Việc làm ở nông thôn Việt Nam hiện nay - 3

Trong quá trình đô thị hoá, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, nhất là ở những vùng nông thôn ven đô thị lớn, thị xã, thị trấn, hai bên trục đường giao thông... Cùng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra khá mạnh, lao động nông thôn đang có xu hướng tăng lên. Tình hình trên dẫn đến bình quân diện tích đất canh tác trên một lao động ở nông thôn Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới và do đó thời gian sử dụng ngày công nông nghiệp rất thấp. Theo tài liệu điều tra, chỉ có 18% lao động nông nghiệp làm 210 ngày/năm, còn lại làm dưới 200 ngày/ năm, trong đó 21% chỉ làm việc 90 ngày/năm (mỗi ngày làm bình quân từ 4 - 5 giờ). Theo tính toán, nếu căn cứ vào quỹ đất và làm thuần nông, lao động nông thôn dư thừa ít nhất 30%, tương đương 8- 9 triệu người .

Hiện nay ở nước ta diện tích đất nông nghiệp có khả năng khai thác còn rất lớn, khoảng 9 triệu ha rừng và đất trống, đồi trọc, 90 vạn ha mặt nước, ao, hồ và hàng vạn ha đất ven biển. Diện tích đất canh tác mặt nước càng lớn, tài nguyên nông - lâm - thuỷ sản càng phong phú thì khả năng tạo ra việc làm trong nông nghiệp, nông thôn càng nhiều. Nếu có chính sách tốt, diện tích này sẽ giải quyết được việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, diện tích đất đai, mặt nước của mỗi quốc gia là đại lượng hữu hạn và đang có xu hướng bị co hẹp do sự xâm lấn của các ngành kinh tế khác. Tài nguyên nông, lâm, thuỷ sản đang bị suy giảm nghiêm trọng, việc sử dụng đất trong các doanh nghiệp nông- lâm nghiệp hiện còn nhiều lãng phí do sự khai thác quá mức của con người. Theo quy hoạch, đất dành cho các nông, lâm trường quốc doanh lên tới 1,2 triệu ha, nhưng trên thực tế mới sử dụng khoảng 40%, trong khi đó dân lại thiếu đất để canh tác. Vì vậy, vấn đề tạo việc làm đang trở nên khó khăn và phức tạp khi lao động xã hội ngày một tăng lên, việc di dân xây dựng các vùng kinh tế mới là hướng quan trọng để giải quyết việc làm cho các vùng nông thôn, trước hết là vùng đồng bằng sông Hồng- nơi có mật độ dân số cao

nhất cả nước khoảng 800 người/km2 [15], [23], [45].

1.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực

CNH- HĐH ở nước ta hiện nay được coi là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế. Đại hội IX của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001- 2010 với mục tiêu: Đẩy mạnh CNH - HĐH theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

CNH - HĐH là quá trình đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất nhằm đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao bằng phương pháp sản xuất công nghiệp, đồng thời chú trọng, phát triển các ngành công nghệ cao. Đó là những công nghệ dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học hiện đại như công nghệ tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ gia công chính xác trong chế tạo máy, tự động hoá, năng lượng mới.

Đối với lĩnh vực lao động - việc làm, sự phát triển của khoa học công nghệ mang lại nhiều cơ hội để con người phát huy khả năng của mình, nhưng đồng thời cũng tạo ra không ít thách thức. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, việc phổ biến các phương tiện tự động hoá sẽ làm cho những nước có sức lao động rẻ và dư thừa bị mất dần ưu thế. Xu hướng hiện nay là tăng lao động khoa học kỹ thuật và giảm lao động giản đơn, kỹ năng thấp. Như vậy, trong xã hội hiện đại, chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm. Các quốc gia không lường trước được hiện tượng này của sự phát triển khoa học và công nghệ sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối trong nguồn nhân lực. Vì vậy, khi phát triển khoa học và công nghệ, chắc chắn xảy ra xu hướng gia tăng thất nghiệp của đội ngũ công nhân không lành nghề. Ngay ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có liên doanh với nước ngoài, sử dụng công nghệ tiên tiến cũng không tuyển dụng đủ lao động do lao động được đào tạo thấp. Thực tế cho thấy, trang bị máy móc, thiết bị càng hiện đại thì nguy cơ thất nghiệp càng cao. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung là giải pháp rất quan trọng để hạn chế thất nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này, trước hết

cần có những biện pháp nhằm tăng cường năng lực thể chế của các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực lao động- việc làm. Thực hiện có hiệu quả chương trình việc làm quốc gia thông qua nhiều hoạt động: đào tạo nghề cho nông dân, phát triển nông thôn, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, tăng đầu tư kết cấu hạ tầng và dịch vụ xã hội...

