Chuyển quyền sử dụng đất tại Hà Nội – Thực trạng và một số giải pháp - 11

đai, trong việc giao đất, thu hồi đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong việc chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp. Đối với phòng Quản lý a chính Nhà đất thuộc Sở Địa chính Nhà đất giải pháp này đòi hỏi rà soát lại đội ngũ cán bộ về chuyên môn được đào tạo, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn cho số cán bộ làm trái ngành được đào tạo, thường xuyên tập huấn về kiến thức quản lý Nhà nước, văn bản pháp quy để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chất lượng chuyên môn nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý đất và nhà trong cơ chế thị trường.

- Giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính về hồ sơ giải quyết trong quản lý đất đai nói chung và giải quyết các giao dịch dân sự về chuyển quyền sử dụng đất, đảm bảo hiệu lực quản lý, đối với công dân thì đơn giản; đưa cải cách hành chính thực sự đi vào chiều sâu nhằm tạo thuận lợi, không gây phiền hà, giải quyết nhanh cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện 5 quyền của chuyển quyền sử dụng đất.

3.3.5.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai của chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan chuyên môn của Thành phố, đồng thời nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai, nhà kéo dài.

- Tăng cường và tạo chuyển biến mới trong công tác giải quyết khiếu kiện, khiếu nại về lĩnh vực nhà, đất góp phần quản lý trật tự đô thị; thống kê, phân loại các vụ tranh chấp khiếu nại về nhà, đất để giải quyết các vụ nổi cộm, điểm nóng; đẩy mạnh việc phân cấp và làm rõ trách nhiệm của các cấp và ngành trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực nhà, đất.

- Kiên quyết xử lý những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai để tăng cường pháp chế, thi hành nghiêm Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai đối với cả các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và đối với cả cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý Nhà nước.

3.3.5.7. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong công tác đăng ký nhà đất:

Sử dụng công nghệ tin học sẽ đáp ứng được yêu cầu của người dân về thông tin nhà đất, nhất là thông tin kịp thời và chính xác về các giao dịch chuyển nhượnh, đăng ký thế chấp, giải chấp. Về lâu dài có thể tiến tới áp dụng đăng ký giao dịch dân sự trên mạng.

KẾT LUẬN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Chuyển quyền sử dụng đất là là một loại giao dịch dân sự đặc thù, có điều kiện. Các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất diễn ra rất phổ biến theo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, thoả thuận, đòi hỏi cần có sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Về bản chất, các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất là các quyền dân sự được thực hiện chủ yếu thông qua các hợp đồng, chính vì vậy, Bộ luật dân sự chỉ quy định các nội dung về quyền sử dụng đất với tính chất là một quyền dân sự, còn các nội dung mang tính hành chính về quản lý và chuyển quyền sử dụng đất thì do pháp luật đất đai qui định.

Chuyển quyền sử dụng đất có ý nghĩa rất lớn đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng đất. Việc qui định các điều kiện chuyển quyền sử dụng đất là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng và cần thiết để xây dựng quyền năng dân sự của người sử dụng đất.

Chuyển quyền sử dụng đất tại Hà Nội – Thực trạng và một số giải pháp - 11

Những nội dung cơ bản đã được chúng tôi nghiên cứu trong Luận văn này gồm:

- Luận văn đã tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của quyền sử dụng đất, những qui định về chuyển quyền sử dụng đất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, Luận văn cũng đã trình bày và phân tích các qui định hiện hành về đăng ký quyền sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên cơ sở đó, Luận văn đã tìm hiểu các quy định có liên quan tới chuyển quyền sử dụng đất.

- Luận văn đã đi vào tìm thiểu thực trạng việc chuyển quyền sử dụng đất ở địa bàn Thành phố Hà Nội trong những năm gần đây, tìm hiểu các quy định có liên quan đến lĩnh vực chuyển quyền sử dụng đất; phân tích các

nguyên nhân cơ bản làm tăng mức độ phức tạp của công tác chuyển quyền sử dụng đất tại Hà Nội trong thời gian qua như sau:

+ Do đất nước ta vừa trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nên việc quản lý sử dụng đất trên phạm vi cả nước bị buông lỏng suốt cả thời kỳ dài không được chỉnh lý, kiểm kê thường xuyên gây nên tình trạng sử dụng đất ở tự phát, không được quản lý do vậy tình hình lấn chiếm, sang nhượng bất hợp pháp tràn lan, kéo dài cho đến năm 2003

+ Chính sách của nhà nước ban hành thiếu đồng bộ, thay đổi liên tục và chưa sát thực tế.

+ Giá đất do nhà nước quy định thì bằng khoảng 60% giá đất trên thực tế nên số tiền thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ là một số tiền không nhỏ với hoàn cảnh hiện nay thì không phải ai cũng có khả năng chi trả số tiền này nhất là những hộ gia đình sinh sống bằng nghề nông, những gia đình có thu nhập thấp.

+ Còn nhiều bất cập thực hiện công tác quản lý Nhà nước của cơ quan có thẩm quyền về hệ thống mẫu giấy chứng nhận; công tác quy hoạch, kế hoạch sử dung đất; trình độ của đội ngũ cán bộ, thiếu thông tin và thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý, tư pháp trong hoạt động đăng ký đất nhà...

+ Người sử dụng đất vi phạm các quy định trong quản lý, sử dụng đất đai: Tự ý lấn chiếm đất công, đất chưa sử dụng; tự ý chuyển đổi mục đích đối với đất ở đô thị, đất nông nghiệp để xây dựng nhà ở, vi phạm các quy định về an toàn lưới điện; công trình quốc phòng, hành lang bảo vệ văn hoá, di tích; mua bán, chuyển nhượng trái phép đất đai đang có tranh chấp, khiếu kiện, đất không đủ điều kiện về hộ khẩu theo quyết định 213/2005/QĐ -UB ngày 9/12/2005 của UBND Thành phố Hà Nội....

+ Tại Hà Nội độ phát triển đô thị quá nhanh, bản đồ địa chính không đo đạc kịp cũng gây nên khó khăn rất nhiều cho công tác đăng ký.

+ Về nhận thức pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của cả người sử dụng đất, người quản lý và chính quyền các cấp: chưa cao và còn lúng túng và chưa kịp thời.

- Từ thực trạng việc chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn Hà Nội, căn cứ vào pháp luật hiện hành đặc biệt là căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự về chuyển quyền sử dụng đất, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cơ bản và kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất tại Thành phố Hà Nội như sau:

+ Hoàn thiện và ổn định hệ thống các chính sách quản lý của Nhà nước đối với đất đai nói chung và đối với việc chuyển quyền sử dụng đất nói riêng.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật.

+ Đẩy mạnh thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

+ Tiếp tục củng cố và kiện toàn bộ máy các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp.

+ Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đất đai:

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý Nhà nước.

+ Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong công tác đăng ký nhà đất.

Trong khuôn khổ có hạn của Luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản nhất liên quan trực tiếp đến đề tài và chắc chắn còn một số vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo. Chúng tôi hy vọng rằng,

những vấn đề này sẽ được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết ở các công trình khoa học tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Các Mác Ph ghen: Toàn tập, tập 4, NXB Sự thật, H, 1987.

2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, 4, 5, 6, NXB Chính trị quốc gia, H, 1995.

3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư VIII, NXB Chính trị quốc gia, H, 1996.

4. Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương (Khoá VIII), NXB Chính trị quốc gia, H, 1998.

5. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương, NXB Chính trị quốc gia, H, 1999.

6. Hiến pháp năm 1980 và 1992.

7. Luật Đất đai 1993 và Luật sửa đổi bổ sung 1998, Luật Đất đai năm 2003.

8. Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất năm 1994.

9. Bộ luật Dân sự 1995, Bộ luật Dân sự 2005.

10. Luật Nhà ở năm 2005.

11. Luật Kinh doanh Bất động sản 2006.

12. Luật cư trú.

13. Nghị định số 176/1999/NĐ CP ngày 21/12/1999 của Chính phủ về lệ phí trước bạ.

14. Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.

15. Nghị định số 38/2000/NĐ-CP ngày 23/8/2000 về thu tiền sử dụng đất;

16. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

17. Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2002 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;

18. Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

19. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ qui định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.

20. Thông tư số 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ.

21. Thông tư số 02/2007/TT-BTC ngày 08/01/2007 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung Thông tư số 95/2005/TT-BTC.

22. Thông tư 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ- CP.

23. Quyết định số 3519/QĐ-UB ngày 12/9/1997 về việc ban hành Quy định thực hiện Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về khung giá các loại đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

24. Quyết định số 69/1999/QĐ UB ngày 18/8/1999 của UBND Thành phố về việc ban hành sửa đổi ― Qui định về kê khai đăng ký nhà ở, đất ở và cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị thành phố Hà Nội.

25. Quyết định số 158/2002/QĐ-UB ngày 25/11/2002 của UBND Thành phố ban hành quy định về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thê chấp (hoặc bảo lãnh), góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 24/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí