Dân Số Từ 15 Tuổi Trở Lên Và Dân Số Trong Độ Tuổi Lao Động Có Việc Làm Chia Theo Huyện Ở Khu Vực Nông Thôn (Năm 2012)


Bảng 3.3: Dân số từ 15 tuổi trở lên và dân số trong độ tuổi lao độngviệc làm chia theo huyện ở khu vực nông thôn (năm 2012)

Đơn vị: Người


STT

Huyện

Dân số trên 15 tuổi

Lao động có việc làm

Chung

Nam

Nữ

Chung

Nam

Nữ

A

B

1

2

3

4

5

6

1

Tổng số

2.144.354

1.050.503

1.093.851

1.344.896

711.078

633.818

2

Huyện Sóc Sơn

192.484

95.040

97.444

130.890

68.558

62.332

3

Huyện Đông Anh

196.606

95.544

101.062

125.840

65.149

60.691

4

Huyện Gia Lâm

126.212

61.313

64.899

77.410

40.706

36.704

5

Huyện Từ Liêm

167.988

82.591

85.397

94.842

50.595

44.247

6

Huyện Thanh Trì

117.089

57.528

59.561

70.467

37.790

32.677

7

Huyện Mê Linh

122.471

60.147

62.324

77.807

40.568

37.239

8

Huyện Phúc Thọ

121.976

59.254

62.722

76.589

40.145

36.444

9

Huyện Đan Phượng

102.059

50.008

52.051

60.596

32.282

28.314

10

Huyện Hoài Đức

137.779

67.089

70.690

84.758

45.144

39.614

11

Huyện Thanh Oai

127.662

62.947

64.715

82.121

44.049

38.072

12

Huyện Phú Xuyên

139.199

68.250

70.949

89.525

47.520

42.005

13

Huyện Mỹ Đức

128.589

63.897

64.692

81.693

43.793

37.900

14

Thành phố Sơn Tây

40.715

19.358

21.357

26.232

13.484

12.748

15

Huyện Quốc Oai

114.203

55.673

58.530

73.667

38.527

35.140

16

Huyện Thường Tín

160.302

78.705

81.597

102.882

54.810

48.072

17

Huyện Ứng Hòa

149.020

73.159

75.861

89.577

47.958

41.619

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2012 [18] Từ bảng 3.9 cho thấy số lượng lao động thiếu việc làm là 799.458 người chiếm tỷ lệ 37,28% trong đó tỷ lệ lao động nam thất nghiệp là 32,3% và tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp là 42%. Sự chênh lệch về tỷ lệ lao động nam và nữ thất nghiệp có ảnh hưởng tới công tác hướng nghiệp và định hướng đào tạo nghề để

giải quyết việc làm cho lao động.


Năm 2011, tổng số lao động nông nghiệp của thành phố là 1.158.102 người trong đó lao động nông nghiệp chuyên nghiệp chiếm 35,1% (406.544 người), lao động nông nghiệp kiêm các ngành nghề khác chiếm 16,2% (187.852 người), lao động các ngành phi nông nghiệp có hoạt động phụ nông nghiệp chiếm 48,7%( 563.706 người) (Hình 3.9).

Đơn vị tính: %


Nguồn Sở Lao động thương binh xã hội thành phố Hà Nội 17 52 Hình 3 9 Cơ cấu 1

Nguồn: Sở Lao động thương binh xã hội thành phố Hà Nội [17, 52]

Hình 3.9. Cơ cấu lao động nông nghiệp phân theo mức độ tham gia

Lực lượng lao động nông nghiệp cũng phân bổ không đều giữa các huyện trong thành phố (hình 3.10). Sự phân bố không đều này tạo ra nhiều khó khăn khi áp dụng các chính sách giải quyết việc làm giữa các địa phương nhất là trong công tác xây dựng mạng lưới đào tạo nghề. Dựa vào hình 3.10 có thể thấy lượng lao động nông nghiệp cao nhất là ở huyện Ba Vì (85.637 người) và thấp nhất thuộc huyện Từ Liêm (12.987 người) [7, 8]. Nguyên nhân của điều này là do việc xây dựng nông thôn mới chưa đều ở các huyện dẫn đến sự khác nhau lớn về cơ cấu kinh tế mà tác giả sẽ trình bày ở phần tiếp theo của luận án.


Đơn vị tính: người


Nguồn Sở Lao động thương binh xã hội 53 Hình 3 10 Phân bổ lao động nông 2

Nguồn: Sở Lao động thương binh xã hội [53]

Hình 3.10. Phân bổ lao động nông nghiệp ở các huyện trên địa bàn Hà Nội

Để có thể có được những phương hướng giải quyết việc làm phù hợp cần kết hợp giữa sự phân bổ lực lượng lao động nông nghiệp làm căn cứ lâu dài và sự phân bổ nhu cầu đào tạo nghề trước mắt. Do đó tác giả đã thống kê phân bổ lực lượng lao động trẻ theo các huyện ở Hà Nội (hình 3.11).

Đơn vị tính: người


Nguồn Sở Lao động thương binh xã hội 51 Hình 3 11 Phân bổ lao động nông 3

Nguồn: Sở Lao động thương binh xã hội [51]

Hình 3.11. Phân bổ lao động nông nghiệp trẻ ở các huyện trên

địa bàn Hà Nội


Sự khác nhau về lao động nông nghiệp giữa các huyện còn được thể hiện qua cơ cấu các nhóm ngành trong sản xuất nông nghiệp Hà Nội (hình 3.12). Theo đó phần lớn lao động nông nghiệp ở Hà Nội tập trung ở lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi (lần lượt là 44,44% và 42,5%) (tuy nhiên tỷ lệ này là khác nhau giữa các địa phương, có thể thấy qua ví dụ so sánh giữa huyện Ba Vì và huyện Hoài Đức) (Hình 3.13).

Đơn vị tính: %


Nguồn Sở Lao động thương binh xã hội 51 Hình 3 12 Cơ cấu lao động nông nghiệp 4

Nguồn: Sở Lao động thương binh xã hội [51]

Hình 3.12. Cơ cấu lao động nông nghiệp Hà Nội 2009

Theo hình 3.13, toàn bộ lao động nông nghiệp huyện Ba Vì và Hoài Đức đều hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, tuy nhiên trong khi phần lớn lao động nông nghiệp huyện Ba Vì tập trung ở lĩnh vực trồng trọt chiếm 61% thì ở huyện Hoài Đức lực lượng lao động nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi lại là lực lượng chính chiếm 62,2%. Sự khác nhau này là do điều kiện tự nhiên cũng như tập quán lao động ở các địa phương. Đây là căn cứ quan trọng để nghiên cứu xây dựng chính sách giải quyết việc làm riêng cho từng địa phương ở Hà Nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới.


Đơn vị tính: %


Nguồn Phân tích kết quả điều tra huyện Ba Vì và Hoài Đức 51 Hình 3 13 So sánh 5

Nguồn: Phân tích kết quả điều tra huyện Ba Vì và Hoài Đức [51]

Hình 3.13. So sánh cơ cấu lao động nông nghiệp ở huyện Ba Vì và

Hoài Đức

b. Chất lượng cung lao động:

Trong những năm qua, công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, triển khai với nhiều chương trình, giải pháp đồng bộ, có hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến tích cực. Quy mô và chất lượng đào tạo nghề từng bước đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực công nhân kỹ thuật cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

Tính đến tháng 4/2009, thực hiện xã hội hoá công tác dạy nghề, toàn Thành phố có 279 cơ sở dạy nghề với đa dạng sở hữu và cấp độ đào tạo. Đồng thời với việc phát triển các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, để đào tạo được lực lượng công nhân kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô, Thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng mới Trường đào tạo công nhân kỹ thuật cao tại Tây Mỗ, Từ Liêm để đào tạo lao động cho khu vực nông thôn trong 4 nhóm ngành chủ yếu là: Cơ khí, điện, điện tử, Tin học với quy mô 3.000 học sinh/năm (đi vào hoạt động cuối năm 2010), năm 2009 triển


khai dự án đầu tư xây dựng Trường đào tạo công nhân kỹ thuật cao Việt- Hàn (tại Nguyên Khê, Đông Anh) với quy mô đào tạo 3.000 học sinh/ năm.

Với hệ thống cơ sở dạy nghề ngày càng được tăng cường cả số lượng và chất lượng, số lao động được dạy nghề cũng ngày một tăng lên, đáp ứng yêu cầu cung lao động cho sản xuất, từ 68.500 lao động được đào tạo năm 2006, tăng lên

17.000 lao động năm 2008 (HN mới), ngoài đào tạo chính quy, Thành phố đã chỉ đạo tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho 14.000 lao động nông nghiệp, lao động trong các làng nghề, trong đó 3.500 lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, 1.803 người nghèo, 1.123 người tàn tật, 6.738 người cai nghiện ma tuý.

Chất lượng đào tạo ngày một nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%, tỷ lệ học sinh có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 70%, có nhiều trường dạy nghề đạt 100% số học sinh ra trường có việc làm. Theo đánh giá của người sử dụng lao động, kỹ năng nghề của lao động nông nghiệp qua đào tạo nghề trên 30% đạt khá giỏi, gần 59% đạt loại trung bình.

Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo toàn Thành phố tăng lên đạt 45%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 23% (tốc độ tăng 3,5% năm), tuy nhiên, chất lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều, tập trung ở vùng đô thị, các quận nội thành, lao động qua đào tạo nói chung, đào tạo nghề nói riêng ở khu vực nông thôn còn thấp (Phụ lục 1).

Để thấy rõ tác động của việc xây dựng nông thôn mới tới chất lượng lao động nông nghiệp có thể so sánh sự khác nhau về tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo ở một huyện có sự xây dựng nông thôn mới mạnh mẽ (Từ Liêm: có 12 xã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới và 3 xã còn lại là cơ bản đạt) và một huyện có tiến trình xây dựng nông thôn mới trung bình (Phúc Thọ: chưa xã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới tính đến hết năm 2013). (Hình 3.14)


Đơn vị tính: %


Nguồn Tổng hợp Niên giám thống kê huyện Từ Liêm và Phúc Thọ 2010 2013 51 Hình 6

Nguồn: Tổng hợp Niên giám thống kê huyện Từ Liêm và Phúc Thọ, 2010, 2013 [51]

Hình 3.14. So sánh chất lượng lao động giữa huyện Phúc Thọ và huyện Từ Liêm Qua biểu đồ có thể thấy rõ sự khác nhau về trình độ lao động giữa hai huyện. Ở Từ Liêm năm 2009 khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới, số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 57%, sau 3 năm xây dựng nông thôn mới tỷ lệ này đã giảm xuống còn 46,5% trong khi tỷ lệ lao động được đào tạo tăng từ 43% lên 53,5%. Trong khi đó ở một huyện có tốc độ xây dựng nông thôn mới ở mức trung bình là Phúc Thọ, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo năm 2009 là 72% và sau 4 năm tỷ lệ này đã tăng lên 86,4%, tỷ lệ lao động được đào tạo chỉ ở mức 13,6%. Như vậy chất lượng lao động là rất khác nhau giữa các vùng của thành phố mà nguyên nhân là chủ trương đào tạo nghề cho lao động nông thôn được tổ chức

thực hiện có hiệu quả khác nhau trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Xét riêng về lao động nông nghiệp, năm 2011 ở Hà Nội tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở mức cao (93,55%), tỷ lệ có trình độ đại học trở lên chỉ đạt 0,28% (Hình 3.15)


Đơn vị tính: %


Nguồn Phân tích số liệu điều tra 401 xã Hà Nội phụ lục 4 Hình 3 15 Cơ cấu 7

Nguồn: Phân tích số liệu điều tra 401 xã Hà Nội (phụ lục 4)

Hình 3.15. Cơ cấu lao động nông nghiệp Hà Nội phân theo trình độ

chuyên môn

Trình độ của lao động nông nghiệp cũng có sự khác biệt giữa những huyện xây dựng nông thôn mới mạnh mẽ như ở huyện Từ Liêm và những huyện có tốc độ xây dựng nông thôn mới ở mức trung bình như ở huyện Phúc Thọ, huyện Sóc Sơn.

Đơn vị tính: %


Nguồn Phân tích số liệu điều tra ba huyện phụ lục 4 Hình 3 16 So sánh trình 8

Nguồn: Phân tích số liệu điều tra ba huyện (phụ lục 4)

Hình 3.16. So sánh trình độ lao động nông nghiệp huyện Từ Liêm,

Sóc Sơn, Phúc Thọ

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 15/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí