Người Nào Giao Cấu Với Người Cùng Dòng Máu Về Trực Hệ, Với Anh Chị Em Cùng Cha Mẹ, Anh Chị Em Cùng Cha Khác Mẹ, Anh Chị Em Cùng Mẹ Khác Cha, Với Cháu


hệ luỵ của nó là xem trọng quyết định của Toà án hơn quyết định xử phạt hành chính của cơ quan quản lý nhà nước hay hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là rất nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nếu phân tích nội dung khoản 1 Điều 147 theo phương pháp suy lý mạnh. Bởi vì, nếu hành vi chung sống như vợ chồng mà gây hậu quảrất nghiêm trọng, hoặc đặc biệt nghiêm trọng cũng có thể chỉ bị định tội tại khoản 1 Điều này.

Phương án thứ hai, bỏ khoản 2 Điều này và bổ sung dấu hiệu “đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng” vào khoản 1 và Điều 147 khi đó chỉ có một khung hình phạt. Đồng thời, có thể nâng mức phạt tù tối thiểu từ 3 tháng lên 6 tháng, mức tối đa từ 1 năm tù lên 2 năm tù . Như vậy, sau khi sửa đổi, bổ sung, Điều 147 BLHS sẽ là: “Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm”. Phương án thứ hai tương đối phù hợp hơn so với phương án thứ nhất vì một mặt, nó không có sự phân biệt tầm quan trọng giữa quyết định của cơ quan quản lý nhà nước so với cơ quan tư pháp. Mặt khác, quy định này vẫn đảm bảo tốt nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội.

Thứ hai, đối với tội loạn luân được quy định tại Điều 150 BLHS 1999.

Điều 150 BLHS 1999 đề cập về hành vi thuận tình giao cấu giữa những người cùng dòng máu về trực hệ (theo quy định tại Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000: "những người cùng dòng máu về trực hệ là cha mẹ đối với con; ông, bà


đối với cháu nội và cháu ngoại"), giữa anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Tuy nhiên, đối với những hành vi thuận tình giao cấu giữa cô, gì, chú, bác ruột với cháu ruột, thì BLHS 1999 lại chưa đề cập. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm, bởi lẽ trong thời gian qua không ít trường hợp xảy ra việc cháu ruột có hành vi thuận tình giao cấu với cô, gì, chú, bác ruột bị xã hội lên án mạnh mẽ, gây ảnh hưởng xấu tới tình hình trật tự xã hội của địa phương, nhưng lại không bị xử lý về hình sự, vì pháp luật hình sự chưa quy định. Mặt khác, trong BLHS của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, thì hành vi thuận tình giao cấu với cháu ruột cũng bị coi là phạm tội loạn luân.

Đồng thời hiện nay Điều 150 BLHS năm 1999 mới chỉ quy định duy nhất một cấu thành tội phạm cơ bản mà không có cấu thành tăng nặng, do đó việc xét xử đối với tội phạm này không đảm bảo nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự. Do đó, theo chúng tôi Điều 150 cần bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng” và “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” vào tội loạn luân để đảm bảo nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự. Vì vậy, để góp phần bảo vệ thuần phong, mỹ tục, hạnh phúc gia đình, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 150 BLHS 1999 như sau:

Điều 150. Tội loạn luân

1. Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ, anh chị em cùng mẹ khác cha, với cháu ruột, với cô, gì, chú, bác ruột thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt....

a. Phạm tội nhiều lần;

Các tội xâm phạm chế độ gia đình theo luật hình sự Việt Nam - 12

b. Đối với nhiều người;

c. Làm nạn nhân có thai;


d. Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%

đ. Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt...

a. Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;

b. Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

b. Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Thứ ba, đối với tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình được quy định tại Điều 151 BLHS 1999

Thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này cho thấy, trên thực tế, không ít trường hợp khi cha mẹ mất hoặc cha mẹ già yếu, bệnh tật không còn khả năng nuôi con, người anh hoặc người chị ngược đãi, hành hạ các em ruột của mình hoặc các em hành hạ, ngược đãi các anh chị ruột mình không còn khả năng lao động. Đây cũng là loại hành vi vi phạm chế độ HN&GĐ, có đối tượng bị xâm hại tương tự như những đối tượng như ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Mặt khác, Điều 58 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em như sau:

1. Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con, thì anh, chị đã thành niên không chung sống với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Em đã thành niên không chung sống với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.


Như vậy, trong trường hợp một người ngược đãi, hành hạ anh, chị, em ruột của mình một cách nghiêm trọng, thì không có cơ sở pháp lý để xử lý theo quy định tại Điều 151 BLHS 1999, mà phải xử lý về tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 110 BLHS 1999. Việc xử lý người đã ngược đãi, hành hạ anh, chị, em ruột của mình về tội hành hạ người khác là chưa hợp lý, vì hành vi phạm tội này bên cạnh việc xâm hại tới sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của anh, chị, em ruột, còn xâm hại chế độ HN&GĐ. Việc coi hành vi phạm tội ngược đãi, hành hạ anh, chị, em mình thuộc nhóm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của nó. Đồng thời Điều 151 cũng nên bổ sung cấu thành tội phạm tăng nặng để đảm bảo nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự khi xét xử.

Vì vậy, tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung điều luật này như sau:

Điều 151: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, anh chị em, cháu, người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, anh chị em, cháu, người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt...

a. Phạm tội với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;

b. Phạm tội đối với nhiều người;

c. Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt...

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt....

Thứ tư về hình phạt đối với các tội phạm này


Cần nâng hình phạt của tội loạn luân (Điều 150) lên ngang bằng với hình phạt của tội giao cấu với trẻ em (Điều 115); nâng hình phạt của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình mới (Điều 151) lên cao hơn hình phạt của tội hành hạ người khác (Điều 110). Bởi lẽ, so sánh tội loạn luân (Điều 150) với tội giao cấu với trẻ em (Điều 115) chúng ta thấy tội loạn luân có tính nguy hiểm cho xã hội tương đương tội giao cấu với trẻ em (vì cả hai tội phạm này đều có hành vi thuận tình giao cấu, đều có lỗi cố ý, đều ảnh hưởng đến sự phát triển của giống nòi…) nhưng chỉ bị xử phạt tối đa năm năm tù; trong khi đó tội giao cấu với trẻ em lại bị xử phạt đến mười lăm năm tù. So sánh tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151) với tội hành hạ người khác (Điều 110) cũng thấy điểm bất hợp lý tương tự - hình phạt tối đa của hai tội phạm này đều là ba năm tù, trong khi tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn tội hành hạ người khác, vì người bị hành hạ trong tội phạm này chính là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng của người phạm tội - những người mà người phạm tội có nghĩa vụ phải kính trọng và biết ơn. Do đó, người phạm tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình phải bị xử phạt nghiêm khắc hơn người phạm tội hành hạ người khác. Để khắc phục sự bất hợp lý này, chúng tôi đề nghị nâng hình phạt của tội loạn luân (Điều 150) lên ngang bằng tội giao cấu với trẻ em (Điều 115); nâng hình phạt của tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151) lên cao hơn tội hành hạ người khác (Điều 110) và điều chỉnh lại hình phạt trong từng khung nhằm thu hẹp khoảng cách giữa mức tối đa và mức tối thiểu của khung hình phạt.


3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử các tội xâm phạm chế độ gia đình

3.3.1 Nâng cao hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra

Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ gia đình Cơ quan điều tra phải tăng cường công tác nắm tình hình, đánh giá đúng thực trạng, phân tích rõ nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, dự báo chính xác diễn biến của tình hình tội phạm để có giải pháp đấu tranh phòng, chống phù hợp. Trong công tác điều tra, nghiên cứu, nắm tình hình về các tội xâm phạm chế độ gia đình phải tập trung làm một số công tác sau đây:

Thứ nhất, phải tăng cường công tác điều tra cơ bản, kịp thời nắm được tình hình những người vi phạm pháp luật gia đình, để từ đó phân loại đối tượng, có biện pháp xử lý thích hợp. Công tác nắm tình hình người vi phạm pháp luật gia đình nói chung, phạm các tội xâm phạm chế độ gia đình nói riêng, phải phục vụ kịp thời cho việc tham mưu, đề xuất cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp để chỉ đạo các ngành, tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ gia đình.

Thứ hai, phải sử dụng các biện pháp xác minh, làm rõ hoạt động của những người vi phạm pháp luật gia đình, nhất là những người thường có hành vi bạo hành trong gia đình có hệ thống và số đối tượng có biểu hiện phạm các tội xâm phạm chế độ gia đình. Số đối tượng này phải được lập thành danh sách riêng, nhanh chóng thông báo cho Cảnh sát khu vực, Công an để có biện pháp quản lý thích hợp.

Thứ ba, tăng cường các biện pháp quản lý, giáo dục số đối tượng vi phạm pháp luật gia đình ở cơ sở.

Trước hết, cần làm tốt công tác giáo dục chính trị, tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục những người có hành vi vi phạm pháp luật HN&GĐ ở cơ sở, phải thấy được tầm


quan trọng, ý nghĩa của công tác này trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Làm tốt công tác này, tình hình các tội xâm phạm chế độ gia đình sẽ được ngăn chặn và bị đẩy lùi.

Trong công tác này, Cảnh sát khu vực, Cảnh sát hình sự, Công an phụ trách xã phải phối hợp với gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng, các cụm dân cư, tổ dân phố, tổ an ninh nhân dân… để tiến hành quản lý, giáo dục những người vi phạm pháp luật HN&GĐ, có quyết định xử xử phạt hành chính về các hành vi này. Công tác này là một việc làm mang tính thường xuyên, liên tục, phải theo sát, nắm chắc diễn biến của số đối tượng này để có biện pháp phân loại, quản lý cho phù hợp. Đối với những người vi phạm nhiều lần có hệ thống, Công an cơ sở cần tham mưu cho chính quyền địa phương những biện pháp xử lý đúng pháp luật.

Thứ tư, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, huy động toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, các tội xâm phạm chế độ gia đình nói riêng là một trong những biện pháp quan trọng của ngành Công an.

Mục tiêu được đặt ra là phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn xã hội về nhận thức và hành động trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ gia đình; phong trào này phải được duy trì thường, xuyên liên tục. Thông qua phong trào, nhân dân, cán bộ, công nhân viên phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tuân thủ pháp luật HN&GĐ, đồng thời tích cực phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh xử lý với những hành vi vi phạm pháp luật HN&GĐ, các tội xâm phạm chế độ gia đình.

Lãnh đạo Công an các cấp phải có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp thời có các hình thức động viên, khen thưởng những đơn vị, cá nhân cán bộ, chiến sĩ, quần chúng nhân dân có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào, đồng thời kiên quyết xử lý những cán bộ, chiến sĩ không hoàn thành nhiệm vụ.


Với chức năng điều tra các vụ án hình sự, Cơ quan điều tra cần tiến hành điều tra các vụ án phạm tội xâm phạm chế độ gia đình, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm, lập hồ sơ, đề nghị truy tố, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Để hoạt động của Cơ quan điều tra đạt hiệu quả cao, cần thực hiện một số vấn đề sau:

Thứ nhất, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cần thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lý các tội xâm phạm chế độ gia đình đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, cấp huyện, bảo đảm mọi hành vi phạm tội xâm phạm chế độ gia đình đều bị khởi tố, điều tra theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, cơ quan điều tra các cấp cần nghiên cứu, tổng hợp tình hình các tội xâm phạm chế độ gia đình, công tác điều tra, xử lý các tội phạm này, thực hiện công tác thống kê các tội xâm phạm chế độ gia đình để rút ra những đặc điểm cần chú ý trong điều tra các tội xâm phạm chế độ gia đình, rút ra những bài học kinh nghiệm để Cơ quan điều tra trong toàn quốc tránh được những sai sót không đáng có trong việc điều tra, xử lý loại tội phạm này.

Thứ ba, giải quyết tốt những khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng hoặc tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của điều tra viên trong các vụ án về các tội xâm phạm chế độ gia đình theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Kiên quyết xử lý những điều tra viên lợi dụng chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra các vụ án về các tội xâm phạm chế độ gia đình.

3.3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động truy tố của Viện kiểm sát

Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, VKS có vai trò rất quan

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023