Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Thôn Theo Hướng Phát Triển Bền Vững


quốc dân; về mặt định tính, cơ cấu ngành thể hiện mối quan hệ giữa các ngành kinh tế và vị trí của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân.

Cơ cấu theo ba nhóm ngành lớn: nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp gồm các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư nghiệp; nhóm ngành công nghiệp và xây dựng gồm các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, công nghiệp lọc dầu; nhóm ngành dịch vụ gồm các ngành thương mại, du lịch, giao thông vận tải, tài chính – ngân hàng, bưu điện và các ngành dịch vụ khác.

Việc phân tích cơ cấu của nền kinh tế theo các khu vực dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội, tuy nhiện vẫn chưa thể thấy rò những hạt nhân cần có của chính cơ cấu. Không phải khi nào tỷ trọng công nghiệp cao cũng nói lên cơ cấu kinh tế hiện đại hoặc cơ cấu kinh tế có hiệu quả. Chẳng hạn, khi tỷ trọng công nghiệp chiếm trong GDP lớn và tỷ trọng nông, lâm, thủy sản qua chế biên cao nhưng năng suất lao động thấp, ngân sách thu được ít, để tạo ra một đơn vị GDP cần mức tiêu hao năng lượng lớn… thì cơ cấu kinh tế đó không hiệu quả.

Cơ cấu theo hai nhóm ngành dựa trên phương thức, công nghệ sản xuất: Nông nghiệp và phi nông nghiệp. Việc phân chia cơ cấu kinh tế thành hai nhóm ngành này để quan sát trình độ của cơ cấu, yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Khi phân tích theo hai nhóm ngành này, chúng ta cần quan sát phương thức, công nghệ tạo ra sản phẩm. Khi nhóm ngành phi nông nghiệp càng phát triển và chiếm tỷ trọng càng lớn thì nền kinh tế càng phát triển ở trình độ cao. Nhóm ngành nông nghiệp gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; nhóm ngành phi nông nghiệp gồm các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Đối với các nước đang phát triển thì việc xem xét cơ cấu kinh tế theo kiên này có ý nghĩa to lớn. Việc chuyên dân cư nông thôn sang sống tại các đô thị và chuyển lao động nông nghiệp sang làm


việc trong các khu vực phi nông nghiệp gồm các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đối với các nước đang phát triển thì việc xem xét cơ cấu kinh tế theo kiểu này có ý nghĩa to lớn. Việc chuyển dân cư nông thôn sang sống tại các đô thị và chuyển lao động nông nghiệp sang làm việc trong các khu vực phi nông nghiệp là vấn đề có tính quy luật tiến tới sự hiện đại; sự chuyển động này đến một mức độ nào đó thì nền kinh tế được coi là đã phát triển. Ở các nước đang phát triển, các ngành nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, khi đó công nghệ của nền kinh tế không cao.

Để xác định một quốc gia đã thuộc vào nhóm các nước phát triển hay chưa, chúng ta cần dựa trên kết quả phân tích cơ cấu giữa các nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp. Theo nhiều nhà kinh tế, một nước khi các ngành phi nông nghiệp chiếm trên 85% lao động xã hội và tạo ra khoảng trên 80% GDP thì nước đó được coi là quốc gia phát triển.

Cơ cấu theo hai nhóm ngành dựa vào tính chất sản phẩm cuối cùng: Nhóm ngành sản xuất sản phẩm vật chất và nhóm ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ. Việc phân chia cơ cấu kinh tế theo hai nhóm ngành này nhằm nghiên cứu về mức độ hài hòa giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế không thể không quan sát quan hệ giữa hai khối ngành này. Dịch vụ phát triển được coi như làm “trơn tru” các quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu khu vực sản xuất phát triển và khu vực dịch vụ không phát triển thì sản xuất cũng sẽ bị ngưng trệ. Sự hài hòa giữa hai khối này là rất cần thiết. Đặc trưng tiêu biểu nhất là các ngành dịch vụ phải tăng nhanh hơn các ngành sản xuất vật chất.

Khi xem xét cơ cấu ngành kinh tế, chúng ta cũng phải chú ý đến tỷ trọng hay mức đóng góp của các sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế, cũng như của các sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng chất xám cao. Nếu như các sản phẩm này chiếm tỷ trọng càng lớn thì nền kinh tế càng tốt và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


ngược lại. Một nền kinh tế được xem là phát triển phải có các ngành chế tác chiếm tỷ trọng lớn trong GDP (trên 30%). Mặt khác, phải chú ý đến cơ cấu nội bộ của các ngành kinh tế. Tính hợp lý trong nội bộ ngành và cơ cấu ngành kinh tế sẽ đảm bảo tính hiệu quả cho sự phát triển kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững - 3

Cơ cấu giữa hai nhóm ngành sản xuất vật chất và khối sản xuất sản phẩm dịch vụ cần được nghiên cứu kỹ nhằm phát huy toàn diện, đầy đủ quan hệ giữa chúng làm cho nền kinh tế có sức mạnh tổng hợp, phát triển cân đối, hài hòa giữa các mặt, giữa đầu vào và đầu ra.

Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ

Việc phân loại cơ cấu của nền kinh tế theo lãnh thổ là để xem có bao nhiêu lãnh thổ tạo nên cấu trúc lãnh thổ của nền kinh tế và các lãnh thổ liên kết với nhau ra sao, lãnh thổ nào có ý nghĩa động lực. Các xí ngiệp được “sắp xếp” theo lãnh thổ và chúng gắn với nhau tạo nên sức mạnh kinh tế của mỗi lãnh thổ. Ở đâu có những xí nghiệp quan trọng, có ý nghĩa then chốt, đột phá thì ở nơi đó hay lãnh thổ đó có vai trò động lực.

Cơ cấu kinh tế lãnh thổ là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Nếu cơ cấu ngành kinh tế được hình thành từ quá trình thực hiện chuyên môn hóa sản xuất thì cơ cấu lãnh thổ hình thành từ việc phân bố sản xuất theo không gian địa lý. Cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu ngành kinh tế là hai mặt của cơ cấu kinh tế. Bản chất của chúng đều là kết quả của sự phân công lao động xã hội. Cơ cấu lãnh thổ hình thành đồng thời với cơ cấu ngành và thống nhất trong vùng kinh tế. Trong một vùng cụ thể, cơ cấu lãnh thổ phản ánh sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện lãnh thổ đó.

Chúng ta phải chia lãnh thổ thành những vùng có quy mô lớn để hoạch định chiến lược, chính sách phát triển. Các vùng lớn đó có ý nghĩa như những khung sườn để các địa phương nằm trong đó làm căn cứ hoạch định chính sách phát triển cho địa phương mình.


Như vậy, chúng ta cần phải xem xét cơ cấu lãnh thổ dưới các góc độ:

(1) cơ cấu giữa lãnh thổ phát triển và lãnh thổ chậm phát triển; (2) cơ cấu giữa các lãnh thổ động lực và các lãnh thổ còn lại. Đây là các dạng cơ cấu lãnh thổ động lực và các lãnh thổ còn lại. Đây là các dạng cơ cấu lãnh thổ cần được phân tích để có được chính sách phát triển hài hòa giữa các vùng lãnh thổ. Do nhiều nguyên nhân khác nhau đã dẫn đến sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng. Trình độ phát triển của các vùng được thể hiện bằng một trong những chỉ tiêu tổng hợp là GDP bình quân đầu người.

Một cơ cấu lãnh thổ được coi là hợp lý phải đạt được ba nhóm mục tiêu:

(1) đạt được những mục tiêu toàn vùng: phải hoàn thành những nhiệm vụ kinh tế quốc dân, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác có trong vùng, hoàn thiện cơ cấu kinh tế của vùng để phát triển tối ưu kinh tế vùng trước mắt cũng như trong lâu dài, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, những điều kiện kinh tế - xã hội khác cho việc phát triển nhanh chóng kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng, bảo vệ môi trường; (2) đạt được những mục tiêu của ngành: hoàn thành nhiệm vụ sản xuất những sản phẩm chủ yếu, đáp ứng nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, giảm đến mức thấp nhất chi phí sản xuất, phối hợp hài hòa với các bộ phận khác trong và ngoài ngành nằm ở các vùng khác; (3) đạt được những mục tiêu của nền kinh tế cả nước: thể hiện đúng chiến lược phát triển quốc gia.

Do các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, kết cấu hạ tầng... của mỗi quốc gia không được phân bổ đồng đều nên có những vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển so với các vùng khác; việc đầu tư phân tán cho các vùng sẽ không đem lại hiểu quả kinh tế cao. Trước thực tế đó, nhiều quốc gia đã lựa chọn phương thức đầu tư tập trung cho các vùng có nhiều thuận lợi hơn, các vùng vốn đã có sự phát triển hơn so với các vùng lãnh thổ khác để tạo điều kiện cho các vùng này phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và trở thành


những trọng điểm phát triển, những đầu tàu tạo gia tốc phát triển chung cho toàn nền kinh tế. Với lý do đó, nhiều học giả cho rằng chính sách đầu tư có trọng điểm theo lãnh thổ luôn đóng góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế.

Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan cho thấy, các quốc gia này thường lấy các vùng có lợi thế so sánh để tập trung đầu tư, lập các trọng điểm công nghiệp như khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do, khu công nghiệp cảng... nhằm tạo hướng đột phá trong phát triển lãnh thổ để từ đó có sức lan tỏa phát triển các lãnh thổ khác (những lợi thế so sánh của vùng bao gồm: vị trí gần đường giao thông, ven biển, gần các đô thị hoặc chính các đô thị), có điều kiện phát triển và mở rộng giao lưu kinh tế với bên trong và bên ngoài, có khả năng tiếp cận và hòa nhập nhanh chóng vào các thị trường hàng hóa, dịch vụ.

Các nghiên cứu gần đây đã khẳng định phát triển kinh tế có trọng điểm theo lãnh thổ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hướng đi đúng, phù hợp với hoàn cảnh của nhiều nước đang phát triển.

Cơ cấu thành phần kinh tế

Việc phân loại cơ cấu của nền kinh tế theo thành phần kinh tế là để xem có bao nhiêu loại hình kinh tế tồn tại, phát triển trong hệ thống kinh tế dưới góc độ sở hữu; trong đó loại hình kinh tế nào có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế. Các thành phần kinh tế nước ta gồm: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Khi coi phân công lao động xã hội là cơ sở hình thành cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, thì chế độ sở hữu lại là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế. Một cơ cấu thành phần kinh tế hợp lý phải dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức


kinh tế với chế độ sở hữu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phân công lao động xã hội và quan hệ sản xuất... làm biến đổi các hiện tượng và quá trình kinh tế của từng vùng cũng như trên phạm vi cả nước.

Cơ cấu thành phần kinh tế cũng là nhân tố tác động đến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lãnh thổ. Sự tác động đó là một biểu hiện sinh động của mối quan hệ hữu cơ giữa các loại cơ cấu trong nền kinh tế. Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quan trọng hơn cả. Cơ cấu ngành và thành phần kinh tế chỉ có thể được chuyển dịch đúng đắn trên phạm vi không gian lãnh thổ một cách hợp lý và có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành và thành phần kinh tế trên từng lãnh thổ nói riêng và cả nước nói chung.

Trong quá trình phát triển kinh tế chắc chắn sẽ tồn tại và phát triển các hình thức sở hữu đối với của cải và tài sản xã hội. Mọi hoạt động kinh tế và kết quả của nó đều có chủ. Sự phân định cơ cấu loại hình kinh tế có sự khác biệt theo ngành. Các loại hình kinh tế liên kết chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển, tạo ra những điều kiện tốt nhất để giải phóng triệt để sức sản xuất của đất nước.

1.1.2 Cơ cấu kinh tế nông thôn

Cơ cấu kinh tế nông thôn là một tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong khu vực nông thôn, nó có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan chặt chẽ về chất; chúng tác động qua lại lẫn nhau trong không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, tạo ra một hệ thống kinh tế ở khu vực nông thôn thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia.

Cơ cấu kinh tế nông thôn là một phức hợp của những nhân tố cấu thành của một lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông – lâm – ngư nghiệp, cùng với các ngành thủ công truyền thống, các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành thương


nghiệp và dịch vụ. Tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng và lãnh thổ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Cơ cấu kinh tế nông thôn được hình thành do khách quan, phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, mang tính lịch sử và xã hội nhất định. Không ngừng vận động, biến đổi, phát triển theo hướng ngày càng hợp lý, hoàn thiện và có hiệu quả. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là quá trình lâu dài, không nóng vội hoặc đốt cháy giai đoạn. Song không thể ngồi chờ, nó có tính quy luật kinh tế tự nhiên và xã hội nghiêm ngặt, con người phải định hướng và tác động tích cực để sự chuyển dịch ra đời một cơ cấu kinh tế nông thôn đúng quy luật khác quan và đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội tốt nhất cho con người.‌

1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững

1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là làm biến đổi cơ bản, toàn diện kinh tế - xã hội về cả nội dung lẫn hình thức tổ chức sản xuất, cả quy hoạch tổ chức sản xuất, quy hoạch đồng ruộng, quy hoạch nông thôn lẫn đời sống nhân dân.

Mục tiêu của quá trình này gồm các vấn đề: từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ ngoài đồng, nhằm xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, đô thị hóa nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với việc hợp tác hóa và phát triển nông nghiệp chế biến nông sản trên cơ sở thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương. Cùng với sự phát triển công nghiệp và tiểu thủ


công nghiệp, các hình thức dịch vụ như thương mại, tín dụng, kỹ thuật nông nghiệp, vận tải, thông tin, văn hóa, giải trí ... được phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn.

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Trong khi sản xuất nông nghiệp, lâm ngư nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định trong nhiều năm, việc phục hồi làng nghề thủ công truyền thống, phát triển làng nghề mới, phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến cùng với vùng nguyên liệu được chú trọng đầu tư phát triển. Trong quá trình này đã xuất hiện những mô hình tổ chức là mầm mống của xu hướng phát triển trong tương lại của nông thôn, đó là việc hình thành và phát triển các cụm công nghiệp nhỏ ở các làng nghề truyền thống ở ngoại thành Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên... Sự phát triển này được coi là phù hợp với xu thế khách quan của phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, không những giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn phù hợp với yêu cầu đô thị hóa nông thôn một cách khoa học, tạo thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu hàng hóa... Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp công nghiệp với trình độ trang bị hiện đại thuộc các ngành, các thành phần kinh tế được xây dựng ở nông thôn. Sự phát triển các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn (thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại và các hoạt động dịch vụ khác) đã góp phần chuyển một phần lao động nông nghiệp có thu nhập thấp sang phát triển các ngành nghề có thu nhập cao hơn, giải quyết thêm việc làm và dần dần thay đổi bộ mặt ở một số vùng nông thôn. Cơ cấu nông thôn theo ngành sản xuất chính đang có những thay đổi theo chiều hướng tích cực.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022