So Sánh Thu Nhập Của Lao Động Nông Nghiệp Giữa Huyện Từ


Cũng do chênh lệch về trình độ lao động mà thu nhập bình quân của lao động nông nghiệp ở các huyện là rất khác nhau. Do được, đào tạo và áp dụng những công nghệ cao, thu nhập của người lao động nông nghiệp huyện Từ Liêm đạt 39,4 triệu đồng/người/năm trong khi đó lao động nông nghiệp ở huyện Ba Vì chỉ có thu nhập 17,5 triệu đồng/người/năm (hình 3.8). Một phần nguyên nhân của sự khác nhau này là do ở huyện Từ Liêm đã có sự chuyển đổi giống cây trồng, chuyển từ trồng lúa sang các cây có giá trị kinh tế cao, tạo ra các vùng chuyên canh như vùng hoa Tây Tựu, vùng bưởi Diễn. Đó cũng là một trong những tiêu chí của nông thôn mới được thực hiện hướng tới nền nông nghiệp hiện đại của thủ đô Hà Nội.

Đơn vị tính: Triệu đồng/ người/ năm


Nguồn Phân tích kết quả điều tra huyện Ba Vì và Từ Liêm 51 Hình 3 8 So sánh thu 1

Nguồn: Phân tích kết quả điều tra huyện Ba Vì và Từ Liêm [51]

Hình 3.8. So sánh thu nhập của lao động nông nghiệp giữa huyện Từ

Liêm và Ba Vì

Sự khác nhau này gây ra một vấn đề khó khăn trong giải quyết việc làm ở thành phố Hà Nội, đó là các chính sách do thành phố đề ra chưa thật sự phù hợp với tất cả các huyện trên địa bàn, do đó kết quả của các chính sách này không được như mong đợi.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Như vậy, tác động của xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội đến lao động nói chung và lao động nông nghiệp nói riêng là rất đa dạng, không chỉ thuần túy ở số lượng việc làm hay thu nhập mà còn tới trình độ lao động, không chỉ về giải quyết việc làm trước mắt mà còn là sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội nói chung.

Có thể tổng kết một số tác động chính của việc xây dựng nông thôn mới

ở Thủ đô Hà Nội tới lao động nông nghiệp như sau:

* Xây dựng nông thôn mới tạo thêm nhiều việc làm trong khu vực phi chính thức phù hợp với lao động nông thôn.

Thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới sẽ phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập và các nhu cầu vật chất, tinh thần của dân cư nông nghiệp, nông thôn, kéo theo sự phát triển đa dạng về việc làm và các loại hình ngành nghề trong các thành phần kinh tế, hình thành khu vực kinh tế phi chính thức, những hoạt động kinh tế như các dịch vụ buôn bán nhỏ tại nhà, xây dựng, sửa chữa và vận chuyển hàng hóa nhỏ lẻ, giúp việc gia đình, lao động tự do. Sự phát triển của khu vực kinh tế phi chính thức tạo ra việc làm tạm thời, góp phần giải quyết việc làm cho một lực lượng không nhỏ lao động nông thôn là những lao động phổ thông, giản đơn, lao động dôi dư trong nông nghiệp, lao động thuộc diện thu hồi đất,...

* Xây dựng nông thôn mới thúc đẩy mở rộng không gian đô thị, cải tạo, xây dựng phát triển hệ thống cơ sở kết cấu hạ tầng, tạo ra nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn và cơ hội cho lao động nông nghiệp chuyển dịch sang các ngành nghề khác.

Một trong những nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới Hà Nội là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ hiện đại, gắn với phát triển đô thị như: Đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, mạng lưới điện nông thôn, hệ thống trường học, cơ sở vật chất văn hóa, hệ thống chợ nông


thôn. Theo đó, nhiều việc làm trong lĩnh vực xây dựng và dịch vụ mới được tạo ra như: xây dựng hệ thống cầu, đường, nhà cửa, trường học, bệnh viện, trạm y tế, công viên,... đặt ra nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc. Đồng thời cũng xuất hiện nhiều việc làm tạm thời mà những lao động nông nghiệp lớn tuổi, trình độ thấp có khả năng đáp ứng, góp phần đáng kể tạo điều kiện thuận lợi giải quyết việc làm cho lao động tăng thêm.

* Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp với sự phát triển mạnh mẽ công nghiệp chế biến cùng các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp và phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao để phát triển kinh tế nông thôn, có tác dụng thu hút lao động nông nhàn, lao động nông nghiệp chưa có việc làm vào làm việc thường xuyên hoặc tăng thêm thời gian làm việc cho lao động nông nghiệp lúc nông nhàn, giải quyết tình trạng lao động thiếu việc làm, từng bước nâng cao thu thập cho cư dân nông thôn.

* Xây dựng nông thôn mới làm thay đổi cơ cấu việc làm thúc đẩy nâng cao chất lượng lao động, chất lượng việc làm và năng suất lao động. Quá trình xây dựng nông thôn mới dẫn đến một lượng lớn đất đai nông nghiệp chuyển thành đất công nghiệp, đất đô thị và do sự phát triển của sản xuất công nghiệp, dịch vụ cùng sự tác động của các lĩnh vực này vào nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn cả về giá trị tổng sản lượng và lao động. Điều đó dẫn đến cơ cấu việc làm sẽ thay đổi theo xu hướng tăng số lượng việc làm trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, giảm chỗ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp; tăng tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giảm tỷ lệ lao động phổ thông, giản đơn, lao động chưa qua đào tạo; tăng tỷ lệ lao động trí tuệ, có năng suất và thu nhập cao, giảm tỷ lệ lao động cơ bắp có năng suất và thu nhập thấp.


* Sự thay đổi cơ cấu việc làm trong quá trình xây dựng nông thôn mới làm cho thị trường lao động nông nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Tiến trình xây dựng nông thôn mới ngày càng cao thì tốc độ tăng trưởng việc làm ngày càng lớn. Sự gia tăng cung – cầu lao động cùng với môi trường kinh tế năng động là những điều kiện thuận lợi cơ bản để phát triển mạnh mẽ các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, giáo dục, đào tạo nghề, dịch vụ thông tin thị trường lao động. Vì vậy, lao động nông nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ việc làm hiện đại, thực hiện các giao dịch trên thị trường lao động.

* Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng mang lại sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp Hà Nội.

- Quá trình dồn điền đổi thửa đòi hỏi chuyển đổi một bộ phận lớn đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, đồng thời đẩy nhanh quá trình đô thị hóa làm thu hẹp số lượng đất đai nông nghiệp, khiến cho một bộ phận ngày càng lớn lao động nông nghiệp rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm.[58]

- Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn làm một bộ phận lao động nông nghiệp không đáp ứng yêu cầu của sản xuất công nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn mới theo yêu cầu hiện đại về trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động. Bộ phận lao động nông nghiệp này phần lớn đã lớn tuổi hoặc trình độ học vấn thấp không còn cơ hội đào tạo nâng cao trình độ và không còn phù hợp với yêu cầu đổi mới của doanh nghiệp, của nền kinh tế, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp của họ rất hạn chế [53]. Đây là vấn đề kinh tế - xã hội khá phổ biến trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tạo sức ép về việc làm đối với lao động nông nghiệp, nông thôn dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau.

- Xây dựng nông thôn mới làm tăng lượng lao động nhập cư ngày càng cao gây sức ép lớn về việc làm và sự quá tải về kết cấu hạ tầng, y tế, giáo dục,... ở các khu đô thị.

Quá trình xây dựng nông thôn mới đang tạo ra những cơ hội và thách thức về lao động và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở Hà Nội, nhất là những lao động nông nghiệp bị thu hồi đất. Do vậy, cần xây dựng chiến lược, quy hoạch về an toàn việc làm cho người lao động nông nghiệp dôi dư trước mắt. Mặt khác Hà Nội cần phải có chính sách vĩ mô mang tầm chiến lược về


phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.

Để giải quyết có hiệu quả việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng cung về sức lao động, tăng cầu lao động, phát triển thị trường lao động, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước với người sử dụng lao động và người sử dụng lao động trong giải quyết việc làm.

3.3. Thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông

nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội

3.3.1. Quá trình xây dựng nông thôn mới ảnh hưởng đến việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp mà trước hết là phát triển sản xuất nông nghiệp

Trong ba năm qua, mặc dù sản xuất nông nghiệp đã gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế, giá cả đầu vào sản xuất liên tục tăng cao, dịch bệnh, nhập lậu gia súc gia cầm diễn biến hết sức phức tạp, đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, điều hành của UBND Thành phố, sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân, nên sản xuất nông nghiệp năm 2013 vẫn đạt tăng trưởng khá. Cụ thể, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn Hà Nội về kết quả sản xuất nông nghiệp Hà Nội năm 2013:

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 ước đạt 9.034,5 tỷ đồng (giá cố định), tăng 8,85% so với năm 2011 (8.300 tỷ đồng) và ước đạt 38.000 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 26% so với năm 2011 (30.800 tỷ đồng). Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá thực tế) đạt 212,4 triệu đồng/ha, tăng hơn 22 triệu đồng/ha so với năm 2011 (188,4 triệu đồng/ha). Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm 42,4% (giảm 1,62% so với năm 2011); ngành chăn nuôi, thủy


sản chiếm 54,4% (tăng 1,65% so với năm 2011); ngành dịch vụ 3,2% (giảm 0,03 so với năm 2011).

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn Thành phố năm 2013 đạt 295.916,5 ha, giảm 16.615,5 ha so với năm 2011 (đạt 312.532 ha); Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 1,28 triệu tấn, giảm 0,01 triệu tấn so với năm 2011 (đạt 1,29 triệu tấn).

Tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2013 là 26,06 triệu con, giảm 0,28 triệu con so với năm 2011 (26,34 triệu con); tuy nhiên, tổng sản lượng thịt hơi các loại năm 2013 đạt 384.478 tấn, tăng 19.478 tấn so với năm 2011 (365.000 tấn). Sản lượng trứng gia cầm năm 2013 đạt 1.005 triệu quả, tăng 421 triệu quả so với năm 2011 (584 triệu quả). Sản lượng sữa tươi đạt 22.808 tấn, tăng 6.508 tấn so với năm 2011 (16.300 tấn). Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2013 là 20.800 ha, tăng 300 ha so với năm 2011 (20.500 ha); Sản lượng sản xuất 75.000 tấn, tăng 6.000 tấn so với năm 2011 (61.000 tấn).

Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư nâng cấp; hệ thống đê điều, công trình thủy lợi được củng cố đảm bảo phục vụ sản xuất, an toàn phòng chống lụt bão và khắc phục hậu quả thiên tai; đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tư an toàn xã hội trên địa bàn.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TƯ (Nghị quyết Trung ương 7 - Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn [22], Hà Nội đã tổ chức triển khai các thế mạnh về sản xuất nông nghiệp từ nhiều cách làm sáng tạo khác nhau, mang lại diện mạo mới cho nông thôn Thủ đô. Tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản năm 2012 của Hà Nội đạt hơn 37.000 tỷ đồng, tăng 84,6% so với năm 2008. Các chương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp đã được triển khai đem lại hiệu quả rõ rệt, hình thành và mở rộng nhiều vùng sản xuất hàng hóa giá trị cao.


Tính đến năm 2013, Hà Nội đã xây dựng được 34 vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 11 huyện, quy mô 10.670ha, 71.048 hộ được đào tạo kỹ thuật và bước đầu hình thành mối liên kết của bốn nhà (quản lý, khoa học, doanh nghiệp và nông dân) trong sản xuất. Cùng với sự phát triển ở lĩnh vực trồng trọt, các chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư cũng đã được nông dân tích cực hưởng ứng, mang lại hiệu quả cao [20].

Với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong nông thôn đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở khu vực nông thôn, xu hướng hộ sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm và hộ sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ ngày càng tăng đặc biệt là ở những khu vực có sự đô thị hóa lớn như Từ Liêm, Hoài Đức… Năm 2011 số hộ thương mại, vận tải, dịch vụ chiếm 28,67%; hộ nông lâm, thủy sản chiếm 32,4%, hộ công nghiệp chiếm 28,67%, còn lại 6,34% là hộ khác [50].

Đặc biệt sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, đã có sự phát triển cả về chất lượng và số lượng của kinh tế trang trại. Tính tới 1/7/2011, toàn thành phố Hà Nội có 1124 trang trại, trong đó chia theo 4 loại hình bao gồm: 15 trang trại trồng trọt (1,33%), 917 trang trại chăn nuôi (81,59%), 156 trang trại thủy sản (13,88%) và 36 trang trại tổng hợp (3,2%) [54]. Theo số liệu trên ta thấy loại hình sản xuất của trang trại đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm loại hình trang trại trồng trọt, tăng loại hình trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp.

Kinh tế trang trại phát triển đã mang lại hiệu quả rất cao, tổng thu từ sản xuất hàng hóa và dịch vụ bình quân 1 trang trại đạt 2.705,88 triệu đồng/1 trang trại. Việc hoạt động sản xuất có hiệu quả của loại hình kinh tế trang trại đã giúp cho đời sống và thu nhập của người dân ngày càng nâng cao và tạo nhiều việc làm tại chỗ cho lao động nông nghiệp. Năm 2011 kinh tế trang trại thu hút 5341 lao động thương xuyên và rất nhiều lao động thời vụ [66].


Sự phát triển của mô hình kinh tế trang trại ngày càng đòi hỏi trình độ quản lý và chuyên môn kỹ thuật của người chủ trang trại cũng như của lao động của trang trại ngày càng cao.

3.3.2. Cung, cầu về việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô

3.3.2.1. Cung lao động hiện tăng với số lượng lớn và có bước tiến mới về

chất lượng

a. Về số lượng:

Trong 2 năm 2006- 2007, dân số Hà Nội tăng gần 212.000 người, số người trong độ tuổi lao động tăng 133.741 người (Bình quân năm tăng 66.870 người), số lao động tham gia hoạt động kinh tế tăng 68.065 người (bình quân năm tăng 34.000 người)

Tại đề án xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội cho thấy: Từ 1-8- 2008, do thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-QH về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, trên cơ sở hợp nhất Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hà Tây, huyên Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã (tỉnh Hoà Bình) dân số Hà Nội tăng nhanh từ

3.556.000 người trước 01-01-2008 lên 6,4 triệu người sau hợp nhất, dân số trong độ tuổi lao động từ 2.256.000 người lên 4,3 triệu, trong đó số lao động tham gia hoạt động kinh tế 3,2 triệu người, quy mô cung lao động khoảng 170.000 lao động/năm tương ứng 5,34% số lao động tham gia hoạt động kinh tế toàn Thành phố.

Tính đến năm 2012, khu vực nông thôn Hà Nội có trên 2,1 triệu lao động (trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp), chiếm 58,81% tổng dân số toàn thành phố, cung ứng cho thị trường lao động một số lượng lao động lớn [64]. Tuy nhiên, do trình độ chuyên môn còn thấp và chưa đồng đều nên tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 37,28% (xem bảng 3.3).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2024