năng thực hiện công tác quản lý, giáo dục học sinh – sinh viên, công tác quản lý ký túc xá, công tác bảo vệ và vệ sinh môi trường. Cụ thể:

- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo dức, lối sống cho học sinh, sinh viên.

- Quản lý hồ sơ học sinh, sinh viên; theo dõi, tổng hợp kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên.

- Thực hiên các chế độ đối với học sinh sinh viên theo quy định của Nhà nước và nhà trường. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật học sinh sinh viên.

- Phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên của trường ttỏ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh sinh viên.

Phòng Tổ chức – Hành chính: Là phòng tham mưu cho hiệu trưởng thực hiện các mặt công tác tổ chức – cán bộ, hành chính, thi đua, tài chính – kế toán. Cụ thể:

- Sắp xếp bố trí lao động của trường hợp lý theo yêu cầu sử dụng. Thực hiện các chế độ đối với người lao động và làm các báo cáo theo yêu cầu cấp trên.

- Tổ chức quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên.đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công chức, viên chức nhà trường. Quản lý hồ sơ cán bộ và tổ chức công tác bảo vệ nội bộ.

- Tổ chức công tác hành chính, công tác văn thư, quản lý sử dụng xe ô tô .


- Tổ chức phát động, theo dõi và sơ tổng kết các phong trào thi đua trong cán bộ công nhân viên và học sinh, sinh viên.

- Thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản và công tác hạch toán kế toán theo quy định và các chế độ, văn bản của Nhà nước.

Phòng Quản trị - Đời sống: Là phòng chức năng giúp hiệu trưởng thực hiện các công việc phục vụ giảng dạy, học tập, đời sống vật chất, tinh thần trong Nhà trường và quản lý việc xây dựng cơ sở vật chất của Nhà trường. Cụ thể:

- Tổ chức mua sắm và quản lý sử dụng vật tư, thiết bị, dụng cụ, văn phòng phẩm phục vụ cho các hoạt động của Nhà trường.

- Tổ chức việc xây dựng, cải tạo, sửa chữa các công trình theo đúng quy định của pháp luật.Tham gia quản lý ký túc xá, thực hiện công tác y tế học đường, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường.

- Đảm bảo điện nước và thông tin liên lạc liên tục 24 giờ. Tổ chức các dịch vụ phục vụ cán bộ, giảng viên và học sinh sinh viên toàn trường.

2.1.2.3. Chức năng của các Khoa và Tổ bộ môn

Khoa là đơn vị quản lý chuyên môn của trường, có nhiệm vụ sau:

- Tổ chức chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường.

- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; chủ động khai thác các dự án hợp tác, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội

- Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên, sinh viên thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng

- Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;


- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa.

Tổ bộ môn thuộc khoa là đơn vị cơ sở về đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của Trường, chịu trách nhiệm về học thuật trong các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ. Tổ bộ môn có nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập một số môn học trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của trường, của khoa.

- Tổ chức xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình

- Triển khai kế hoạch giảng dạy, học tập, hoạt động khoa học và công nghệ, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị theo sự phân công của trường và của khoa;

- Cải tiến phương pháp giảng dạy, triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và định hướng phát triển

Sứ mạng của nhà trường: “Trường Cao đẳng TM&DL là cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực Thương Mại và Du Lịch, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao ngành Công thương và các ngành Kinh tế. Nghiên cứu và thực hiện khoa học công nghệ, kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo, sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi cả nước”

Đến năm 2017 Trường trở thành Trường Đại học Thương mại và Du lịch, đào tạo đa cấp học, đa nghành nghề. Theo đó, bên cạnh các ngành Trường đang đào tạo sẽ mở thêm các ngành nghề đào tạo mới (thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, hệ thống thông tin quản lý, marketing…), đẩy mạnh đào tạo các ngành về lĩnh vực Khách sạn – Du lịch, dịch vụ; tích cực đổi mới mục tiêu nội dung chương trình, phương pháp đào tạo cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước khi hội nhập quốc tế; Đa dạng hóa loại hình đào tạo, liên kết với các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế; Đi sâu nghiên cứu và thực nghiệm khoa học – Công nghệ, kỹ


thuật; Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý có chất lượng cao; Phấn đấu đến năm 2025 số giảng viên có trình độ Thạc sỹ trở lên chiếm khoảng 85%, trong đó số giảng viên có trình độ Tiến sỹ trở lên chiếm 15% tổng số giảng viên. Số cán bộ công chức của trường khoảng 500 người, trường có cơ sở vật chất hiện đại, môi trường giáo dục, đời sống vật chất, tinh thần của Giảng viên, cán bộ viên chức lao động và học sinh sinh viên được đảm bảo tốt, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực có chất lượng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2.1.4 Kết quả đạt được của nhà trường giai đoạn 2010-2012

Giai đoạn từ năm 2010 đến 2012, mặc dù nền kinh tế còn có nhiều khó khăn, thách thức nhưng công tác tuyển sinh đào tạo tại nhà trường đạt mức tương đối:

Bảng 2.1 Số lượng HS-SV đào tạo các ngành nghề năm 2010 - 2012



TT


Khoa

Số lượng học sinh sinh viên

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012


Trung cấp

Cao đẳng - CĐ

nghề


Trung cấp

Cao đẳng - CĐ

nghề


Trung cấp

Cao đẳng - CĐ

nghề

1

Kế toán

358

2,623

300

2500

300

2761

2

Quản trị kinh doanh

0

334

0

450

0

352

3

Quản trị Nhà hàng - KS

0

206

0

450

0

217

4

Việt Nam học

0

373

0

350

0

393

5

Dịch vụ nhà hàng -KS

0

167

0

200

0

176

6

Liên thông TC-CĐ

0

86

0

200

0

90

7

Liên thông CĐ nghề - CĐ

0

917


0


500

0


965

8

Bồi dưỡng đào tạo nghề

0

514

0

500

0

541

Tổng

358

5,220

300

5,150

300

5,495

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược cho Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch - 7

Nguồn: Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch

Qua bảng trên ta thấy lượng HS-SV tuyển sinh được hàng năm tương đối đồng đều. Năm 2011 số lượng học sinh tuyển giảm, nhưng số tuyệt đối giảm không đáng kể; cả trung cấp, cao đẳng và cao đẳng nghề giảm 128 HS-SV tương đương với giảm 2,3%. Năm 2012 số lượng tuyển được tăng cao ở bậc Cao đẳng và Cao đẳng nghề: 345 HS- SV, tăng 6,7% so với năm 2011.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2023