Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Vĩ Mô Giai Đoạn 2008 – 2012


Số lượng HS-SV học tại trường tập trung phần lớn ở bậc Cao đẳng nghề và Cao đẳng. Bậc đào tạo Trung cấp hiện Nhà trường vẫn tuyển sinh, tuy nhiên số lượng học sinh giảm dần qua các năm: năm 2010 số lượng HS-SV là 358, đến năm 2011 và 2012 giảm còn 300 tương đương với giảm 0,16%, do xu hướng hiện nay nhu cầu lao động chất lượng cao tăng, đặc biệt trong ngành kinh tế - tài chính mà ngành đạo tạo bậc trung cấp của Trường tập trung chính ở Khoa Kế toán.

Cũng như bậc trung cấp, Bậc cao đẳng của trường số lượng học sinh thuộc Khoa kế toán chiếm đa số, năm 2011 là: 2.500 học sinh chiếm 48,5%, năm 2012 là 2.761 học sinh chiếm 50% số lượng HS-SV tại trường. Khoa Quản trị đứng thứ hai với số lượng học sinh năm 2010 là 334 HS –SV chiếm 6,4%, năm 2011 là 450 HS- SV chiếm 8,7%, năm 2012 số lượng giảm còn 352 HS- SVchiếm 6,4%. Ngành Việt Nam học số lượng học sinh tăng dần, năm 2011 là 350 HS-SV đến năm 2012 tăng 393 HS-SV chiếm 7,2%. Điều này cho thấy Nhà trường cần tích cực hơn nữa trong quá trình quảng bá ngành học mới tới các đối tượng có nhu cầu đào tạo trong xã hội


2.2 Phân tích môi trường bên ngoài


2.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô

2.2.1.1 Môi trường kinh tế

Từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nhưng vẫn phát triển ổn định, tăng trưởng ở mức hợp lý, lạm phát đã dần được kiềm chế.

Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm đạt trên 5%, cao nhất là năm 2010 đạt 6.78% vượt so với mức kế hoạch năm đề ra là 6.5%. Năm 2012, mức tăng trưởng 5.03%, tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý trong năm, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ.


Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2008 – 2012



Năm


Tốc độ tăng GDP (%)

Thu nhập bình quân đầu người

(USD)

Chỉ số giá tiên dùng so với năm

liền kề (%)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN (triệu USD)

2008

6.23

1.052

22.97

11.500

2009

5.32

1.064

6.88

10.000

2010

6.78

1.168

11.75

11.000

2011

5.89

1.300

18.58

14.700

2012

5.03

1.540

9.21

10.500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược cho Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch - 8

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Cùng với sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người qua các năm liên tục tăng, đời sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu học tập đào tạo nâng cao trình độ ngày càng cao. Bên cạnh đó, năm 2012, chỉ số giá tiêu dùng giảm còn 9.21%, giảm một nửa so với năm 2011 cũng góp phần tạo điều kiện cho ngành giáo dục đào tạo phát triển.

Việt Nam gia nhập WTO, đã mở ra cơ hội lớn cho phát triển kinh tế thương mại của cả nước, đồng thời thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, trong đó có đầu tư trực tiếp của nước ngoài cho giáo dục..Đây là cơ hội thuận lợi, tạo cú huých cho nền kinh tế phát triển, tăng việc làm, tăng thu nhập từ đó nhu cầu về giáo dục đào tạo ngày càng tăng. Mức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tương đối ổn định, tuy năm 2012 có giảm nhưng vẫn cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất quan tâm đến thị trường Việt Nam. Mặc dù số lượng dự án và tổng số vốn đầu tư trực tiếp trong lĩnh vực giáo dục đào tạo còn hạn chế nhưng đây cũng là một cơ hội cho giáo dục trong thời gian tới nếu các trường có chính sách và các giải pháp đúng đắn cho việc nâng cao chất lượng đào tạo.

2.2.1.2 Môi trường chính trị và pháp luật

Tình hình ổn định về chính trị luật pháp tại các quốc gia là một yếu tố hết sức quan trọng tác động đến môi trường hoạt động của các tổ chức. Mặc dù hiện nay trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam được coi là quốc gia có môi trường chính trị ổn định. Chính điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành trong nước phát triển trong đó có giáo dục Đại học.


