Chính Sách Của Nhà Nước Và Các Chương Trình Quốc Gia Giải Quyết Việc Làm Ở Nông Thôn

thành thị, do đó việc thực hiện các quyền lợi của người lao động sẽ không có và đặt họ trong tình trạng bấp bênh, thiếu an toàn.

2.1.5. Tình hình di cư tự do nông thôn - thành thị

Di dân nói chung, di chuyển nguồn lao động nói riêng là một hiện tượng mang tính qui luật của quá trình phát triển dân số, một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến có tính khách quan trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá, phát triển kinh tế thị trường, sự di dân nói chung và sự di cư của một bộ phận lao động nói riêng từ nông thôn vào thành phố là một điều không thể tránh khỏi. Quá trình này diễn ra thường xuyên giữa các vùng trong nước, giữa quốc gia này với một hay nhiều quốc gia khác, do những nhu cầu khách quan về kinh tế, xã hội.

Xu hướng di chuyển của các dòng dân cư chủ yếu là nông thôn - nông thôn và nông thôn - thành thị, trong đó hướng di chuyển nông thôn-thành thị ngày càng trở nên sôi động. Những luồng di dân này đã tạo nên sự phân bố lại dân cư của một quốc gia: làm tăng mật độ dân cư ở thành thị và giảm mật độ dân cư ở nông thôn, kéo theo nó là quá trình phân bố lại nguồn lao động trên phạm vi toàn quốc.

Ở Việt Nam, vấn đề di dân nhằm phân bố lại dân số được thực hiện từ những năm 1960. Trong thời gian này, hoạt động di dân được thực hiện chủ yếu theo kế hoạch của Nhà nước với mục đích khai hoang đất đai, phân bố lại dân cư và lao động. Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước vào những năm 1980 và nhất là từ những năm 1990 trở lại đây, quá trình di dân có tổ chức dường như chững lại. Thay vào đó là những dòng di dân tự do (di dân ngoài kế hoạch) ngày càng tăng nhanh.

Những nơi thu hút dân cư nói chung và nguồn lao động nói riêng nhiều nhất là các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vinh.... Các cuộc di dân tự phát đã diễn ra theo nhiều hướng, nhiều qui mô, cường độ và tính chất khác nhau, song xu hướng nổi

trội hơn cả là dòng di dân từ nông thôn ra thành phố. Những dòng di dân này đã lôi cuốn nhiều đối tượng khác nhau, không kể nam - nữ, già - trẻ, người có học vấn - người thất học, người có trình độ tay nghề - người vô nghề...; họ có thể đi riêng lẻ từng người, cũng có thể đi theo gia đình, cộng đồng; có người đi dài hạn, có người đi tạm thời lúc nông nhàn; có người đi rồi vẫn quay về quê cũ -có người có ý định ở lại thành phố kiếm sống...

Những nguyên nhân cơ bản của hiện tượng di chuyển lao động từ nông thôn vào thành phố

Thứ nhất, do ở nơi cư trú không có việc làm, hoặc việc làm không đầy đủ. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến hiện tượng di dân. Con người luôn hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Do đó, việc di chuyển của người lao động từ nơi này đến nơi khác nhằm tìm một nơi sinh sống tốt hơn để nâng cao vị thế kinh tế của mình là hoàn toàn chính đáng.

Thứ hai, do không biết tự tổ chức sản xuất. Đây cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình di dân. Người nông dân thường gắn bó với ruộng đồng, sống nhờ vào ruộng vườn. Nhưng những người nông dân thiếu trình độ và năng động, không biết cách tổ chức sản xuất để khai thác tiềm năng đất đai đã không thể tồn tại được trong cơ chế thị trường khắt khe. Do đó, ở nông thôn, có không ít người mặc dù có đất, thậm chí nhiều đất nhưng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không đủ để trang trải cuộc sống, họ lại phải bán đất đi để tìm một việc làm khác khả dĩ hơn. Và thế là họ gia nhập vào đội ngũ lao động nhập vào thành phố.

Thứ ba, do giá trị ngày công lao động nông nghiệp thấp và bấp bênh trong khi nhu cầu của người lao động ngày càng cao và luôn cần tiền mặt. Theo cách tính toán hiện nay, một ngày công lao động nông nghiệp chỉ đạt trên dưới 10.000 đồng/ngày. Nếu chỉ thâm canh cây lúa thì với số diện tích, năng suất như hiện nay, các hộ gia đình nông dân chỉ có thể đạt được tổng thu nhập khoảng 15 - 20 kg thóc/người/tháng (tương đương 30.000 - 40.000 đồng/tháng). Đó là chưa kể đến việc nếu gặp phải thiên tai, mất mùa thì thu

49

nhập của họ giảm sút đáng kể, thậm chí trắng tay. Hơn thế nữa, họ phải mất 2-3 năm để khôi phục được mức sống như cũ, trong khi đó cuộc sống xung quanh vẫn không ngừng được nâng cao. Điều đó cũng gây sức ép lớn đối với cuộc sống của người dân nông thôn.

Ruộng đất canh tác đã ít, năng suất lại thấp, nhất là đối với những vùng thuần lúa đã thúc đẩy người lao động nông thôn di cư vào trong các thành phố. Những người di cư vì lý do này chủ yếu rơi vào những vùng quê miền Bắc hay các tỉnh miền Trung. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi miền Bắc và miền Trung là những nơi đất canh tác ít, năng suất lúa không cao, nên nếu không có thêm nghề phụ thì thu nhập thuần từ trồng trọt rất thấp. Vì vậy, muốn có tiền để trang trải, họ đã tìm đến các thành phố để làm bất cứ việc gì miễn là có tiền để tăng thêm thu nhập.

Thứ tư, do thời gian nông nhàn nhiều. Trong những năm gần đây, việc áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình di dân tự do vào các thành phố. Nhiều khâu của quá trình sản xuất được cơ giới hoá, nhiều loại giống mới được áp dụng đã rút ngắn thời gian và giảm sức lao động, tăng năng suất nông nghiệp. Cụ thể, nhiều công việc như làm đất, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch... trên một diện tích không lớn nhưng trước đây lao động thủ công phải mất hàng chục ngày công lao động cho mỗi công đoạn thì nay sử dụng máy móc nên rút lại chỉ còn một vài ngày công. Điều đó dẫn tới tình trạng lao động nông nghiệp vốn đã nhàn rỗi bởi tính chất thời vụ nay lại càng nhàn rỗi hơn, tức là lao động dư thừa nhiều hơn. Thừa thời gian, họ liền tìm đến các thành phố lớn, các khu công nghiệp để kiếm việc làm thêm. Thường thì họ đi vào những lúc nông nhàn, còn khi ở nhà có việc cày bừa, gieo cấy hoặc có các công việc gia đình khác thì họ lại trở về từ 5 - 10 hôm, làm xong việc lại tiếp tục đi.

Cùng với tính chất thời vụ, sự thay đổi của cơ chế quản lý nói chung và cơ chế quản lý nông nghiệp nói riêng cũng là nguyên nhân của các dòng di dân hiện nay. Việc xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, họ được

giao quyền sử dụng và quản lý lâu dài đối với ruộng đất, được chủ động tự tổ chức sản xuất, sắp đặt những công việc của bản thân và gia đình mình đã cho phép người nông dân quản lý, cân đối sức sản xuất trong gia đình. Thực tế đó làm cho người nông dân một mặt vẫn gắn bó với đồng ruộng, với công việc nhà nông của mình, giữ vững cái “gốc” của cuộc sống gia đình, mặt khác họ có thể huy động sức lao động dư thừa trong hộ để chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp để tăng thu nhập, trong đó di dân tự do tới các thành phố lớn tìm vận may là một “phương án” hữu hiệu.

Theo số liệu Tổng điều tra, trong 5 năm 1997 - 2002 nước ta có khoảng 2 triệu người di cư từ tỉnh này sang tỉnh khác, trong đó số người nhập cư vào các thành phố lớn ở một mức khá cao: vào Hà Nội 156.344 người, vào Thành phố Hồ Chí Minh 488.928 người, vào Đà Nẵng 44.532 người, Bà Rịa-Vũng Tàu 52.428 và Cần Thơ 42.973 người... Như vậy, trong số người di cư vào thành phố thì vào Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhiều nhất.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, riêng năm 2002 dân số các tỉnh nhập cư đã tăng thêm (trừ số đi và đến) là 56.454 người, trong đó có đến 3/4 là sinh sống lâu dài. Kể từ năm 1996 đến nay, hàng năm số người nhập cư vào Thành phố Hồ Chí Minh thường chiếm một nửa số dân tăng thêm ở thành phố này, trong đó số dân các tỉnh chuyển đến các quận nội thành là 427.418 người, gấp 3,3 lần số người đến các huyện ngoại thành (141.493 người). Nếu tính cả số lao động nhập cư thời vụ (khoảng 200.000 người) thì tổng số dân nhập cư vào đây sẽ lên tới 900.000 - 1.000.000 người.

Tại Hà Nội, tình hình nhập cư cũng có tốc độ gia tăng tương tự. Tính đến năm 2002 số người ngoại tỉnh đi di cư tự do vào thành phố chiếm 5,73% dân số [26]. Trong đó, theo thống kê năm 2002 chỉ tính riêng ở quận Hai Bà Trưng cho thấy cơ cấu nghề hoạt động của lao động tự do di chuyển đến quận như sau:

Bảng 9: Các ngành nghề chính của lao động tự do vào Hà Nội

Tỷ lệ % tổng số

Nghề phục vụ cho gia đình

23,1%

Làm tại các doanh nghiệp nhà nước

14,2%

Thợ xây dựng

21,4%

Đạp xích lô

9,7%

Nghề tự do

36,1%

Bốc vác cửu vạn

5,9%

Đánh giầy, bán báo, hát rong...

2,7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Việc làm ở nông thôn Việt Nam hiện nay - 7

Nghề hoạt động

Nguồn: Trung tâm dân số - Nguồn lao động, Bộ LĐTBXH.

Từ sau khi xoá bỏ bao cấp, số người ngoại tỉnh, đặc biệt là số lao động ngoại tỉnh vào Hà Nội ngày càng nhiều. Theo các số liệu ước tính, từ năm 1990 đến nay, bình quân mỗi năm dân số Hà Nội tăng thêm khoảng 55.000 người, trong đó số người di dân tự do chiếm tới 22.000 người (40%) và 3/4 số này là vào khu vực nội thành. Bên cạnh đó, Hà Nội lại thường xuyên có mặt của đội quân di dân mùa vụ tìm kiếm việc làm trong thời gian nông nhàn, hoặc di dân tạm thời đến kiếm sống một vài năm trước khi quyết định ở lại lâu dài hoặc di chuyển đến nơi khác.

Theo số liệu điều tra của công an Hà Nội, đến tháng 6 - 2003, số lượng người nhập cư đã lên tới 1247.000, cao gấp 7 - 8 lần năm 1990, trong đó có 70% là số dân ngoại tỉnh tìm việc làm. Những người nhập cư vào Hà Nội chủ yếu là từ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Hưng, Hà Tây, Hà Nam, Thanh Hoá, Thái Bình và một số huyện ngoại thành Hà Nội. Đáng chú ý là, những người đến Hà Nội tìm việc không chỉ có một mình mà kéo theo cả gia đình, làm cho số nhân khẩu tăng thêm nhiều hơn. Năm 2002, số người ngoại tỉnh về Hà Nội tìm việc làm thời vụ có tới 24.734 hộ, với 233.965 khẩu.

Như vậy, có thể thấy rằng, số người nhập cư vào các thành phố không ngừng tăng hàng năm, trong đó số người trong độ tuổi lao động và có nhu cầu tìm việc làm luôn chiếm một tỷ lệ cao (64,88% ở Thành phố Hồ Chí Minh và 70% ở Thành phố Hà Nội) so với tổng số dân nhập cư. Tham gia vào đội quân nhập cư này phụ nữ chiếm tỷ lệ khá, với 49%, thậm chí có thành phố tỷ lệ này còn cao hơn nam giới.

Nhìn chung, trong dòng người di cư vào thành phố, phụ nữ thường chiếm một tỷ lệ thấp hơn nam giới, nhưng mức chênh lệch không đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại rất khác nhau ở các thời điểm khác nhau và tại các thành phố khác nhau. Tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây, lao động nữ nhập cư thậm chí lại có xu hướng cao hơn nam giới. Đó là do, sự đổi mới của nền kinh tế đã tạo ra nhiều ngành nghề và cơ sở dịch vụ công cộng như nhà hàng, khách sạn, buôn bán, giúp việc gia đình... Các ngành nghề này phù hợp với lao động nữ và cơ hội tìm việc làm của lao động nữ giai đoạn này tương đối thuận lợi, do vậy lao động nữ ở nông thôn đã đổ xô vào thành phố tìm việc làm.

Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 địa bàn có sự tập trung khá đông của người di cư tự do tại một vài ngành sản xuất, dịch vụ nhất định, trong đó mức độ tập trung ở ngành dịch vụ cao hơn cả, chiếm khoảng 43% số người di cư. Còn số người làm việc trong các ngành sản xuất chỉ khoảng 1/3.

Những người lao động nhập cư vào Hà Nội làm rất nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có cả những nghề đòi hỏi có một trình độ nhất định như thợ nề, thợ mộc... đến những nghề đòi hỏi phải có vốn như xích lô, xe thồ, xe ôm và những nghề chỉ đòi hỏi có sức khoẻ như cửu vạn, đào đất, phụ hồ...

Những nghề thu hút nhiều lao động nhập cư nhất là xây dựng và dịch vụ. Có khoảng 19,9% người di cư làm việc trong ngành xây dựng và 34% số người (chủ yếu là lao động di cư tạm thời) làm việc trong ngành dịch vụ, đặc biệt là giao thông vận tải, trong đó nghề xích lô và xe ôm chiếm phần lớn,

khoảng 20%. Xây dựng là một ngành có sự cạnh tranh rất lớn giữa những người di cư, đặc biệt là giữa nhóm di cư mùa vụ và nhóm di cư có người quen ở Hà Nội. Khoảng 20,6% số người di cư vào Hà Nội được làm việc theo chế độ tuyển dụng lâu dài; 30% số người di cư tự làm kinh tế; 20,3% số người làm các công việc có thời hạn thuê mướn ngắn và 11,5% làm các việc thuê mướn theo ngày [1], [9], [45].

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong chừng mực nào đó cũng có sự khác biệt so với Hà Nội, đặc biệt trong ngành công nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh đang trở thành trung tâm công nghiệp của Việt Nam, nhiều nhà máy mới được xây dựng nên công nghiệp là một trong những ngành tạo nhiều việc làm cho người di cư. Cũng chính vì vậy mà những người di cư đổ xô vào thành phố để tìm kiếm việc làm. Hiện tại, có đến 1/2 tổng số người di cư tự do làm việc trong các ngành công nghiệp (khoảng 53% phụ nữ và 45% nam giới). Thậm chí lao động di cư cũng tìm được việc làm trong những xí nghiệp lớn. Chẳng hạn, có đến 1/4 số phụ nữ di cư tự do đang làm việc trong các xí nghiệp có trên 100 công nhân. Tỷ lệ người di cư làm việc theo chế độ hợp đồng dài hạn ở đây chiếm 26,5%, còn theo chế độ lao động ngắn hạn hoặc tạm thời chiếm 36,9%. Chỉ có khoảng 20,9% số người di cư làm việc theo chế độ thuê mướn ngắn hạn hoặc theo ngày.

Như vậy, trong cả hai thành phố nói trên, những người di cư đều làm những công việc trong những ngành nghề không ổn định. Họ cũng tự nhận thức và đánh giá được khả năng và trình độ của mình, nhất là vốn và tay nghề. Vì vậy, khi đi tìm việc ở thành phố họ đều chọn cho mình những công việc phù hợp với năng lực của mình.

2.2. Chính sách của nhà nước và các chương trình quốc gia giải quyết việc làm ở nông thôn

* Chính sách đất đai

Sau khi có Luật đất đai 1993, Nhà nước đã ban hành hơn 70 văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư; ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương cũng đã ban hành trên 400 văn bản về giá đất, giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quyền sử dụng đất ổn định lâu dài, giải quyết tranh chấp về đất đai, về quản lý và sử dụng đất tại địa phương. Chính sách này đã tạo ra động lực quan trọng để khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng đất có hiệu quả hơn, góp phần giải phóng sức sản xuất, phát huy nội lực, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội và đã tạo khung khổ pháp lý cho người sử dụng đất được mở mang các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm mới cho người lao động ở nông thôn.

* Chính sáh tín dụng:

Nghị định14/CP của Chính phủ ngày 02/3/1993 về cho vay đến hộ sản xuất, đã có tác động mạnh đến công tác tín dụng của hệ thống ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. Cơ cấu cho vay của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam từ năm 1991 đến nay chuyển nhanh theo hướng cho hộ sản xuất vay trực tiếp. Để tạo điều cho nông dân vay tín dụng thuận lợi Chính phủ đã quy định các khế ước vay vốn đối với nông dân từ 10 triệu đồng trở xuống không phải thế chấp tài sản, mà dưới các hình thức tín chấp khác nhau.

Năm 1990, Nhà nước ban hành Pháp lệnh Ngân hàng thương mại, quy định cụ thể các giới hạn chung về huy động tiền gửi, phân bổ các khoản vay và vốn tự có. Từ đó đến nay đã có thêm nhiều tổ chức tham gia vào hệ thống ngân hàng tín dụng bao gồm các chi nhánh liên doanh với nước ngoài, các hợp tác xã tín dụng, ngân hàng người nghèo... cũng tham gia cho khu vực nông thôn vay vốn. Hiện nay có trên 14 đầu mối tín dụng cho hộ sản xuất ở nông thôn vay vốn.

* Chương trình quốc gia Xúc tiến việc làm (Chương trình 120).

Chương trình 120 được thành lập năm 1992 với mục tiêu là xúc tiến việc làm thông qua cung cấp các khoản vay lãi suất thấp để người lao động tự tạo việc làm mới và hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp. Đối với khu vực nông thôn,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2024