Rào Cản Cho Chính Sách Phát Triển Sản Xuất Trong Nước Để Thay Thế Hàng Hoá Nhập Khẩu Tiến Tới Xuất Khẩu

cải thiện môi trường đầu tư cần phải tăng cường và tích cực thiết lập cơ chế bảo đảm công khai minh bạch.

+ Chi phí đầu vào cao, cơ sở hạ tầng yếu kém. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế Nhật Bản chi phí đầu tư ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực đặc biệt với Trung Quốc, các chi phí mà Việt Nam cao hơn như: cước phí dịch vụ cảng biển, tiền thuê đất, cước viễn thông quốc tế, giá điện, chi phí đăng kiểm, chi phí giải phóng mặt bằng, chất lượng điện, bên cạnh đó ưu thế về nguồn lao động rẻ bị mất dần. Ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam kém phát triển, các doanh nghiệp phải nhập khẩu phần lớn các linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu, và chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp, gia công tại Việt Nam, nên giá trị gia tăng thực hiện tại Việt Nam thấp, đồng thời thực tế này làm giá thành sản phẩm cao, hạn chế sức cạnh tranh của sản phẩm.

Cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống giao thông không đồng bộ, chất lượng điện không đảm bảo (loại đầu vào này chất lượng càng kém khi vào các tháng cao điểm của sử dụng điện).

2.3.8.2. Đầu tư trong nước

* Đầu tư của nhà nước: Trong nhiều trường hợp đầu tư Nhà nước chưa là ống dẫn để thu hút các nguồn đầu tư khác (đầu tư ngoài quốc doanh), mà ngược lại, còn lấn át các nguồn này, nguyên nhân cơ bản là do tỷ trọng đầu tư Nhà nước trong tổng đầu tư toàn xã hội còn quá cao và doanh nghiệp Nhà nước còn giữ vai trò chi phối trong một số ngành, lĩnh vực công nghiệp.

Cơ chế chính sách nhà nước chưa tạo nhiều điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước quyền tự chủ trong kinh doanh, chưa độc lập tự chủ trong cách thức huy động vốn mà vẫn trông chờ vào nguồn vốn của Nhà nước, ngân hàng.

Đầu tư của nhà nước trong thời gian nổi nên vấn đề thất thoát, tỷ lệ thất thoát phổ biến 20 – 30% giá trị, điều này làm giảm uy tín nhà nước, giảm chất lượng dự án.

* Đầu tư từ khu vực dân cư: Tốc độ tăng trưởng kinh tế dù được duy trì ở mức cao trong nhiều năm nhưng thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp, với mức thu nhập bình quân đầu người như vậy (năm 2005 là 640USD/người/năm)

chỉ mới đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống nên tỷ lệ tiết kiệm cho đầu tư còn thấp, cộng với thói quen người dân Việt Nam thích sử dụng tiền mặt, không có thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng nền nguồn vốn từ tư nhân cho đầu tư còn rất thấp.

* Đầu tư từ khu vực tư nhân, ngoài quốc doanh: doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ, tỷ suất lợi nhuận thấp nên nguồn đầu tư từ nội tại doanh nghiệp còn hạn chế, trong thời gian tới cần phát triển hơn nữa thị trường tài chính (đặc biệt thị trường chứng khoán) giúp cho doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn cách huy động vốn, còn người có vốn rỗi có thể tìm được nơi đầu tư nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

2.3.9. Rào cản cho chính sách phát triển sản xuất trong nước để thay thế hàng hoá nhập khẩu tiến tới xuất khẩu

2.3.9.1. Độc quyền

Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam - 11

Hiện nay, trong một số lĩnh vực, độc quyền nhà nước bị biến thành độc quyền của doanh nghiệp nhà nước, đại diện rõ nhất trong ngành công nghiệp là độc quyền điện, khai thác khoáng sản. Việc lợi dụng độc quyền nhà nước chuyển nó thành độc quyền doanh nghiệp đã làm méo mó nghiêm trọng môi trường kinh doanh. Xét trong dài hạn sự biến dạng độc quyền này gây ra những tổn thất lớn cho sự phát triển nền kinh tế nói chung và ngành công nghiêp nói riêng.

Độc quyền doanh nghiệp làm tăng chi phí các yếu tố đầu vào, dẫn tới suy yếu khả năng cạnh tranh của các sản phẩm khác, tổn hại đến toàn bộ nền kinh tế.

2.3.9.2. Bảo hộ

Để bảo vệ nền sản xuất trong nước nhà nước sở tại đưa ra các rào cản (thuế, lệ phí, tiêu chuẩn, thủ tục...) để ngăn cản sự xâm nhập của hàng hoá bên ngoài vào, đó là nhu cầu tất yếu của nhiều nước trên thế giới. Nước ta trong thời gian qua để bảo vệ sản xuất trong nước cũng đưa ra các rào cản để bảo hộ. Sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua có được nhờ từ sự bảo hộ không? Cụ thể lợi hại như thế nào có lẽ cần phải làm rõ, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

Sự phát triển mạnh hơn của các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu được dẫn dắt bởi ý thức bảo hộ phát triển của Nhà nước. Việc cơ cấu công nghiệp quá thiên về hướng nội và thay thế nhập khẩu, làm cho cơ cấu yếu kém không được khắc phục mà còn trở nên trầm trọng hơn. Hậu quả là cơ cấu ngành công nghiệp có năng lực cạnh tranh rất thấp, chúng ta có thể thấy một số sản phẩm công nghiệp là nạn nhân của chính sách này: sản xuất ôtô, xi măng, đường, thép xây dựng...

Chúng ta đã từng nuôi tham vọng sản xuất được ôtô, hiện nay vẫn còn nguyên tham vọng đó trong khi sự thật về nó ngày một được phơi bày, để bảo vệ ý tưởng đó người ta đã xây dựng một mức rào cản rất rất cao để bảo vệ cho nền sản xuất ôtô trong nước. Người làm chính sách đã không chịu thừa nhận sự thật, để sản xuất ra một chiếc ôtô cần rất nhiều linh kiện mà ngành sản xuất phụ kiện cho sản xuất ở Việt Nam chưa có, công nghệ sản xuất lạc hậu, chúng ta mới chỉ sản xuất được rất ít chi tiết (như ghế, thiết bị nhưa, lốp...). Với quy mô thị trường 50.000 xe/năm (chia cho 11 liên doanh lắp ráp có mặt tại Việt Nam) thì không một hãng xe nào giám đầu tư cả một dây chuyền sản xuất (theo như tính toán của các hãng xe điểm hoà vốn cho một dây chuyền sản xuất 100.000xe/năm). Hiện nay, Việt Nam vẫn duy trì chính sách bảo hộ cho nền sản xuất ôtô để cho các liên doanh lắp ráp tự do áp giá cao thu lợi, kết quả sau 15 năm bảo hộ chúng ta không có được một ngành công nghiệp ôtô ra hồn (lắp ráp CKD, tỷ lệ nội địa hoá 2 – 3%), đây là một ví dụ cho sự thất bại trong bảo hộ nền sản xuất trong nước.

2.3.9.3. Những hạn chế trong việc thúc đẩy xuất khẩu:

Các cơ quan chức năng nhà nước chưa giúp cho các cơ sở sản xuất nắm được tình hình hiện tại cũng như dự báo thị trường thế giới trong thời gian tới để các doanh nghiệp có đối sách.

Bộ Thương mại chưa làm tròn vai trò của mình trong việc định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức xúc tiến, lựa chọn thị trường cần xúc tiến và sự phối hợp các doanh nghiệp trong ngành và liên ngành như thế nào cho có hiệu quả. Để làm tròn trách nhiệm này thì theo kinh nghiệm của một số nước cần

thành lập một bộ máy tổ chức hoạt động chuyên nghiệp chuyên làm công tác Marketing đầu tư, xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm của đất nước.

Doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam chưa quan tâm thích đáng đến công tác xây dựng và phát triển thương hiệu ra thị trường thế giới. Nguyên nhân của tình trạng này ngoài việc do chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thị trường, hiểu biết về khách hàng, đối tác và đối thủ cạnh tranh...thì yếu tố cơ bản là do các doanh nghiệp vẫn theo lối tư duy truyền thống là dựa vào lợi thế sức cạnh tranh của nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nhân công rẻ, mà không chủ động chuyển sang cạnh tranh bằng tăng năng suất lao động và áp dụng công nghệ tiên tiến, tức là chuyển từ sản xuất sản phẩm “thô“ có giá trị gia tăng thấp sang sản xuất sản phẩm “tinh“ có hàm lượng chất xám cao, có giá trị gia tăng lớn.

Nhiều năm qua, hàng hoá công nghiệp của chúng ta xuất sang các thị trường trung gian như Hồng Kông, Singapore, tại đây hàng hoá chúng ta tiếp tục được chế biến thêm, đóng gói với mác của các hãng lớn rồi bán ra thế giới hoặc xuất ngược lại Việt Nam với giá cao hơn gấp nhiều lần. Một hướng nữa là hàng hoá sản xuất tại Việt Nam đóng mác nước ngoài đi ra thị trường thế giới với tên gọi của những hãng nổi tiếng. Câu hỏi đặt ra bao giờ Việt Nam làm được điều ngược lại?


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN (2006 - 2020)


3.1. XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP.

Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu, nó thu hút các nền kinh tế thế giới tham gia vào nếu không muốn tụt hậu. Trong vòng 15 năm (1991 -2005), Việt Nam đã chủ động tham gia mạnh mẽ vào hội nhập kinh thế giới, Việt Nam đã là thành viên của các tổ chức như: Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và tham gia vào nhiều thoả thuận thương mại song phương (FTA) và đa phương (RTA), Thoả thuận Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA)...

Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội cho sự phát triển công nghiệp Việt Nam như gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Các hiệp định thương mại song phương và đa phương nhằm thúc đẩy thương mại chủ yếu thông qua các chính sách cắt giảm thuế đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tiến tới hội nhập toàn cầu. Quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá đã dẫn đến xu hướng liên kết kinh tế thông qua sự ra đời các tổ chức quốc tế như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thoả thuận thương mại song phương (FTA), và tự do thương mại vùng (RTA), với số lượng thoả thuận ngày một nhiều. Thông qua các tổ chức và thoả thuận, quy mô lưu thông vốn quốc tế được tăng lên một cách đáng kể tốc độ

mậu dịch thế giới vượt tốc độ tăng trưởng kinh tế. Xu hướng này đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp nói riêng.

3.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp:

Theo quan điểm của phái trọng thương, tất cả các quốc gia các doanh nghiệp đều có thể tìm cho mình một ưu thế tương đối nào đó trong một nền kinh tế. Một khi quy mô nền kinh tế được mở rộng thì ưu thế này càng tăng lên. Chẳng hạn, một doanh nghiệp Việt Nam sản xuất 10 loại tivi khác nhau đều có giá thành cao hơn tivi do các doanh nghiệp Malaysia sản xuất. Khi hội nhập kinh tế thế giới, thông thương giữa hai nước thuận lợi, doanh nghiệp Malaysia sẽ tập trung sản xuất các loại tivi có lợi nhuận cao nhất để cung cấp cho thị trường Malaysia và Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ tập trung sản xuất những loại tivi còn lại cho cả hai thị trường. Như vậy, cả hai doanh nghiệp đều có cơ hội tăng cường chuyên môn hoá sản xuất để cải tiến công nghệ của một vài loại tivi nhất định nhằm nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Chuyên môn hoá sản xuất sẽ tạo điều kiện giúp nghiên cứu sâu và phát triển sản phẩm thuận lợi hơn là phải chăm sóc đến quá nhiều mặt hàng. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế sẽ giúp các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam cọ xát trên thị trường thế giới để nâng cao trình độ quản lý, công nghệ, tiếp thị, chăm sóc khách hàng. Một khi gia nhập vào thị trường thế giới, các doanh nghiệp công nghiệp nước ta muốn tồn tại và phát triển phải tự tìm tòi sáng tạo và hoàn thiện mình để đáp ứng với nhu cầu khách hàng ngày càng được nâng cao và thoả mãn cả các loại khách hàng vốn rất khó tính như khách hàng Nhật, Châu Âu và Bắc Mỹ. Ngay cả chính thị trường nội địa, trong tương lai cũng không còn là thị trường của riêng doanh nghiệp trong nước mà còn là khách hàng của các doanh nghiệp nước ngoài, của các công ty xuyên quốc gia, tập đoàn đa quốc gia. Do vậy, các doanh nghiệp nước ta sẽ luôn phải cạnh tranh một cách tích cực để tồn tại và có thể chiếm lĩnh thị trường. Điều này giúp các doanh nghiệp sản xuất và quản lý tốt hơn.

Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho hàng hoá công nghiệp Việt Nam được đối xử bình đẳng như các nước khác do đó sẽ cải thiện được sức mạnh của hàng hoá cũng như của doanh nghiệp và quốc gia. Các hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu được mở rộng, góp phần phát triển sản xuất trong nước, tạo việc làm, tăng thu nhập quốc dân và nâng cao đời sống nhân dân.

Hội nhập sâu rộng buộc nền kinh tế phải công khai, minh bạch và bình đẳng, thì khi đó các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đối xử bình đẳng. Điều này sẽ thu hút một lượng lớn nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, đi kèm với nguồn vốn sẽ là trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến sẽ vào theo.

Tiếp cận nhanh chóng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại thông qua con đường chuyển giao công nghệ, rút ngắn những bước đi dò dẫm, giảm chi phí trong công tác nghiên cứu ứng dụng, thông qua con đường liên doanh, liên kết, thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ...các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận nhanh chóng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm, bảo vệ thị trường nội địa và chủ động tham gia thị trường quốc tế.

Người lao động Việt Nam làm việc cho các công ty nước ngoài 100% vốn đầu tư nước ngoài, các công ty liên doanh sẽ học hỏi phong cách, tác phong làm việc, chủ động, hiệu quả cao của các nhà quản lý tầm cỡ quốc tế và khu vực. Các doanh nghiệp phải làm việc với các bạn hàng tầm cỡ quốc tế và khu vực nên có nhiều cơ hội học hỏi văn hoá quản lý, tổ chức, đối nội, đối ngoại để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Đây là cơ hội hết sức cần thiết và quý giá cho một quốc gia muốn nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững như chúng ta.

Hệ thống pháp luật và quản lý Nhà nước của chúng ta sẽ có nhiều cơ hội được đóng góp và hoàn thiện. Khi tham gia vào một sân chơi chung, chúng ta sẽ có dịp so sánh, cân nhắc để đặt ra những nhiệm vụ cụ thể trước mắt và lâu dài, nhìn nhận những yếu kém, bất cập để phấn đấu tự hoàn thiện mình nhằm đạt đến một nền quản lý Nhà nước hiệu quả hơn, hệ thống pháp luật chặt chẽ, nghiêm

minh hơn và các thể chế vững mạnh, có thể phát huy tối đa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

3.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra thách thức nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp:

Những cơ hội cho thấy mặt tích cực của hội nhập, tuy nhiên, quá trình này cũng tạo ra những thách lớn cho nền công nghiệp nước nhà. Một khi hàng rào thuế quan hạ xuống thì hàng rào phi thuế quan sẽ được dựng lên bằng cách này hay cách khác, các quốc gia đang phát triển phải đương đầu với những hàng rào phi thuế quan rất chặt chẽ được quy định bởi luật pháp của các nước sở tại.

Việt Nam phải mở cửa thị trường, vai trò bảo hộ của Nhà nước sẽ yếu dần và không còn nữa. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp công nghiệp nói riêng buộc phải cạnh tranh không những ở thị trường quốc tế mà còn phải cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước. Đối thủ tiềm năng chính của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là các doanh nghiệp đến từ ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan vì các nước này có danh mục hàng hoá xuất khẩu giống với Việt Nam, điều kiện sản xuất cũng tương đồng, nhưng các nước đó lại có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam khoảng 2 - 3 thập kỷ. Ngoài ra các nước ASEAN đã chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn như linh kiện điện tử, máy công cụ, thiết bị điện tử, ôtô, xe máy...Trung Quốc có thế mạnh hơn Việt Nam về lực lượng lao động dồi dào, chủ động được về mặt công nghệ, quy mô thị trường lớn nên trong quá trình sản xuất được lợi thế về mặt quy mô. Ngoài ra, các doanh nghiệp Trung Quốc đã có tỷ lệ nội địa hoá khá cao so với Việt Nam về các mặt hàng đang có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu như viễn thông, vô tuyến điện, điện tử, thiết bị y tế...Đồng thời những đối tác lớn của Trung Quốc (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu, ASEAN, Hàn Quốc, Đài Loan...) cũng chính là những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, Trung Quốc đổi mới kinh tế, mở cửa trước Việt Nam nên kinh nghiệm tiếp cận thị trường cạnh tranh quốc tế hơn hẳn Việt Nam.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 25/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí