Nguyên Tắc Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng

từ trước khi anh, chị kết hôn. Chị L chỉ khai: “Khi chúng tôi xây dựng gia đình, anh T (anh cả của anh H) có bàn giao nhà đất cho vợ chồng tôi sở hữu và sử dụng bằng lời nói không có giấy tờ …”. Chị L không cung cấp được tài liệu chứng cứ gì khác để chứng minh tài sản trên đã được cho cả hai vợ chồng.

+ Bố mẹ anh H đều chết trước khi anh H, chị L kết hôn. Hai ông bà có bảy người con. Trong hồ sơ không có tài liệu nào thể hiện bảy anh chị em thống nhất cho vợ chồng anh Trần Văn H nhà đất đang tranh chấp. Dù anh T có nói cho vợ chồng anh H nhà đất như chị L khai, thì việc tặng cho miệng (nếu có) cũng vô hiệu cả hình thức lẫn nội dung.

Do đó, Toà án cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vợ chồng anh H đang sống, sử dụng nhà đất, hàng năm đóng thuế cho Nhà nước và lời xác nhận của ông Đỗ Xuân C (nguyên Chủ tịch xã cũ) là “sổ đỏ giao đất thuộc hộ anh H năm 1999 là hoàn toàn hợp pháp, không có tranh chấp theo đơn trình bày là hoàn toàn đúng” để xác định đất thổ cư, đất vườn, được cấp cho hộ gia đình anh H là tài sản chung của vợ chồng là không có căn cứ, không đúng pháp luật.

Về cách thể hiện ở phần quyết định của bản án: Trên diện tích đất ở, đất vườn có 5 gian nhà ở lợp ngói, 3 gian nhà bếp lợp ngói… Toà án cấp sơ thẩm nhận định nhà, đất ở, đất vườn của anh em bên chồng, không phải tài sản của vợ chồng, nhưng khi quyết định lại tuyên: “giao toàn bộ diện tích đất ở 400m2, đất vườn 656m2 cho anh Trần Văn H, anh Trần Văn T” là không đúng.

Nhà, đất ở, đất vườn nói trên không phải là của riêng anh H, anh T mà là di sản do bố mẹ hai anh để lại cho bảy anh em. Do đó, quyết định như Toà án cấp sơ thẩm là không rõ ràng, thiếu chính xác. Mặt khác trên đất có các công trình kiến trúc… nhưng Toà án cấp sơ thẩm không đề cập gì đến các công trình trên đất. Vậy các công trình đó ai được sử dụng.

Trong trường hợp đã kết luận không phải là tài sản chung vợ chồng thì bác yêu cầu của đương sự về vấn đề này là đủ.

Thứ hai, việc xác định tài sản chung hay tài sản riêng không chính xác

Luật HN & GĐ đã có những điều khoản quy định về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng trong hôn nhân, nhưng trên thực tế, việc phân định rõ ràng tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng vẫn vô cùng phức tạp. Với văn hóa của người phương Đông thì những gia đình Việt Nam là những gia đình luôn có quan niệm về tài sản chung của vợ, chồng là “của chồng công vợ”. Theo đó, mọi tài sản mà vợ chồng có được sau khi kết hôn đều được xem là “của chung” và vợ chồng có quyền được hưởng ngang nhau khối tài sản chung đó. Khi kết hôn và trong quá trình chung sống vợ chồng luôn mang nặng tâm lý ngại ngùng nếu phải đề cập đến vấn đề xác định rõ tài sản chung, tài sản riêng trong quá trình hôn nhân. Bên cạnh đó, trong cuộc sống do nhu cầu phát sinh mà tài sản riêng có thể bị đưa vào sử dụng chung nên dễ bị phân hóa, trộn lẫn, nhiều người đã đưa tài sản riêng của mình vào sử dụng chung trong thời kỳ hôn nhân và vô tình làm mất quyền sở hữu tài sản riêng độc lập của mình. Khi hôn nhân rạn nứt, họ không chứng minh được đó là tài sản riêng của họ trước pháp luật họ phải chấp nhận thiệt thòi. Vì những lẽ đó nên việc Tòa án giải quyết phân chia tài sản chung là rất khó khăn, trước hết muốn giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng thì cần xác định tài sản đang tranh chấp là tài sản chung hay tài sản riêng (nếu các bên tranh chấp cho rằng đó là tài sản riêng ), nếu có đủ cơ sở xác định đó là tài sản chung thì Tòa án mới có quyền đưa tài sản chung đó phân chia cho vợ, chồng.

