Bảng 2: Cơ cấu lao động nông thôn theo vùng
(Đơn vị: nghìn người )
Cả nước | Nông thôn | |||
1000 người | % | 1000 người | % | |
Tổng số | 37783,8 | 100 | 29363,4 | 100 |
Đồng bằng sông Hồng | 7735,8 | 20,47 | 6208,8 | 21,14 |
Đông Bắc | 5639,2 | 14,92 | 4771,8 | 16,25 |
Tây Bắc | 1115,1 | 2,95 | 974,4 | 3,31 |
Bắc Trung Bộ | 4809,5 | 12,72 | 4229,4 | 14,40 |
Duyên hải Nam Trung Bộ | 3230,1 | 8,55 | 2419,3 | 8,23 |
Tây Nguyên | 1392,1 | 3,68 | 1083,8 | 3,69 |
Đông Nam Bộ | 5835,6 | 15,44 | 2975,8 | 10,13 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 8026,1 | 21,24 | 6699,8 | 22,81 |
Có thể bạn quan tâm!
- Việc làm ở nông thôn Việt Nam hiện nay - 2
- Việc làm ở nông thôn Việt Nam hiện nay - 3
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Về Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Ở Nông Thôn
- Việc Làm Trong Lĩnh Vực Phi Nông Nghiệp
- Chính Sách Của Nhà Nước Và Các Chương Trình Quốc Gia Giải Quyết Việc Làm Ở Nông Thôn
- Đánh Giá Chung Về Việc Làm Và Tạo Việc Làm Ở Nông Thôn Nước Ta Hiện Nay
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Nguồn: Thực trạng lao động và việc làm 2002, NXB Thống kê, Hà Nội.
Như vậy dân cư nước ta phân bố tại các vùng không đồng đều, đại bộ phận tập trung tại các vùng đồng bằng, trong khi đó ở các vùng miền núi có tiềm năng đất đai lớn thì dân cư lại thưa thớt. Đặc biệt 2 vùng đồng bằng: Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long có mật độ lao động và lao động nông thôn cao nhất. Hai đồng bằng này chỉ chiếm 15,75% lãnh thổ của cả nước song chiếm tới 45,51% hộ nông nghiệp cả nước; 45,95% số khẩu nông nghiệp và 41,71% số lao động của cả nước; 43,95% lao động nông thôn.
Sự chênh lệch giữa vùng có mật độ dân cư lớn nhất với vùng có mật độ dân cư nhỏ nhất khoảng 20 lần. Vùng có số lao động nhiều nhất so với vùng ít lao động nhất hơn kém nhau 6 -7 lần (tương tự đối với lao động nông thôn). Sự chênh lệch giữa vùng có diện tích đất nông nghiệp bình quân trên 1 lao động lớn nhất với vùng thấp nhất gần 3 lần [1], [9].
Mật độ dân cư và nguồn lao động nông nghiệp phân bố giữa các vùng quá chênh lệch, chưa tạo được sự gắn kết tối ưu trong quá trình khai thác hai nguồn tiềm năng to lớn này ở nông thôn. Mặt khác, nguồn lao động nông thôn phân bố giữa các ngành nghề cũng không đều và năng suất lao động thấp. Thực tế cho thấy sự phân công lao động trong nông thôn tới nay mặc dù đã có sự chuyển biến nhưng chậm, lao động vẫn tập trung vào sản xuất nông nghiệp trong điều kiện đất đai chật hẹp, trình độ thâm canh thấp, việc mở mang ngành nghề phi nông nghiệp còn rất hạn chế. Tính chung cả nước năm 2003, tỷ lệ lao động tập trung trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp vẫn chiếm tới 59%; Công nghiệp - xây dựng: 16,4%; Dịch vụ: 24,6%. Tiến bộ hơn cả là vùng Đông Nam bộ, tỷ lệ này tương ứng là 37,14%; 23,58% và 39,28% [40], [41].
Bảng 3: Cơ cấu lao động của lực lượng lao động có việc làm thường xuyên chia theo nhóm ngành kinh tế của cả nước
(Tỷ lệ: %)
1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | |
Nông nghiệp | 69,80 | 65,84 | 63,84 | 63,60 | 63,02 | 62,77 | 62,09 |
Công nghiệp - XD | 11,93 | 10,02 | 11,93 | 12,45 | 13,95 | 15,04 | 16,07 |
Dịch vụ | 19,65 | 24,14 | 24,57 | 23,94 | 24,33 | 24,65 | 25,01 |
Nguồn: Thực trạng lao động việc làm Việt Nam 1996-2002, NXB Thống kê, Hà Nội.
Nhìn chung, cả nước bình quân hàng năm giai đoạn 1996-2002, số lao động làm việc thường xuyên trong nhóm ngành nông nghiệp giảm bớt được 2,3% với quy mô giảm 547 ngàn người. Số lao động làm việc thường xuyên trong nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng thêm 6,2% với quy mô tăng là 256 ngàn người. Số lao động làm việc thường xuyên trong nhóm ngành dịch vụ tăng thêm 7,64% với quy mô tăng 565,5 ngàn người (tăng nhanh hơn
so với quy mô và tốc độ tăng của số lao động làm việc thường xuyên trong nhóm ngành công nghiệp - xây dựng).
Ở khu vực nông thôn, xu hướng trên cũng diễn ra tương tự mặc dù năm 1999, lao động thường xuyên trong nhóm ngành nông nghiệp tăng và trong nhóm ngành dịch vụ giảm.
Bảng 4: Cơ cấu lao động của lực lượng lao động nông thôn làm việc thường xuyên chia theo nhóm ngành kinh tế
(Tỷ lệ: %)
1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | |
Nông nghiệp | 81,64 | 78,08 | 75,67 | 77,62 | 76,11 | 74,22 | 72,18 |
Công nghiệp - XD | 6,83 | 6,86 | 8,45 | 8,15 | 8,94 | 10,14 | 11,32 |
Dịch vụ | 11,53 | 15,06 | 15,87 | 14,22 | 14,89 | 15,78 | 16,99 |
Nguồn: Thực trạng lao động việc làm Việt Nam 1996-2002, NXB Thống kê, Hà Nội.
Bình quân hàng năm giai đoạn 1996-2002, số lao động nông thôn làm việc thường xuyên trong nhóm ngành nông nghiệp giảm 1,2%. Số lao động nông thôn làm việc thương xuyên trong nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đều tăng với tỷ lệ: 5,07% và 6,4%.
Như vậy, tỷ lệ lao động nông thôn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp cho đến nay vẫn ở mức cao. Mặt khác, trong nông nghiệp lao động cũng tập trung chủ yếu trong ngành trồng trọt. Lao động chăn nuôi thường là lao động phụ trong gia đình, ít có gia đình chuyên chăn nuôi. Tuy nhiên, trong ngành trồng trọt cũng có sự giảm tương đối về tỷ trọng cây lương thực và tăng tương đối cây rau đậu và cây công nghiệp dài ngày. Chẳng hạn, năm 1995 cây lương thực chiếm 78,66%; cây rau đậu: 4,71%; cây công nghiệp lâu năm: 7,3% trong tổng diện tích gieo trồng. Đến năm 2002 tỷ lệ này tương ứng là 74,1%; 8,6%; 15,67%.
2.1.2. Chất lượng lao động nông thôn
Chất lượng lao động nông thôn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh nhiều yếu tố: Trình độ văn hoá, trình độ kỹ thuật, tay nghề, sức khỏe… của người lao động.
Kết quả điều tra lao động - việc làm toàn quốc năm 2002 cho thấy tỷ lệ lao động biết chữ của lao động nước ta đạt 96,28%. Trình độ học vấn của lực lượng lao động nông thôn cũng ngày càng khả quan hơn mặc dù ở mức xuất phát điểm thấp hơn nhiều so với thành thị.
Bảng 5: Cơ cấu chất lượng lao động chia theo trình độ văn hoá ở nông thôn giai đoạn 1996 - 2002
(Đơn vị: %)
1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | |
1. Chưa biết chữ | 6,57 | 5,94 | 4,48 | 4,88 | 4,76 | 4,74 | 4,12 |
2. Chưa tốt nghiệp cấp I | 22,63 | 22,13 | 20,31 | 20,11 | 20,01 | 19,89 | 19,38 |
3. Đã tốt nghiệp cấp I | 28,86 | 29,29 | 30,96 | 30,65 | 30,34 | 30,01 | 29,61 |
4. Đã tốt nghiệp cấp II | 32,73 | 33,15 | 33,26 | 33,09 | 32,71 | 31,48 | 31,07 |
5. Đã tốt nghiệp cấp III | 9,18 | 9,47 | 10,98 | 11,26 | 11,85 | 12,02 | 12,54 |
Nguồn: Thực trạng lao động - việc làm Việt Nam 1996 - 2002, NXB Thống kê, Hà Nội.
Từ bảng số liệu trên ta thấy trình độ học vấn của lực lượng lao động thường xuyên ở nông thôn ngày càng cao. Biểu hiện là tỷ lệ số người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I ngày càng giảm.
Năm 1996: tỷ lệ này là 29,2%
28,07% | |
Năm 1998: | 24,78% |
Năm 1999: | 24,98% |
Năm 2000: | 24,77% |
Năm 2001: 24,63%
Năm 2002: 23,4%
Bình quân hàng năm tỷ lệ này đã giảm khoảng 3,69%. Đồng thời số người đã tốt nghiệp cấp II, cấp III cũng không ngừng tăng lên, trong đó tỷ lệ số người tốt nghiệp cấp III tăng liên tục. Bình quân hàng năm, số người tốt nghiệp cấp III trong tổng lực lượng lao động nông thôn tăng 5,42% [1].
Những chuyển biến tích cực về trình độ học vấn của lực lượng lao động nông thôn như đã nêu trên sẽ tạo thêm không ít thuận lợi mang tính nội sinh trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cũng như giải quyết việc làm, tạo thêm việc làm mới cho lực lượng lao động nông thôn trong những năm tới. Tuy nhiên, trình độ học vấn của lực lượng lao động ở khu vực nông thôn vẫn còn ở điểm xuất phát thấp hơn nhiều so với thành thị. Theo so sánh trong năm 1999 cho thấy: Lực lượng lao động ở khu vực nông thôn có trình độ học vấn thấp hơn hẳn so với khu vực thành thị.
Bảng 6: Cơ cấu chất lượng lao động chia theo trình độ văn hoá giữa nông thôn và thành thị năm 2002
(Tỷ lệ: %)
Cả nước | Thành thị | Nông thôn | |
1. Chưa biết chữ | 3,28 | 1,08 | 4,12 |
2. Chưa tốt nghiệp cấp I | 17,24 | 9,67 | 19,12 |
3. Đã tốt nghiệp cấp I | 28,41 | 21,71 | 29,61 |
4. Đã tốt nghiệp cấp II | 31,03 | 27,31 | 31,07 |
5. Đã tốt nghiệp cấp III | 19,57 | 39,38 | 12,54 |
Nguồn: Thực trạng lao động - việc làm Việt nam 2002, NXB Thống kê, Hà Nội.
Tỷ lệ chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I của cả nước là 20,52%; của khu vực thành thị: 10,75%; ở khu vực nông thôn tỷ lệ này là 23,24%, cao
hơn cả nước và thành thị: 2,72% và 12,49%. Tỷ lệ lực lượng lao động đã tốt nghiệp cấp II và cấp III: 43,61% thấp hơn khu vực thành thị và cả nước: 23,08% và 6,99%.
Điều đó cho thấy mức chênh lệch trình độ văn hoá giữa nông thôn và thành thị là rất lớn. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề của người lao động nông thôn cũng ở mức độ thấp. Đến năm 2002 có tới 85,18% lực lượng lao động của cả nước không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ lao động được đào tạo mới chỉ chiếm 12,76% lực lượng lao động cả nước. Cơ cấu chuyên ngành được đào tạo trong khu vực nông thôn cũng mất cân đối nghiêm trọng. Trong 1000 lao động thì có 58 người được đào tạo các chuyên ngành khác nhau trong đó chỉ có 53,6 người được đào tạo kỹ thuật về nông lâm ngư nghiệp trong khi đó 77,12% lao động nông thôn thuộc ngành này [1].
Bảng 7: Cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn của lực lượng lao động nông thôn 1999 - 2002
(Đơn vị: %)
1999 | 2000 | 2001 | 2002 | |
1. Không có CMKT | 92,22 | 92,7 | 91,94 | 92,04 |
2. Sơ cấp | 1,56 | 1,25 | 1,52 | 1,17 |
3. CNKT có bằng | 1,26 | 1,06 | 1,22 | 1,11 |
4. CNKT không bằng | 1,32 | 1,35 | 1,29 | 1,51 |
5. Trung học chuyên nghiệp | 2,73 | 2,65 | 2,67 | 2,90 |
6. Cao đẳng, đại học | 0,88 | 0,94 | 0,86 | 1,26 |
7. Trên đại học | 0,008 | 0,006 | 0,008 | 0,005 |
Nguồn: Thực trạng lao động - việc làm Việt Nam 1999 - 2002, NXB Thống kê, Hà Nội.
Ở khu vực nông thôn, số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 27052,6 ngàn người, chiếm 92,04% so với tổng lực lượng lao động trong khu vực năm 2002. So với năm 1999, số lao động này là 26771,8 ngàn người, chiếm 92,22%. Bình quân hàng năm giai đoạn 99-2002, tỷ lệ này chỉ giảm được 0,05% [1], [2].
Tương tự, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2002 là 2337,7 ngàn người, chiếm 7,96% so với tổng lực lượng lao động trong khu vực. So với năm 1999, bình quân hàng năm tăng thêm được 27,2 ngàn người với tốc độ tăng 1,2%.
Như vậy, trong khu vực nông thôn, lực lượng lao động không có chuyên môn chiếm đa số, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm một tỷ lệ nhỏ, bình quân hàng năm tuy có tăng nhưng tốc độ tăng rất chậm. So sánh những tỷ lệ này với thành thị và cả nước riêng trong năm 2002 cho thấy khoảng cách chênh lệch về trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa thành thị và nông thôn là khá cao.
Bảng 8: Cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn năm 2002 của khu vực nông thôn so với thành thị cả nước
(Đơn vị: %)
Cả nước | Thành thị | Nông thôn | |
Không có CMKT | 86,12 | 65,51 | 92,04 |
Có CMKT | 13,88 | 34,49 | 7,96 |
Nguồn: Thực trạng lao động - việc làm Việt Nam 1999 – 2002, NXB Thống kê, Hà Nội.
Nhìn vào bảng trên cho thấy ở khu vực nông thôn tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 92,04%, cao hơn tỷ lệ này ở khu vực thành thị và cả nước là 26,53% (gấp 1,4 lần) và 5,92% (gấp 1,07 lần).
Ngược lại, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 7,96%, thấp hơn của khu vực thành thị và cả nước: 26,53% và 5,92%.
Từ thực trạng trên cho thấy nguồn lao động nông thôn tuy dồi dào nhưng chất lượng còn ở mức thấp nên rất khó trong việc sử dụng. Do vậy, nếu không có những chính sách và giải pháp hỗ trợ tích cực, đồng bộ và có hiệu quả để tăng nhanh số lượng và tỷ lệ lao động có trình độ học vấn tốt nghiệp cấp II, III, kết hợp vừa đào tạo nghề, vừa nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cho lao động nông thôn thì khó có thể thực hiện được các mục tiêu gia tăng về số lượng và chất lượng lao động có trình độ chuyên môn để đáp ứng kịp nhu cầu về đội ngũ nhân lực phục vụ sự nghiệp tiếp tục đổi mới và phát triển nông thôn theo hướng CNH-HĐH.
2.1.3. Việc làm trong nông nghiệp
Đường lối đổi mới, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để người lao động có cơ hội tự tạo việc làm và có việc làm, đáp ứng yêu cầu về đời sống, góp phần ổn định tình hình kinh tế- xã hội. Giải quyết vấn đề lao động- việc làm ở nước ta trong những năm qua nói chung và ở nông thôn nói riêng đã có những bước tiến quan trọng.
Từ năm 1992 - 2003, tỷ lệ gia tăng việc làm mỗi năm khoảng 2,1% có thể tạo việc làm cho khoảng 1,2- 1,4 triệu lao động. Tốc độ tăng dân số giảm dần từ 2,4% năm 1992; 2,3% năm 1993; 2,1% năm 1994; 2,0% năm 1995
xuống còn 1,88% năm 1996; 1,8% năm 1997; 1,75% năm 1998; 1,7% năm
1999; 1,5% năm 2000; 1,35% năm 2001 và 1,27% năm 2002 và 1,2% năm
2003. Tăng trưởng việc làm bình quân mỗi năm khoảng 2,9% [1], [41].
Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng lao động cho sản xuất công nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp từ 72,6% năm 1992 xuống còn khoảng 63% năm 2002, bình quân mỗi năm giảm gần 1% lao động làm nông nghiệp. Chất lượng lao động từng bước được nâng
lên, tỷ lệ lao động được đào tạo tăng liên tục từ 10% năm 1996 lên khoảng