MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Hoạt động khai thác than ở Việt Nam đã bắt đầu từ năm 1840, đến nay đã được trên 160 năm. Trong thời kỳ vùng mỏ còn nằm trong tay thực dân Pháp, hoạt động khai thác than đã để lại nhiều di sản nặng nề đối với môi trường sinh thái. Từ khi hoà bình được lập lại, các hoạt động khai thác than đã được kế hoạch hoá nhưng công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm. Trong giai đoạn những năm 80, đầu những năm 90 khai thác than trái phép phát triển mạnh kết hợp với tình trạng công nghệ lạc hậu đã để lại nhiều tác động xấu đến môi trường và cảnh quan. Giai đoạn 1995 - 1998: Các hoạt động bảo vệ môi trường của các đơn vị thành viên mới chủ yếu tập trung vào các hoạt động mang tính phong trào như trồng cây đầu xuân, hưởng ứng các ngày kỷ niệm có liên quan đến bảo vệ môi trường; công việc nạo vét đất đá và xây dựng một số công trình kè chắn đất đá trôi, phun sương dập bụi. Tuy nhiên việc khai thác than đặc biệt là khai thác than lộ thiên đang làm tổn hại nghiêm trọng đến các môi trường: Đất, nước, không khí, sinh vật, địa hình bị biến động nhanh nếu chỉ thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường trên chưa đủ để khôi phục những gì môi trường đã bị huỷ hoại. Khu mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh là một trong những khu mỏ vừa có những tồn tại do hoạt động khai thác từ thời Pháp vừa có hoạt động khai thác trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động khai thác mỏ sau từng công đoạn đều có tác động xấu đến môi trường do vậy việc cải tạo phục hồi sau khai thác ở đây không có nghĩa là kết thúc khai thúc khai thác mỏ mà phải phục hồi ngay sau từng công đoạn khai thác. Các giải pháp cải tạo và phục hồi môi trường phải xây dựng trước khi khai thác để các hoạt động khai thác đều phù hợp và có lợi cho quá trình phục hồi cả về mặt kỹ thuật và về kinh tế. Chính vì vậy luận văn với đề tài “Xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khu mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh" nhằm xây dựng các giải pháp cải tạo và phục hồi môi trường đạt được các mục đích trên đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động khai thác hiện nay và kể cả hoạt động khai thác trước đây để lại, góp phần cho ngành than phát triển bền vững và bảo vệ môi trường ổn định trong sự phát triển của ngành mỏ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nhiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác l ập cơ sở khoa học dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp hiện trạng khai thác than mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai của Công ty TNHH MTV Khe Sim - Tổng Công ty Đông Bắc, nghiên cứu các công nghệ cải tạo, phục hồi các khu vực khai thác từ đó đề xuất các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực khai thác mỏ than Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai của Công ty TNHH MTV Khe Sim - Tổng Công ty Đông Bắc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá các giải pháp công nghệ áp dụng cho việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác than khu mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai của Công ty TNHH MTV Khe Sim - Tổng Công ty Đông Bắc.
- Khảo sát, đo đạc hiện trạng môi trường khu vực khai thác than Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai để đánh giá mức độ ảnh hưởng cũng như những tác động khác do khai thác mỏ lộ thiên gây ra.
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khu mỏ Khe Sim – Lộ Trí – Đèo Nai - 1
- Một Số Chỉ Tiêu Của Khai Thác Lộ Thiên Giai Đoạn 2005 2012
- Các Biện Pháp Cải Tạo, Phục Hồi Môi Trường Mỏ Được Áp Dụng Tại Các Nước Trên Thế Giới
- Hiện Trạng Cải Tạo Phục Hồi Môi Trường Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
- Đề xuất các phương án, biện pháp để cải tạo, phục hồi môi trường cho khu vực khai thác than mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai thuộc vùng Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Toàn bộ khu vực khai thác mỏ than Khe Sim - Lộ trí - Đèo Nai vùng Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi khoa học: Đề tài tập trung đánh giá hiện trạng công tác cải tạo, phục hồi môi trường từ đó đưa ra các biện pháp, phương án để cải tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực khai thác than mỏ Khe Sim - Lộ trí - Đèo Nai vùng Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là khu vực khai thác than khu mỏ Khe Sim - Lộ trí - Đèo Nai vùng Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Trong khu vực khai thác than khu mỏ Khe Sim - Lộ trí - Đèo Nai vùng Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh bao gồm mặt bằng sân công nghiệp, khu khai thác và các bãi thải phục vụ cho việc đổ thải của Công ty TNHH MTV Khe Sim - Tổng Công ty Đông Bắc.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Tìm hiểu phương pháp luận đã được xây dưng giải pháp cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai để lựa chọn được giải pháp phù hợp đối với việc cải tạo, phục hồi môi trường của các mỏ than khai thác tại Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Dựa trên các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường phù hợp với điều kiện khai thác của các mỏ than ở Việt Nam, áp dụng vào xây dựng các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường cho khu vực khai thác than với khu mỏ Khe Sim - Lộ Trí - Đèo Nai của Công ty TNHH MTV Khe Sim - Tổng Công ty Đông Bắc.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Địa điểm, thời gian, nội dung, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC THAN, CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ HIỆN TRẠNG CẢI TẠO PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.1.1 Khái niệm về khoáng sản, khai thác than, cải tạo, phục hồi môi trường
Theo định nghĩa của Luật Khoáng sản năm 2011: Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
Khai thác than lô ̣thiên (open pit mining) là tổng hợp tất cả các hoạt động khai thác mỏ than tiến hành nhằm thu hồi khoáng sản từ lòng đất (lòng đất được hiểu là cả trên mặt đất và dưới đất).