Ví dụ: Vụ án “Tranh chấp hôn nhân và gia đình” giữa nguyên đơn là anh Nguyễn Hồng Cường và bị đơn là chị Trần Thị Mười, do TAND thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Hải Dương xét xử phúc thẩm (bản án phúc thẩm số 13/2013/HNGĐ-PT ngày 26/4/2013)

Năm 1999 anh Nguyễn Hồng Cường kết hôn với chị Trần Thị Mười. Năm 2000, ông Trần Văn Cật (Bố đẻ chị Mười) đứng ra mua của anh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Hoàng Văn Khảo, chị Trần Thị Nhi (cháu của ông Cật) 230,9 m2 đất ở và 132,5 m2 đất ao với giá 28.000.000 đồng, ông Cật đã trả 14.000.000 đồng, việc mua bán không lập hợp đồng, không qua cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Sau đó, anh Cường, chị Mười đến ở trên thửa đất này, trả số tiền đất còn lại và lập hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ thửa đất với anh Khảo, chị Nhi.

Anh cường xác định 230,9 m2 đất ở sau khi cắt trả anh Yên 66,6 m2 còn 164,3 m2 đất ở và 132,5 m2 đất ao là của vợ chồng, khi ly hôn anh đề nghị chia đôi. Chị mười khai ½ thửa đất ở là của ông Cật, khi xác lập hợp đồng và kê khai đề nghị cấp giấy chứng nhận cho toàn bộ thửa đất, chị không nói cho ông Cật biết. Ông Cật khẳng định ½ thửa đất ở là của ông; việc chị Mười, anh Cường tự ý đứng tên kê khai đề nghị cấp giấy chứng nhận ông không biết và đền nghị Tòa giải quyết để anh Cường, chị Mười trả ông ½ diện tích đất ở.

Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật Hôn nhân và gia đình 2014 - 9

Theo lời khai của anh Khảo, chị Nhi thì khi mua đất ông Cật nói mua nhà đất cho vợ chồng anh Cường, chị Mười; năm 2006, chị Mười đứng ra xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, vì nghĩ ông Cật mua đất cho anh Cường, chị Mười nên anh chị đã ký hợp đồng chuyển nhượng để chị Mười đứng ra làm thủ tục kê khai đề nghị cấp GCNQSDĐ và được cấp giấy chứng nhận ngày 7/12/2007 mang tên chị Mười, anh Cường.

Ngày 6/12/2007, anh Cường, chị Mười đứng ra làm thủ tục chuyển nhượng cho anh Trần Văn Yên 66,6 m2 đất, ông Cật cũng không có ý kiến, chỉ đến khi anh Cường có đơn đến Tòa xin ly hôn ông Cật mới có yêu cầu xác định 14.000.000 đồng là tiền của ông và ông cho riêng chị Mười. Quá trình ở, anh Cường, chị Mười có công quản lý, tôn tạo đất; tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân giữa anh Cường với chị Mười còn tồn tại. Hơn nữa, tại các bản tự khai, biên bản hòa giải, biên bản lấy lời khai có trong hồ sơ vụ kiện xin ly hôn giữa anh Cường và chị Mười năm 2008 thể hiện lời khai của chị

Mười thừa nhận tài sản chung của vợ chồng là 164,3 m2 đất ở (đã trừ 6ds-6,6 m2 đất đã bán cho anh Trần Văn Yên) và chị yêu cầu chia theo tỷ lệ chị được hưởng ¾ anh Cường được hưởng ¼ vì trong số tiền mua nhà đất có

14.000.000 đồng là của ông Trần Văn Cật (bố để chị Mười) cho riêng chị. Trường hợp này, Tòa án các cấp cần xác định ông Cật đã cho vợ chồng anh Cường và xác định chị Mười có công sức đóng góp nhiều hơn; từ đó xem xét đến công sức đóng góp và nhu cầu chỗ ở của mỗi bên để đảm bảo chỗ ở cho cả hai bên mới đúng.

Tòa án các cấp xác định 230.9m2 đất ở là tài sản chung của ông Cật và

vợ chồng anh Cường,chị Mười; giao nhà, đất cho chị Mười là chưa xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ vụ kiện để giải quyết đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.

Bản án phúc thẩm nêu trên đã bị Chánh án TANDTC kháng nghị theo thử tục giám đốc thẩm và tại Quyết định giám đốc thẩm số 282/2014/DS- GĐT ngày 24/7/2014, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đã hủy bản án phúc thẩm, giao hồ sơ cho TAND tỉnh Hải Dương xét xử phúc thẩm lại.

Thứ ba, việc vận dụng nguyên tắc suy đoán tài sản chung

Khoản 3, Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.

Quy định về việc suy đoán tài sản chung trong Luật HN&GĐ năm 2014 có ý nghĩa như một nguyên tắc có tính chất định hướng trong việc giải quyết các tranh chấp giữa vợ chồng với nhau về nguồn gốc tài sản. Tuy nhiên, với tư cách là một nguyên tắc suy đoán, tác dụng của nguyên tắc này chỉ dừng lại ở chỗ thiết lập một sự suy đoán, không có ý nghĩa khẳng định chắc chắn tất cả tài sản trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng. Trong thực tế một số Toà án trong quá trình giải quyết đã không bám sát nguyên tắc suy

đoán trên dẫn đến thiếu sót trong bản án, quyết định của mình.

Ví dụ: TAND quận Ba Đình - Hà Nội khi giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn giữa anh Phạm Quý Tuân và chị An Thị Phượng về ngôi nhà số 18 phố Sơn Tây - Hà Nội (3/2001), đã xác định ngôi nhà đó thuộc sở hữu riêng của anh Tuân với các lý do: Giấy tờ mua nhà này đứng tên anh vào ngày 22/10/1991 và theo anh Tuân: nguồn gốc ngôi nhà là do bà Mão (mẹ anh) bán nhà số 34 phố Nguyễn Trường Tộ rồi cho anh tiền để mua. Tuy nhiên, trên thực tế chính bà Mão cũng xác nhận bà không uỷ quyền cho anh Tuân mua nhà số 18 phố Sơn Tây và cũng không có tài liệu gì để chứng minh là bà đã cho anh Tuân tiền để mua nhà này. Với những tình tiết trên, không đủ chứng cứ để khẳng định anh Tuân có quyền sở hữu riêng đối với nhà số 18 phố Sơn Tây. Vì vậy, Bản án phúc thẩm số 54/LHPT ngày 24/5/2001 của TAND Thành phố Hà Nội đã sửa án sơ thẩm theo hướng: Xác định nhà số 18 Sơn Tây là tài sản chung của anh Tuân và chị Phượng để chia theo pháp luật [8].

2.3.2. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng

Thứ nhất, việc phân chia công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung

Thực tế cho thấy khi phân chia khối tài sản chung vợ chồng khi ly hôn, nhiều Tòa án chưa cân nhắc, xem xét công sức đóng góp của mỗi bên một cách hợp lý, hoặc quá cứng nhắc, tuyệt đối hóa công sức mà không xem xét thấu đáo đến các yếu tố khác khi phân chia tài sản chung khác gây mất công bằng cho một bên vợ hoặc chồng và dẫn đến việc phân chia không hợp tình, hợp lý.

Ví dụ: TAND quận Ba Đình - Hà Nội khi giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn giữa nguyên đơn chị Lưu Ngọc Diệp và bị đơn anh Đặng Thường Quân. TAND quận Ba Đình, thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm, TAND thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm (Bản án phúc thẩm số 66/2013/DSPT ngày

04/7/2013).

Căn cứ vào hồ sơ: Nguồn gốc nhà, đất tại số 149B Đội Cấn., Ba Đình, Hà Nội là của bà Trịnh Thị Cần (mẹ anh Quân) cho anh Quân trước khi kết hôn với chị Diệp. Năm 1998, chị Diệp và anh Quân kết hôn, ngày 22/11/1999 anh Quân kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất anh Quân có ghi tên chị Diệp. Năm 2005, UBND quận Ba Đình đã cấp GCNQSDĐ đứng tên anh Quân và chị Diệp, anh Quân không khiếu nại gì. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm xác định anh Quân nhập tài sản chung của vợ chồng là có căn cứ , phù hợp với pháp luật. Theo quy định của pháp luật thì tài sản chung vợ chồng về nguyên tắc chia đôi nhưng có xem xét đến công sức đóng góp của mỗi bên, trong vụ án này rõ ràng tài sản của vợ chồng anh Quân, chị Diệp có nguồn gốc là của mẹ anh Quân cho nên khi phân chia tài sản chung thì Tòa án cấp sơ thẩm đã chia cho anh Quân được hưởng nhiều hơn chị Diệp là phù hợp, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm chỉ chia cho chị Diệp hưởng 5% giá trị tài sản chung là chưa thỏa đáng vì chị Diệp cũng có công sức duy trì, phát triển khối tài sản. Tòa án cấp phúc thẩm lại lập luận và cho rằng đây là tài sản riêng của anh Quân là không đúng.

Bản án phúc thẩm nêu trên đã bị Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và tại Quyết định giám đốc thẩm số 117/2014/DS- GĐT ngày 25/3/2014, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đã xử hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm về phần tài sản, giao hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại.

Thứ hai, không đảm bảo nguyên tắc chia tài sản bằng hiện vật trong trường hợp tài sản có thể chia bằng hiện vật

Việc chia tài sản chung của vợ chồng được tiến hành theo hai phương thức: Chia bằng hiện vật hoặc nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị nhằm đảm bảo giá trị sử dụng của tài sản để các bên thuận lợi

trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Quy định này nhằm cho phép Tòa án chủ động hơn trong việc chia tài sản đồng thời tạo cơ sở pháp lý để hai bên lựa chọn cách phân chia.

Theo Điều 177, Bộ luật Dân sự 2005 thì vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu, vật không chia được là vật khi bị phân chia không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Khi cần phân chia vật không chia được thì phải tính giá trị thành tiền để chia.

Pháp luật hiện hành chỉ xem xét việc chia được hay không chia được đối với vật mà không xác định đối với các loại tài sản khác như quyền tài sản hoặc giấy tờ có giá. Trên thực tế, Tòa án thường chia cho người đang nắm giữ hoặc đứng tên tài sản đó, còn người kia được hưởng giá trị.

Mặc dù pháp luật đã có sự quy định rõ ràng về việc ưu tiên phân chia tài sản bằng hiện vật, đảm bảo cho các bên có chỗ ở, chỗ sản xuất kinh doanh sau khi ly hôn nhưng nhiều Tòa án khi phân chia cũng đã gặp phải những sai sót khi quyết định chia hay không chia bằng hiện vật.

Ví dụ: Vụ án “Tranh chấp ly hôn và chia tài sản” giữa nguyên đơn là anh Đồng Văn Tịnh với bị đơn là chị Nguyễn Thị Lý, do TAND huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Hải Dương xét xử phúc thẩm (Bản án phúc thẩm số 18/2010/HNGĐ-PT ngày 17/7/2010).

Theo hồ sơ vụ án: Chị Nguyễn Thị Lý khai nguồn tiền mua đất (đất mua năm 2003) và xây dựng căn nhà hai tầng trên diện tích 120m2 đất tại thôn Tranh Đấu, xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương là của anh Đồng Văn Tịnh (chồng chị) gửi về nhờ ông Đồng Văn Quyết và bà Vũ Thị Đạm (bố mẹ đẻ anh Tịnh) mua đất, làm nhà; chị có tham gia đóng góp công sức trong quá trình xây dựng nhà nên đây là tài sản chung của anh chị; chị Lý có xuất trình xác nhận của anh Đặng Văn Tuấn về việc bà Đạm đã nhận 11.700 USD

của anh Tịnh gửi về qua anh Tuấn. Ông Quyết, bà Đạm thì cho rằng: Nguồn tiền mua đất và xây dựng căn nhà trên là của anh Đồng Văn Tài (em trai anh Tịnh), khi xây dựng ông bà đứng ra thuê thợ và thanh toán tiền cho thợ, hiện nay GCNQSDĐ mang tên anh Tài - em trai anh Tịnh (anh Tài hiện đang ở nước ngoài). Ông Nguyễn Văn Kiên và bà Vũ Thị Giáp (bố mẹ đẻ chị Lý) khai khi xây dựng nhà trên, ông bà đã thanh toán tiền cánh cửa là 8.500.000 đồng cho thợ nhưng ông Quyết, bà Đạm chưa thanh toán lại cho ông bà.

Về việc cấp GCNQSDĐ thì năm 2003 bà Đạm đứng tên mua hai thửa đất, trong đó có thửa đất đang tranh chấp. Ngày 26/2/2007 UBND huyện Gia Lộc cấp GCNQSDĐ đối với hai thửa đất do bà Đạm mua, thửa đất đang tranh chấp thì mang tên anh Đồng Văn Tài. Tòa án các cấp đã tách quan hệ tài sản là nhà và đất ở mang tên anh Đồng Văn Tài, tiền nợ của ông Kiên, bà Giáp là

8.500.000 đồng và khoản tiền 11.700 USD mà anh Tịnh gửi về cho ông Quyết, bà Đạm qua anh Tuấn chưa giải quyết; tạm giao cho chị Nguyễn Thị Lý và cháu Đồng Văn Dương được tiếp tục cư trú và sử dụng nhà đất đang tranh chấp; giao cho chị Lý và các bên đương sự giữ nguyên hiện trạng nhà đất có tranh chấp cho đến khi anh Tài về nước để giải quyết. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không thu thập hồ sơ mua đất, hồ sơ kê khai cấp GNCQSDĐ đối với thửa đất đang tranh chấp, chưa làm rõ nguồn tiền để mua hai thửa đất này, tiền xây dựng nhà, thu nhập của ông Đạm, bà Quyết, chưa làm rõ anh Tài có gửi tiền về hay không, thời gian gửi, hình thức gửi, các chứng cứ về việc gửi tiền, việc cấp GCNQSDĐ cho anh Tài có đúng quy định hay không là có thiếu sót. Về khoản tiền anh Tịnh gửi về thì Tòa án các cấp cũng chưa lấy lời khai của anh Tuấn, chưa yêu cầu anh Tuấn cung cấp sổ ghi chép để xác minh làm rõ ông Quyết, bà Đạm có nhận tiền của anh Tuấn hay không, thời gian nhận, đồng thời chưa cho các bên đối chất với nhau là chưa thu thập đầy đủ chứng cứ. Do đó, nếu vụ án được xét xử lại thì cần làm

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 22/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí