Tổng Hợp Các Chính Sách Và Giải Pháp Hỗ Trợ Cho Gv


Bảng 3.3: Tổng hợp các chính sách và giải pháp hỗ trợ cho GV



Nội dung


Thực trạng của đơn vị đào tạo


Tham khảo thực trạng Trường CĐ Kinh tế- tài chính TN)


Đề xuất với nhà trường

1. Số lượt GV được đào tạo nâng cao trình độ bình quân hàng năm

5-7 lượt

GV/năm

10-12 lượt GV/năm

Để đạt mục tiêu đến 2015, mỗi năm nhà trường nên thu xếp cử từ 12-15 GV đi học trình độ thạc sĩ và Tiến sĩ

2. Cơ cấu nguồn tiền chi cho đào tạo

Chiếm 0,5% tổng kinh phí của nhà trường, chủ yếu là nguồn ngân sách nhà nước.

Ngoài nguồn ngân sách nhà nước còn có nguồn thu khác của nhà trường bổ xung

Tìm kiếm thêm các nguồn khác hỗ trợ cho đào tạo, ngoài ra nhà trường nên liên hệ, hợp tác với các dơn vị đào tạo khác trong và ngoài nước để giúp đỡ GV học tập

3. Mức độ (%) hỗ trợ

10% tổng chi phí cho 1 khóa học của 1 GV

30% tổng chi phí cho 1 khóa học của 1 GV

Tăng mức hỗ trợ lên khoảng 30-40% tổng chi phí một khóa học

4. Suất hỗ trợ

10.400.000đ/kh

óa học Ths; 15.000.000đ/

khóa học TS

15.000.000đ/khóa đào tạo Thạc sĩ; 60.000.000đ/ khóa đào tạo Tiến sĩ

Hỗ trợ đào tạo thạc sĩ khoảng 20.000.000đ/khóa, hỗ trợ đào tạo Tiến sĩ khoảng 60.000.000đ/khóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược cho Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch - 13

Sau khi các khoa và tổ bộ môn phân công giờ giảng đầu kỳ và nộp cho Phòng Đào tạo, Trưởng hoặc Phó trưởng phòng đào tạo phải rà soát lại một lần nữa, nếu thấy có điểm bất hợp lý trong việc phân công giảng dạy ở khoa nào thì có ý kiến góp ý với Phụ trách khoa đó để thực hiện việc phân công lại cho hợp lý nhất.


e, Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp đánh giá thành tích đóng góp của GV

Đánh giá thành tích công tác của GV cần được tiến hành theo trình tự như sau:

- Mỗi giảng viên tổng kết công tác trong năm và tự đánh giá, cho điểm theo các tiêu chí và xếp loại theo mẫu "Phiếu đánh giá Giảng viên" (được xây dựng ở dưới đây.)

- Tập thể đơn vị nơi GV làm việc góp ý kiến cho bản tự nhận xét kết quả công tác của GV và góp ý kiến đánh giá, đề nghị xếp loại cho từng GV.

- Phụ trách khoa trực tiếp đánh giá cán bộ, viên chức theo từng nội dung và tham khảo ý kiến nhận xét của tập thể để tổng hợp, xếp loại GV theo 4 mức độ: Xuất sắc, Khá, Trung bình và Kém.

- Kết quả đánh giá, xếp loại GV được thông báo đến từng GV. GV có quyền trình bày ý kiến, bảo lưu ý kiến những nội dung không nhất trí về kết quả đánh giá đối với bản thân nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Nhà trường họp, nhận xét, bình bầu, báo cáo, đề nghị lãnh đạo và các cấp có thẩm quyền quyết định danh hiệu thi đua và khen thưởng.

Để khắc phục việc đánh giá chung chung mang tính hình thức, nhà trường nên đánh giá thành tích công tác của GV theo các tiêu chí được xây đựng trong mẫu phiếu đánh giá được trình bày trong phụ lục 2.

Về tiêu chí chất lượng giảng dạy, để việc đánh giá được khách quan, trung thực, có tính đến mức độ hài lòng của người học- đối tượng mà hoạt động giảng dạy của GV trực tiếp tác động tới, định kỳ 1 năm 1 lần nhà trường có thể tiến hành khảo sát ý kiến của SV-HS về công tác giảng dạy của GV thông qua phát phiếu điều tra. Mặt khác, trên trang Web của nhà trường nên có mục lấy ý kiến của SV một cách dân chủ để có được ý kiến của SV về GV hoặc các vấn đề khác.

f, Biện pháp 6: Liên kết với các trường Đại học đầu ngành trong nước để cùng phối hợp giảng dạy, hoặc mời giáo viên của các trường đó thỉnh giảng cho Nhà trường


g, Biện pháp 7: Rà soát sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý theo hướng tăng cường tính chuyên nghiệp của các bộ phận chức năng đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đủ năng lực tương xứng với vai trò, vị trí của một cơ sở đào tạo nòng cốt cho Bộ và các Ngành khu vực các tỉnh miền núi. Đầu tư, trang bị và huấn luyện để ứng dụng mạnh công nghệ thông tin vào công tác quản lý.

3.3.2 Giải pháp phát triển cơ sở vật chất

Phát triển cơ sở vật chất là một trong những nhiệm vụ then chốt trong chiến lược phát triển của Nhà trường. Phát triển cơ sở vật chất có nhiều hạng mục như: phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, nhà làm việc, thư viện, phòng máy vi tính, cơ sở vật chất thiết bị cho các hoạt động văn hóa – thể dục thể thao, mạng truyền thông, các máy móc, trang thiết bị hỗ trợ công tác giảng dạy. Trên cơ sở định hướng lộ trình phát triển nâng cấp trường lên Đại học vào năm 2017, với tổng mức đầu tư đã được Bộ Công thương phê duyệt trên 80 tỷ đồng, tác giả đề xuất trường cần tích cực thực hiện dự án quy hoạch phát triển trường để đạt được các mục tiêu:

- Đạt tỷ lệ xây dựng cơ bản (m2 xây dựng/sinh viên), có đủ phòng học, giảng đường đạt tiêu chuẩn. Trong đó, có 80% phòng học được trang bị các thiết bị nghe nhìn, nối mạng Internet phục vụ dạy học

- Cơ bản xây dựng xong và khai thác, sử dụng các phòng học thực hành bộ môn, như: kế toán, khách sạn, nhà hàng, xăng dầu, chế biến đồ ăn, đồ uống… đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đảm bảo phòng tin học: 01 máy/sinh viên

- Đủ phòng làm việc cho các khoa, tổ, phòng ban. Các phòng làm việc của cán bộ, nhân viên và các khoa được trang bị máy tính và nối mạng internet. Các phòng chức năng có phần mềm quản lý và điều hành chuyên dùng. Sử dụng trang tin điện tử trên mạng nội bộ, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành

- Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị cho các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, đến năm 2013 lập đề án xây nhà đa chức năng, bể bơi, phục vụ giảng dạy, củng cố và xây dựng thêm kí túc xá sinh viên, phấn đấu đến năm 2015


đáp ứng chỗ ở trong kí túc xá cho 50% học sinh sinh viên. Năm 2013 cung cấp mạng Internet tới các phòng ở trong Ký túc xá

- Từng bước xây dựng thư viện đạt chuẩn

- Có nhà ăn và công trình dịch vụ phục vụ nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, viên chức lao động và HSSV

- Thường xuyên xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp

- Tích cực xin bổ sung quỹ đất để nhà trường phát triển

a, Biện pháp1: Sử dụng hiệu quả và hợp lý nguồn tài chính để từng bước đầu tư, trang bị cơ sở vật chất có trọng điểm cho từng năm học, như hiện đại hóa các phòng học, phòng bộ môn, phòng máy tính, cảnh quan sư phạm và các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập

b, Biện pháp 2: Thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ đầu tư về cơ sở vật chất của các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nước

c, Biện pháp 3: Tranh thủ mọi nguồn lực từ ngân sách nhà nước, các chương trình mục tiêu phát triển của các cấp các nghành và nguồn kinh phí nội lực để phát triển trường

3.3.3 Giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện

Nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, tác giả tập trung vào các nội dung như nâng cao nội dung đào tạo, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, cải tiến phương pháp đào tạo, đẩy mạnh công tác tuyển sinh, tăng cường công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng.

3.3.3.1 Nâng cao nội dung đào tạo:

Nội dung đào tạo là yếu tố quan trọng và cốt lõi để nâng cao chất lượng đào tạo. Đổi mới nội dung đào tạo là giải pháp trọng tâm của chiến lược giáo dục trong giai đoạn mới nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn sản xuất – kinh doanh đối với nguồn nhân lực xã hội đang yêu cầu. Đổi mới nội dung đào tạo với kỳ vọng: Chuẩn hóa, hiện đại hóa, thực hiện đúng nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nâng cao kỹ năng thực hành, nâng coa khả năng thích ứng với thực tiễn sản xuất – kinh doanh, tạo khả năng nhanh chóng tìm kiếm việc làm và đồng thời


tạo khả năng liên thông với các bậc đào tạo khác và nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học.

Biện pháp:

Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi, xin ý kiến phản hồi từ nhà tuyển dụng lao động, các tổ chức giáo dục khác, và những sinh viên tốt nghiệp… để kịp thời điều chỉnh bổ sung chương trình đào tạo cho phù hợp với chuẩn quốc gia, quốc tế và thực tiễn sản xuất kinh doanh. Mặt khác, tăng cường mối quan hệ với các doanh nghiệp là cơ sở tốt để học sinh – sinh viên của Trường có cơ sở thực tập nghề nghiệp, thực hiện kiểm định và từng bước nâng chất lượng đào tạo, đào tọa theo học chế tín chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Bổ sung đào tạo kỹ năng mềm đối với học sinh – sinh viên trong quá trình đào tạo, nhất là những nội dung thích ứng thực tiễn.

3.3.3.2 Đa dạng hóa các loại hình đào tạo

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người học, nhà trường cần tổ chức các hình thức đào tạo thích ứng, phù hợp thực tiễn với các đối tượng học.

Biện pháp:

Nhà trường tổ chức các loại hình đào tạo, như: dài hạn, ngắn hạn, học ngoài giờ, học từng đợt, tại Trường hay tại địa phương, đào tạo bằng thứ 2, đào tạo “Liên thông” giữa các bậc học như: “Liên thông nghề - trung cấp” hoặc “Liên thông nghề

- trung cấp – cao đẳng” hoặc “Liên thông Trung cấp – Cao đẳng – Đại học”. Từng bước mở rộng liên kết đào tạo với nước ngoài, trước mắt là một số nước trong khu vực Đông Nam Á trong việc đào tạo những ngành nghề mà hiện tại Trường đang có thế mạnh, hoặc đang cần phát triển để tiếp thu kinh nghiệm của các đối tác như: Quản trị kinh doanh, Khách sạn du lịch… theo hình thức 2 giai đoạn, trao đổi sinh viên giữa hai bên, vv.. Trên nguyên tắc thực hiện nghiêm chỉnh Luật Giáo dục và các quy định của Nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho người học, đảm bảo điều kiện làm việc cho Giảng viên và đảm bảo lợi ích của các bên tham gia quá trình đào tạo.


3.3.3.3 Cải tiến phương pháp đào tạo

Cải tiến phương pháp đào tạo nhằm mục tiêu: rèn luyện tăng thêm tinh thần tự học, giảng viên cần đặt lên hàng đầu quan điểm: hiệu quả của giảng dạy là khơi dậy khả năng sáng tạo còn tiềm ẩn của mỗi sinh viên chứ không phải là hiểu và nhớ những điều giáo viên giảng, bài giảng phải gợi ý những đề tài nhỏ, những bài tập viết hay những hội thảo của học sinh – sinh viên.

Biện pháp:

- Đối với bậc Đại học, cao đẳng người thày đóng vai trò tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, hướng dẫn học sinh tự học tự nghiên cứu, tự thu thập thông tin một các có hệ thống và tư duy phân tích, tổng hợp. Đồng thời, với danh nghĩa là kỹ sư hoặc cử nhân thực hành, đòi hỏi ở mỗi sinh viên tốt nghiệp phải có tay nghề tương đối vững, để có thể “miệng nói, tay làm”

- Đối với bậc trung cấp và dạy nghề quan trọng nhất là tăng cường thực hành rèn nghề, đảm bảo thời lượng thỏa đáng cho học sinh tiếp xúc với thực tế, rèn nghề. Nhà trường chỉ dạy những nội dung lý thuyết thực sự thiết thực và phù hợp, để dành thời lượng thỏa đáng cho việc thực hành rèn nghề nhằm đảm bảo học sinh ra trường không còn bỡ ngỡ với công việc, có thể làm được việc ngay

- Tăng cường thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học từ đơn giản đến phức tạp, cả những đồ dùng dạy học tự chế đến máy móc hiện đại như đèn chiếu thế hệ mới, các thiết bị điện từ, thiết kế bài giảng điện tử, mô hình hóa, sơ đồ hóa nội dung các môn học, sử dụng các phần mềm dạy học tiên tiến…

- Định kỳ tiến hành tổ chức rút kinh nghiệm và phổ biến những kinh nghiệm và nhân tố điển hình trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nhân rộng ra toàn thể đội ngũ giảng viên của trường. Tích cực đổi mới đồ dùng và thiết bị dạy học tiên tiến, phấn đấu đến năm 2013, 100% giảng viên sử dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy

- Đổi mới công tác tổ chức và hướng dẫn thực tập tốt nghiệp, đảm bảo học sinh – sinh viên có người quản lý thường xuyên, được hướng dẫn chuyên môn đầy đủ theo chương trình, kế hoạch của Trường, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ thực tập với


chất lượng tốt. Cải tiến việc đánh giá kết quả thực tập tốt nghiệp của học sinh – sinh viên, đánh giá ứng dụng những kết quả nghiên cứu của một số đề tài khoa học

3.3.3.4 Đẩy mạnh công tác tuyển sinh

Với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: Phát triển giáo dục và đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người.

Để có thể cạnh tranh và hội nhập quốc tế, công tác tuyển sinh cần được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu đưa Nhà trường phát triển về quy mô, là tiền đề đưa nhà trường trở thành trung tâm đào tạo lớn. Tác giả đề xuất một số biện pháp thức đẩy như sau:

a, Biện pháp 1: Tư vấn mùa thi

Hàng năm vào cuối tháng hai đến đầu tháng tư, thời điểm bắt đầu mùa tuyển sinh, Nhà trường cử các đoàn đến các trường THPT, các đơn vị liên kết địa điểm đạo tạo tại các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Yên Bái, Hà Giang, Móng Cái, Hà Nội…với nhiệm vụ tư vấn cho các em Học sinh lớp 12 về nhà trường, ngành nghề đào tạo nhà trường đang đào tạo.

b, Biện pháp 2: Quảng cáo tuyển sinh

- Trong các dịp tết đến hè về Nhà trường kết hợp với tổ chức Đoàn thanh niên phát động phong trào, động viên, khuyến khích các em Học sinh – Sinh viên về địa phương và trường thời các em học THPT phát các tờ rơi quảng cáo tuyển sinh, tuyên truyền về ngành nghê, loại hình đào tạo và chất lượng đào tạo của Nhà trường.

- Các thời điểm tuyển sinh các hệ đào tạo, Nhà trường đều có thông báo tuyển sinh trên đài truyền thanh các Huyện, đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình địa phương và trung ương. Đăng tải thông tin tuyển sinh trên các báo địa phương, báo ngành, báo mạng

- Kết hợp với công nghệ phát triển, đầu tư thiết kế trang Web riêng của Nhà trường: bắt mắt, dễ đọc, dễ tìm, dễ hiểu.


- Gửi thư ngỏ và phiếu báo nhập học đối với những thí sinh đạt các mức điểm sàn do bộ quy định nhưng chưa trúng tuyển, đến trường nhập học nguyện vọng 2, 3.

c, Biện pháp 3: Hội nghị tuyển sinh đầu xuân

Vào dịp đầu xuân Nhà trường mời Ban giám hiệu trường THPT các Huyện lân cận đến dự hội nghị và cùng nhau thảo luận về công tác đào tạo, tuyển sinh của Nhà trường và nhu cầu, mong muốn của các em học sinh, với mục tiêu các thầy trong ban giám hiệu các trường tư vấn cho các em học sinh.

Thực hiện các biện pháp trên, hàng năm Nhà trường cũng cần thực hiện khảo sát các chương trình quảng bá nhằm đưa ra các ưu khuyết điểm của từng chương trình để có biện pháp kịp thời nâng cao hiệu quả của từng hoạt động.

3.3.3.5 Tăng cường công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng

Tăng cường công tác khảo thí nhằm đánh giá khách quan kết quả học tập của người học, đặc biệt đáp ứng yêu cầu quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ; Hoàn thiện Ngân hàng đề thi đủ về số lượng, phong phú về hình thức, đảm bảo chất lượng. Phấn đấu đến năm 2015 có 75% học phần và năm 2017 có 95% học phần có ngân hàng đề thi và đáp án đảm bảo chất lượng; Tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý ngân hàng đề thi, đối mới phương thức tổ chức thi, đánh giá kết quả học tập của người học, phù hợp với yêu cầu quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ

Biện pháp:

- Tăng cường xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, có đủ phẩm chất năng lực trình độ làm công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo. Từng bước hoàn thành bộ phận chuyên trách đảm nhận chức năng khảo thid và đảm bảo chất lượng độc lập với bộ phận thanh tra, tiến tới thành lập Trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng khi trường được nâng cấp lên Đại học

- Rà soát, thẩm định các chương trình đào tạo, nội dung của các học phần, trên cơ sở đó xây dựng các chuẩn mực đánh giá kết quả đào tạo, làm căn cứ hoàn thiện ngân hàng đề thi tất cả học phần đào tạo của Trường

Ngày đăng: 13/11/2023