Khai thác mỏ lộ thiên là một hình thức khai thác mỏ mà theo đó cần phải bóc lớp đất đá phủ trên loại khoáng sản cần khai thác. Một hình thức khai thác khác ngược lại là khai thác hầm lò, theo đó không có việc bóc lớp phủ mà người ta đào các hầm bên dưới mặt đất để lấy quặng.
Khai thác mỏ là hoạt động khai thác khoáng sản hoặc các vật liệu địa chất từ lòng đất, thường là các thân quặng, mạch hoặc vỉa than. Các vật liệu được khai thác từ mỏ như kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, than, kim cương, đá vôi, đá phiến dầu, đá muối và kali cacbonat. Bất kỳ vật liệu nào không phải từ trồng trọt hoặc được tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc nhà máy đều được khai thác từ mỏ. Khai thác mỏ ở nghĩa rộng hơn bao gồm việc khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo (như dầu mỏ, khí thiên nhiên, hoặc thậm chí là nước).
Cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái (đất, nước, không khí, cảnh quan thiên nhiên, thảm thực vật...) tại khu vực khai thác khoáng sản và các khu vực bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn, môi trường và phục vụ các mục đích có lợi cho con người. (Trích: Mục 1, Điều 2, Chương I của Quyết định số
18/2013/QĐ-TTg ngày 29/03/2013 của Thủ tướng chính phủ quy định về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản).
Đề án cải tạo, phục hồi môi trường do tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản lập nhằm xác định phương án cải tạo, phục hồi môi trường và tổng số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với khai thác khoáng sản trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. (Trích: Mục 3, Điều 2, Chương I của Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/03/2013 của Thủ tướng chính phủ quy định về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản).
* Vai trò của tài nguyên khoáng sản trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh
Ngay từ đầu, khi nhận định về vai trò của tài nguyên khoáng sản, Ph. Ăngghen đã đưa ra nhận định rằng “chẳng có ai trong chúng ta có mặt khi ông trời sinh ra Trái đất, vì vậy, chẳng có ai biết ông trời đã nhét những thứ gì vào trong lòng Trái đất”. Và lịch sử cho thấy điều kiện khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản cùng vai trò của tài nguyên khoáng sản trong phát triển xã hội loài người đang thường xuyên thay đổi.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (đặc biệt là tài nguyên khoáng sản), lịch sử khai thác lâu đời với đội ngũ lao động lành nghề và có truyền thống làm việc trong các ngành công nghiệp qua nhiều thế hệ, ngành công nghiệp của khu vực có nhiều điều kiện phát triển thuận lợi.
1.1.2. Cơ sở pháp lý và thực tiễn
Để triển khai thực hiện Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Trung ương ban hành, HĐND, UBND Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật thi hành:
- Trước khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 có hiệu lực (ngày 01/01/2009): HĐND Tỉnh Khoá X kỳ họp thứ 8 đã ban hành Nghị quyết số 117/2003/NQ-HĐ ngày 29/7/2003 “Về một số chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010”, UBND Tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các văn bản: Quyết định 3806/2003/QĐ-UB ngày 23/10/2003 về việc phê duyệt Quy hoạch VLXD tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Kế hoạch số 2018/KH-UB ngày 01/12/2003 “về việc
triển khai Nghị quyết số 117/2003/NQ-HĐ của Hội đồng nhân dân tỉnh Khoá X kỳ họp thứ 8 về BVMT ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2005 và 2010”, Kế hoạch số 1137/KH-UB ngày 20/5/2005 "Về thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2015”; Quyết định số 3655/2005/QĐ-UBND ngày 26/9/2005 “V/v ban hành quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh”, Quyết định số 3406/2006/QĐ-UBND ngày 31/10/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Quy định đóng cửa mỏ và hoàn nguyên môi trường các mỏ khoáng sản rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 26/01/2007 “Về việc phê duyệt kế họach kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010”, Quyết định số 130/QĐ- UBND ngày 11/01/2008 “Về việc phê duyệt Đề án Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh”; Chỉ thị số 21/2008/CT- UBND ngày 09/12/2008, về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường đối với hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Từ thời điểm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 có hiệu lực, HĐND Tỉnh ban hành Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh “Về những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2011-2015”; UBND tỉnh đã tập trung ban hành các văn bản chỉ đạo quan trọng như: Chỉ thị số 21/2008/CT-UBND ngày 09/12/2008 “V/v tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường đối với hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”; Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 18/02/2009 về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định 3010/QĐ-UBND ngày 02/10/2009 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển, sản xuất VLXD tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; Quyết định số 3076/2009/QĐ- UBND ngày 08/10/2009 “V/v ban hành Quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh”. Quyết định số 3792/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 ban bành mức giá tối thiểu làm căn cứ tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch số 1925/KH-UBND ngày 19/5/2010 của UBND tỉnh “Về bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2010 và định hướng kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011- 2015”; Quyết định số 1975/QĐ-UBND
ngày 23/6/2011 “V/v phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2011-2015”; Quyết định số 3805/2011/QĐ-UBND ngày 02/12/2011 “V/v Quyết định ban hành Quy chế quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”; Quyết định số 2061/QĐ-UBND ngày 08/7/2010 “Về việc thành lập Quỹ Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Ninh”. Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật, tỉnh đã xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm, phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể và các vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, Quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Hạ Long- Cẩm Phả- Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến 2020, ...
* Nhận xét, đánh giá việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Về việc ban hành các văn bản của các cơ quan trung ương:
Luật Khoáng sản sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/07/2011, tuy nhiên việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật còn chậm, một số quy định còn chưa đồng bộ như:
Chưa có chế tài xử phạt các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật về khoáng sản, chế tài xử phạt các hành vi khai thác khoáng sản trái phép theo Nghị định cũ chưa nghiêm, không được truy tố trách nhiệm hình sự, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, dẫn tới việc tái phạm các hành vi khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản trái phép… Chưa có quy định đưa ra tỷ lệ tổn thất tài nguyên tối thiểu phải đạt để theo dòi, giám sát. Chưa có văn bản hướng dẫn về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đấu giá khai thác khoáng sản.
Việc tính thuế tài nguyên theo sản lượng khoáng sản khai thác sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp khai thác không tuân thủ theo thiết kế được phê duyệt, khai thác phần khoáng sản dễ trước, không tận thu tối đa tài nguyên, dẫn đến lãng phí tài nguyên.
Theo Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ giao cho Bộ Công thương hướng dẫn, lập và ban hành các thủ tục thiết kế khai thác. Tuy
nhiên, Bộ Công thương lại ban hành thiết kế cơ sở và lập dự án đầu tư theo hướng dẫn Thông tư 03/2007/TT-BCT… là một trong những nguyên nhân dân tới một số vi phạm của doanh nghiệp.
Từ khi ban hành Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng chính phủ, công tác quản lý, ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trường đã dần đi vào ổn định; các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm hơn trong công tác BVMT cũng như cải tạo và phục hồi môi trường. Song, Quyết định này đã bộc lộ một số những bất cập và vướng mắc trong quá trình triển khai. Cụ thể, theo Điều 2 của Quyết định, các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và kèm theo đó là việc thẩm định, phê duyệt xác nhận Báo cáo ĐTM, bản cam kết BVMT, đề án BVMT. Đối với những dự án khai thác khoáng sản mở mới, việc xây dựng Dự án cải tạo, phục hồi môi trường phải lập báo cáo riêng, không thành một phần trong Báo cáo ĐTM/Bản cam kết BVMT, tạo thêm nhiều thủ tục hành chính và gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân cũng như công tác thẩm định. Hơn nữa, cụm từ “Dự án cải tạo, phục hồi môi trường” làm cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản hiểu nhầm sang từ "Dự án" của Luật Đầu tư và thực hiện theo các quy định của đầu tư, xây dựng. Bên cạnh đó, Điều 6 và Khoản 6, Điều 8 của Quyết định quy định chưa đầy đủ về đối tượng phải lập Dự án cải tạo, phục hồi môi trường/Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung. Trong đó, còn thiếu một số đối tượng sau: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã lập Báo cáo ĐTM/Bản cam kết BVMT và đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường nhưng thực hiện không đúng yêu cầu về ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trường; Tổ chức, cá nhân có thay đổi phương án cải tạo, phục hồi môi trường; thay đổi về quy mô khai thác, công suất, diện tích, chiều sâu khai thác. Bên cạnh đó, Quyết định này mới quy định về thẩm định, phê duyệt từng Dự án cải tạo, phục hồi môi trường riêng lẻ, nhưng thực tế hoạt động khai thác khoáng sản lại diễn ra trên diện tích rộng vói quy mô lớn, liên vùng, liên mỏ do nhiều tổ chức, cá nhân cùng khai thác. Vì vậy, nếu không có các quy định về quy hoạch phương án cải tạo, phục hồi môi trường chung tại các khu vực có nhiều tổ chức, cá nhân cùng khai thác thì rất khó khăn cho quá trình thẩm định, phê duyệt, đồng thời, gây lãng phí tài nguyên và công tác BVMT kém hiệu quả.