1.2.3. Dân số và tỷ lệ tăng dân số

Việt Nam thuộc loại hình dân số trẻ, có tốc độ tăng dân số cao, quy mô tương đối lớn nên lực lượng lao động rất dồi dào, đặc biệt là khu vực nông thôn, lao động chiếm tỷ trọng lớn. Hàng năm, nguồn lao động cả nước vẫn tiếp tục gia tăng ở mức cao, khoảng trên 1% với trên 1,3 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động, trong đó có khoảng 70 đến 80 vạn người ở khu vực nông thôn. Tính đến 1/7/2003, tổng dân số của Việt Nam là 80.782.000 người, số người ở độ tuổi lao động chiếm khoảng 60,66%, trong đó khoảng 42 triệu người từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên tăng 1,8% so với năm 2002 (khu vực thành thị có 10 triệu người chiếm 24%, khu vực nông thôn 32 triệu người chiếm 76%) số lao động không biết chữ là 3,74% và 80,31% lao động có trình độ từ tiểu học trở lên nhưng có sự cách biệt khá lớn giữa nông thôn và thành thị [41].

Bảng 1: Quy mô dân số và lực lượng lao động khu vực nông thôn so với thành thị và cả nước

Chỉ tiêu

2000

2001

2002

2003


1000

người

%

1000

người

%

1000

người

%

1000

người

%

Dân số cả

nước

77.912


78.713


79.930


80,782


LLLĐ

trong đó

38,643

100

39,120

100

40,7

100

42

100

LLLĐ kv

thành thị

8726

20,45

8931

22,83

9.7

23,87

10

24

LLLĐ kv

29917

79,55

30189

77,17

31000

76,13

32

76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Việc làm ở nông thôn Việt Nam hiện nay - 3









nông thôn

Nguồn: Số liệu điều tra lao động - việc làm toàn quốc 1999-2003

(Bộ Lao động Thương binh - Xã hội và Tổng cục Thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội).

Qua số liệu điều tra trên ta thấy quy mô lực lượng lao động hàng năm gia tăng theo sự gia tăng của dân số (tuy dân số năm 1999 có giảm nhưng số người tham gia vào lực lượng lao động vẫn tăng). Trong đó lực lượng lao động nông thôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lực lượng lao động của cả nước, tuy xu thế có giảm nhưng vẫn tăng nhanh về số tuyệt đối.

Trong 3 thập kỷ qua, mặc dù tỷ lệ dân số hàng năm ở nước ta liên tục giảm, từ 3% xuống còn 1,8% nhưng tốc độ dân số vẫn còn cao gây sức ép nhiều mặt cho xã hội, trong đó bức xúc nhất là việc làm. Giai đoạn 1989 - 1995 trung bình mỗi năm tăng trên 1,4 triệu, giai đoạn 1996 - 2003 tăng 1,17 triệu lao động trên cả nước. Như vậy mỗi năm dân số trung bình tăng khoảng trên một triệu người. Trong đó tỷ lệ dân cư nông thôn vẫn tiếp tục tăng cao và giảm không đáng kể. Trên cả nước, tỷ lệ tăng dân số các giai đoạn trước năm 1990 khá cao dẫn đến dân số tăng nhanh. Năm 1989 dân số cả nước là 64,4 triệu người, năm 1996 đã tăng lên 75,3 triệu người và đến năm 2003 dân số cả nước lên tới 80,7 triệu người. Đặc biệt, tỷ lệ dân số ở các vùng nông thôn luôn luôn cao hơn ở khu vực thành thị [39[, [41].

Về cơ cấu lao động theo độ tuổi, cả nước theo điều tra của Tổng cục Thống kê, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội năm 1999 thì nhóm lực lượng lao động trẻ (15 - 34 tuổi) chiếm 50,76%; nhóm lực lượng lao động trung niên (35 - 54 tuổi) chiếm 42,24% và nhóm lực lượng lao động cao tuổi (từ 55 tuổi trở lên) chiếm 7%. Kết quả này cho thấy sự biến động về cơ cấu lao động chia theo nhóm tuổi qua các năm 1999, 2000, 2001, 2002, 2003 đã diễn ra theo một xu hướng rõ rệt: Nhóm lao động trung niên ngày một gia tăng nhanh cả về tương đối, tuyệt đối, nhóm lực lượng lao động trẻ và cao

tuổi ngày một giảm, trong đó nhóm cao tuổi giảm nhanh hơn cả về quy mô và tốc độ.

Do quy mô lao động của nước ta lớn và tăng nhanh. Trong nguồn lao động cần phải giải quyết việc làm hàng năm, ngoài số học sinh, sinh viên thôi học hoặc số người đến tuổi lao động tham gia lực lượng lao động còn một số lượng lớn những người chưa có việc làm từ năm trước chuyển sang năm sau, lao động dôi ra do sắp xếp lại sản xuất hoặc cổ phần hoá các doanh nghiệp khu vực Nhà nước, bộ đội xuất ngũ, lao động từ nước ngoài trở về, lao động nông thôn mất đất canh tác, các đối tượng khác... Đây là một sức ép rất lớn đối với công tác giải quyết việc làm của cả nước cũng như của khu vực nông thôn nói riêng trong thời gian tới.

Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế- xã hội đáng kể. Tuy nhiên, do tốc độ gia tăng dân số trong những năm trước đây quá nhanh, nên số người bước vào độ tuổi lao động ngày càng nhiều, tốc độ tạo việc làm không tăng kịp với tốc độ gia tăng của nguồn lao động. Trong thời kỳ 1976- 1980, tỷ lệ tăng nguồn lao động bình quân hàng năm là 3,25%, con số tương ứng của thời kỳ 1981-1985 là 2,87%, thời kỳ1986-1990 là 3,06%, thời kỳ 1991 - 1995 là 2,27% và năm 2003 là 1,8%. Trong giai đoạn 1991 - 1996 chúng ta đã giải quyết được trên 6 triệu việc làm. Từ 1997 - 2003 giải quyết được khoảng 7 triệu việc làm. Tuy nhiên, trên thực tế, số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm vẫn cao hơn nhiều so với chỗ làm việc có thể tạo ra, đó là một sức ép lớn. Ngoài ra còn phải kể đến sức ép của số lao động bị mất việc làm do tác động của khủng hoảng kinh tế, của sức cạnh tranh yếu kém của nền kinh tế nước ta. Chỉ tính riêng trong khu vực nhà nước, đến cuối năm 1998 đã có khoảng 10% số lao động không bố trí được việc làm. Theo điều tra của Bộ Lao động - Thương Binh và xã hội, năm 2003 tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nông thôn giảm xuống còn 5,78% (giảm 0,23% so với năm 2002); tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 6,28% năm 2001 xuống 6,01% năm 2003, tỷ trọng lao động ở nông thôn tăng tử 74,

37% năm 2001 lên 76% năm 2003. Các số liệu thống kê và dự báo dân số còn cho thấy, năm 1990 số người trong độ tuổi lao động mới là 35,7 triệu người, năm 2002 là 47 triệu và năm 2015 con số này sẽ lên tới 62 triệu người. So với năm 1990 đến năm 2015 sẽ có thêm 26 triệu người trong độ tuổi lao động [9], [26], [41].

Dân số và việc làm có quan hệ vừa tương hỗ vừa hạn chế lẫn nhau, qui mô dân số lớn, dân số tăng nhanh tất yếu sẽ làm tăng nguồn lao động và đồng nghĩa với tăng sức ép về giải quyết việc làm với mỗi thành viên và cộng đồng, gây ra tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Mặt khác nguồn lao động là nguồn lực rất cơ bản để phát triển kinh tế. Khi kinh tế phát triển khả năng tạo việc làm trong xã hội nhiều. Giải quyết mối quan hệ dân số và việc làm là vấn đề nan giải của mỗi quốc gia. Chính phủ luôn phải đối phó với xu hướng gia tăng số lượng lao động với qui mô lớn hơn tốc độ gia tăng số chỗ làm việc. Vì vậy bên cạnh việc kiểm soát tốc độ phát triển về số lượng lao động, việc không kém phần quan trọng là phải nâng cao chất lượng nguồn lao động- một yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng giải quyết việc làm trong xã hội.

1.2.4. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế

Sau năm 1975 mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung được mở rộng ra phạm vi cả nước. Khi cách mạng nước ta chuyển giai đoạn, cơ chế kế hoạch hoá tập trung không còn phù hợp nữa gây trì trệ cho sản xuất. Do vậy, từ Hội Nghị lần thứ sáu BCHTW khoá IV (1979) đến năm 1985 Đảng ta chủ trương cải tiến cơ chế quản lý trong công nghiệp, nông nghiệp, lưu thông - phân phối (giá - lương - tiền). Nhưng thực tế, trong quá trình cải tiến cơ chế quản lý vẫn chưa thoát khỏi mô hình kinh tế cũ. Đặc biệt những sai lầm trong tổng điều chỉnh giá, lương, tiền năm 1985 khiến lạm phát, giá cả tăng nhanh, khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra nghiêm trọng. Trước tình hình ấy, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng và được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, nhất là Đại hội IX tiếp tục khẳng định. Một nội dung quan trọng của đổi mới kinh tế ở nước ta là chuyển đổi cơ

chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hành chính, bao cấp chuyển sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế thị trường là con đường giải phóng lực lượng sản xuất, nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội, mà trước hết là giải phóng sức lao động, phát huy khuyến khích tính hăng say sáng tạo của con người để vươn tới sự giàu có của bản thân và thịnh vư- ợng của đất nước. Trong cơ chế mới, các doanh nghiệp, các hộ gia đình... là những chủ thể kinh tế độc lập, tự mình quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và cho ai. Đây chính là cơ hội cho các cá nhân và gia đình tạo việc làm và thu nhập cho bản thân mình. Cơ chế quản lý kinh tế mới cùng với các chính sách kinh tế đã làm cho khu vực kinh tế nông thôn có cơ sở ngày càng mở rộng.

1.2.5 Thị trường lao động

Ở nước ta hiện nay quan hệ cung cầu về lao động còn căng thẳng về mặt kết cấu dẫn đến tình trạng "thất nghiệp kết cấu”. Điều này thể hiện ở chỗ một số ngành tiềm năng còn lớn, có khả năng thu hút được nhiều lao động, nhưng chưa tạo ra được những điều kiện để biến khả năng thành hiện thực (về vốn, kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ, thị trường tiêu thụ...) như lâm nghiệp, dịch vụ và du lịch... Ở một số vùng miền núi, đồng bằng sông Cửu Long, ven biển vẫn thiếu sức lao động, nhưng khả năng di dân và di chuyển lao động đến rất hạn chế. Tình trạng này tiếp tục kéo dài trong những năm tới, dẫn đến sức ép rất lớn về việc làm vì chúng ta thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng, chiến lược lựa chọn công nghệ thích hợp chưa được xác định rõ ràng, cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch, nhưng diễn ra chậm chạp và khó khăn, cung lớn hơn cầu về lao động do lao động còn tăng với tỷ lệ cao 3,2%- 3,5%/ năm, dẫn đến mỗi năm có khoảng 1,1 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Trong khi đó lao động nông thôn chiếm khoảng 70% lao động trong cả nước, nếu chỉ làm thuần nông, tự cung tự cấp thì số lao động thiếu hoặc không có việc làm lên tới 30%. Số này sẽ tự phát di chuyển ra thành phố hoặc

khu công nghiệp tập trung để tìm việc làm, làm cho cung về lao động càng lớn. Trên thực tế đang có xu hướng lao động bị đẩy ra ở một số lĩnh vực thì đồng thời một số lĩnh vực và hình thức khác lại xuất hiện khả năng thu hút thêm lao động như kinh tế hộ gia đình, khu vực phi kết cấu, doanh nghiệp nhỏ, nhưng lại chưa có chính sách khuyến khích thoả đáng. Đặc biệt là thiếu một đội ngũ lao động có trình độ cao để làm việc trong một số lĩnh vực áp dụng công nghệ mới hoặc trong các khu chế xuất, các đơn vị kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài...

1.2.6. Chính sách lao động - việc làm

Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành hệ thống các chính sách và cơ chế quản lý cho sự phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để các ngành, các hình thức kinh tế, các vùng phát triển tạo nhiều việc làm mới, đáp ứng yêu cầu việc làm và đời sống của người lao động. Hội nghị Thượng đỉnh Copenhagen tháng 3 năm 1995 đã coi mở rộng chiến lược phát triển xã hội của các nước trên thế giới từ nay đến năm 2000 và 2010 là tập trung giải quyết việc làm cho lao động xã hội, trong đó có lao động nông nghiệp, nông thôn. Chính sách việc làm thực chất là một hệ thống các biện pháp có tác động mở rộng cơ hội để lực lượng lao động của toàn xã hội tiếp cận được việc làm. Ngoài ra, chính sách việc làm còn bao gồm các giải pháp trợ giúp cho các đối tượng đặc biệt (người tàn tật, người hồi hương, đối tượng tệ nạn xã hội...) có cơ hội và điều kiện được làm việc.

Chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội. Giải quyết việc làm giảm thất nghiệp là mục tiêu xã hội hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm là chương trình trọng điểm của Nhà nước. Đảng ta đã khẳng định: Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi đang tồn tại tỷ lệ người chưa có việc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2024