Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý THA, theo quy định của pháp luật, kịp thời khắc phục những thiếu sót và sai phạm trong công tác THADS, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm về nghiệp vụ, về công tác quản lý, các tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Kết hợp kiểm tra THA với kiểm tra về công tác tổ chức cán bộ. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát, mở rộng sự giám sát của quần chúng để hạn chế đến mức thấp nhất những sai phạm trong hoạt động THA nói chung và trong hoạt động xác minh điều kiện THA nói riêng.
(iv) Tập trung công tác hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn
Trước mắt, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, nhất là trong việc chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về THADS. Như đã phân tích ở Chương 3 Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam hiện nay về xác minh điều kiện THADS, một trong những nguyên nhân dẫn đến những sai phạm, thiếu hiệu quả trong việc xác minh điều kiện THA là do quy định pháp luật thiếu rò ràng, trong khi công tác sửa đổi, xây dựng văn bản luật cần một lượng thời gian nhất định. Vì vậy, trong thời gian chưa thay đổi được quy định pháp luật việc tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn là hết sức cần thiết để đảm bảo việc xác minh điều kiện THA hiệu quả hơn.
4.2.2.3. Chú trọng xây dựng các quy định nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong công tác phối hợp THA
Như đã phân tích ở chương 2 Những vấn đề lý luận về xác minh điều kiện THADS, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan có tác động lớn đến hiệu quả của xác minh điều kiện THA. Vì vậy, để tránh tình trạng đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm trong việc phối hợp, nhằm giúp cho hoạt động THADS đạt được hiệu quả, đề nghị bổ sung quy định trong Luật THADS và Bộ luật hình sự trách nhiệm và chế tài (hành chính và hình sự trong đó quy định tội danh và mức hình phạt) đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải THA mà không cung cấp thông tin khi có yêu cầu và cũng không có văn bản trả lời và nêu rò lý do từ chối cung cấp thông tin.
Luật THADS đã có những điều riêng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hữu quan trong hoạt động THADS như quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân, Kho bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng, Bảo hiểm xã hội, cơ quan đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm... (từ Điều 173 đến Điều 180 Luật
THADS). Tuy nhiên, những quy định này mới chỉ quy định mang tính nguyên tắc, chung chung, chưa cụ thể dẫn đến việc khó áp dụng và thực hiện trên thực tế. Ngoài ra, hình thức chế tài mà Luật THADS quy định chỉ dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính và mức xử phạt chỉ ở mức rất thấp (từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện yêu cầu của CHV về việc cung cấp thông tin mà không có lý do chính đáng), không có tính răn đe đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm. Vì vậy, để nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan hữu quan trong việc cung cấp thông tin mà mình đang nắm giữ cho các chủ thể tiến hành xác minh điều kiện THA, đồng thời tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong hoạt động THADS thì cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành các điều, khoản quy định về sự phối hợp giữa cơ quan THADS với cơ quan, tổ chức có liên quan của Luật THADS. Bên cạnh đó, cũng cần phải tính đến phương án đưa chế tài hình sự để xử phạt về hành vi không cung cấp thông tin cho người thực hiện việc xác minh điều kiện THA. Hiện nay, Bộ luật hình sự năm 2015 đã sửa đổi quy định về tội “Cản trở việc THA” trong Bộ luật hình sự năm 1999. Tại Điều 381 Bộ luật hình sự quy định về trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc THA mà dẫn đến người bị kết án, người phải THA bỏ trốn hoặc dẫn đến hết thời hiệu THA, hoặc dẫn đến người có nghĩa vụ THA tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ THA với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng… thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm [77, Điều 381].
Với quy định này chúng ta có thể hiểu nếu người đang nắm giữ thông tin về tài sản của người phải THA mà cố tình không cung cấp, dẫn đến người phải THA tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ THA với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì sẽ bị xem xét để khởi tố hình sự về tội cản trở việc THA. Tuy nhiên, quy định này vẫn gây khó khăn cho CHV trong việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy tố về tội cản trở việc THA vì CHV phải có chứng cứ chứng minh mối liên quan giữa hành vi không cung cấp thông tin của người nắm giữ thông tin với hành vi tẩu tán tài sản của người phải THA. Trong khi đó, việc thu thập chứng cứ chứng minh là điều quá khó đối với CHV. Hơn nữa, thực tiễn hoạt động THADS cho thấy, rất nhiều trường hợp, cơ quan THA đã tập hợp đủ các hồ sơ, giấy tờ để đề nghị Viện kiểm sát truy tố về tội không chấp hành án của người phải THA nhưng Viện kiểm sát vẫn không truy tố với lý do “hành vi của đương sự
chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự”, vậy khi nào thì bị coi là đã đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong khi Bộ luật hình sự chỉ quy định “Người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”? Vì vậy, trong thời gian trước mắt, cần phải tăng cường hơn nữa trách nhiệm của Viện kiểm sát trong nhiệm vụ truy tố về các loại tội trong hoạt động THADS, trong đó có tội cản trở việc THA. Để thực hiện được điều này, bản thân Luật THADS cũng cần bổ sung quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức nắm giữ thông tin về tài sản của người phải THA theo hướng: nếu cố tình không cung cấp thông tin thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong thời gian lâu dài, cần đề nghị bổ sung vào Bộ luật hình sự quy định về tội cố tình không cung cấp thông tin giống như tội “Từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu” được quy định tại Bộ luật hình sự [77, Điều 383]. Đối với loại tội này, cơ quan THA chỉ cần cung cấp chứng cứ về việc từ chối cung cấp tài liệu, từ chối cung cấp thông tin của người phạm tội là đã đủ để đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không cần chứng minh hậu quả và mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.
4.2.2.4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin về tài sản và quản lý nguồn thu nhập, tài sản của người phải thi hành án
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Và Nâng Cao Hiệu Quả Thi Hành Pháp Luật Về Xác Minh Điều Kiện Thi Hành Án Dân Sự
- Hoàn Thiện Pháp Luật Về Xác Minh Điều Kiện Thi Hành Án Phải Đáp Ứng Các Yêu Cầu Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
- Vấn Đề Ủy Thác Tư Pháp Về Xác Minh Điều Kiện Tha
- Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 21
- Xác minh điều kiện thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành - 22
Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.
Hiện nay, ở Việt Nam rất nhiều cơ quan có thẩm quyền quản lý thông tin về tài sản của người phải THA. Mỗi cơ quan lại có cách thức lưu giữ thông tin khác nhau vì vậy sẽ gây khó khăn cho CHV trong quá trình khai thác thông tin. Vì vậy, cần quy định đồng bộ việc kê khai, đăng ký tài sản, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký tài sản để sử dụng cho việc tra cứu, cung cấp thông tin về tài sản.
Cần quy định cơ chế cung cấp thông tin, khai thác thông tin nhằm vừa bảo vệ được bí mật thông tin về tài sản của người phải THA lại vừa thực hiện được việc cung cấp, tra cứu thông tin về tài sản của các đương sự để tổ chức thực hiện việc THA theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước và của toàn xã hội.
Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin về tài sản của người phải THA là việc làm sẽ giúp khắc phục tất cả những khó khăn, vướng mắc hiện nay liên quan đến xác minh điều kiện THA của người phải THA. Lý do CHV
chưa làm tốt công tác xác minh là vì CHV phụ thuộc rất lớn vào các cơ quan có thẩm quyền trong việc cung cấp thông tin. Nếu chúng ta xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký tài sản thì tất cả các tài sản thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng sẽ được quản lý trong một dữ liệu thống nhất. Theo đó, những người có nhu cầu tra cứu và cung cấp thông tin về tài sản sẽ phải trả một mức phí nhất định để được cung cấp thông tin.
Trong bài viết “Sử dụng công nghệ thông tin trong việc xác định điều kiện kinh tế của người phải thi hành” của các tác giả Janeck Pun, Xơ lep Laane, Jaan Lyynik - Ủy viên Hội đồng Hiệp hội TPL và Quản tài viên, Cộng hòa Estonia. Bài viết được dịch từ nguyên bản tiếng Nga trong cuốn sách “Thực trạng kê biên tài sản của người phải THA và hướng giải quyết: cách tiếp cận của các quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động THA”, tuyển tập từ Hội thảo khoa học và thực tiễn quốc tế lần thứ tư, 18-20 tháng 3, 2013, Akaterinbơc, Nga. Bài viết giới thiệu về kinh nghiệm của quốc gia Estonhia trong việc sử dụng công nghệ thông tin để xác minh tài sản của người phải THA. Các TPL có thể thông qua hệ thống XT (là tầng trao đổi dữ liệu giữa hệ thống công nghệ thông tin của Chính phủ) gửi các yêu cầu cung cấp thông tin tại các cơ sở dữ liệu cần thiết và nhận câu trả lời trong vòng vài giây. Khi xác định tình trạng kinh tế của người phải THA, TPL thường sử dụng các cơ sở dữ liệu sau đây: Các cơ sở dữ liệu công (Dữ liệu công dân: nơi thường trú và các mối quan hệ giao dịch của người phải THA; dữ liệu thương mại: sự tham gia của người phải THA tại các doanh nghiệp; dữ liệu bất động sản: các bất động sản thuộc sở hữu của người phải THA; dữ liệu phương tiện giao thông: các ô tô (kể cả các tàu thuyền nhỏ) thuộc sở hữu của người phải THA; dữ liệu vũ khí thông thường và vũ khí công vụ: những vũ khí thuộc quyền của người phải THA; dữ liệu về người nộp thuế: người sử dụng lao động và thu nhập của người phải THA và của doanh nghiệp. Dữ liệu quốc gia về người lao động hiện đang được xây dựng. Ngoài ra, TPL còn sử dụng các cơ sở dữ liệu tư nhân: Các tổ chức tín dụng: số tiền của người phải THA trên các tài khoản hiện có; các công ty bảo hiểm: các khoản lợi tức bảo hiểm được trả cho người phải THA. Hầu hết các cơ sở dữ liệu đều kết nối với XT. Tình hình kinh tế của người phải THA là một trong những vấn đề quan trọng của xác minh điều kiện THADS. Người phải THA thường là đưa ra những thông tin sai lệch về tình hình kinh tế thực tế của họ, tẩu tán tài sản, trốn tránh việc THA... Việc
sử dụng hệ thống đăng ký tài sản trên toàn quốc cũng được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng như Bungaria, Izrael, Nga, Phần Lan… [11], [57]
Thực tế, cách thức của người phải THA cũng như các biện pháp để xác định chủ sở hữu thực sự và việc sử dụng các quyền tài sản càng ngày càng trở nên phức tạp, do đó, với những kinh nghiệm các quốc gia nói trên là bài học để Việt Nam có thể xem xét trong tiến trình cải cách hệ thống cung cấp thông tin về tài sản của người phải THA.
Ngoài ra, thực tiễn của hoạt động THADS đối với bản án về tham nhũng cũng cho thấy, việc xác minh điều kiện THA, ngoài các tài sản đã được kê biên, tuyên xử lý trong bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan THADS khó có thể xác minh được thêm tài sản hoặc nguồn thu nhập khác, vì tội phạm tham nhũng thường tìm mọi cách để tẩu tán, che giấu, hợp lý hóa tài sản, trong khi đó, cơ quan THADS chỉ có thể căn cứ vào tình trạng pháp lý hiện hành của tài sản để xử lý mà không có thẩm quyền điều tra, chứng minh nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có, hơn nữa, cơ chế quản lý tài sản ở nước ta hiện nay còn thiếu minh bạch, các giao dịch kinh tế, dân sự hiện nay vẫn chủ yếu được thực hiện bằng hình thức thanh toán tiền mặt, do đó khó kiểm soát được thu nhập, tài sản của tổ chức, cá nhân và cũng gây khó khăn cho việc áp dụng các biện pháp phong tỏa, kê biên tài sản của cơ quan có thẩm quyền [86].
Vì vậy, theo tác giả cần có quy định thống nhất, đồng bộ về cơ chế kiểm tra, giám sát, quản lý nguồn thu nhập, tài sản của người phải THA thông qua việc đăng ký, kê khai tài sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác minh điều kiện THA và hạn chế được tình trạng tẩu tán tài sản của người phải THA.
Đối với người phải THA là doanh nghiệp, cần có một cơ chế để quản lý một cách hữu hiệu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó, để hạn chế tình trạng cố tình tẩu tán tài sản bằng cách báo cáo tình hình hoạt động thua lỗ của doanh nghiệp.
Tiểu kết chương 4
Việc đề ra các yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện THADS là đòi hỏi khách quan và cần thiết khi khung pháp lý điều chỉnh về xác minh điều kiện THADS ở Việt Nam vẫn chưa đồng bộ, các quy định về xác minh điều kiện THA vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện THADS phải xuất phát từ yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, từ thực tiễn THADS, phải đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, đáp ứng đòi hỏi thực tiễn, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện THADS bao gồm các giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện THADS và các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xác minh điều kiện THADS. Nhóm các giải pháp hoàn thiện pháp luật bao gồm những giải pháp cụ thể như: chủ thể xác minh; thời hạn xác minh điều kiện THA; ủy quyền xác minh; ủy thác tư pháp về xác minh; trách nhiệm của người phải THA trong việc kê khai tài sản; quy định về việc huy động lực lượng trong xác minh. Nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả thức thi bao gồm: bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến mô hình, tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý THA, cơ quan THADS, cơ chế THA và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình THA; quy định về nâng cao địa vị pháp lý của CHV; nâng cao trình độ, nghiệp vụ của CHV, đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan THA trước những yêu cầu, nhiệm vụ được giao; tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, phối hợp, hoạt động THA.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam thì nghiên cứu và tìm ra một cơ chế xác minh điều kiện THADS hiệu quả là vấn đề cấp thiết đặt ra để đẩy nhanh tiến trình THADS, nâng cao hiệu quả công tác THADS. Xác minh điều kiện THADS là một giai đoạn, một thủ tục trong quá trình THADS nhưng xác minh lại có ý nghĩa quyết định đối với kết quả của hoạt động THADS, nếu người phải THA có nghĩa vụ nhưng người phải THA không có tài sản, không có điều kiện THA do tẩu tán tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ thì việc THA sẽ không thể tiếp tục thực thi. Như khẳng định của Hội đồng châu Âu khi đưa ra khuyến nghị để thực hiện tốt hơn việc tổ chức THA: “Để pháp luật được duy trì và để người dân có niềm tin vào hệ thống toà án, cần có các quy trình THA hiệu quả. Tuy nhiên, việc THA chỉ có thể đạt được khi người phải THA có điều kiện hoặc khả năng thoả mãn bản án” [99]. Xuất phát từ việc nhận thức về vai trò quan trọng của pháp luật đối với hoạt động xác minh điều kiện THADS ở Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài “Xác minh điều kiện THA dân sự theo pháp luật THA dân sự Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án.
Luận án đã thu thập, hệ thống hoá, tổng hợp và phân tích tình hình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài theo từng nhóm vấn đề nghiên cứu của đề tài. Qua đó cho thấy, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài chưa thực sự xây dựng được một nền tảng lý luận bao quát, chuyên sâu cũng như chưa đánh giá toàn diện thực tiễn pháp luật Việt Nam về xác minh điều kiện THADS. Số lượng các công trình nghiên cứu ở trong nước còn khá hạn chế và chưa toàn diện, hệ thống. Đồng thời, xác minh điều kiện THADS là một đề tài không còn mới trên thế giới nhưng chưa có bất kỳ một công trình ở nước ngoài nghiên cứu pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này. Trên cơ sở nhận định và đánh giá này, luận án đặt ra những vấn đề cần được kế thừa và cần được tiếp tục nghiên cứu liên quan đến lý luận chung về xác minh điều kiện THADS, thực trạng pháp luật Việt Nam về xác minh điều kiện THADS và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện THADS.
Luận án tiếp cận hoạt động xác minh điều kiện THADS là một giai đoạn của hoạt động THADS nên tập trung nghiên cứu các vấn đề lý thuyết nền tảng về hoạt động này. Trong đó, luận án khẳng định, chủ thể xác minh điều kiện THADS gắn liền với chủ thể của hoạt động THADS và bị chi phối bởi mô hình tổ chức THADS. Bên cạnh đó, giá trị pháp lý của các bản án, quyết định có hiệu lực thi hành cũng
đưa đến cho các chủ thể xác minh những “quyền lực” khác với các chủ thể khác và/hoặc ở các hoạt động xác minh khác.
Ngoài ra, do đối tượng của hoạt động xác minh điều kiện THADS là thông tin về tài sản, thu nhập của người phải THA nên việc thu thập thông tin gắn liền với nghĩa vụ của người phải THA, với các quyền cơ bản của người phải THA là quyền sở hữu, đồng thời cũng liên quan đến quyền được hưởng các quyền lợi được ghi nhận trong bản án, quyết định của người được THA. Đặc điểm này quyết định các nội dung cần phải xác minh và phạm vi xác minh của chủ thể có thẩm quyền. Đồng thời, việc thu thập thông tin phụ thuộc vào thái độ của người phải THA và các chủ thể quản lý thông tin về tài sản, điều kiện THA của người phải THA nên phương thức xác minh cũng được xây dựng với những điểm khác biệt đặt trong mối liên hệ với cách thức quản lý thông tin và nghĩa vụ tôn trọng bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của các chủ thể có liên quan. Hơn nữa, pháp luật THADS có bản chất là pháp luật về thủ tục nên với tư cách là một công đoạn của quá trình THA, xác minh điều kiện THA cũng cần các quy định mang tính chất thủ tục để định hướng hoạt động cho các chủ thể có thẩm quyền.
Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về xác minh điều kiện THADS, luận án đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về xác minh điều kiện THA. Luận án khẳng định pháp luật Việt Nam về xác minh điều kiện THADS còn chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của hoạt động THADS. Cụ thể còn tồn tại những vướng mắc, bất cập về chủ thể xác minh, nội dung xác minh, thủ tục xác minh, thời điểm xác minh. Trên cơ sở phân tích những vướng mắc, bất cập, luận án đã chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế không chỉ bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan mà đa số từ những nguyên nhân chủ quan về nhận thức lập pháp, kỹ thuật lập pháp, năng lực, trình độ của những người thực thi pháp luật…
Qua việc nghiên cứu nền tảng lý luận và thực trạng pháp luật về xác minh điều kiện THADS, luận án một lần nữa khẳng định hoàn thiện pháp luật THADS nói chung và pháp luật về xác minh điều kiện THADS nói riêng là một vấn đề quan trọng trong việc bảo đảm thực thi các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, Trọng tài thương mại và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, góp phần đảm bảo các quyền con người, quyền công dân. Luận án đặt ra yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật về xác minh điều kiện THADS là phải xuất phát từ yêu cầu của việc