Công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại lớn vì thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Dưới sức ép ngày càng tăng buộc Việt Nam phải đẩy mạnh tốc độ cải cách. Bên cạnh đó Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển đầu tư, trong đó có đầu tư cho GD & ĐT. Chủ trương phát triển mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức, tạo môi trường lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay, nhiều quốc gia ngày càng chú trọng đến việc phát triển giáo dục, coi đấy như là một nhiệm vụ quan trọng của nhà nước trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Mặt khác, ngoài chức năng bao trùm trên, GD &ĐT còn mang một nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó là đảm bảo sự phát triển hay cụ thể hơn là hiện thực hóa quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và tạo dựng cuộc sống của mỗi cá nhân trong xã hội.

Với ý nghĩa này, Hiến pháp của nước ta cũng coi “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”; “mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân” (điều 35); “học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân” (điều 59). Cần lưu ý rằng trách nhiệm biến những chức năng ấy của giáo dục thành hiện thực thuộc về Nhà nước; đây là nhiệm vụ cơ bản nhất của Nhà nước mà nếu từ bỏ nó, Nhà nước sẽ mất đi tính chính danh của mình. Sở dĩ như vậy vì chỉ có Nhà nước mới có đủ nguồn lực, điều kiện cần thiết để làm việc đó và hơn thế nữa, như trên đã nói, giáo dục liên quan mật thiết với sự hưng vong của xã hội nên muốn tồn tại, phát triển, Nhà nước phải đẩy mạnh giáo dục. Chính vì vậy cơ cấu chi cho sự nghiệp GD & ĐT trong những năm qua luôn ở mức cao.

Ngày 27/1/2005, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 25/2005/QĐ-TTg về việc quy định danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm xác định rõ cấp học, trình độ và lĩnh vực giáo dục & đào tạo, nhóm ngành nghề, chương trình ngành nghề giáo dục. Ngày 27/6/2005, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Luật Giáo dục sửa đổi được quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ VII.


Tích cực giao quyền tự chủ cho các trường Đại học và cao đẳng trên các mặt hoạt động, khuyến khích hoạt động sản xuất kết hợp đào tạo, chủ động sáng tạo trong việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đào tạo.

Đây chính là cơ hội lớn cho các cơ sở giáo dục công lập, tuy nhiên cũng là thách thức nếu không có chiến lược phát triển thích hợp.

2.2.1.3 Môi trường công nghệ

Vào cuối thế kỷ XX, do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng,... Nền kinh tế thế giới đang biến đổi rất sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Đây không phải là sự biến đổi bình thường, mà là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại. Nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Vì vậy khoa học và công nghệ đã trở thành động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Việc đầu tư cho phát triển GD&ĐT cả về quy mô và chất lượng đào tạo là tất yếu.

Với tư cách là nền tảng của tri thức, ngành GD&ĐT không thể đứng ngoài vòng xoáy của tốc độ phát triển công nghệ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với hệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta, đặc biệt là giáo dục chuyên môn nghề nghiệp. Việc không ngừng cập nhập công nghệ mới vào chương trình đào tạo, phát triển cả về quy mô và chất lượng đào tạo đối với các cơ sở đào tạo nghề nghiệp là yêu cầu sống còn để các cơ sở có thể đáp ứng được yêu cầu đào tạo của thời đại.

Mạng Internet đã phát triển rộng khắp toàn cầu, làm tăng cơ hội giao lưu văn hoá, khoa học - kỹ thuật giữa các nước, đồng thời cũng làm nẩy sinh một phương thức giảng dạy mới. Việc sử dụng Internet đã làm thay đổi lớp học trong tương lai, biến việc giảng dạy ở lớp thành việc giảng dạy ở nhà là chính. Mặt khác việc tận dụng trao đổi qua mạng sẽ làm cho việc trao đổi giáo trình giữa các nước diễn ra dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng. Đây là cơ hội nhưng cũng là nguy cơ đối với các trường, các cơ sở Giáo dục & Đào tạo ở nước ta.


2.2.1.4 Môi trường văn hóa và xã hội

Người Việt Nam có truyền thống hiếu học, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhu cầu về học nghề, học nâng cao trình độ chuyên môn ngày càng tăng. Mặc dù tình hình kinh tế-xã hội 5 năm gần đây gặp nhiều khó khăn nhưng công tác xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội luôn được Đảng và Chính phủ, các cấp, các ngành, địa phương quan tâm, chỉ đạo và thực hiện thường xuyên. Sau 5 năm thực hiện Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên, chương trình đã thực sự đồng hành và giúp cho một bộ phận nhân dân thu nhập thấp có được sự bình đẳng về đào tạo. Tính đến 30/6/2012, tổng dư nợ của chương trình đạt gần 35 nghìn tỷ đồng, tạo điều kiện cho 2,3 triệu học sinh, sinh viên của gần 1,9 triệu hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tiếp tục đến trường. Việc điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu từ 830 nghìn đồng/tháng lên 1,05 triệu đồng/tháng từ 01/5/2012 đối với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước cũng đã phần nào cải thiện đời sống cho người lao động, giúp người dân yên tâm đầu tư cho bản thân và con cái tiếp tục học tập

Công tác đào tạo nghề cũng được các cấp, các ngành và địa phương tiếp tục quan tâm đầu tư. Số học sinh học nghề được tuyển mới trong năm 2012 là 1,9 triệu lượt người, trong đó cao đẳng nghề và trung cấp nghề là 0,4 triệu lượt người; sơ cấp nghề 1,5 triệu lượt người. Dự kiến trong năm 2013 sẽ tuyển mới khoảng 1,92 triệu lượt học sinh, trong đó sơ cấp nghề 1,5 triệu lượt người và hỗ trợ dạy nghề cho 700 nghìn lao động nông thôn theo mục tiêu và chính sách của Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Điều này tạo điều kiện cho người học yên tâm nghiên cứu và các trường có nhiều cơ hội tuyển sinh.

2.2.1.5 Môi trường nhân khẩu

Dân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính 88,78 triệu người, tăng 1,06% so với năm 2011. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 52,58 triệu người, tăng 2,3% so với năm 2011, trong đó lao động nam chiếm 51,3%; lao động nữ


chiếm 48,7%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,95 triệu người, tăng 0,87%, trong đó nam chiếm 53,3%; nữ chiếm 46,7%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 là 51,69 triệu người, tăng 2,7% so với năm 2011.

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 1,99%, năm 2011 tỷ lệ là: 2,22%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%, năm 2011 là: 2,96%. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm năm 2012 giảm nhẹ so với các tỷ lệ tương ứng của năm 2011 nhưng tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ 34,6% năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012. Điều này cho thấy mức sống của người dân còn thấp, số lượng lao động qua đào tạo còn chưa cao, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển mạnh nên người lao động không chịu cảnh thất nghiệp kéo dài mà chấp nhận làm những công việc không ổn định với mức thu nhập thấp và bấp bênh. Điều này mở ra một thị trường đào tạo rất lớn đối với ngành GD&ĐT.

2.2.2 Phân tích môi trường ngành

2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Trường Cao đẳng TM và Du Lịch là trường công lập thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Thương Mại đặt tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của trường trên địa bàn tỉnh bao gồm: Trường Cao đẳng Kinh tế Thái Nguyên, Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật, Trường Cao đẳng Công Nghiệp Thái Nguyên, Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức, Trường Cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp. Trong đó Trường Cao đẳng Kinh tế Thái Nguyên và trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật là đối thủ có sức cạnh tranh mạnh với trường.

Bên cạnh các trường Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp công lập đã có bề dầy nhiều chục năm đào tạo thì hiện nay hiện trường Cao đẳng Thương mại và Du Lịch còn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn như: các Trường Cao đẳng mới được thành lập ở các tỉnh Trung du miền núi Phía Bắc, trong tương lai với những cơ chế linh hoạt họ có thể mạnh và trở thành đối thủ nặng ký với nhà trường; các Trường tư thục hoặc trường liên doanh có vốn 100% với nước ngoài được thành lập do cơ chế khuyến khích xã hội hóa giáo dục của Nhà nước.


Trong xã hội hiện nay, phong trào du học tự túc mang ý nghĩa tích cực: nó đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và ở góc độ nào đó, nó là giải pháp cho sự bế tắc trong cải cách giáo dục hiện nay. Phong trào du học tự túc bùng nổ đã đưa Việt Nam vào cuộc cạnh tranh không cân sức giữa một bên có nền giáo dục hiện đại và một bên có nền giáo dục còn nhiều bất cập. Trở ngại lớn nhất của du học tự túc là chi phí cao. Nếu trong tương lại các trường nước ngoài có chính sách tài chính khả thi nhằm hạ thấp chi phí du học hoặc các trường này có chính sách hỗ trợ việc làm thêm cho các du học sinh hay khi thu nhập của người dân Việt Nam tăng lên thì phong trào du học thực sự là một nguy cơ đối với nền giáo dục Việt Nam.

Ngoài ra, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2017 trở thành Trường Đại học, Trường Cao đẳng TM&DL sẽ phải đối mặt với các trường Đại học trong địa bàn tỉnh cũng như trên cả nước với bề dầy nhiều năm kinh nghiệm đào tạo Đại học, nền tảng tài chính, năng lực trình độ Giảng viên tốt, ngành nghề đào tạo đa dạng phù hợp với điều kiện phát triển thị trường.

2.2.2.2 Sức mạnh khách hàng

Khách hàng chủ yếu là các khách hàng cá nhân và tổ chức trong nước:

- Người học và cha mẹ người học (học sinh vừa tốt nghiệp PTTH, người lớn có nhu cầu đào tạo

- Thị trường lao động, các chủ doanh nghiệp

- Chính phủ, các bộ ngành địa phương

- Giáo viên, đội ngũ trợ giúp

Do hiện nay, các Trường có xu hướng phấn đầu được trở thành Trường Đại học đồng thời các Trường Đại học dân lâp, vốn đầu tư nước ngoài được mở rộng, cơ hội đầu vào đối với các Trường Đại học lớn hơn, nên nhu cầu học Trung cấp, cao đẳng có xu hướng giảm. Hoặc có nhiều trường cùng đào tạo các ngành nghề giống nhau, nên người học có nhiều cơ hội lựa chọn trường. Một số ngành học đang được đào tạo tại trường ở tình trạng bão hòa (kế toán + Quản trị kinh doanh) nhu cầu của người học giảm.


Tâm lý trọng bằng cấp của người dân, xã hội vẫn còn khá phổ biến, trong khi đó công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn và hướng nghiệp về dạy nghề còn yếu, chưa làm cho xã hội, nhất là học sinh tốt nghiệp THCS, THPT, thanh niên hiểu đúng và lựa chọn học nghề; mặt khác các trường đại học được mở ra quá nhiều, điểm chuẩn hạ thấp, chỉ tiêu tuyển ngày càng tăng đã thu hút phần lớn học sinh vào học đại học, do đó tuyển sinh học nghề và học cao học bị hạn chế

Hầu hết những học sinh có khả năng vào Đại học, Cao đẳng đều có học lực trung bình trở lên, những học sinh còn lại do học lực còn hạn chế nên nhận thức về nghề nghiệp từ chính bản thân các em cũng bị bó hẹp, sau khi không thi đỗ các em có xu hướng lựa chọn lao động tự do vì tư tưởng ngại học. Bên cạnh đó, do nằm ở địa bàn các tỉnh miền núi, học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn, sau khi thi không đỗ đại học thì tư tưởng đi làm kiếm tiền ngay trở nên phổ biến.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 2 đối thủ cạnh tranh mạnh với Nhà trường là Trường Cao đẳng kinh tế tài chính Thái Nguyên trực thuộc UBND tỉnh và Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật trực thuộc Đại học Thái Nguyên cùng đào tạo một số ngành như: kế toán, Quản trị kinh doanh… vì vậy người học có nhiều cơ hội so sánh chất lượng ngành học để lựa chọn, đòi hỏi Nhà trường cần có những lợi thế nhất định để thu hút người học.

2.2.2.3 Sức mạnh nhà cung cấp

Yếu tố quan trọng nhất đối với các cơ sở đào tạo chính là lực lượng Giảng viên. Người đóng vai trò tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, hướng dẫn học sinh tự học tập nghiên cứu, tự thu nạp thông tin một cách có hệ thống và tư duy phân tích, tổng hợp. Để thực hiện được các định hướng về đào tạo của Nhà trường trong tương lai đòi hỏi những điều kiện thích hợp về trình độ Giảng viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất... Đi đôi với nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Giảng viên là nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Hiện cơ cấu Giảng viên của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2023